Sinh viên đến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau, tùy vào hoàn cảnh gia đình của mỗi người. Nhưng đa số đều chọn xe máy. Quá nhiều lời than vãn, bình luận thậm chí phê bình về việc tăng giá vé gửi xe. Điều này không còn là vấn đề nóng hổi trên các mặt báo như khoảng thời gian năm 2006, 2007 khi giá vé gửi xe bắt đầu tăng. Sinh viên đã bắt đầu biết “chấp nhận” theo xu hướng chung đặc biệt là sinh viên kinh tế. Nhưng thực tế hiện nay SV lại phải đối mặt với việc có những mức giá giữ xe khác nhau cùng tồn tại trong hệ thống các cơ sở của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Vậy nguyên nhân là do đâu và có tác động như thế nào đối với riêng SV hiện đang học tại các cơ sớ này?
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hàng hóa công - Kinh tế công- bãi giữ xe - Đại học kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sinh viên đến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau, tùy vào hoàn cảnh gia đình của mỗi người. Nhưng đa số đều chọn xe máy. Quá nhiều lời than vãn, bình luận thậm chí phê bình về việc tăng giá vé gửi xe. Điều này không còn là vấn đề nóng hổi trên các mặt báo như khoảng thời gian năm 2006, 2007 khi giá vé gửi xe bắt đầu tăng. Sinh viên đã bắt đầu biết “chấp nhận” theo xu hướng chung đặc biệt là sinh viên kinh tế. Nhưng thực tế hiện nay SV lại phải đối mặt với việc có những mức giá giữ xe khác nhau cùng tồn tại trong hệ thống các cơ sở của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Vậy nguyên nhân là do đâu và có tác động như thế nào đối với riêng SV hiện đang học tại các cơ sớ này?
Cơ sở lý thuyết
Hàng hóa công
1.1 Hàng hóa công
Hàng hóa công là loại hàng hóa và dịch vụ mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau.Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Chúng không có tính chất cạnh tranh và loại trừ.
VD:Lợi ích quốc phòng,chương trình y tế quốc gia,chương trình giáo dục công cộng….
Như vậy hàng hóa công là loại hàng hóa thỏa mãn 1 hoặc 2 đặc điểm:
Một là, hàng hóa công không dành riêng cho ai, không ai có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa ấy.
Hai là, việc sử dụng hàng hóa công của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác.
1.2 Hàng hóa công thuần túy
Là loại hàng hóa công không thể định suất sử dụng và việc định suất sử dụng là không cần thiết (có nghĩa là mọi người đều có thể sử dụng hàng hóa).
Hàng hóa công thuần túy phải đảm bảo có đủ 2 điều kiện trên.
1.3 Hàng hóa công không thuần túy
Là hàng hóa công có thể định suất sử dụng, có thể loại trừ nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí nhất định.
Hàng hóa công không thuần túy là loại hàng hóa công không bảo đảm được điều kiện đầu tiên nhưng bảo đảm được điều kiện thứ 2.
1.4 Bảng phân loại hàng hóa công
Đặc điểm 2
Không có đặc điểm 2
Việc sử dụng hàng hóa không ảnh hưởng đáng kể đến cá nhân khác.
Việc sử dụng hàng hóa có ảnh hưởng đáng kể đến cá nhân khác.
Đặc điểm 1
(Quyền sở hữu công cộng về hàng hóa) không thể định suất hoặc loại trừ việc sử dụng hàng hóa
(Hàng hóa công thuần túy)
- Chương trình quốc phòng
- Hoạt động của chính phủ
- Chương trình y tế quốc gia
- Chương trình phổ cập tiểu học…
(Hàng hóa công thuần túy)
- Sông ngòi, ao hồ.
- Không khí sạch.
- Đường sá có mật độ giao thông cao…
Không có đặc điểm 1
( Quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa) có thể định suất hoặc loại trừ việc sử dụng hàng hóa
(Hàng hóa công không thuần túy)
- Mạng lưới điện thoại.
- Cáp truyền hình.
- Đường cao tốc.
- Cầu, phà…
(Hàng hóa cá nhân)
- Bánh mì.
- Quần áo.
- Thực phẩm.
- Rượu...
Hàng hóa cá nhân
Hàng hóa cá nhân là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất cạnh tranh và loại trừ.
Hàng hóa cá nhân là hàng hóa mà lợi ích tiêu dùng chúng không được chia sẻ với những người không bỏ tiền ra mua chúng.
Cung cấp tư nhân và cung cấp tư nhân có kiểm soát.
3.1. Cung cấp tư nhân.
Trả tiền trực tiếp khi sử dụng (Thu tiền trực tiếp khi cung cấp)
Trả tiền (hoặc thu tiền) gắn với số lượng, chất lượng được sử dụng (hoặc được cung cấp)
Trả tiền (hoặc thu tiền) đúng giá (Theo cơ chế giá thị trường)
Biểu hiện mang tính chất thị trường. (Thị trường có thể đảm đương). Không cần chính phủ tham gia và việc bù đắp do người tiêu dùng và người sản xuất tự quyết định.
Sơ đồ:
3.2. Cung cấp tư nhân có kiểm soát.
Cũng mang những đặc điểm như cung cấp tư nhân nhưng được bù giá, trợ giá và vẫn có thể chịu sự quản lý gián tiếp của một tổ chức công.
Sơ đồ:
Phân tích thực tiễn
Thực trạng
Không có được diện tích rộng như các trường đại học khác (Kiến Trúc, Bách Khoa, KHTN,,,). Trường đại học kinh tế phải chia ra nhiều cơ sở (A, B, C, D, E, H..) để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập cho khối lượng sinh viên khổng lồ.
Việc chia thành nhiều cơ sở này đã khiến tồn tại khá nhiều vấn đề. Một trong số những vấn đề mà ta nghĩ là nhỏ, không đáng kể và không được mấy ai chú ý đến đó là việc gửi và giữ xe cho sinh viên.
Nhóm chỉ đi vào tìm hiểu thực tế ở 2 cơ sở điển hình là cơ sở H và B (với giả định là lượng sinh viên và diện tích sân bãi giữ xe như nhau).
Phân tích cơ sở B:
Một cơ sở được xem gần như là lớn nhất của trường - nơi học tập và sinh hoạt của đa phần sinh viên (tập trung các khoa như Tài chính ngân hàng, Tài chính nhà nước, Kế toán,…) với một khối lượng sinh viên lớn như thế, trường đã dành ra và xây dựng 1 phần sân lớn nhằm thuận tiện cho sinh viên để xe (tuy thỉnh thoảng vẫn hết chỗ phải gửi xe bên ngoài nhưng ở đây tạm thời ta không chú ý đến yếu tố này).
Do trực thuộc sự quản lý gián tiếp của nhà trường nên giá gửi xe ở đây tương đối khá thấp và hợp lý so với các cơ sở khác (Điển hình như: xe đạp 500đ, xe số 1000đ, xe tay ga 2000đ).
Phân tích cơ sở H:
Chỉ là cơ sở chính của khoa kinh tế phát triển, là một cơ sở nhỏ nên không có bãi giữ xe trực thuộc sự quản lý của nhà trường. Sinh viên phải gửi xe ở bãi gửi xe bên ngoài do 1 nhóm người quản lý, với mức giá khác biệt (Xe đạp 1000đ, xe số 2000đ, xe tay ga 3000đ).
Vậy sự khác biệt này có gây trở ngại nào cho sinh viên không? Và đâu là nguyên nhân của vấn đề?
Xác định dạng hàng hóa
Bãi giữ xe là một loại hàng hóa công không thuần túy vì:
+ Không thỏa đặc điểm 1 tức là có thể thuộc quyền sở hữu tư và vì vậy nó có thể được định suất và loại trừ các cá nhân khác khi sử dụng. Bằng chứng là hằng ngày các nhân viên giữ xe có thể xác định được có bao nhiêu lượt người đã gửi xe .
+ Thỏa đặc điểm 2 tức là việc gửi xe của cá nhân này không ảnh hưởng đáng kể đến việc gửi xe của cá nhân khác (chỉ khi khối lượng sinh viên muốn gửi xe quá lớn vượt quá diện tích của bãi giữ xe thì sinh viên mới phải tìm nơi khác để gửi).
Xác định hình thức cung cấp
Cơ sở B
(Cung cấp tư nhân có kiểm soát)
Cơ sở H
(Cung cấp tư nhân)
- Bãi giữ xe thuộc khuôn viên của trường.
- Bãi giữ xe không thuộc khuôn viên trường .
- Đội ngũ nhân viên giữ xe mặc đồng phục quy định nên dễ dàng nhận biết.
- Đội ngũ nhân viên không mặc đồng phục.
- Thẻ giữ xe theo đúng qui định của nhà nước (có mã số thuế, có đơn vị quản lý, có giá tiền qui định, số seri…)
- Thẻ xe không đúng qui định của nhà nước, theo ý thích chủ quan của chủ bãi xe…
- Trực thuộc sự quản lý trực tiếp của nhà trường => giá gửi xe rẻ hơn các cơ sở khác (Xe đạp 500đ, xe số 1000đ, xe tay ga 2000đ). Mức phí giữ xe theo nghị định 245 của UBND TPHCM.
- Không trực thuộc sự quản lý trực tiếp của nhà trường. Một nhóm cá nhân (với điều kiện thuận lợi về vị trí, diện tích) đứng ra tổ chức làm bãi giữ xe cho sinh viên (tự phát) => Mức phí gửi xe (xe đạp 1000đ, xe số 2000đ, xe tay ga 3000đ) không theo nghị định.
4. Tính hiệu quả và không hiệu quả.
Giả sử ta có đường cầu (D): Q = 200 – 1/20P.
MU: P = 4000 – 20Q.
Trường hợp giá vé cho mỗi lượt giữ xe cố định là: MCE = ACE = 2000đ/lượt (như ở cơ sở B ) thì :
- Số lượt gửi xe là : QE = 200 - 1/20 x 2000 = 100 lượt/ ngày.
- Hiệu quả của việc gửi xe tại mức giá 2000đ là:
E = dt PEDE = ½ PED x PEE = ½ x 2000 x 100 = 100 000đ.
Bây giờ nếu giá vé cho mỗi lượt giữ xe tăng lên là MCE’ = ACE’ = 3000 đ/lượt (như ở cơ sở H) thì :
- Số lượt gửi xe là : QE’ = 200 - 1/20 x 3000 = 50 lượt/ ngày.
số lượt gửi xe đã giảm: 100 - 50 = 50 lượt/ngày.
- Hiệu quả của việc gửi xe tại mức giá 3000đ là:
E’ = dt PE’DE’ = ½ PE’D x PE’E’ = ½ x 1000 x 50 = 25 000 đ.
=> Tồn thất đối với SV khi không gửi xe trong trường do mức giá tăng lên là:
ΔE = E – E’ = dtPEDE - dtPE’DE’ = dtPEPE’E’E = 100 000 – 25 000 = 75 000đ.
Tổn thất trên gồm 2 phần:
Phần sinh viên phải trả thêm cho người giữ xe dưới dạng phí giữ xe là
dtPEPE’E’A.
dtPEPE’E’A = PEPE’ x PEA = 1000 x 50 = 50 000đ.
Phần tổn thất do sử dụng hàng hóa dưới khả năng mà hàng hóa đó có thể dược cung cấp trên thị trường là dtAE’E .
dtAE’E = ½ AE’ x AE = ½ x 1000 x 50 = 25 000đ.
Như vậy nếu phí giữ xe áp dụng theo như cơ sở B (tức là cung cấp tư nhân có kiểm soát) thì sẽ tiết kiệm được phần chi phí kiểm soát (dtPEPE,E’A) đồng thời hiệu quả cùa việc gừi xe cũng sẽ tăng thêm một lượng bằng dtAE’E.
Bản chất của việc kinh doanh tư nhân là theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Sự chênh lệch về mức giá ở 2 cơ sở đã gây tổn thất cho sinh viên. Điều này cho thấy theo lý thuyết và phân tích thực tiễn việc cung cấp tư nhân hàng hóa công không mang lại hiệu quả. Vì rõ ràng mức phí càng lớn thì số lượt giữ xe sẽ giảm đi trong khi khả năng cung cấp vẫn còn. Chính bởi vì sinh viên không có được lựa chọn nào khác (bãi giữ xe đối diện cũng áp dụng cùng một mức phí) nên phải chấp nhận mức phí trên, chấp nhận gứi xe khi đến trường. Do đó mà chúng ta không thấy được sự tổn thất rõ ràng đối với SV (do phải dùng với phí quá cao). Nhưng thực tế đã có những bức xúc trong sinh viên.
Rõ ràng việc cung cấp tư nhân dẫn đến chi phí kiểm soát và chi phí định suất cao làm cho mức giá cao hơn so với cung cấp công cộng. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định tác dụng tích cực của việc cung cấp tư nhân. Đó là chất lượng dịch vụ tốt hơn.
5. Đề xuất
Ngạc nhiên với giá gửi xe của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ngôi trường với 6 cơ sở đào tạo từ TPHCM cho đến Khánh Hòa có một điều đặc biệt ở giá giữ xe chỉ 500 đồng (kể cả xe máy và xe đạp).
Tại Trường đại học Bách Khoa TPHCM và đại học Mở TPHCM, chúng tôi hỏi hai sinh viên vừa gửi xe xong: "Gởi xe ở đây có mắc không ?". "Xe gắn máy 1.000đ, xe đạp 500đ".
UBND TPHCM cần có những quy định rõ ràng ,cụ thể và dứt khoát hơn trong việc quy định mức giá và đưa vào thực tiễn để việc áp dụng được đồng bộ hơn.
SV cần sự can thiệp của nhà trường để không phải đối mặt với tình trạng như hiện nay. Không phải cơ sở nào cũng có đủ diện tích để xây dựng bãi giữ xe như ở B vì vậy việc sử dụng bãi xe tư nhân là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nhà trường nên có sự quan tâm hơn nữa đến những bức xúc rất đời thường của SV. Nên chăng có những biện pháp như phối hợp với chủ bãi giữ xe tư nhân trong việc thương lượng về mức giá để không vi phạm pháp luật, tư nhân có lợi nhuận mà SV vẫn không bị tổn thất. Biện pháp khả thi nhất là nhà trường hỗ trợ một phần phí giữ xe cho sinh viên bằng cách trả trực tiếp cho chủ bãi giữ xe hàng tháng chẳng hạn. Hoặc nhà trường nên có bãi giữ xe dành cho sinh viên của trường bằng cách mướn chỗ giữ xe bên ngoài. Và nhà trường nên sắp xếp thời khóa biểu tiện lợi cho việc học tập và gửi xe cho sinh viên.
Kết luận
Mặc dù độ chênh lệch về giá giữa các cơ sở là không đáng kể nhưng nó cũng phần nào ảnh hưởng ít nhiều đến sinh viên . Qua bài viết nhóm mong rằng sẽ có được sự can thiệp hợp lý của nhà trường quan tâm đến đời sống sinh viên thế hệ trẻ, thế hệ tương lai, triển vọng của đất nước.