Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, toàn cầu hóa, và xây dựng nền kinh tế mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách quan. Nền kinh tế của mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái kinh tế toàn cầu. Quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này, quốc gia đó sẽ không có địa vị bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền thương mại thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Nhận thức rõ bối cảnh đó, Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chủ trương: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
Xác định được tầm quan trọng của việc hội nhập, tháng 12/1994 Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Vậy Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO là gì? Nguyên tắc và cơ chế hoạt động như thế nào? Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam ra sao? Nó đem lại những cơ hội gì và những thách thức nào đến nền kinh tế của Việt Nam? Và cần phải đưa ra những giải pháp gì để vượt qua những thách thức đó nhằm phát triển nền kinh tế?
Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi chọn vấn đề “GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ LỘ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM” làm đề tài tiểu luận khoa học.
62 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6666 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giới thiệu tổng quan về WTO và lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM
BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
CỦA CÁC THÀNH VIÊN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
TRANG
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, toàn cầu hóa, và xây dựng nền kinh tế mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách quan. Nền kinh tế của mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái kinh tế toàn cầu. Quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này, quốc gia đó sẽ không có địa vị bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền thương mại thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Nhận thức rõ bối cảnh đó, Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chủ trương: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
Xác định được tầm quan trọng của việc hội nhập, tháng 12/1994 Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Vậy Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO là gì? Nguyên tắc và cơ chế hoạt động như thế nào? Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam ra sao? Nó đem lại những cơ hội gì và những thách thức nào đến nền kinh tế của Việt Nam? Và cần phải đưa ra những giải pháp gì để vượt qua những thách thức đó nhằm phát triển nền kinh tế?
Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi chọn vấn đề “GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ WTO VÀ LỘ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM” làm đề tài tiểu luận khoa học.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về WTO và quá trình hội nhập WTO của Việt Nam cho tới nay đã có không ít nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, đề cập tới và lần lượt công bố, đăng tải trên các công trình chuyên khảo, các sách báo, tạp chí. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương…và nhiều nhà ngiên cứu khác. Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng tổng hợp kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước một cách chọn lọc nhất.
Đối tượng nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về WTO và tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam trong bối cảnh tương quan chung của khu vực và thế giới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về WTO
Tìm hiểu được quá trình hội nhập WTO của Việt Nam như thế nào?
Tìm hiểu được những cơ hội và thách thức đặt ra cho Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp để góp phần vượt qua những thách thức, khó khăn đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về WTO và lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam. Qua đó cũng nêu rõ những vấn đề đang đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn hiện nay.
Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nguồn tài liệu thành văn là chủ yếu. cụ thể là tập hợp, sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đó là:
Một số sách, báo, tạp chí khoa học cơ bản và chuyên ngành khảo sát về kinh tế nói chung trong đó có Việt Nam.
Báo điện tử trên internet là những website nội bộ, đáng tin cậy. đặc biệt là các website của Chính phủ, kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương,…
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và một số nghiên cứu khác như:
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh, khái quát hoá
Phương pháp thống kê
Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về tổ chức thương mại thế giới WTO
Chương 2: Lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam
Chương 3: Tác động ảnh hưởng của WTO
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức WTO
1.1.1. Giới thiệu về WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập tài Vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tarif and Trade – viết tắt là GATT) họp tại Marakech (Marrakesh, Marôc) ngày 15/4/1994 và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT chứ không thay thế GATT, góp phần tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới. Nhưng WTO lại khác với GATT về nhiều phương diện. Nếu GATT là một định chế khá linh động, chủ yếu là mặc cả và giao dịch, tạo ra nhiều cơ hội để các nước “không tuân thủ” các quy chế cụ thể, thì WTO lại áp dụng các quy chế chung cho mọi thành viên, bị chi phối bởi các thủ tục hòa giải tranh chấp. Hơn nữa, sự ra đời của WTO còn tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới không chỉ trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, mà còn cả trong lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôm khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp.
Hiện nay tổ chức thương mại thế giới WTO là tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế và là một tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục được đàm phán và ký kết giữ các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên. Tính đến tháng 2 năm 2013, WTO có 158 thành viên, bao gồm 76 thành viên sáng lập và 82 nước thành viên tham gia. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Khối lượng thương mại giao dịch giữ các thành viên WTO hiện chiếm trên 90% giao dịch thương mại quốc tế. Năm 2011, ngân sách hoạt động của WTO có 196 triệu franc Thụy Sĩ. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức WTO
Tư tưởng về tự do thương mại do WTO theo đuổi có xuất xứ từ rất lâu. Tại hội nghị Bretton Woods, bang New Hampshire, Hoa Kỳ năm 1944, cùng với sự ra đời của hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới - World Bank - WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Money Fund - IMF).
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT (Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại, ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II) đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana (Cu Ba) từ tháng 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.
Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan trong suốt gần 50 năm. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và tại vòng đàm phán thứ 8 khai mạc ở Punta del este, Uruguay (1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT.
Tuy là 1 hiệp định có vai trò bao trùm trong đời sống thương mại quốc tế, trong đó đề ra những nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và những nguyên tắc đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng GATT lại chưa bao giờ là một tổ chức. Sự điều hành GATT khiến người ta có cảm giác đây như là một tổ chức. GATT điều hành các vòng đàm phán kéo dài nhiều năm với sự tham gia của hàng chục quốc gia từ khắp các châu lục. Do tầm vóc to lớn của nó cũng như giá trị những khối lượng thương mại mà nó điều tiết, GATT có riêng một Ban thư ký để theo dõi, giám sát việc thực hiện Hiệp định. Và để diễn tả hình thức tồn tại này của GATT, có người đã gọi GATT là một “định chế”.
Về điểm này, WTO không giống như GATT vì WTO thực sự là một tổ chức, ra đời thay thế GATT, nhằm thể chế hóa GATT, biến GATT thành một tổ chức thật sự và có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể, chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
Vì thế mà các nước tham gia GATT chỉ được gọi là các bên ký kết, còn các nước, các tổ chức và vùng lãnh thổ tham gia WTO thì được gọi là thành viên.
1.1.3. Các thành viên của tổ chức WTO
Ngay từ lúc thành lập, WTO đã có 76 thành viên sáng lập. Từ đó đến nay (1/2013), WTO đã kết nạp thêm 82 thành viên mới, trong đó một sự kiện để lại dấu ấn quan trọng đối với tổ chức này là việc Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 từ ngày 11 tháng 12 năm 2001. Thành viên mới nhất được kết nạp WTO là Lào (thành viên thứ 158), gia nhập ngày 2 tháng 2 năm 2013. Việt Nam chúng ta gia nhập WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006 và là thành viên thứ 150.
Bảng 1: DANH SÁCH THÀNH VIÊN WTO
(tính đến hết tháng 2 năm 2013)
STT
Quốc gia
Ngày gia nhập
Stt
Quốc gia
Ngày gia nhập
1
Albania
08/09/2000
5
Benin
22/ 2/1996
2
Angola
23/11/1996
6
Bolivia
12/ 9/1995
3
Antigua và Barbuda
1/1/1995
7
Botswana
31/5/1995
4
Argentina
01/01/1995
8
Brazil
01/01/1995
9
Armenia
5/2/2003
20
Brunei
01/01/1995
10
Australia
01/01/1995
21
Bulgaria
1/12/1996
11
Austria
01/01/1995
22
Burkina Faso
3/ 6/1995
12
Bahrain
01/01/1995
23
Burundi
23/7/ 1995
13
Bangladesh
01/01/1995
24
Campuchia
13/10/2004
14
Barbados
01/01/1995
25
Cameroon
13/12/1995
15
Bỉ
01/01/1995
26
Canada
01/01/1995
16
Belize
01/01/1995
27
Cape Verde
23/7/2008
17
Cộng hòa Trung Phi
31/01/1995
28
Cộng hòa Séc
01/01/1995
18
Chad
19/10/1996
29
Denmark
01/01/1995
19
Chile
01/01/1995
30
Djibouti
31/01/1995
31
Trung Quốc
11/12/ 2001
42
Dominica
01/01/1995
32
Colombia
30/4/1995
43
Cộng hòa Dominica
9/3/1995
33
Cộng hòa Congo
27/ 3/1997
44
Ecuador
21/1/1996
34
Cộng hòa Dân chủ Congo
01/01/1997
45
Ai Cập
30/6/1995
35
Costa Rica
01/01/1995
46
El Salvador
7/5/1995
36
Côte d'Ivoire
01/01/1995
47
Estonia
13/11/1999
37
Croatia
30/11/2000
48
Liên minh châu Âu
1/1/1995
38
Cuba
20/04/1995
49
Fiji
14/1/1996
39
Cyprus
30/07/1995
50
Phần Lan
01/01/1995
40
Pháp
01/01/1995
51
Honduras
01/01/1995
41
Gabon
01/01/1995
52
Hồng Kông, Trung Quốc
01/01/1995
53
Gambia
23/10/1996
64
Hungary
01/01/1995
54
Georgia
14/6/2000
65
Iceland
01/01/1995
55
Đức
01/01/1995
66
India
01/01/1995
56
Ghana
01/01/1995
67
Indonesia
01/01/1995
57
Hy Lạp
01/01/1995
68
Ireland
01/01/1995
58
Grenada
22/ 2/1996
69
Israel
21/ 4/ 1995
59
Guatemala
21/ 7 /1995
70
Ý
01/01/1995
60
Guinea
25/ 10/ 1995
71
Jamaica
9/ 3/ 1995
61
Guinea-Bissau
30/01/1995
72
Japan
01/01/1995
62
Guyana
01/01/1995
73
Jordan
11/ 4/2000
63
Haiti
30/01/1996
74
Malaysia
01/01/1995
75
Kenya
01/01/1995
86
Maldives
31/ 5/ 1995
76
Hàn Quốc
01/01/1995
87
Mali
31/ 5/ 1995
77
Kuwait
01/01/1995
88
Malta
01/01/1995
78
Kyrgyzstan
20/12/1998
89
Mauritania
31/05/1995
79
Latvia
10/ 2/ 1999
90
Mauritius
01/01/1995
80
Lesotho
31/5/ 1995
91
Mexico
01/01/1995
81
Liechtenstein
1/ 9/ 1995
92
Moldova
26/ 7/ 2001
82
Lithuania
31/5/ 2001
93
Mông Cổ
29/ 1/ 1997
83
Luxembourg
01/01/1995
94
Montenegro
29/4/ 2012
84
Macau, Trung Quốc
01/01/1995
95
Morocco
01/01/1995
85
Cộng hòa Macedonia
4/ 4/ 2003
96
Mozambique
26/ 8/ 1995
97
Madagascar
17/ 11/1995
108
Myanmar
01/01/1995
98
Malawi
31/ 5/ 1995
109
Paraguay
01/01/1995
99
Namibia
01/01/1995
110
Peru
01/01/1995
100
Nepal
23/ 4/ 2004
111
Philippines
01/01/1995
101
Hà Lan
01/01/1995
112
Ba Lan
01/07/1995
102
New Zealand
01/01/1995
113
Portugal
01/01/1995
103
Nicaragua
3/ 9/ 1995
114
Qatar
13/ 1/1996
104
Niger
13/12/1996
115
Romania
1/ 1/1995
105
Nigeria
01/01/1995
116
Nga
22/ 8/ 2012
106
Norway
01/01/1995
117
Rwanda
22/ 5/ 1996
107
Oman
9/ 11/2000
118
Saint Kitts và Nevis
21/2/1996
119
Pakistan
01/01/1995
130
Saint Lucia
01/01/1995
120
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
10/ 4/ 1996
131
Saint Vincent and the Grenadines
01/01/1995
121
Samoa
10/ 5/ 2012
132
Thụy Điển
01/01/1995
122
Ả Rập Saudi
11/12/ 2005
133
Thụy Sĩ
01/01/1995
123
Senegal
01/01/1995
134
Đài Loan
01/01/2002
124
Sierra Leone
23/ 7/ 1995
135
Tanzania
01/01/1995
125
Singapore
01/01/1995
136
Thái Lan
01/01/1995
126
Slovakia
01/01/1995
137
Togo
31/05/1995
127
Slovenia
30/ 7/ 1995
138
Tonga
27/ 7/ 2007
128
Quần đảo Solomon
26/ 7/ 1996
139
Trinidad và Tobago
01/03/1995
129
Nam Phi
01/01/1995
140
Tunisia
29/ 3/ 1995
141
Tây Ban Nha
01/01/1995
150
Turkey
26/ 3/ 1995
142
Sri Lanka
01/01/1995
151
Uganda
01/01/1995
143
Suriname
01/01/1995
152
Ukraine
16/ 5/ 2008
144
Swaziland
01/01/1995
153
Venezuela
01/01/1995
145
Panama
06/09/1997
154
Việt Nam
11/ 1/ 2007
146
Liên hiệp Anh
01/01/1995
155
Zambia
01/01/1995
147
Hoa Kỳ
01/01/1995
156
Zimbabwe
5/ 3/1995
148
Uruguay
01/01/1995
157
Papua New Guinea
09/06/1996
149
Vanuatu
24/ 8/ 2012
158
Lào
2/ 2/ 2013
Các nước đang là quan sát viên và đang đàm phán gia nhập WTO gồm: Apganixtan, Angieri, Andora, Azecbaijan, Bahama Bêlarut, Butan, Boxnia và Hecxegovina, Ghine Xích đạo, Êtiopi, Vaticang, Iran, Irăc, Kazactan, Libang, Libya, Xao Tome và Prinxipe, Xecbia, Xâysen, Xudang. Tajikixtan, Uxobekixtan và Yemen.
1.1.4. Khung khổ pháp lý
Về phương diện pháp lý, Định ước cuối cùng của Vòng đàm phán Urugoay ký ngày 15/41994 tại Maroc là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marakech và các phụ lục kèm theo gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các thành viên như sau:
Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới;
20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hóa;
4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, giám sát chính sách thương mại;
4 hiệp định đa phương về hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò.
23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một số vấn đề chưa đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán Urugoay.
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được kí kết tại Marrakesh, Maroc. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải kí kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT - General Agreement of Tariffs and Trade)
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS - General Agreement on Trade in Services)
Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS - Trade-related aspects of intellectual property Rights)
Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS - The Agreement on Trade Related Investment Measures)
Hiệp định về Nông nghiệp (AoA-Agreement on Agriculture)
Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC - Agreement on Textiles and Clothing)
Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADP - Agreement on Anti Dumping)
Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM - Agreement on Subsidies and Countervailing Measures)
Hiệp định về Tự vệ (SG - Agreement on Safeguard Measures)
Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu (ILP - Agreement on Import Licensing Procedures)
Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS - Agreement on Sanitary and Phytosanitary Measures)
Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT - Agreement on Technical Barries to Trade)
Hiệp định về Định giá Hải quan (ACV - Agreement on Customs Valuation)
Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển (PSI - Agreement on Pre-Shipment Inspection)
Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO - Agreement on Rules of Origin)
Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp (DSU - Agreement on Dispute Settlement Understanding)
Như vậy, ngoài GATT, WTO còn bao gồm rất nhiều hiệp định, văn bản khác; cũng không phải chỉ có lĩnh vực thương mại hàng hóa, mà còn bao gồm cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ…
1.2. Những đặc trưng cơ bản của tổ chức WTO
1.2.1. Mục tiêu hoạt động và chức năg cơ bản
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành vi