Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt ch ủng đã được thông qua bởi Đại hội đồng
LHQ vào ngày 09/12/1948 và có hiệu lực 12/01/1951 gồm 19 điều khoản. Công ước
định nghĩa diệt chủng là: giết thành viên của nhóm, gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ
th ể hoặc tinh thần cho các thành viên trong nhóm.
Công ước xác định các tội ph ạm có thể bị trừng phạt theo quy ước: diệt chủng; âm mưu
phạm tội diệt ch ủng; chỉ đạo, kích động công chúng để phạm tội diệt chủng; cố ý phạm
tội diệt chủng; đồng lõa trong vụ diệt chủng.
Tội diệt chủng bao gồm các hành vi: tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc
gia, dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo, bao gồm:
a, giết hại thành viên của nhóm người trên.
b, gây tổn hại nghiêm trọng đến thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm.
c, cố ý đặt nhóm người vào điều kiện sống nhằm dẫn đến sự tổn hại về thể xác một
cách hoàn toàn hoặc một ph ần.
d, th ực hiện các biện pháp nhằm ngăn sự sinh sôi trong nhóm.
e, dùng vũ lực để chuy ển giao trẻ em nhóm cho nhóm khác.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giới thiệu công ước viên vê tội diệt chủng 1951, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Giới thiệu công ước viên vê tội diệt chủng 1951
Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng đã được thông qua bởi Đại hội đồng
LHQ vào ngày 09/12/1948 và có hiệu lực 12/01/1951 gồm 19 điều khoản. Công ước
định nghĩa diệt chủng là: giết thành viên của nhóm, gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ
thể hoặc tinh thần cho các thành viên trong nhóm.
Công ước xác định các tội phạm có thể bị trừng phạt theo quy ước: diệt chủng; âm mưu
phạm tội diệt chủng; chỉ đạo, kích động công chúng để phạm tội diệt chủng; cố ý phạm
tội diệt chủng; đồng lõa trong vụ diệt chủng.
Tội diệt chủng bao gồm các hành vi: tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc
gia, dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo, bao gồm:
a, giết hại thành viên của nhóm người trên.
b, gây tổn hại nghiêm trọng đến thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm.
c, cố ý đặt nhóm người vào điều kiện sống nhằm dẫn đến sự tổn hại về thể xác một
cách hoàn toàn hoặc một phần.
d, thực hiện các biện pháp nhằm ngăn sự sinh sôi trong nhóm.
e, dùng vũ lực để chuyển giao trẻ em nhóm cho nhóm khác.
II. Hoàn cảnh tư vấn tòa án:
có nhiều quốc gia phản đối việc bảo lưu công ước vể tội diệt chủng, việc bảo lưu điều
ước đang được Đại hội đồng xem xét, đồng thời Tổng thư ký đã gửi thư đến tòa án
quốc tế để hỏi ý kiến tư vấn của tòa án về việc bảo lưu đối với công ước về tội diệt
chủng. trong kỳ họp thứ V của đại hội đồng , đặc biệt là ở ủy ban thứ VI của đại hội
đồng có rất nhiều ý kiến khác nhau về bảo lưu giữa các bên - ủy ban pháp luật đã yêu
cầu tòa án quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn. Căn cứ vào những điều khoản được quy định
trong công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, trong đó có điều 9, tòa án công
lý quốc tế có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp này. Phiên tòa diễn ra
vào ngày 28/5/1951.
Tòa đã tư vấn theo 3 vấn đề sau:
1. Liệu quốc gia bảo lưu có thể được xem là thành viên của công ước trong khi vẫn
tiếp tục duy trì bảo lưu mặc dù bảo lưu đó đã bị 1 hoặc nhiều quốc gia khác phản
đối?
Một nước đã đưa ra và duy trì thực hiện việc bảo lưu mà bị phản đối bởi một hoặc
nhiều nước của công ước nhưng không phải là tất cả các bên, sẽ được coi là một
bên của Công ước nếu sự bảo lưu phù hợp với đối tượng và mục đích của Công
ước; nếu không, nước đó sẽ không được coi là một bên công ước.
Lập luận của Tòa: Trong quan hệ điều ước, quốc gia không thể bị ràng buộc nếu
quốc gia đó không chấp thuận sự ràng buộc, và vì vậy bảo lưu sẽ không có hiệu lực đối với
bất kì quốc gia nào phản đối bảo lưu. Một công ước đa phương được xem là kết quả của
việc tự do kí kết dựa trên các điều khoản và kéo theo đó, không một thành viên nào có
quyền ngăn cản và phá huỷ mục đích và lí do tồn tại của công ước bởi những quyết định
đơn phương và thoả thuận đặc biệt. Nguyên tắc này liên quan đến sự toàn vẹn của công
ước đã được thông qua, khái niệm truyền thống của quan điểm này cho rằng bảo lưu sẽ vô
giá trị nếu nó không được tất cả các bên kí kết chấp thuận trừ trường hợp đặc biệt khi điều
này được nêu rõ trong quá trình đàm phán.
Khái niệm đồng thuận liên quan đến tính toàn vẹn của công ước là một nguyên tắc
bất di bất dịch. Nhưng CƯ diệt chủng đề cập đến những tình huống khác nhau đòi hỏi phải
có sự áp dụng linh hoạt nguyên tắc này. Điều 11 của CƯ này cho phép tất cả các quốc gia
tham gia vào CƯ này ( Điều 11). Chính việc mở rộng sự tham gia của các nước theo điều
11 đã làm tăng tính linh hoạt trong thực tiễn quốc tế liên quan đến các ĐƯ đa phương.
Ngày càng có nhiều các biện pháp chung hơn cho vấn đề bảo lưu ví dụ như thoả thuận
ngầm.
Thực tế cho thấy còn có nhiều vấn đề ngoài dự tính ví dụ: nước đưa ra bảo lưu bị
phản đối bởi một số các thành viên khác vẫn được xem là thành viên của CƯ trong mối
quan hệ với các thành viên chấp thuận bảo lưu. Chính những yếu tố này đã khẳng định sự
cần thiết về tính linh hoạt trong việc thực hiện ĐƯ đa phương.
Cũng cần phải nói rõ rằng mặc dù cuối cùng CƯ về tội diệt chủng cũng được nhất
trí thông qua, nhưng nó vẫn là kết quả của nhiều lần bỏ phiếu đa số. Nguyên tắc đa số vừa
thúc đẩy việc kí kết các CƯ đa phương và là rất cần thiết đối với một vài quốc gia trong
việc đưa ra bảo lưu của mình. Điều này được thể hiện bởi hàng loạt bảo lưu được đưa ra
trong những năm gần đây đối với các CƯ đa phương.
Trong CƯ đa phương mà không có một điều khoản nào cho phép việc bảo lưu thì
không có nghĩa là các quốc gia khi tham gia kí kết CƯ không được bảo lưu.
Trên thực tế, việc không có điều khoản nào như trên được giải thích là không muốn
có quá nhiều bảo lưu trong ĐƯ. Và một quốc gia bất kỳ có thể đưa ra bảo lưu của mình
trong quá trình kí kết hoặc phê chuẩn ĐƯ. Toà án đã công nhận thoả thuận được thông qua
bởi Đại Hội Đồng về vấn đề đưa ra bảo lưu trong CƯ diệt chủng và sau đó quốc gia sẽ trở
thành thành viên của CƯ nếu nó đưa ra chấp nhận của mình. Phải xác định được bảo lưu
và phản đối bảo lưu về vấn đề gì.
Đối tượng và mục đích của công ước về tội diệt chủng cho thấy Đại hội đồng và
các quốc gia đã thông qua điều ước có ý định cho càng nhiều nước tham gia công ước này
càng tốt. Việc loại trừ sự tham gia của một hoặc nhiều quốc gia không chỉ hạn chế phạm vi
áp dung của công ước mà còn làm giảm giá trị của các nguyên tắc cơ bản về nhân đạo và
đạo đức là nguyên tắc cơ bản của công ước này
Câu 2: Nếu câu trả lời đối với câu 1 là có, vậy bảo lưu có hiệu lực như thế nào giữa
quốc gia bảo lưu và:
A. Bên phản đối bảo lưu
B. Bên chấp nhận bảo lưu
- Nếu một bên của Công ước phản đối bảo lưu mà nó cho rằng không phù hợp
với đối tượng và mục đích của Công ước, trên thực tế nước đó có thể không coi nước bảo
lưu là một bên của Công ước;
- Nếu ngược lại, một bên chấp thuận bảo lưu, cho rằng nó phù hợp với đối tượng và
mục đích của CƯ, trên thực tế nó có thể coi nước bảo lưu là một bên của Công ước.
Lập luận của Tòa: Mỗi quốc gia là thành viên của CƯ có quyền xem xét giá trị của bảo
lưu và nó thực hiện quyền này theo quan điểm riêng của họ. Không có một quốc gia nào bị
ràng buộc với bảo lưu nếu quốc gia này không chấp nhận bảo lưu. Cần thiết phải tuân thủ
rằng mỗi quốc gia phản đối bảo lưu hoặc sẽ xem xét hoặc không xem xét về tiêu chuẩn của
đối tượng và mục tiêu đã nêu ở trên, xem nước bảo lưu có là thành viên của CƯ hay
không. Thông thường những quyết định như vậy sẽ chỉ ảnh hưởng đến quan hệ giữa quốc
gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu.
Những bất lợi gây ra từ vấn đề chấp thuận và phản đối bảo lưu có thể được giảm
nhẹ bởi nghĩa vụ chung của các quốc gia thành viên dưới sự hướng dẫn của thẩm phán của
họ thông qua việc xem xét sự phù hợp và không phù hợp với đối tượng và mục tiêu của
CƯ. Nó phải được khẳng định một cách rõ ràng các quốc gia thành viên rất mong muốn
được bảo vệ chủ quyền tối thiểu nhất là những quyền cơ bản khi nó là đối tượng của CƯ.
Nếu nguyện vọng này bị bác bỏ thì bản thân CƯ cũng sẽ bị huỷ hoại cả về mặt nguyên tắc
lẫn mặt áp dụng.
Có thể có ý kiến khác nhau giữa các thành viên về khả năng chấp nhận một bảo lưu
trên thực tế sẽ không để lại hậu quả gì. Mặt khác, có thể một số thành viên nào đó xét thấy
việc nhất trí được đưa ra bởi một số thành viên khác là không phù hợp với mục đích của
CƯ thì sẽ quyết định thông qua “a position on the jurisdictional plane” về sự bất đồng
quan điểm này và để giải quyết tranh chấp nảy sinh do thoả thuận đặc biệt hoặc thủ tục
được đề cập trong điều IX: " Tranh chấp giữa các bên cam kết về việc giải thích, áp dụng
và thực thi công ước sẽ được giải quyết tại tòa công lí quốc tế, theo yêu cầu của một bên
tranh chấp".
Một quốc gia khi phản đối bảo lưu mà không tuyên bố rằng bảo lưu đó không phù
hợp với đối tượng và mục đích của CƯ thì CƯ vẫn có hiệu lực pháp lí giữa 2 bên trừ
những điều khoản được bảo lưu. Trong những trường hợp như thế nhiệm vụ của Tổng thư
kí là sẽ đơn giản hóa và hạn chế việc nhận và phản đối bảo lưu đồng thời sẽ thông báo với
các quốc gia này.
Câu hỏi 3: Bảo lưu có hiệu lực pháp lý như thế nào nếu có phản đối bảo lưu được đưa ra:
A. Bởi 1 nước kí kết nhưng chưa phê chuẩn điều ước.
B. 1 quốc gia có quyền kí kết gia nhập điều ước nhưng chưa thực hiện điều này
- Nếu sự phản đối bảo lưu đến từ một nước đã ký kết nhưng chưa phê chuẩn Công
ước, sự phản đối đó có thể có giá trị pháp lý liên quan tới câu trả lời cho Câu hỏi 1 chỉ khi
đã được phê chuẩn. Cho tới lúc đó sự phản đối chỉ được coi là một lưu ý đối với các nước
khác về quan điểm cuối cùng của nước đã ký kết.
- Nếu sự phản đối bảo lưu đến từ một nước có quyền ký kết hoặc gia nhập CƯ
nhưng chưa làm như vậy, phản đối đó không có giá trị pháp lý.
Lập luận của tòa: Câu hỏi này có thể nảy sinh trong bất kì trường hợp nào. Thậm chí
câu trả lời cho câu hỏi I không có xu hướng ngăn cản một nước trở thành thành viên của
CƯ và một nước đã đưa ra bảo lưu và bị một nước phản đối. Thực tế chỉ ra rằng ĐƯ không
có hiệu lực giữa 2 quốc gia đồng ý và phản đối bảo lưu cho dù phản đối bảo lưu sẽ làm
giảm hiệu lực pháp lí thì câu hỏi vẫn nảy sinh mặc dù những nước được nêu ở câu hỏi 3 có
quyền thực thi nghĩa vụ thông qua sự phản đối bảo lưu của họ.
Các quốc gia trong các trường hợp nêu trên đều có quyền trở thành thành viên của
CƯ, thông qua quyền trở thành thành viên, họ có quyền phản đối bảo lưu giống như những
nước là thành viên của CƯ với đầy đủ hiệu lực pháp lý. Nếu bác bỏ quyền này họ sẽ bị bắt
buộc hoặc từ bỏ quyền tham gia CƯ hoặc trở thành thành viên của CƯ khác. Tình thế này
thường không phù hợp với thực tế khi mà những quốc gia được đề cập đến luôn có quyền
trở thành một thành viên của CƯ trong mối quan hệ với những thành viên khác.
Kể từ ngày CƯ diệt chủng được kí kết, bất kể quốc gia là thành viên và không phải
là thành viên của LHQ đều có quyền được tham gia kí kết, và trở thành thành viên của CƯ.
Toà cho rằng việc kí kết là bước đầu tiên của một quốc gia tham gia vào một ĐƯ.
Nếu chỉ kí mà không phê chuẩn thì 1 quốc gia cũng không thể trở thành thành viên của
CƯ. Điều này có thể làm giảm giá trị và tầm quan trọng của CƯ sau khi nó có hiệu lực
Ý kiến của nhóm
Xét một cách tổng quát các điều khoản trong công ước viên về bảo lưu là phù hợp với
những kết luận của Tòa án Công lý quốc tế trong vụ liên quan đến công ước về tội diệt
chủng. Vì vậy, phần quy định về bảo lưu của công ước viên được xem là đã phản ánh luật
tập quán quốc tế.
Do có nhiều quốc gia tham giam ký kết, một công ước đa phương buộc phải đáp ứng được
nhu cầu mong mỏi cũng như thỏa mãn được lợi ích của nhiều quốc gia. Vì vậy không thể
vấp phải những hạn chế thiếu xót tòa án đưa ra cách xử lý linh hoạt sẽ tạo ra tiền đề cơ sở
để một điều khoản bảo lưu được ra đời nhằm đáp ứng cao nhất nguyện vọng của các bên.
Công ước ra đời trên nguyên tắc phục tùng lợi ích chung của các quốc gia và không vì lợi
ích của quốc gia nào, vì vậy bảo lưu cũng vậy. Bảo lưu ra đời vì lợi ích chung của tất cả
các quốc gia chứ không vì lợi ích của một quốc gia nào cả, bảo lưu luôn xác định lợi ích
chung của mọi quốc gia.
Bảo lưu về công ước diệt chủng là bảo lưu một công ước mang tính chính nghĩa cũng như
là danh dự của một quốc gia. Vì thế đó có thể là lý do để các quốc gia tiến hành bảo lưu
điều ước. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy một công ước liên quan tới nhân đạo khó có thể
nhận được sự đồng tình của tất cả các quốc gia vì quan niệm về nhân đạo ở các quốc gia
khác nhau. Đặc biệt là ở các nước phương tây luôn qua tâm đến dân chủ nhân quyền ví dụ
như ở nước Mỹ họ luôn đặt việc nhân quyền lên hàng đầu còn ở các nước phương đông thì
lại xem đó là vấn đề ít quan trọng.
Bảng điểm của nhóm
STT HỌ VÀ TÊN ĐIẺM
1 Lý thị Hoàn (nhóm trưởng ) 10
2 Ma Thị Quý 10
3 Vi thị Phượng 10
4 Hoàng thị Minh 10
5 Lộc thị Mến 10
6 Đỗ thanh mơ 9
7 Ly Ngọc Long 10
8 Bế Ích Hưu 9
9 Triệu Văn Thủy 10
10 Lý thị Nguyện 9