Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm
phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang
giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm
phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất
hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
Phân biệt giảm phát và giảm lạm phát: không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm
này; giảm phát là giảm giá nói chung trong khi giảm lạm phát là giảm mức tăng giá. Việc
giảm giá có nghĩa là tiền của bạn sẽ có giá trị hơn và việc nắm giữ tiền mặt trở nên phổ
biến. Nhưng việc tăng giá trị của tiền có thể gây ra những vấn đề với môi trường kinh tế,
và đôi khi vấn đề này còn trầm trọng hơn cả lạm phát.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giảm phát và bẫy thanh khoản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
Tiểu luận
GIẢM PHÁT VÀ BẪY
THANH KHOẢN
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 1
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN........................ 2
I. GIẢM PHÁT ................................................................................................................. 2
1. Khái niệm ............................................................................................................................. 2
2. Nguyên nhân ........................................................................................................................ 2
3. Hậu quả................................................................................................................................. 4
4. Giải pháp .............................................................................................................................. 5
II. BẪY THANH KHOẢN ............................................................................................... 6
1. Khái niệm ............................................................................................................................. 6
2. Nguyên nhân ........................................................................................................................ 6
3. Vì sao chính sách tiền tệ không hiệu quả ......................................................................... 7
4. Giải pháp .............................................................................................................................. 8
III. QUAN HỆ GIỮA GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN .............................. 8
1. Bẫy thanh khoản dẫn tới giảm phát................................................................................... 8
2. Giảm phát dẫn tới bẫy thanh khoản .................................................................................. 9
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC ................................................................ 10
I. NHẬT BẢN – MỘT THẬP NIÊN BỊ ĐÁNH MẤT............................................. 10
1. Ảnh hưởng của giảm phát đối với Nhật Bản ................................................................. 11
2. Nguyên nhân ...................................................................................................................... 12
3. Ứng phó của Nhật Bản ..................................................................................................... 14
II. CUỘC ĐẠI KHỦNG HOẢNG MỸ (1929-1933) ................................................. 15
1. Nguyên nhân ...................................................................................................................... 15
2. Ảnh hưởng đối với Mỹ ..................................................................................................... 17
3. Giải pháp của Mỹ .............................................................................................................. 19
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM ........................................................................ 21
I. GIẢM PHÁT .............................................................................................................. 21
1. Giai đoạn 1999-2002......................................................................................................... 21
2. Giai đoạn 2011-03/2013 ................................................................................................... 25
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 2
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
II. BẪY THANH KHOẢN ............................................................................................ 32
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN
I. GIẢM PHÁT:
1. Khái niệm:
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm
phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang
giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm
phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất
hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
Phân biệt giảm phát và giảm lạm phát: không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm
này; giảm phát là giảm giá nói chung trong khi giảm lạm phát là giảm mức tăng giá. Việc
giảm giá có nghĩa là tiền của bạn sẽ có giá trị hơn và việc nắm giữ tiền mặt trở nên phổ
biến. Nhưng việc tăng giá trị của tiền có thể gây ra những vấn đề với môi trường kinh tế,
và đôi khi vấn đề này còn trầm trọng hơn cả lạm phát.
2. Nguyên nhân gây ra giảm phát: có hai nguyên nhân chính
Nguyên nhân thứ nhất thuộc tổng cầu: Tổng cầu xã hội giảm, thể hiện cụ thể là
vốn đầu tư nước ngoài giảm, đầu tư trong nước thấp. Thu nhập thực tế của người dân
giảm làm cho sức mua kém, thêm vào đó cầu từ nước ngoài giảm do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Có thể dùng sơ đồ tổng cung- tổng cầu để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu
tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E là giao điểm của
đường AD, LAS, SAS. Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái
thành đường AD2 cắt đường SAS ở điểm A. A là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so
với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 3
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
Nguyên nhân thứ hai thuộc tổng cung: có thể đến từ cú s ốc cung tích cực
do s ự phát triển của kh oa học công nghê, tìm kiếm được nguồn tài nguyên
mới tăng làm năng s uất lao động tăng lên, giảm chi phí s ản xuất làm tổng
cung tăng, đường AS dịch chuyển s ang phải thành SAS1 cắt đường AD tại
điểm B. Tại điểm B kinh tế bùng nổ s ản lượng tăng và giá giảm.
Ngoài ra giảm phát còn có thể do nguyên nhân khác như sai lầm trong điều hành
vĩ mô.
Xuất phát từ việc áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều, chẳng hạn như
thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức: Khi lạm phát ở mức cao, nền kinh tế
bị ảnh hưởng nặng nề và chính phủ phải tìm cách kiềm chế lạm phát. Các biện pháp
mạnh cũng có thể sử dụng được, chẳng hạn: chính sách thắt chặt chi tiêu để giảm bội
chi ngân sách. Kết quả là tốc độ tăng mức giá giảm dần, tỷ lệ lạm phát giảm dần đến 0 và
giảm phát xuất hiện.
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 4
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
3. Hậu quả của giảm phát:
Khi giảm phát nhân rộng chứ không chỉ bó hẹp trong một vài hàng hóa, người
tiêu dùng sẽ chi tiêu ít đi, các nhà máy bị buộc phải cắt giảm sản xuất, cắt giảm nhân
công. Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và lại làm cho các hộ gia đình càng chi
tiêu ít đi nữa, và rồi nó lại làm cho giá cả hàng hóa càng giảm sâu hơn - Theo bà
Ele anor Blayne y, người phụ trách khuyến khích tiêu dùng của Ủy ban cấp phép cho các
nhà Kế hoạch tài chính tại Mỹ (Certified Financial Planner Board of Standards) cho
rằng
Khi giảm phát diễn ra, giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, mọi người sẽ muốn giữ
nhiều tiền mặt và tiêu xài ít hơn. Điều này tạo 1 cú sốc cho nền kinh tế khi mà nền kinh tế
bị thiếu vốn luân chuyển và các ngành kinh doanh phải đấu tranh vì chuyện này. Điều này
cũng không khuyến khích việc vay mượn với viễn cảnh phải tốn nhiều tiền để trả lại số tiền
đã vay mượn, do đồng tiền mạnh lên. Điều này giống như đặt 1 cái kẹp vào hệ thống ngân
hàng và sẽ gây tác dụng lan tỏa đến cả nền kinh tế.
Giảm phát còn dẫn đến giảm lương người lao động khi mà công ty kinh doanh cần
phải điều tiết trở lại cho những thua lỗ do việc giảm giá gây ra. Tất cả những vấn đề trên
kết hợp gây ra hiệu ứng xoáy xuống, khiến cho giảm phát mạnh lên. Khi mà giá cả giảm,
tình trạng việc làm thiếu và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm
nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ
thế xoáy xuống. Đại khái như là “ việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu
như việc giảm lợi nhuận, đóng cửa các nhà máy, làm hại tình trạng việc làm và thu nhập và
làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân” (theo investopedia).
Việc NHTW thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ có thể làm nền kinh tế rơi
vào vòng xoáy “giảm phát – bẫ y thanh khoản”.
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 5
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
4. Giải pháp:
Để thoát khỏi tình trạng giảm phát, cần thực hiện chính sách tái khuếch trương tiền
tệ thông qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế, hay điều chỉnh lãi suất.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, kích cầu tiêu dùng là một trong 2 nhóm giải pháp
quan trọng để hạn chế tác động của giảm phát. Nhóm giải pháp đó được thực hiện bằng
nhiều giải pháp cụ thể đem lại lợi ích tức thời cho người dân cũng như tạo “đầu ra” cho
sản xuất, dịch vụ. Ở các nước phát triển, kích cầu tiêu dùng được thực hiện bằng các giải
pháp: miễn giảm thuế cho người nghèo, cho người nghèo vay mua nhà trả góp với lãi suất
ưu đãi, bồi hoàn thuế thu nhập cá nhân, giảm giá hàng tiêu dùng…. ở các nước đang phát
triển, các giải pháp kích cầu tiêu dùng cũng rất đa dạng và thiết thực đối với mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội. Trợ giá dân cư mua hàng hóa gia dụng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ,
du lịch, vui chơi, giải trí, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa
Về nhóm kích cầu sản xuất
Tập trung mọi nguồn lực tài chính đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ theo hướng tăng sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và xuất khẩu
Hỗ trợ lãi suất vốn vay trong chương trình kích cầu nên ưu tiên cho những doanh
nghiệp vừa và nhỏ để có thể tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động đang thất
nghiệp hoặc lao động dư thừa ở khu vực nông thôn vốn đang thiếu việc làm nghiêm trọng
do tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tập trung cao độ cho những ngành và lĩnh vực yếu thế nhưng còn nhiều tiềm năng
phát triển toàn diện, tăng trưởng cao, hấp thụ vốn nhanh
Để biến triển vọng thành hiện thực, một trong những giải pháp quan trọng là tăng
cường đầu tư vốn, khoa học - công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thông
qua gói kích cầu của Chính phủ
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 6
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
II. BẪY THANH KHOẢN:
1. Khái niệm bẫy thanh khoản:
Bẫy thanh khoản (Liquidity trap) là hiện tượng khi thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng làm giảm lãi suất nhằm kích thích kinh tế nhưng khi lãi suất giảm liên tục đến rất thấp
hoặc xấp xỉ bằng 0 lại khiến mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền
mặt nhiều hơn và chính sách tiền tệ trở nên bất lực – theo kinh tế học Keynes.
Trong một thời gian dài, các nền kinh tế vĩ mô đã được quản lý bằng cách thay đổi
lãi suất. Vì vậy, bẫy thanh khoản là một cú sốc cho các nhà hoạch định chính sách, vì họ
được trải nghiệm một tình huống mà công cụ chính sách của họ không còn phát huy tác
dụng.
2. Các nguyên nhân dẫn đến bẫy thanh khoản:
Mong đợi giảm phát: Nếu xảy ra giảm phát hoặc mọi người mong đợi rằng thời
gian tới sẽ xảy ra giảm phát (giá cả sẽ giảm đi). Lúc đó, dù có giữ tiền mặt thì trên thực tế
số tiền đó của người đó vẫn tăng lên về giá trị trong tương lai tới
Ưu tiên cho tiết kiệm: Bẫy thanh khoản xảy ra trong thời kỳ suy thoái và triển
vọng về kinh tế ảm đạm. Người tiêu dùng, doanh nghiệp và các ngân hàng đang rất bi quan
về tương lai, vì vậy họ xem xét việc tăng những khoản tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro và
rất khó khăn để buộc họ chi tiêu. Sự gia tăng trong tiết kiệm này đồng nghĩa với tiêu dùng
sẽ giảm sút. Ngoài ra, trong thời gian suy thoái, các ngân hàng càng ngần ngại vay vì sợ
rủi ro đến từ các doanh nghiệp khách hàng phá sản, mất khả năng thanh toán. Thêm
nữa, cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 0% không thể biến thành lãi suất cho vay của ngân
hàng thương mại thấp hơn, vì vậy các ngân hàng không muốn cho vay.
Khủng hoảng tín dụng (Credit crunch): Các ngân hàng bị mất một khoản tiền
đáng kể do mua nợ dưới chuẩn và vỡ nợ. Vì vậy, họ tìm nguồn để cải thiện bảng cân đối kế
toán của họ. Họ không sẵn lòng cho vay nên ngay cả nếu như các công ty và người tiêu
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 7
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
dùng muốn tận dụng lãi suất thấp để vay, các ngân hàng sẽ không cho họ vay tiền. Ngân
hàng không muốn chia sẻ lợi ích thu được từ việc NHNN hạ lãi suất chính sách, trần
lãi suất huy động cho khách hàng vay tiền
Sự không sẵn lòng nắm giữ trái phiếu: Nếu lãi suất thấp một cách bất thường,
người ta sẽ kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trở lại. Khi đó, giá của trái phiếu sẽ sụt giảm đi (do
giá trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất của trái phiếu). Vì thế, nhà đầu tư/ngân hàng
muốn nắm giữ tiền mặt (cho những mục đích đầu tư khác) hơn là nắm giữ trái phiếu
3. Vì sao chính sách tiền tệ không hiệu quả?
Khi nền kinh tế ổn định, lãi suất danh nghĩa bình thường, không quá thấp thì chi
phí cơ hội cho việc nắm giữ tiền là đáng kế. Khi đó, mọi người chỉ nắm giữ số tiền cần
thiết cho nhu cầu giao dịch còn lại đầu tư vào tài sản tài chính để sinh lợi.
Khi nền kinh tế xảy ra giảm phát, theo mô hình IS-LM chính sách tiền tệ mở rộng
có tác dụng giảm lãi suất, kích thích tiêu dung đầu tư, tăng sản lượng. Tuy nhiên, khi xảy
ra giảm phát lãi suất danh nghĩa đã rất thấp (xấp xỉ bằng 0) nên không thể giảm được nữa;
khi đó, chi phí của việc giữ tiền bằng 0 nên NHTW cung tiền tăng bao nhiêu thì mọi
người muốn nắm giữ bấy nhiêu. Do đó, không kích thích được chi tiêu và đầu tư. Chính
sách tiền tệ trở nên không có tác dụng
Khi xảy ra giảm phát thì gánh nặng nợ tăng lên, dù nghĩa vụ trả nợ với lãi suất i
thấp nhưng phải trả vốn gốc với giá trị thực tăng lên, làm gia tăng tính dễ đổ vỡ của hệ
thống tài chính - phá sản, vỡ nợ. Khả năng trả nợ của người đi vay ngày càng xấu; trước
kia doanh nghiệp vay nợ để đầu tư cho sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì khi xảy ra
giảm phát, tổng cầu giảm, giá giảm, các doanh nghiệp chỉ sản xuất ở mức tối thiểu hóa lỗ,
việc vay nợ không nhằm đầu tư vào sản xuất mà chủ yếu dùng để trả các khoản nợ trước
đó. Khi đó, cả tiêu dùng và đầu tư đều giảm, tổng cầu giảm, nền kinh tế càng lún sâu vào
suy thoái vì vậy việc NHTW tăng cung tiền để kích cầu hoàn toàn không có hiệu quả.
4. Biện pháp để thoát khỏi bẫy thanh khoản:
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 8
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
Bẫy thanh khoản dẫn đến suy thoái giảm phát và trục trặc hệ thống tài chính vì vậy:
Theo Paul Krugman: tạo ra lạm phát kì vọng sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi bẫy
thanh khoản
Theo các nhà kinh tế tiền tệ: thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng: tăng cung tiền,
bơm thanh khoản vào nền kinh tế hoặc thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tăng cường
mua các tài sản tài chính như trái phiếu dài hạn
Theo quan điểm Keynes: thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích vào
tổng cầu. Chính sách tài khóa lú c thường vốn không phát huy được hiệu lực đầy đủ do
hiện tượng lấn át (crowding out) thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng
lấn át không còn (vì lãi suất thấp).
III. QUAN HỆ GIỮA GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN:
1. Bẫy thanh khoản dẫn đến giảm phát:
Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ
bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư nhân dẫn tới tăng
tổng cầu, thoát khỏi suy thoái.
Tuy nhiên, nếu việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo
thuyết ưa chuộng tính thanh khoản (lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa
chuộng tính thanh khoản của tiền mặt), mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân
hàng hay đầu tư vào các tài sản tài chính. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc
đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay
và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn.
Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là
bất lực trong kích thích tổng cầu.
Tổng cầu tiếp tục giảm dẫn đến giảm phát. Gảm phát kéo dài kết hợp với lãi
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 9
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
suất quá thấp sẽ dẫn đến:
Vòng xoắn sản lượng đình đốn và suy thoái.
Kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực gia tăng ảnh hưởng đầu tư và hố
cách suy thoái mở rộng.
Theo phương trình Fisher i= r + e
Với i là lãi suất danh nghĩa
r là lãi suất thực
e là tỉ lệ lạm phát kì vọng
2. Giảm phát dẫn đến bẫy thanh khoản:
Suy thoái do giảm phát khác với suy thoái thông thường ở chỗ suy thoái giảm
phát có % P 0.
Giảm phát hầu hết trong các trường hợp là tác động của sụt giảm tổng cầu làm cho
nền kinh tế suy thoái và gia tăng thất nghiệp. Giảm phát làm i tiến đến gần hay bằng
zero – bẫy thanh khoản và tạo trục trặc cho nền kinh tế và chính sách.
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 10
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
CHƯƠNG 2
KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC
I. NHẬT BẢN – MỘT THẬP NIÊN BỊ ĐÁNH MẤT:
Thời kì trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990 hay thường được gọi
với tên “Thập kỉ mất mát”. Sau khi bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990-1991, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thấp hẳn đi. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên
1990, tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Nhật Bản lẫn tổng sản phẩm quốc dân bình
quân đầu người chỉ tăng 0,5%, thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến
khác. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh qua từng năm.
Thiểu phát và giảm phát trong thập niên mất mát
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 11
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
1. Ảnh hưởng của giảm phát đến nền kinh tế Nhật Bản:
Nền kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh so với thời kì trước.
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Nhật Bản trong thập niên
mất mát so với các thời kỳ trước.
Năng suất lao động giảm: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP trên
đầu người của Nhật Bản giảm xuống mức thấp trong những năm 1990 có thể là do mức
tăng của năng suất tổng nhân tố (TFP) giảm Sở dĩ mức tăng của TFP ở Nhật Bản thời kỳ
1991-2000 lại giảm mạnh là do chính sách hỗ trợ cácdoanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu
quả. Việc này khiến cho các nhà sản xuất thiếu hiệu quả lại sản xuất được một phần sản
lượng nhiều thêm. Chính sách này còn hạn chếđầu tư tăng năng suất. Từ khi Nhật Bản thực
hiện Các biện pháptạm thời ổn định các ngành đặc biệt khó khăn vào năm 1988, ngay năm
đó mức tăng TF chỉ ở mức vô cùng thấp 0,64%. Ba năm trước đó, mức tăng TF là
2,5%/năm, thế mà sáu năm sau đó, mức tăng chỉ còn là 2,18%/năm. Năng suấtlao động
giảm còn có thể do phân bổnguồn lực giữa các ngành thiếu hợp lý - nghĩa là các ngành có
tiềm năng tăng trưởng mạnh lại không được đầu tư đúng mức. Còn nguyên nhân khiến có
sự không hợp lý trong phân bổ nguồn lực giữa các ngành là thị trường yếu tố sản xuất kém
linh hoạt.
NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 12
GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013
Nợ đọng: Nợ đọng (bao gồm nợ khó đòi và nợ xấu) đã làm phương hại nền kinh tế
Nhật Bản theo hướng làm cho việc phân phối nguồn lực bị bóp méo. Thêm vào đó, nợ
đọng tự nó mang những nhân tố khiến cho tình trạng nợ kéo dài. Nợ đọng làm cho chức
năng phân bổ nguồn lực bị bóp méo qua nhiều con đường. Cho vay thêm khiến cho
nguồn tài chính bị điều chỉnh về khu vực không có hiệu suất, góp phần giữ lao động tại
khu vực này, trong khi đó những khu vực có hiệu suất và những ngành nghề mới không
được phân bổ đầy đủ nguồn lực tài chính và lao động nên gặp khó khăn trong phát triển
hoạt động của mình. Tóm lại, nợ đọng vừa dẫn đến đầu tư quá mức ở các xí nghiệp hoạt
động kém hiệu quả, vừa dẫn đến đầu tư không đủ ở các xí nghiệp có khả năng mở rộng
sản xuất. Hai hiện tượn