Tiểu luận Hạ tầng giao thông đường bộ tại tp HCM thực trạng và giải pháp

Nói đến Thành Ph?H?Chí Minh là nói đến một thành phố trẻ & năng động, với dân số hơn bảy triệu người(7.123.340 ngu?i/TK thng 04-2009), hiện Tp HCM là thành phố có số dân đông nhất cả nước. Với vị trí trung tâm, đi đầu trong phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương quốc tế, Thành Phố Hồ Chí Minh đã và đang là đầu tầu kinh tế của cả nước và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Do có vị trí hết sức quan trọng như vậy, mà Thành Phố Hồ Chí Minh những năm sau giải phóng, đã phải nỗ lực hết mình trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ việc phát triển của cả vùng phía nam nói chung, và của Thành Phố HCM nói riêng. Và ưu tiên hàng đầu của Thành Phố trong việc xây dựng & phát triển, chính là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ – huyết mạch kinh tế. Để hiểu biết thêm về thành phố HCM, chúng ta cần tìm hiểu hạ tầng giao thông tại đây, đặc biệt là giao thông đường bộ, để từ đó chúng ta sẽ có những cái nhìn khái quát về sự phát triển của thành phố trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về hạ tầng giao thông sẽ giúp chúng ta khai thác tốt những lợi ích mà nó đem lại.

pdf23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hạ tầng giao thông đường bộ tại tp HCM thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Nhóm Học Tập STT Họ Và Tên MSSV 01 Hà Tiến Thía 0954042379 02 Nguyễn Hà Oanh 10660205 03 Huỳnh Thị Hoa 0954042111 04 Lữ Thị Ngọc Duyên 0954042052 05 Nguyễn Hoàng Tín 0954040425 TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÊN ĐỀ TÀI HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TPHCM THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP GVHD: Nguyễn Quang Thái Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2009. ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Nhóm Học Tập STT Họ Và Tên MSSV 01 Hà Tiến Thía 0954042379 02 Nguyễn Hà Oanh 10660205 03 Huỳnh Thị Hoa 0954042111 04 Lữ Thị Ngọc Duyên 0954042052 05 Nguyễn Hoàng Tín 0954040425 TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÊN ĐỀ TÀI HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI TPHCM THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP GVHD: Nguyễn Quang Thái Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2009. Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái Lời nhận xét của GVHD: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Trang 3/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái MỤC LỤC Lời nhận xét của GVHD:.......................................................................................................... 3 LỜI DẪN.................................................................................................................................... 5 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 8 1. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM – Một Phạm Vi Rộng.............................................. 8 2. Các Khái Niệm Cơ Bản............................................................................................... 8 2.1 Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Là Gì? ...................................................................... 8 2.2 Đường Giao Thông Là Gì?........................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TP HCM ............................. 9 1. Lịch Sử Hình Thành Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM................................................ 9 2. Thực Trạng Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Tại Tp HCM Hiện Nay.................... 9 2.1. Quy Hoạch Giao Thông Chưa Đồng Bộ ........................................................... 9 2.2. Vốn Đầu Tư Cho HTGT – Không Biết Thế Nào Cho Đủ?........................... 10 2.3. Giới Thiệu Một Số Công Trình Tiêu Biểu Tại Tp HCM. ............................. 12 2.3.1. Đại Lộ Nguyễn Văn Linh......................................................................... 12 2.3.2. Nút Giao Thông Hàng Xanh.................................................................... 13 2.3.3. Đại Lộ Đông Tây...................................................................................... 14 2.4. Giao Thông Tp HCM Quá Tải Và Lộn Xộn .................................................. 16 2.4.1. Ra Đường Gặp “Lô Cốt” Và Kẹt Xe..................................................... 16 2.4.2. Xe Cá Nhân Tại Tp HCM Tăng Nhanh Chóng Mặt.............................. 17 3. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM – Giải Pháp Trong Tương Lai.............................. 18 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HTGT ĐƯỜNG BỘ TP HCM MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............... 20 1. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM Còn Nhiều Bất Cập. ............................................. 20 2. Giải Pháp Nào Để Nâng Cao Chất Lượng HTGT Tại Tp HCM............................ 21 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 23 Trang 4/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái LỜI DẪN Nói đến Thành Phố Hồ Chí Minh là nói đến một thành phố trẻ & năng động, với dân số hơn bảy triệu người(7.123.340 người/TK tháng 04-2009), hiện Tp HCM là thành phố có số dân đông nhất cả nước. Với vị trí trung tâm, đi đầu trong phát triển kinh tế, là cửa ngõ giao thương quốc tế, Thành Phố Hồ Chí Minh đã và đang là đầu tầu kinh tế của cả nước và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Do có vị trí hết sức quan trọng như vậy, mà Thành Phố Hồ Chí Minh những năm sau giải phóng, đã phải nỗ lực hết mình trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ việc phát triển của cả vùng phía nam nói chung, và của Thành Phố HCM nói riêng. Và ưu tiên hàng đầu của Thành Phố trong việc xây dựng & phát triển, chính là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ – huyết mạch kinh tế. Để hiểu biết thêm về thành phố HCM, chúng ta cần tìm hiểu hạ tầng giao thông tại đây, đặc biệt là giao thông đường bộ, để từ đó chúng ta sẽ có những cái nhìn khái quát về sự phát triển của thành phố trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về hạ tầng giao thông sẽ giúp chúng ta khai thác tốt những lợi ích mà nó đem lại. Trang 5/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Do quá trình đô thị hóa nhanh trong, trong vòng mười năm trở lại đây(1999-2009), dân số thành phố tăng hơn hai triệu người(tăng 41,4%), mà chủ yếu là tăng cơ học – tức là tăng do sự dịch chuyển dân số từ nơi khác tới, điều này gây sức ép rất lớn lên hạ tầng giao thông, hậu quả là tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông, …ngày một tăng cao, vậy trong tình hình đó, chúng ta đã, đang và sẽ làm gì để xây dựng hạ tầng giao thông(HTGT) cho phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của thành phố. Những giải pháp nào đã được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, hiệu quả của nó tới đâu? Trách nhiệm của công dân trước vấn đề này như thế nào? .…Để có thể trả lời một phần những câu hỏi đó, chúng ta cần tìm hiểu hạ tầng giao thông đường bộ tại Tp HCM, Vì những lý do thiết thực đó, mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Hạ tầng giao thông đường bộ tại Tp HCM – thực trạng & giải pháp” cho bài tiểu luận của mình. Trang 6/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái ¾ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nắm bắt thông tin về hạ tầng giao thông tại Tp HCM, giới thiệu tới các bạn tân sinh viên một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trong tương lai, để từ đó giúp các bạn có những đánh giá khả quan hơn về tình hình giao thông trong thời gian tới. Phân tích những giải pháp mà các cơ quan quản lý đang thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tính khả thi của các giải pháp đó thực tế như thế nào. ¾ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là hạ tầng giao thông đường bộ tại Tp HCM bao gồm các con đường, cầu vượt, nút giao thông, các dự án giao thông đang và sắp triển khai, bên cạnh đó là nghiên cứu số lượng và chủng loại các phương tiện giao thông hàng ngày đang lưu thông trên đường bộ tại Tp HCM. ¾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm kiếm tài liệu, thông tin trên mạng internet, các trang web của UBND TP, các sở ban ngành liên quan và trên các tờ báo điện tử cả nước. Sau đó phân tích, tổng hợp thông tin để viết tiểu luận. ¾ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Hạ tầng giao thông luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, và gắn liền với đời sống người dân, vì vậy tìm hiểu hạ tầng giao thông là việc làm sát với thực tế đời sống, những hiểu biết về giao thông nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng, giúp chúng ta khai thác nó một cách hiệu quả nhất để phục vụ nhu cầu cá nhân, cũng như đánh giá sát hơn tình hình giao thông tại Tp HCM hiện nay, và có cái nhìn xa hơn trong tương lai. Trang 7/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM – Một Phạm Vi Rộng. Theo thống kê, Thành Phố Hồ Chí Minh hiện có 3.584 con đường với tổng chiều dài khoảng 3.670 km. Bên cạnh đó là hệ thống cầu, cầu vượt, nút giao thông, bến xe, nhà chờ, hệ thống đèn tín hiệu giao thông…Vì vậy mà phạm vi nghiên cứu là rất rộng, tiềm năng nghiên cứu lớn. Mặt khác, hạ tầng giao thông Tp đang tồn tại nhiều vấn đề cấp bách, nên trong phạm vi nhỏ của bài tiểu luận này, chúng ta không thể nêu ra tất cả mọi vấn đề liên quan tới hạ tầng giao thông đường bộ của Tp. Mà chỉ nêu lên một vài vấn đề lớn, giới thiệu một vài dự án điển hình mà thành phố đang triển khai, dự đoán tình hình giao thông trong tương lai gần để mọi người cùng tìm hiểu. 2. Các Khái Niệm Cơ Bản 2.1 Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Là Gì? Đó là những công trình công cộng phục vụ việc giao lưu kinh tế, và đi lại của người dân trên bộ. Có hai loại hạ tầng giao thông, đó là hạ tầng giao thông động và hạ tầng giao thông tĩnh. ¾ Hạ tầng giao thông động: gồm đường giao thông, nút gt, cầu, cầu vượt… ¾ Hạ tầng giao thông tĩnh: gồm bến xe, nhà chờ xe bus, bãi đậu xe… 2.2 Đường Giao Thông Là Gì? Đường giao thông hay đường sá là một công trình hạ tầng kỹ thuật có chức năng liên kết về mặt giao thông giữa các địa điểm với nhau, dùng để đi lại, vận chuyển từ nơi này đến nơi kia. Đường sá thuộc hệ thống giao thông. Trang 8/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TP HCM 1. Lịch Sử Hình Thành Hạ Tầng Giao Thông Tp HCM Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã quy hoạch tổng thể thành phố Sài Gòn với quy mô 500.000 dân. Do đó, các quy hoạch về giao thông cũng chỉ đáp ứng đủ yêu cầu cho nửa triệu dân sinh sống. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử, dân số của Sài Gòn đã tăng nhanh chóng, trong đó có hai giai đoạn bùng nổ tăng cơ học dân số là giai đoạn Sài Gòn là thủ đô của Việt nam cộng hòa và giai đoạn sau năm 1975. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp liên tục, hiện nay, tình trạng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu giao thông của dân chúng; thể hiện cụ thể qua số lượng các vụ ùn tắc giao thông hàng ngày vào giờ cao điểm cũng như phần trăm những người tham gia giao thông sử dụng phương tiện công cộng. 2. Thực Trạng Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Tại Tp HCM Hiện Nay. 2.1. Quy Hoạch Giao Thông Chưa Đồng Bộ Theo ông Bùi Xuân Cường Trưởng Phòng Quản lý Giao thông Sở GTVT TPHCM, toàn TP hiện có 3.584 con đường với tổng chiều dài khoảng 3.670 km, tuy nhiên chỉ chiếm 1,5% diện tích thành phố, trong khi tiêu chuẩn tại các nước tiên tiến khác, tỷ lệ này là từ 10-15%, như vậy chúng ta đang dành cho giao thông một diện tích cực kỳ nhỏ, chúng ta cần nâng diện tích dành cho giao thông gấp 6-10 lần diện tích hiện nay mới đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Song thực tế, việc quy hoạch giao thông của Tp HCM đang hết sức yếu kém, do quá trình đô thị hóa quá nhanh, quy hoạch dân cư rồi mới tới quy hoạch giao thông… đang là nghịch lý lớn vẫn tồn tại ở Tp HCM. Trang 9/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái Căn cứ theo quy định: Một làn đường dành cho xe ôtô phải có chiều rộng 3,75m thì hệ thống đường giao thông tại TP HCM có tới hơn 1/3 trong số 3.584 tuyến đường lớn nhỏ chỉ đủ để phân thành đường một làn xe cơ giới, hoặc phải đổi thành đường 1 chiều. Chỉ có 420 tuyến rộng hơn 12m là đủ rộng để phân thành đường 2 chiều, với mỗi chiều được 1 làn đường dành cho xe cơ giới và 1 làn dành cho xe gắn máy, 1.530 tuyến đường từ 7 - 12m còn lại thì đang trong tình trạng lỡ cỡ, để 1 làn thì thừa, phân thành 2 làn xe thì thiếu 2.2. Vốn Đầu Tư Cho HTGT – Không Biết Thế Nào Cho Đủ? Vấn đề nguồn vốn cho giao thông cũng là bài toán hóc búa, ai cũng biết để có đường phải có tiền song đầu tư cho hạ tầng giao thông là việc làm cực kỳ tốn kém, chỉ đơn giản để nâng cấp một con đường nhỏ cũng tốn hàng trăm tỷ đồng, đó là chưa kể việc đền bù giải phóng mặt bằng cũng tốn một số tiền không kém, cá biệt có những dự án, tiền đền bù còn lớn hơn giá trị công trình. Một Số Hình Thức Huy Động Vốn Hiện Nay ¾ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA – Official Development Assistance: Đây là nguồn vốn lớn, được các chính phủ hoặc các tổ chức tài chính cho chúng ta vay để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông. Hiện nay chúng ta đang vay ODA nhiều nhất từ Nhật Bản, ngoài ra còn vay của ngân hàng thế giới WB, quỹ tiền tệ quốc tế IMF, NH phát triển Châu Á ADB,….Tuy nhiên, điều kiện để được vay là khó, kèm theo nó là những yêu cầu về tiến độ, nhà thầu, chất lượng, quy mô dự án …..được bên cho vay đặt ra đặt ra rất khắt khe. Việc sử dụng nguồn vốn ODA tại việt nam, cũng như tại Tp HCM chưa thật hiệu quả, giải ngân chậm, tiêu cực tại các dự án ODA nhiều. Tại Tp HCM có nhiều công trình sử dụng vốn ODA, mới đây nhất là Dự án Xây dựng đại lộ Đông Tây do Ngân hàng hợp tác phát triển Quốc tế Nhật bản (JBIC) cho vay. Trang 10/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái ¾ Vốn từ ngân sách nhà nước: Hàng năm thành phố đầu tư cho hạ tầng giao thông từ 3.000 – 5.000 tỷ đồng, tương ứng từ 7-12% nhu cầu vốn, đây là con số rất ít ỏi so với nhu vốn thực tế, song đây cũng đã là nỗ lực rất lớn từ ngân sách thành phố, bởi lẽ điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo chưa có để đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông. ¾ Nguồn vốn từ các doanh nghiệp: Đây được coi là kênh huy động vốn quan trọng, chủ yếu được thực hiện theo hình thức BOT (Built-Operation-Transfer). Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao. Chính Phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước quản lý. Ngoài ra còn có hình thức xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), xây dựng-chuyển giao (BT). Tại Tp HCM đường Quốc Lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc, đường Điện Biên Phủ do Cty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật TPHCM (CII) thực hiện theo hình thức BOT. Ngoài những hình thức đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông bằng những nguồn vốn chính như trên. Hiện nay, Tp HCM còn huy động vốn từ trái phiếu, đổi đất lấy dự án hạ tầng, sắp tới có thể sẽ phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Trang 11/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái 2.3. Giới Thiệu Một Số Công Trình Tiêu Biểu Tại Tp HCM. 2.3.1. Đại Lộ Nguyễn Văn Linh. Ngày 30.12.2007, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã khánh thành toàn bộ công trình đại lộ Nguyễn Văn Linh rộng 10 làn xe với chiều dài 17,8km (nối từ đường Huỳnh Tấn Phát – Q.7 đến giao với QL 1A – Bình Chánh), được quy hoạch lộ giới 120 m, gồm 10 làn xe, 10 cây cầu, còn được gọi là Đại Lộ Nam Sài Gòn, một tuyến đường huyết mạch chia sẻ lưu lượng lưu thông từ các tỉnh Miền Tây vào TP.HCM với tuyến quốc lộ 1A. Trong số các cây cầu trên đại lộ Nguyễn Văn Linh có 3 cây cầu Cần Giuộc, Ông Lớn và cầu Xóm Củi lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ thiết kế dạng vòm của Thuỵ Sĩ với nhịp giữa của cầu dài đến 99m mà không có trụ cầu dưới sông, phát huy tối đa điều kiện đảm bảo an toàn giao thông thuỷ. Tổng vốn đầu tư của toàn dự án khoảng 100 triệu USD. Đại lộ Nguyễn Văn Linh (nguồn: Sau 11 năm xây dựng, đại lộ Nguyễn Văn Linh hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế xã hội khu Nam thành phố, kết nối với những công trình trọng điểm như: KCX Tân Thuận, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, KCN Hiệp Phước, khu đô thị cảng Hiệp Phước… Trang 12/23 Tiểu Luận PPHT & NCKH GVHD: Nguyễn Quang Thái 2.3.2. Nút Giao Thông Hàng Xanh. Sau chín tháng thi công, ngày 20/04/1995 nút giao thông hàng xanh được khánh thành, đem lại niềm vui lớn cho nhân dân thành phố. Ngã tư hàng xanh (nguồn: www.sggp.org.vn) Nhưng ít ai biết rằng, đây là công trình được Công Ty Cổ Phần May & Xây Dựng Huy Hoàng bỏ tiền và trực tiếp thi công. CT HĐQT Công Ty Huy Hoàng là ông Lê Văn Kiểm – một cựu chiến binh, hiện là CT HĐQT sân Golf Long Thành đã bỏ 20 tỷ đồng vào năm 1995 để làm nút giao thông này, sau khi khánh thành ông mới được thành phố thanh toán. Đây cũng là công