Tiểu luận Giao tế nhân sự

Quan hệ lao động là một trong những mối quan hệ phức tạp giữa người với người với nhau trong xã hội được hình thành thông qua quá trình lao động. Quan hệ lao động được chia làm 2 nhóm chính: - Nhóm I: Quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động. Bao gồm: quan hệ hợp tác giữa những người lao động, giữa các tổ nhóm, các khâu trong một dây chuyền sản xuất, quan hệ giữa chỉ huy điều hành với người tiến hành những công việc cụ thể. - Nhóm II: Quan hệ giữa người và người liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, quyền lợi trong và sau quá trình lao động.

pdf19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giao tế nhân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 0 Tiểu luận Giao tế nhân sự Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 1 1. QUAN HỆ NHÂN SỰ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Quan hệ lao động. Quan hệ lao động là một trong những mối quan hệ phức tạp giữa người với người với nhau trong xã hội được hình thành thông qua quá trình lao động. Quan hệ lao động được chia làm 2 nhóm chính: - Nhóm I: Quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động. Bao gồm: quan hệ hợp tác giữa những người lao động, giữa các tổ nhóm, các khâu trong một dây chuyền sản xuất, quan hệ giữa chỉ huy điều hành với người tiến hành những công việc cụ thể. - Nhóm II: Quan hệ giữa người và người liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, quyền lợi trong và sau quá trình lao động. 1.1.2. Quan hệ nhân sự. Xét trong mối quan hệ giữa con người với nhau dựa trên quan điểm lợi ích thì quan hệ lao động cũng chính là quan hệ nhân sự và đây là nhóm được đề cập chủ yếu, được thể chế hóa và điều chỉnh trong luật pháp của mỗi quốc gia. Như vậy, Quan hệ nhân sự là mối quan hệ được hình thành giữa người với người thông qua quá trình lao động và gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia. 1.2. Các chủ thể tham gia Quan hệ làm công ăn lương là mối quan hệ có tính đặc trưng nhất trong quan hệ lao động nói chung và quan hệ nhân sự nói riêng vì nó thể hiện rõ mối quan hệ ràng buộc giữa những đối tượng tham gia lao động dựa trên những lợi ích và mục đích cá nhân khác nhau. Bao gồm: 1.2.1. Người sử dụng lao động (gọi tắt là người chủ) Đây là đối tượng nắm giữ tư liệu sản xuất đồng thời là người quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc cũng có thể là những người được người chủ tư liệu sản xuất uỷ quyền, thuê mướn, bổ nhiệm để trực tiếp thực hiện công việc quản lý điều hành doanh nghiệp và được toàn quyền sử dụng và trả công người lao động. Những người này có một số đặc trưng Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 2 chính là có kinh nghiệm, năng lực, hiểu biết về tổ chức điều hành quản lý doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm, sự trung thực tuyệt đối đối với sự nghiệp được chủ sở hữu giao (nếu là người được bổ nhiệm, thuê hoặc thị uỷ). Bên cạnh đó, họ còn phải là người am hiểu luật pháp liên quan. Họ có những quyền, nghĩa vụ, quyền lợi nhất định trong mối quan hệ với người chủ tư liệu sản xuất, với người lao động được pháp luật quy định. Thông thường họ là người đứng đầu doanh nghiệp (Giám đốc,Tổng giám đốc). 1.2.2. Tập thể những người sử dụng lao động: Tổ chức nghiệp đoàn giới chủ được thành lập nhằm đại diện để bảo vệ quyền lợi cho giới chủ. 1.2.3. Người lao động "Người lao động" bao gồm tất cả những người làm việc với các chủ sử dụng lao động nhằm mục đích lấy tiền và thuộc quyền điều khiển của người sử dụng lao động trong thời gian làm việc. Người lao động có thể là: - Viên chức, cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý. - "Thợ": những người có chuyên môn, tay nghề làm những công việc kỹ thuật hay thủ công. - "Lao động phổ thông": những người làm công cho doanh nghiệp và thực hiện những công việc thuộc lao động giản đơn (không đòi hỏi có khả năng hay qua đào tạo chuyên môn). 1.2.4. Tập thể người lao động Tổ chức nghiệp đoàn hay ban đại diện công nhân, công đoàn đều là các tổ chức được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích người lao động tại các doanh nghiệp. Như vậy, rõ ràng là quan hệ dân sự không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa tập đoàn người nắm giữ tư liệu sản xuất với giới thợ - những người vô sản làm thuê. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản hiện đại và phân công lao động phát triển mạnh, quan hệ nhân sự còn là quan hệ giữa những người do phân công lao động mà có được vị trí chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Một khía cạnh khác, ngay cả những người thợ họ cũng Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 3 có thể không còn là những người làm thuê đơn thuần mà cũng có thể có một số tài sản (cổ phần). Bởi thế, trong quan hệ với người đứng đầu doanh nghiệp họ vừa là lao động làm thuê -được trả lương, vừa là cổ đông -được hưởng lợi tức cổ phần. 1.3. Phân loại quan hệ nhân sự 1.3.1. Phân loại theo trình tự thời gian hình thành và kết thúc của một quan hệ nhân sự . Gồm có: - Tiền quan hệ nhân sự: là những mối quan hệ mang tính điều kiện khách quan, nó diễn ra trong quá trình tuyển dụng lao động trước khi đặt quan hệ lao động chính thức, như học nghề, tìm việc làm, thử việc - Quan hệ nhân sự trong quá trình lao động tức là quan hệ từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi kết thúc. Đây là giai đoạn cơ bản nhất của mọi quan hệ nhân sự. Đó là những quan hệ lợi ích vật chất, quan hệ liên quan đến an toàn và bảo vệ sức khoẻ của người lao động, liên quan đến chất lượng chuyên môn tay nghề, đến thời gian làm việc, số lượng, chất lượng công việc, liên quan đến cung cấp việc làm, kỷ luật lao động, liên quan đến bảo hiểm xã hội, tới chấm dứt quan hệ nhân sự trước thời hạn, liên quan đến tự do nghiệp đoàn, tự do đình công. - Hậu quan hệ nhân sự là các quan hệ còn tiếp tục phải giải quyết giữa người sử dụng lao động và người lao động mặc dù hợp đồng đã kết thúc. Đó là những quan hệ xử lý các vấn đề khi chấm dứt hợp đồng lao động giữa các bên mà nghĩa vụ và quyền lợi vẫn còn tiếp tục đặc biệt là nghĩa vụ của người chủ sử dụng lao động đối với người lao động. 1.3.2. Phân loại theo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Gồm có: - Các quan hệ liên quan đến quyền lợi của người lao động như: + Các quan hệ về quyền lợi vật chất: quy chế về tiền lương, tiền thưởng, hưu trí... + Các quan hệ liên quan đến quyền lợi được nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động. Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 4 - Các quan hệ liên quan đến quyền lợi về hoạt động chính trị- xã hội: quyền được tham gia công đoàn, nghiệp đoàn, được đình công... - Các quan hệ liên quan đến nghĩa vụ của người lao động: nghĩa vụ chấp hành nội quy kỷ luật lao động, phải đóng bảo hiểm xã hội (theo quy định) và một số nghĩa vụ khác. Với cách tiếp cận này, ứng với mỗi quyền của người lao động là một nghĩa vụ của người sử dụng lao động hoặc của Nhà nước và xã hội nói chung. 1.4. Nội dung của quan hệ nhân sự Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định nội dung của quan hệ nhân sự chủ yếu là: - Một là: những vấn đề tiền lương, tiền thưởng và phân phối lợi nhuận (Chương 4, Chương 5, Chương 6). - Hai là: những vấn đề về điều kiện lao động, thời gian lao động và nghỉ ngơi (Chương 2, 7, 9, 10). - Ba là: những vấn đề về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm sức khoẻ (Chương 9, 12). - Bốn là: vấn đề tham gia các hoạt động chính trị, gia nhập công đoàn, nghiệp đoàn của người lao động (Chương 13). - Năm là: tranh chấp lao động và đình công (Chương 14) Một số vấn đề trong quan hệ nhân sự như sau: 1.4.1. Thi hành kỷ luật Thi hành kỷ luật là áp dụng các hình phạt đã ấn định dựa trên mức độ vi phạm các quy chế, chính sách mà doanh nghiệp quy định. Quá trình kỷ luật: gồm 4 bước sau. Bước 1: Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản nhằm giúp người lao động hiểu hành vi sai trái của họ, đưa ra hướng dẫn và tạo điều giúp đỡ họ sửa chữa. Bước 2: Cảnh cáo bằng văn bản. Văn bản này có thể là chứng cứ cho việc trừng phạt nặng hơn nếu người lao động tái phạm sai lầm. Chính vì vậy, người quản lý phải làm rất cẩn thận. Trước hết, người quản lý phải tiếp xúc, thảo luận với người vi phạm, tạo điều kiện cho họ được nói và giải thích về nguyên nhân vi phạm. Nội dung trong cuộc tiếp xúc được ghi vào văn bản và cần có chữ ký của 3 bên: người lao động, người quản lý và công đoàn vào văn bản kỷ luật. Bước 3: Đình chỉ công tác hoặc kéo dài thời hạn nâng lương. Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 5 - Đình chỉ công tác: áp dụng cho những người lao động tái vi phạm chính sách hoặc quy tắc của doanh nghiệp. - Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng; Bước 4: Sa thải. - Sa thải là việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi áp dụng hình thức này, người quản lý phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh mức độ vi phạm nặng của người lao động. Thực tế, hình thức này ngày càng được sử dụng ít hơn và được coi là giải pháp cuối cùng. - Điều 85, Bộ luật Lao động Việt Nam quy định, hình thức sa thải chỉ áp dụng khi: + Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mậthoặc có hành vi làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản, lợi ích của tổ chức. + Trong thời hạn bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác lại tái phạm hoặc bị cách chức mà tái phạm. + Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Khi áp dụng sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết 1.4.2. Cho nghỉ việc (sa thải) - Cho nhân viên hoặc quản trị cao cấp nghỉ việc là hình thức nặng nhất. Lý do: + Do tình hình kinh doanh. + Tái cơ cấu tổ chức. + Năng suất của nhân viên, quản trị viên giảm sút. 1.4.3. Xin thôi việc - Khi nhân viên, quản trị viên cấp cao xin thôi việc, phải phỏng vấn người thôi việc để tìm hiểu: + Xem thái độ của họ với công việc + Tìm hiểu lý do ra đi Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 6 + So sánh công việc hiện tại với công việc mới + Đưa ra thay đổi theo yêu cầu nếu có thể và thương lượng. Ngoài ra, còn giáng chức, thăng chức, chuyển công tác, về hưu, vv… Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 7 2. THƯƠNG NGHỊ TẬP THỂ 2.1. Mục đích của thương nghị tập thể Thương nghị tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục đích sau đây: - Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; - Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể; - Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 2.2. Quyền yêu cầu thương nghị tập thể - Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương nghị tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương nghị. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương nghị, các bên thoả thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương nghị. - Trường hợp một bên không thể tham gia phiên họp thương nghị đúng thời điểm bắt đầu thương nghị theo thỏa thuận, thì có quyền đề nghị hoãn, nhưng thời điểm bắt đầu thương nghị không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương nghị tập thể. - Trường hợp một bên từ chối thương nghị hoặc không tiến hành thương nghị trong thời hạn quy định tại Điều này thì bên kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật. 2.3. Nguyên tắc thương nghị tập thể - Thương nghị tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch. - Thương nghị tập thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất. - Thương nghị tập thể được thực hiện tại địa điểm do hai bên thỏa thuận. 2.4. Nội dung thương nghị tập thể - Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương. - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca. - Bảo đảm việc làm đối với người lao động. - Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động. - Nội dung khác mà hai bên quan tâm. Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 8 2.5. Đại diện thương nghị tập thể - Bên tập thể lao động trong thương nghị tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương nghị tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành; - Bên người sử dụng lao động trong thương nghị tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương nghị tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành. - Số lượng người tham dự phiên họp thương nghị của mỗi bên do hai bên thoả thuận. 2.6. Quy trình thương nghị tập thể Tóm tắt các bước của thương nghị tập thể Chuẩn bị thương nghị Thương nghị các vấn đề Thương lượng Bế tắc Đạt được thỏa ước Phê chuẩn thỏa ước Quản trị thỏa ước 2.6.1. Quy trình chuẩn bị thương nghị tập thể - Trước khi bắt đầu phiên họp thương nghị tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động; - Lấy ý kiến của tập thể lao động: Đại diện thương nghị của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động; - Thông báo nội dung thương nghị tập thể: Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương nghị tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương nghị tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương nghị tập thể. Vöôït qua beá taéc Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 9 2.6.2. Quy trình tiến hành thương nghị tập thể a) Tổ chức phiên họp thương nghị tập thể. - Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương nghị tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận. - Việc thương nghị tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau; b) Biên bản phiên họp thương nghị tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản. - Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương nghị tập thể, đại diện thương nghị của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương nghị tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận. - Trường hợp thương nghị không thành một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương nghị hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. 2.6.3. Đạt thỏa ước và đại diện ký kết Đại diện của mỗi bên khi tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể gồm: - Đại diện ký kết của bên tập thể người lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn. - Đại diện ký kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp. 2.5.4. Đăng ký thỏa ước lao động tập thể Khác với hợp đồng lao động, do tính chất và phạm vi của mối quan hệ trong thỏa ước, một thỏa ước lao động tập thể muốn có hiệu lực thì bắt buộc phải được một cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Mục đích của việc đăng ký là nhằm để cơ quan lao động xem xét nội dung cũng như trình tự thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể có trái với quy định của pháp luật không để có biện pháp giúp đỡ cơ sở thực hiện tốt những điều đã cam kết. Pháp luật lao động nước ta quy định: người sử dụng lao động phải gởi thoả ước tập thể đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 10 2.5.5. Quản trị thỏa ứơc a) Thực hiện thỏa ước lao động tập thể Khi thỏa ước lao động tập thể đã có hiệu lực, trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải thông báo cho mọi người lao động trong doanh nghiệp biết. Mọi người lao động trong doanh nghiệp đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận mà hai bên đã cam kết. Trường hợp trong các hợp đồng lao động cá nhân mà có những quy định về quyền lợi của người lao động thấp hơn so với những quyền lợi của tập thể lao động được ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng trong thỏa ước lao động tập thể. Mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể. Như vậy thỏa ước lao động tập thể ràng buộc các bên tham gia thỏa ước và ràng buộc tất cả những ai đang làm việc hoặc sẽ vào làm việc trong doanh nghiệp mà có liên quan đến thỏa ước. Sau khi thỏa ước lao động tập thể đã có hiệu lực, người sử dụng lao động không được giao kết một hợp đồng lao động nào trái hoặc không phù hợp với thỏa ước, trừ những giao kết mà trong đó có những điều khoản thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động. b) Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể Tùy theo tình hình, đặc điểm của mỗi nước mà thời hạn của thỏa ước lao động tập thể được quy định phù hợp. Ở Philipines, thời hạn này thường là 3 năm, ở Singapore, luật cho phép ký kết các thỏa ước cho 2 hoặc 3 năm, ở Thái Lan, đạo luật về quan hệ lao động quy định một thỏa ước lao động tập thể được áp dụng trong thời gian do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không được quá 3 năm, trường hợp trong thỏa ướckhông ghi rõ thời hạn thì được coi là áp dụng cho một năm kể từ ngày hai bên đã thỏa thuận. Ở nước ta, thỏa ước lao động tập thể được ký kết với thời hạn từ 1 đến 3 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu ký kết thoả ước tập thể thì có thể ký kết với thời hạn dưới 1 năm. Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 11 c) Sửa đổi, bổ sung thoả ước tập thể Pháp luật lao động nước ta quy định chỉ sau 3 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn dưới một năm và sau 6 tháng thực hiện tính từ ngày có hiệu lực đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ một năm đến ba năm các bên ký kết mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ước. Trình tự việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cũng phải được tiến hành theo đúng trình tự như ký kết thỏa ước lao động tập thể. 2.7. Trách nhiệm của các tổ chức Công đoàn, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước - Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương nghị tập thể cho người tham gia thương nghị tập thể. - Tham dự phiên họp thương nghị tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương nghị tập thể. - Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương nghị tập thể. Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 12 3. TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 3.1. Khái niệm và nguyên tắc gỉai quyết tranh chấp lao động 3.1.1. Khái Niệm: Tranh chấp lao động (TCLĐ) là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương và các điều kiện liên quan khác về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trình học nghề. 3.1.2. Các dạng tranh chấp lao động: a) Căn cứ vào quy mô: theo điều 157 Bộ luật lao động: “tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động” - Tranh chấp lao động cá nhân: là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. - Tranh chấp lao động tập thể: là tranh chấp giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. b) Căn cứ vào tính chất: - Tranh chấp về quyền - Tranh chấp về lợi ích 3.1.3. Nguyên nhân - Về phía người lao động: + do các yêu cầu chính đáng, + do trình độ văn hoá của người lao động còn rất hạn chế - Về phía người sử dụng lao động: + Vì mục đích lợi nhuận -> tận dụng sức lao động vượt quá giới hạn - Về phía công đoàn: + hoạt động còn kém, chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ + một số doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. - Về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền: + không thường xuyên kiểm tra giám sát trong hoạt động quản lý Chng 9: Giao T Nhân S Nhóm 9 Page 13 3.1.4. Nguyên tắt giải quyêt tranh chấp lao động: - Thương lượng trực tiếp và tự dàn