Chăm sóc sức khoẻ luôn là một vấn đề mà xã hội quan tâm hàng đầu. Và sự công bằng – hiệu quả trong cung cấp hàng hoá y tế là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng trong công tác phân phối dịch vụ y tế giữa người giàu và người nghèo, giữa các địa phương và vùng kinh tế trong xã hội.
Nguyên nhân của việc bất bình đẳng đó là do thông tin bất cân xứng và ngoại tác. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải làm sao để mọi người đều có quyền lợi bình đẳng trong việc tiếp cận các hàng hoá y tế, nhằm đạt được công bằng và hiệu quả trong cung cấp hàng hoá y tế cho xã hội
27 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4147 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hàng hóa công, Kinh tế công và y tế công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khoẻ luôn là một vấn đề mà xã hội quan tâm hàng đầu. Và sự công bằng – hiệu quả trong cung cấp hàng hoá y tế là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng trong công tác phân phối dịch vụ y tế giữa người giàu và người nghèo, giữa các địa phương và vùng kinh tế trong xã hội.
Nguyên nhân của việc bất bình đẳng đó là do thông tin bất cân xứng và ngoại tác. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải làm sao để mọi người đều có quyền lợi bình đẳng trong việc tiếp cận các hàng hoá y tế, nhằm đạt được công bằng và hiệu quả trong cung cấp hàng hoá y tế cho xã hội.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG HOÁ Y TẾ
1.1 Lý thuyết về hàng hóa y tế
1.1.1 Hàng hóa công
1.1.1.1 Khái niệm
Hàng hoá công là loại hàng hoá mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác.
1.1.1.2 Phân loại
- Hàng hóa công thuần túy: Là loại hàng hóa công không thể định suất sử dụng và việc định suất sử dụng là không cần thiết.
- Hàng hóa công không thuần túy: Là loại hàng hóa công có thể định suất sử dụng, có thể loại trừ nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí nhất định.
1.1.2 Hàng hóa y tế
Khái niệm
Hàng hóa y tế có thể hiểu đó là thuốc thang, trang thiết bị y tế, sản phẩm dinh dưỡng và các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Thông qua việc tìm hiểu về hàng hóa công, thì ta thấy hàng hóa y tế là một loại hàng hóa công. Vì mọi người đều có quyền được hưởng các dịch vụ y tế để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe. Khi có thêm một người cùng sử dụng hàng hoá y tế thì không ảnh hưởng đến lợi ích của những người đang sử dụng, miễn là bạn có đủ điều kiện để sử dụng thì bạn hoàn toàn có quyền được hưởng những lợi ích do các dịch vụ này mang lại.
Xét về tính cạnh tranh : Hàng hóa y tế không có tính cạnh tranh. Chúng ta xét ví dụ: Đối với những hàng hóa thông thường khác thì một hãng bán hàng có thể hạ giá bán để thu hút khách hàng từ những người khác, nhưng với hàng hóa y tế nếu bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở bác sĩ có giá thấp hơn những bác sĩ cạnh tranh khác, vì bác sĩ này có ít cầu và đang thu hút thêm nhiều bệnh nhân với việc cung ứng một số loại thuốc có tính chất tương đương nhau nhưng có giá bán thấp hơn. Lúc đó, người bệnh có thể sẽ cảm thấy không tin tưởng khi dùng những loại thuốc này vì sợ rằng nó có tác dụng không như mong muốn.
Xét về tính loại trừ : Hàng hóa y tế có tính loại trừ bằng chi phí dịch vụ. Bất cứ đối tượng nào được hưởng dịch vụ y tế đều phải đóng một khoản phí để khám chữa bệnh. Đối với người nghèo thì sẽ ít có điều kiện hưởng các hàng hóa y tế nếu họ không có đủ khả năng đóng phí. Do đó họ sẽ có nhiều rủi ro hơn trong việc khám chữa bệnh.
Như vậy, hàng hóa y tế là hàng hóa công không có tính cạnh tranh nhưng vẫn có tính loại trừ nên hàng hóa y tế là hàng hóa công không thuần túy.
1.1.3 Tại sao phải quan tâm đến việc cung cấp hàng hóa y tế
Sức khỏe là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người và đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu sức khỏe người dân không được đảm bảo, điều này hạn chế khả năng của quốc gia đó trong việc tạo ra nguồn của cải và tình hình này còn trầm trọng hơn trong giai đoạn quốc gia đó đang chuyển đổi về mặt kinh tế và chính trị.
Vì vậy chúng ta phải luôn luôn chú ý quan tâm đến việc cung cấp hàng hóa y tế hay chính xác hơn đó là các dịch vụ về y tế để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
1.2 Công bằng và hiệu quả trong cung cấp hàng hóa y tế
1.2.1 Khái niệm công bằng
Khái niệm công bằng xã hội không hoàn toàn không đồng nhất, nó được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu ở hai cách sau:
Thứ nhất, khái niệm công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế - xã hội như nhau (được xét theo một số tiêu chí nào đó như: thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, dân tộc…)
Thứ hai, khái niệm cân bằng dọc là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. (A.J. Culyer, 1995)
Trong cung cấp hàng hóa y tế công bằng xã hội được thể hiện như sau:
Xét về công bằng ngang tức là mọi đối tượng tham gia: người có hoàn cảnh kinh tế như nhau, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.. đều được sử dụng hàng hóa y tế ngang nhau như việc khám chữa bệnh, cung cấp thuốc.
Xét về công bằng dọc tức là đối xử khác nhau đối với những người có khả năng về kinh tế, thu nhập cao có nhu cầu sử dụng những dịch vụ đặc biệt như khi nhập viện họ có nhu cầu ở phòng riêng, có bác sĩ chăm sóc riêng, sử dụng những thiết bị hiện đại nhất…
Tuy nhiên trong thực tế, người nghèo, vùng nghèo lại khó tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng tốt. Chất lượng chăm sóc y tế cho người nghèo kém hơn so với chất lượng chăm sóc y tế cho người giàu, gây bất cân bằng xã hội.
1.2.2 Hiệu quả trong cung cấp hàng hóa y tế
Hiệu quả kỹ thuật :
Với cùng một sản lượng sử dụng ít nguồn lực hơn
Với cùng số lượng nguồn lực đầu vào sẵn có, đạt mức sản lượng tối đa
Hiệu quả chi phí
Chi phí thấp cho cùng mức sản lượng
Sản lượng cao nhất cùng chi phí
Đạt hiệu quả kỹ thuật trước khi đạt hiệu quả chi phí
Vậy trong cung cấp hàng hóa y tế, hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật được thể hiện: trong cùng một đơn vị thời gian, một bác sĩ khám chữa bệnh cho nhiều người hơn, chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh ít hơn.
1.2.3 Quan hệ giữa công bằng và hiệu quả trong cung cấp hàng hóa y tế
- Theo lý thuyết, để đạt được công bằng phải hy sinh một hiệu quả nào đó.
Ngành y tế đạt được hiệu quả nếu có đủ các điều kiện về nguồn nhân lực y tế, trang thiết bị và tài chính, tạo mọi điều kiện để chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách tốt nhất. Nhưng để làm được như vậy, Nhà nước phải tăng đầu tư cho ngành Y. Và viện phí đóng vai trò quan trọng trong cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe. Tuy vậy, viện phí lại có tác động tiêu cực làm tăng sự bất công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân làm rào cản cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm cho người nghèo càng nghèo thêm.
- Theo lý thuyết, hàng hóa y tế luôn đạt được hiệu quả khi thực hiện đúng nguyên tắc chuyển nguồn lực từ người giàu sang người nghèo, tức là khi những người có thu nhập cao hơn, có nhu cầu sử dụng các dịch vụ dặc biệt thì phải thanh toán thêm cho những dịch vụ này, trong đó Chính Phủ đã đánh thuế lên hàng hóa dịch vụ đó. Tiền thu về từ việc đánh thuế sẽ dành trợ cấp cho những người nghèo hơn khi sử dụng hàng hóa y tế.
Chăm sóc y tế phải được thực hiện dựa trên sự công bằng đồng thời với việc nâng cao chất lượng hiệu quả trên cơ sở đảm bảo hiệu suất cao, đẩy mạnh tính năng động của ngành y tế. Nếu công tác khám chữa bệnh kém chất lượng hiệu quả thì cuối cùng cũng không có công bằng, nếu hiệu suất và tính năng động của cán bộ y tế thấp thì cuối cùng công bằng cũng thấp.
Khi công bằng được đảm bảo trong y tế thì
Về mặt tích cực
Mọi người dân trong xã hội đều được tiếp cận, sử dụng hàng hóa y tế, tạo lòng tin của người dân trong lĩnh vực y tế, góp phần ổn định chính trị, xã hội.
Phúc lợi, an sinh xã hội được nâng cao, tạo ra một xã hội tốt đẹp, góp phần làm dân giàu nước mạnh, thúc đẩy các mối quan hệ nước ngoài.
Về mặt tiêu cực
Một chương trình thực hiện công bằng không hiệu quả sẽ không khuyến khích sản xuất đầu tư.
Thật vậy, nếu y tế được đảm bảo công bằng mà bác sĩ yếu kém về chuyên môn, chất lượng dịch vụ y tế không được cải thiện, tức là y tế cơ sở kém hiệu quả, không tạo động lực thúc đẩy cán bộ y tế làm việc, khó tiếp cận với các cơ hội đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Ngoài ra, trong việc thực hiện công bằng sẽ có một số hàng hóa y tế không đến tay người nghèo vì mục đích trục lợi của một số cá nhân.
Hậu quả của sự không công bằng
Bất công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế, các chi phí đắt đỏ, và sự mất lòng tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tạo nên một mối đe dọa với ổn định xã hội.
Bất công bằng dẫn đến sức khỏe của cộng đồng kém, sức lao động giảm, năng suất lao động giảm, kinh tế xã hội giảm.
Gây lãng phí chi tiêu công
Không đảm bảo phúc lợi xã hội
Phân hóa giàu nghèo
1.3 Sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hoá y tế
1.3.1 Thông tin bất cân xứng
1.3.1.1 Khái niệm
Là tình trạng khi giao dịch trên thị trường mà một bên nào đó tham gia có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính, thông tin của sản phẩm đang được giao dịch.
Theo Stinglizt và Akerlof thì vấn đề thông tin có thể gây ra sự sụp đổ của toàn bộ thị trường, hoặc đưa thị trường vào tình huống lựa chọn ngược đối với các sản phẩm chất lượng thấp.
Hình 1.1: Thông tin bất cân xứng làm cho tiêu dùng hàng thấp hơn mức
tối ưu xã hội
Hình 1.2: Thông tin bất cân xứng làm cho tiêu dùng hàng hoá vượt mức tối ưu xã hội.
Chênh lệch thông tin bao gồm những vấn đề chủ yếu sau :
Thông tin không đầy đủ
Thông tin không chính xác
Thông tin không thể thu thập
Thông tin bị che dấu
Hậu quả của thông tin bất cân xứng
Lựa chọn nghịch
Diễn ra trước khi giao dịch
Hàng hóa tốt bị hàng kém chất lượng đẩy khỏi thị trường.
Tâm lý ỷ lại
Xảy ra sau khi giao dịch
Cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra.
1.3.1.2 Thông tin bất cân xứng trong cung cấp hàng hóa y tế
Xuất hiện thông tin bất cân xứng giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế, thầy thuốc) quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “ cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “cung quyết định cầu”.
Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng phương pháp nào, điều trị bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa phương pháp điều trị.
Bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị. Do vậy, hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Điều nguy hiểm cho người bệnh là có thể bị bóc lột. Dựa vào giá biểu điều trị và phương pháp sẽ được sử dụng để tính tiền, bác sĩ có thể kiếm lời bằng cách tạo ra nhu cầu giả cho các dịch vụ của chính mình.
Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế. Vì vậy, chính phủ phải có vai trò hạn chế những thất bại về thông tin của thị trường.
Do không có được những thông tin chính xác trong thị trường hàng hóa mình cần nên người bệnh có thể có những quyết định không chính xác cho sự lựa chọn của mình. Hàng hóa y tế lại là hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu khác. Khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải khám chữa bệnh. Đây là đặc điểm không giống các loại hàng hóa khác. Người bệnh trao “niềm tin” cho bác sĩ, tin tưởng vào những người thầy thuốc có chuyên môn, tay nghề cao nên bệnh nhân có thể bị lợi dụng. Cũng do thông tin bất cân xứng gây ra, người bệnh sẽ phải chịu mua thuốc ở mức giá cao. Ba nguyên nhân khiến người bệnh nước ta phải chịu mức giá thuốc quá cao là :
- Sự bất cập trong cơ chế quản lý họat động kinh doanh dược phẩm.
- Thiếu thông tin thị trường
- Sự yếu kém của công nghệ sản xuất trong nước dẫn đến độc quyền giá.
1.3.2 Ngoại tác
1.3.2.1 Khái niệm
Ngoại tác là phần lợi ích hoặc chi phí, gắn với dạng hoạt động cụ thể hoặc là yếu tố sản xuất, mà những người ngoài nhận được.
1.3.2.2 Phân loại
Ngoại tác tích cực
Đó là khi hành động của một người mang lại lợi ích cho người khác, tức là những diện tích mà người nhận không mất tiền mua.
Trong việc cung cấp hàng hóa y tế, ngoại tác tích cực thể hiện ở những vấn đề sau:
Khi có công bằng trong cung cấp hàng hóa y tế, mọi người, mọi nhà được tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách dễ dàng hơn, nâng cao sức khỏe người dân, tăng nguồn nhân lực cho nền kinh tế phát triển.
Phúc lợi, an sinh xã hội được nâng cao, từ đó tạo ra một chế độ xã hội tốt đẹp, góp phần vào quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài.
Công bằng trong y tế giúp giải quyết vấn đề về bệnh dịch tràn lan, giảm chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó còn tạo được một nguồn lao động khỏe mạnh, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, quy mô nền kinh tế được mở rộng.
Ngoại tác tiêu cực
Là hành động của một cá nhân hoặc công ty gây tác hại cho cá nhân hoặc các công ty khác.
Trong việc cung cấp hàng hóa y tế cũng xuất hiện một vài ngoại tác tiêu cực, ví dụ như :
- Trong các đợt trợ cấp cho người nghèo, do tham nhũng cửa quyền của một số cán bộ quản lý và những người thực hiện mà những người nghèo không được nhận thật sự đầy đủ những hàng hóa y tế mà họ đáng ra có thể nhận được. Điều này làm thất thoát ngân sách Nhà Nước trợ cấp cho y tế, gây nên sự bất công bằng trong xã hội, những người nghèo này nay còn nghèo hơn.
- Ngoài ra có sự phân biệt đối xử giữa người mua trả tiền và người mua được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước. Những người trả tiền sẽ được ưu tiên giải quyết các dịch vụ khám chữa bệnh trước. Như vậy gây nên sự thiếu công bằng trong quá trình cung cấp hàng hóa y tế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CUNG CẤP HÀNG HOÁ Y TẾ Ở VIỆT NAM
2.1 Hệ thống y tế
Một hệ thống y tế hoàn chỉnh được hình thành bao gồm nhiều lĩnh vực: phòng bệnh, chữa bệnh – phục hồi chức năng, bảo hiểm y tế, y học cổ truyền, sản xuất cung ứng dược phẩm, thiết bị y tế, đào tạo huấn luyện, truyền thông giáo dục sức khỏe.
Mạng lưới y tế trải rộng hắp nơi: từ Trung ương, tỉnh – thành, huyện – quận đến xã – phường, thôn – bản, các cơ quan, xí nghiệp, trường học.
Đến nay cả nước có: 956 bệnh viện, 75 khu điện dưỡng – phục hồi chức năng, hơn 1000 phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh khu vực, hơn 10000 trạm y tế xã và y tế cơ quan, 30 Viện, phân viện, 5 trung tâm nghiên cứu chuyên khoa, 7 trường đại học và cao đẳng, 60 trường trung học y tế. Hệ thống cung ứng dược gồm: 1 tổng công ty, 150 doanh nghiệp nà nước, 24 doanh nghiệp liên doanh, 220 doanh nghiệp tư nhân, 5100 nhà thuốc tư nhân, 8800 đại lý thuốc tuyến xã. Hệ thống cung ứng thiết bị y tế gồm: 1 tổng công ty, 8 doanh nghiệp Nhà nước, 3 doanh nghiệp liên doanh, 65 công ty vật tư thiết bị y tế.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh phân bổ chưa hợp lý, tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện tuyến trên khá nặng nề. Có nơi một tỉnh miền núi có 8 bệnh viện cả chuyên khoa lẫn đa khoa trong khi tỉnh khác chỉ có duy nhất một bệnh viện đa khoa và chỉ đạt bình quân 9,3 giường bệnh/ 10000 dân, thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung cả nước là 16 giường/ 10000 dân. Đó là chưa kể tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế rất thiếu, không đồng bộ và cũ nát, làm cho hiệu quả việc khám chữa bệnh kém.
2.2 Công tác khám chữa bệnh
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở các tuyến (đặc biệt là ở tuyến trung ương và ở các thành phố) đã cơ bản đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Nhiều kỹ thuật y học mới đã được thực hiện thành công
Các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo :
Công bằng thường đi đôi với đạo đức, đạo đức y tế đòi hỏi trách nhiệm cao của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, ứng xử với người nghèo cũng như người giàu.
Xét về tổng thể người giàu vẫn được hưởng lợi nhiều hơn nguồn hỗ trợ của Nhà nước cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe so với người nghèo mặc dù chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã hướng vào người nghèo nhiều hơn trong những năm gần đây.
Ở Việt Nam ta, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo còn gặp nhiều khó khăn do chưa có nguồn ngân sách dành riêng cho khám chữa bệnh người nghèo. Hiện nay đã có nhiều hình thức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trong đó cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo là hình thức có tính ưu việt nhất. Với hình thức này, cơ quan bảo hiểm y tế cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo bằng ngân sách nhà nước từ Quĩ xóa đói giảm nghèo, người bệnh nghèo được khám chữa bệnh như hình thức Bảo hiểm y tế bắt buộc. Ngoài ra các hình thức cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, cấp sổ ngưới nghèo cũng được áp dụng ở nhiều địa phương. Một hình thức khám chữa bệnh miễn giảm phí nữa tương đối phổ biến ở hầu hết các bệnh viện là đơn xin miễn giảm phí do địa phương chứng nhận.
Mặt khác, do kinh phí hạn hẹp nên thực tế số người nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí vẫn còn ít và khác nhau giữa các tỉnh. Trạm y tế xã là nơi người nghèo thường hay sử dụng nhất khi cần phải khám chữa bệnh nhưng hầu hết lại không được miễn giảm phí khám chữa bệnh ở tuyến xã. Đây cũng chính là một số hạn chế việc sử dụng y tế ở tuyến cơ sở. Đối với cơ sở y tế tuyến trên, mặc dù được miễn giảm phí nhưng thực tế người nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn do vẫn phải chi trả cho các chi phí khám chữa bệnh gián tiếp như ăn uống, đi lại. Do vậy, nhiều người nghèo được hưởng chế độ miễn giảm phí khám chữa bệnh nhưng vẫn không đến được cơ sở y tế.
Theo thống kê của bộ y tế, tuyến y tế cơ sở là nơi đem lại lợi ích nhiều hơn cho người nghèo; các dịch vụ dự phòng và chăm sóc thai sản có tính “hướng nghèo” cao nhất, các dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và phục hồi chức năng xảy ra nhiều bất công bằng nhất : bệnh nhân nghèo khi đi khám chữa bệnh ( nội trú và ngoại trú) được hỗ trợ thông qua hình thức miễn giảm là chính, tỷ lệ được bảo hiểm y tế thanh toán còn thấp, và được hỗ trợ khi đi khám chữa bệnh ngoại trú thấp hơn khám chữa bệnh nội trú; gánh nặng chi phí y tế chủ yếu do nằm viện và ở người nghèo lớn hơn người giàu; nhóm cận nghèo có tỷ lệ tự chi trả chi phí khám chữa bệnh nội trú cao nhất; các chính sách hỗ trợ người nghèo đã được các địa phương tích cực thực hiện song tỷ lệ “không bao phủ” hết còn tương đối cao.
Chất lượng chăm sóc y tế và viện phí :
Chất lượng chăm sóc y tế cho người nghèo kém hơn so với chất lượng của các bệnh nhân trả tiền. Ngày nằm viện của các bệnh nhân được miễn phí dài dơn số ngày nằm viện của những bệnh nhân trả tiền. Ngược lại, chi phí khám chữa bệnh cho các bệnh nhân này thấp nhất ở các địa phương. Trong khi đó, chi phí cho thuốc chiếm chủ yếu trong khi chi phí khám chữa bệnh. Do đó, những bệnh nhân này có thể đã được chữa bệnh với số lượng thuốc ít hơn và rẻ hơn so với những bệnh nhân trả tiền. Viện phí được xem như món tiền của người bệnh tự chi trả trực tiếp cho các cơ sở y tế sau khi “mua” các dịch vụ y tế. Khoản tiền này thường là khá lớn, vượt khả năng chi trả của các gia đình nghèo, nên sau khi chi trả như vậy, người nghèo thường sẽ nghèo hơn, và người thuộc tầng lớp trung lưu sẽ nhiều khả năng rơi xuống tầng lớp nghèo. Vì vậy, viện phí được xem như là “bẫy nghèo đói”.
Một xu thế hiện nay khá phổ biến ở các bệnh viện là các bệnh viện (trừ các bệnh viện ở miền núi, nơi đại bộ phận là đồng bào dân tộc thiểu số được chính sách nhà nước hỗ trợ) đang có xu thế coi trọng nguồn thu là viện phí. Theo số liệu kiểm tra bệnh viện hàng năm của Bộ Y tế, thì tỷ trọng viện phí trong tổng số ngân sách của khối bệnh viện chiếm 32.8% (2000), 35.7% (2002) và 56.5% (2003). Theo một thống kê cuả Bộ Y tế, khoảng 73% tổng số tiền chi trả cho y tế Việt Nam ở giai đoạn hiện nay có được do người bệnh chi trả trực tiếp khi điều trị.
Trên thực tế, công bằng và hiệu quả vốn mâu thuẫn nhau, hiện nay chính sách thu viện phí và cơ chế kinh tế thị trường đã đặt đồng tiền giữa người phục vụ là nhân viên y tế và người phục vụ là người bệnh. Nạn thu phí ngầm vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Chưa có những quy chế chặt chẽ để đảm bảo người bệnh được tôn trọng, phục vụ chu đáo và người thầy thuốc, các nhân viên y tế ph