Tiểu luận Hàng rào phi thuế quan (NTBS) ở Việt Nam trên con đường hội nhập & phát triển

Từ năm 1986 Đảng và nhà nước ta đã thực hiện quản lý quá trình chuyển đổi từ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tương đối đóng sang một nền kinh tế với thương mại mở cửa và các quy luật thị trường , định hướng sự vận động của các nguồn lực trong nền kinh tế. Tự do hoá thương mại là một đặc trưng chủ yếu của quá trình chuyển đổi này. Từ đó đến nay, hoà vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá thương mại, Việt Nam ,theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quyền ,các bên cùng có lợi, đã có quan hệ buôn bán với 165 nước trên thế giới, ký hiệp định thương mại song phương với 72 nước (trong đó có Hoa Kỳ), trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và thế giới như IMF, WB, ADB ( 1992), ASEAN (1995) APEC (1998) , AFTA. và đang tiến hành đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong quá tình hội nhập đó, sự tồn tại dai dẳng các hàng rào phi thuế quan là một trở ngại lớn đối với Việt Nam bởi vì một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào xu hướng tự do hoá thương mại là cắt giảm tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan này. Vì vậy việc xem xét các hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng taị Việt Nam, nghiên cứu những hạn chế của chúng cũng như đưa ra giải pháp nhằm dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan này là một yêu cấp cấp thiết đối với chúng ta hiện nay trong quá trình thực hiện các chương trình hội nhập kinh tế lớn như: Thực hiện CEPT/ AFTA, hiệp định thương mại Việt-Mỹ và gia nhập WTO. Đó cũng là những vấn đề mà em muốn đề cặp trong phạm vi tiểu luận này. Tiểu luận gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam. Chương II: Những mặt hạn chế của các hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam Chương III: Thuế quan hoá - một biện pháp tích cực nhằm dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.

doc35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6265 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hàng rào phi thuế quan (NTBS) ở Việt Nam trên con đường hội nhập & phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 2 Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTBs) ở Việt Nam 4 1. Những hàng rào phi thuế quan hiện đang được áp dụng ở Việt Nam 4 2. Những mục tiêu dự kiến của các hàng rào phi thuế quan 16 3. Mâu thuẫn giữa hàng rào phi thuế quan với các qui định khác 20 Chương II: Những hạn chế của hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam 23 I. Biến động giá cả 23 2. Lãng phí trong nhập khẩu 23 3. Năng suất và chất lượng giảm sút 24 4. Tăng chi phí 24 5. Những doanh nghiệp tư nhân nhỏ chịu thiệt thòi 25 Chương III. Thuế quan hoá - Một giải pháp tích cực nhằm dỡ bỏ NTBs 28 1. Ưu điểm của thuế quan 28 2. Vì sao hệ thống thuế quan tốt hơn nhiều nhưng Việt Nam vẫn sử dụng NTBs 30 3. Làm thế nào để chuyển NTBs sang hệ thống thuế quan 31 Lời kết 38 Danh mục Tài liệu tham khảo 39 LỜI NÓI ĐẦU T ừ năm 1986 Đảng và nhà nước ta đã thực hiện quản lý quá trình chuyển đổi từ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tương đối đóng sang một nền kinh tế với thương mại mở cửa và các quy luật thị trường , định hướng sự vận động của các nguồn lực trong nền kinh tế. Tự do hoá thương mại là một đặc trưng chủ yếu của quá trình chuyển đổi này. Từ đó đến nay, hoà vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá thương mại, Việt Nam ,theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quyền ,các bên cùng có lợi, đã có quan hệ buôn bán với 165 nước trên thế giới, ký hiệp định thương mại song phương với 72 nước (trong đó có Hoa Kỳ), trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và thế giới như IMF, WB, ADB ( 1992), ASEAN (1995) APEC (1998) , AFTA... và đang tiến hành đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong quá tình hội nhập đó, sự tồn tại dai dẳng các hàng rào phi thuế quan là một trở ngại lớn đối với Việt Nam bởi vì một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào xu hướng tự do hoá thương mại là cắt giảm tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan này. Vì vậy việc xem xét các hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng taị Việt Nam, nghiên cứu những hạn chế của chúng cũng như đưa ra giải pháp nhằm dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan này là một yêu cấp cấp thiết đối với chúng ta hiện nay trong quá trình thực hiện các chương trình hội nhập kinh tế lớn như: Thực hiện CEPT/ AFTA, hiệp định thương mại Việt-Mỹ và gia nhập WTO. Đó cũng là những vấn đề mà em muốn đề cặp trong phạm vi tiểu luận này. Tiểu luận gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hàng rào phi thuế quan (NTB) ở Việt Nam. Chương II: Những mặt hạn chế của các hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam Chương III: Thuế quan hoá - một biện pháp tích cực nhằm dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.. Em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Quang Minh giảng viên môn Quan hệ kinh tế quốc tế - người đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành tiểu luận này. Vì thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận không tránh khỏi sai sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn Hà Nội tháng 4 _ 2001 Sinh viên thực hiện Bùi Mạnh Tuân CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN Ở VIỆT NAM Các hàng rào phi thuế quan (NTBs) vẫn còn là một điểm nổi bật trong chính sách thương mại ở Việt Nam. Các hạn chế về số lượng hoặc các chỉ tiêu phân bổ ngoại tệ và nhiều biện pháp hành chính khác nhau được áp dụng để kiểm soát, quản lý và hạn chế nhập khảu một số chủng loại hàng hoá. Sự tồn tại dai dẳng của những hàng rào phi thuế quan này trái ngược với những biện pháp mà chính phủ thực hiện nhằm cải thiện chất lượng của chế độ thương mại. Các hạn chế về số lượng là các hàng rào thương mại ở trình độ thấp. Tác động của nó không được minh bạch, thu nhập hay lợi tô sẽ rơi vào người nắm giữ hạn ngạch ưu đãi , mức độ bảo hộ không hiển thị rõ ràng và sự cách ly khỏi sức ép của thị trường có thể ở mức tuyệt đối. Do mức độ bảo hộ là không rõ ràng nên rất khó xây dựng được chương trình tự do hoá thương mại. Bảo hộ dựa trên thuế quan là xuất phát điểm cho một chường trình tự do hoá và một cơ chế giảm bớt sự bảo hộ theo phương thức tiến hành từng bước và dễ nhận biết. Mặc dù những lợi thế của hệ thống thuế quan là rõ ràng song hàng rào phi thuế quan vẫn tiếp tục được sử dụng ở Việt Nam, có lẽ bởi vì người ta cho rằng hàng rào phi thuế quan có thể giúp đạt được những mục tiêu mà hệ thống thuế quan không có khả năng thực hiện được . Một đặc điểm hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam là chúng đôi khi được áp dụng cho nhiều mục tiêu. Bước đầu tiên việc thiết kế một chiến lược để bãi bỏ dần hay rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan là xác định các biện pháp hiện đang được áp dụng và những mục tiêu cơ bản mà những biện pháp này cần đạt được. Đây chính là mục đích của chương này. 1. Những hàng rào phi thuế quan hiện đang được áp dụng ở Việt Nam Bảng 1 tóm lược một loạt các hàng rào phi thuế quan được áp dụng ở Việt Nam. Bảng này được dựa trên nghiên cứu về các biện pháp phi thuế quan (trong đó hàng rào phi thuế quan là bộ phận ) do McCarty tiến hành năm 1999 nhằm phục vụ cho văn phòng Chính phủ. Nghiên cứu này phân loại các biên pháp dựa theo phân loại các biện pháp kiểm soát thương mại của hội nghị liên hợp quốc về mậu dịch và phát triển (UNCTAD). Bảng 1: Dựa trên định nghĩa trong đó hàng rào phi thuế quan là các hành động của chính phủ (thông qua luật hoặc biện pháp hành chính) có tác dụng làm thay đổi các khuyến khích đối với sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hoá có thể thương mại ( hoặc ngoại thương ) được . Tất cả các hàng rào phi thuế quan được liệt kê trong bảng 1 tạo ra sự bất đồng về thương mại giữa Việt Nam và các nước khác, tuy nhiên hạn chế về số lượng (QRs) đối với hàng hoá nhập khẩu ( và các biện pháp khác như quá trình phân bổ và cấp giấy phép nhập khẩu hỗ trợ cho hệ thống hạn chế về số lượng) và các biện pháp về phân bổ ngoại tệ có lẽ là những rào cản thương mại lớn nhất. Các hạn chế về số lượng (QRs) ( Có thể phân chia các sản phẩm chịu hạn chế về số lượng ra thành 3 nhóm chính: -Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện bao gồm: +Những hàng hoá nêu trong Nghị định 57/1998/NĐCP là những hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện. +Các sản phẩm bổ sung theo qui định của Quyết định 254/1998/QĐ-TTg -Hàng hoá chịu sự quản lí chuyên ngành của các bộ chủ quản. -Hàng hóa bị cấm nhập khẩu và xuất khẩu. Phạm vi ảnh hưởng của các hạn chế về số lượng (QRs) QRs được xác định theo mức phân loại sản phẩm tương đối cụ thể. Các số liệu về sản xuất và nhập khẩu ở Việt Nam thường được đưa ra ở mức gộp kiến cho các ước tính phạm vi ảnh hưởng cuả NTPs ( tính theo tỷ lệ sản xuất hay nhạp khẩu của các mặt hàng chịu ảnh hưởng) gặp khó khăn. Tuy nhiên số liệu quốc gia về nhập khẩu và bảng cân đối liên ngành mới nhất có thể dùng làm cơ sở để ước tính phạm vi ảnh hưởng của NTPs. Biểu 1.2 : Phạm vi nhập khẩu bị hạn chế về số lượng (Nguồn : IEDB, tính toán của CIE) Biểu đồ 1.2 cho thấy xấp xỉ 40 % hàng hoá nhập khẩu phải chịu hạn chế về số lượng . Những con số này dựa trên cơ cấu nhập khẩu năm 1996, còn quy định về nhập khẩu lại là của năm 1999. Phần lớn số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá quy định trong Nghị định 57 và thuộc dạng nhập khẩu có điều kiện ( hoặc cấm nhập trong trường hợp thuốc lá điếu mặc dù vào năm 1996 , một khối lượng đáng kể thuốc lá điếu đã được nhập). Quyết định 254 vào năm 1999 đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng thêm 5 %. Quản lý chuyên ngành ảnh hưởng đến 13 % tổng nhập khẩu. Tuy nhiên con số ước tính này nhiều khả năng có sai số tương đối lớn. Các hạn chế về số lượng gây ra những méo mó thương mại khi áp dụng đối với nhập khẩu một số loại hàng hoá . Bởi vậy nên những ước tính về phạm vi ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan thường bị thấp hơn giá trị thực sự nếu như các tính toán sử dụng số liệu thực tế. Nếu tiến hành tính toán phạm vi ảnh hưởng của NTBs đưa vào giả định hoạt động thương mại trong điều kiện hoàn toàn tự do (điều không có trên thực tế) thì phạm vi này chắc còn lớn hơn nhiều. Số liệu trên không bao gồm những ảnh hưởng của một loạt các NTBs khác như kiểm soát ngoại tệ và kiểm soát tín dụng. Các NTBs khác có tác động không thể dự đoán trước được và không đồng đều đối với các hàng hoá. Do đó khó thực hiện những phân tích những ý nghĩa về phạm vi ảnh hưởng của NTBs . Tuy nhiên có thể kết luận phạm vi ảnh hưởng thực tế của NTBs ở Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều nếu tính đến những rào cản này . Như trong ví dụ được thảo luận ở phần tới. Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng bị hạn chế bằng các kiểm soát được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng. Trong năm 1996 , các hàng hoá tiêu dùng vẫn chưa bị kiểm soát số lượng một cách rõ nét chiếm khoảng 1/4 lượng nhập khẩu. Nếu tất cả mặt hàng này mà chịu sự hạn chế về số lượng thì phạm vi ảnh hưởng của NTBs được ước tính ở mức trên 60 %. Biểu đồ 1.3 cho thấy ảnh hưởng của QRs tính theo mức độ sản xuất hàng hoá. Số liệu về sản xuất dựa trên cân đối liên ngành năm 1996 của Việt Nam. Khoảng 24 % sản xuất hàng hoá nhận được từ bảo hộ của QRs. Phạm vi ảnh hưởng tính theo tổng giá trị sản xuất (hàng hoá và dịch vụ) chiếm khoảng 15 % những con số này phần nào phản ánh tỷ trọng cao của nông nghiệp và quy mô sản xuất nhỏ bé đối với chủng loại hàng hoá được bảo hộ như xăng dầu và phân bón. Việc phân loại theo bảng I/O được thực hiện ở mức độ gộp rất cao và do vậy khó xác định riêng rẽ các mặt hàng thuộc quy định 57 và 254. Hơn nữa do có khả năng phóng đại phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của NTBs do một số ngành cũng sản xuất không phải chịu hạn chế về số lượng . Tuy nhiên sự phóng đại này không còn nữa như tính đến ảnh hưởng của các hàng rào phi thuế quan khác như quản lý chuyên ngành và kiểm soát ngoại tệ. Để có khái niệm về mức độ ảnh hưởng , kiểm soát quản lý chuyên ngành đối với nhập khẩu của các sản phẩm như động vật sống, dược phẩm, thuốc trừ sâu, các hoá chất hữu cơ, các ấn phẩm và thiét bị truyền thanh có phạm vi tác dộng là 5 % tổng sản xuất hàng hoá và dịch vụ hay 8 % tổng sản xuất hàng hoá. Bảng 1.3 : Sản xuất hàng hoá chịu ảnh hưởng của các hạn chế về số lượng Nguồn số liệu: GSO (1999a), tính toán của CIE Phân bổ ngoại tệ Quyết định 254 yêu cầu hàng hoá tiêu dùng và nhiều nguyên liệu nhập (hợp kim thép, nguyên liệu thô PVC, thanh nhôm và cấu trúc nhôm) phải do thuế , phụ htu và các phương thức tanh toán khác nhau điều tiết, trong thực tế, điều này có nghĩa là các ngân hàng không được phép phát hành thư tín dụng trả chậm để nhập khẩu những hàng hoá này. Các nhà nhập khẩu các mặt hàng này phải có đủ vốn ngay để trang trải cho các hàng hoá này. Điều này đặt ra một trở ngại đối với các công ty có vốn lưu động nhỏ. Các công ty nhỏ, của tư nhân có khả năng trong diện này, các yêu cầu về bán ngoại tệ cho ngân hàng làm tăng thêm khó khăn cho các công ty đang gập phải khó khăn trong việc tiếp cận đến vốn dùng để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và các loại hàng hoá khác. Ngoài hạn chế về thư tín dụng trả chậm, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang khuyến khích các ngân hàng thương mại hạn chế tiếp cận ngoại tệ dùng cho việc nhập khẩu hàng hoá trong nước đã sản xuất thay thế được. Điều này dẫn đến mức độ tuỳ ý cao trong việc phân bổ ngoại tệ tạo nên một NTB rất không minh bạch. Kết quả là chỉ những doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn mới có khả năng tiếp cận ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đó. Không những điều này tăng sự bảo hộ đối với nhung xnhà sản xuất trong nước mà còn gây bất lợi cho những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực tư nhân có ít ảnh hưởng đối với hệ thống ngân hàng. Có các tín hiệu trái ngược nhau về những kiểm soát . Một số công ty cho rằng chúng chẳng qua chỉ là một sự giám sát , sự vận động của ngoại hối và không thực sự tạo ra rào cản nào cả. Nhưng các công ty khác thì phải lựa chọn giữa mua trong nước và nhậpkhẩu các sản phẩm giấy, thép, xi măng và một số hàng hoá khác đã cho biét rằng các rào cản dựng nên đối với họ trong việc mua ngoại tệ là quá lớn nên họ phải quay sang các nguồn cung cấp trong nước. Các NTBs khác Nhóm NTBs quan trọng khác là các biện pháp tương tự htuế quan trong phan loại của UNCTAD. ở Việt Nam những biện pháp này bao gồm : vụ thu hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng( đặc biệt, có nhữnh miễn trừ cụ thể đối với những hàng hoá thể ngoại thương được). Tuy thuế tiêu thụ đặc biệt hay được đánh vào hàng xa xỉ phẩm trên danh nghĩa được áp dụng cho hàng hoá bất kể xuất xứ, những miễn giảm đặc biệt đối với những sản xuất trong nước có nghĩa là quy định này thực tế chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu. Việc sử dụng tối thiểu để định giá hàng nhập khẩu cũng thuộc vào nhóm NTBs này. Cơ quan hải quan báo cáo rằng số lượng hàng hoá nằm trong danh mục giảm từ 37 năm 1997 xuống còn 11 năm 1999. Các mặt hàng được bãi bỏ nếu phạm vi tác động của gian lận thương mại đối vpới hàng hoá đó thấp và nếu giá cả thị trường ổn định và do đó cơ quan Hải quan có thể dễ dàng đánh giá chính sác của giá báo trong hoá đơn nhạp khẩu. Hải quan công nhận rằng giá tối thiểu không phải là phương pháp phù hợp để xác định thuế nhập khẩu và đề nghị rằng luật hải quan phải được sửa đổi để đưa vào điều khoản phù hợp với quy định về giá của GATT. Thủ tục hải quan thực hiên chậm chạp và các quy trình nặng nề là một rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu, và do đó cũng cần nhận thấy rằng đã có mọt số biện pháp thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho việc xử dụng các đại lý hải quan (customs agents) . Điều này có lẽ là hợp lý vì các nỗ lực trong việc đẩy nhanh các thủ tục hải quan là đối nghịch với xu hướng dựa vào NTBs. 2. Các mục tiêu dự kiến của các hàng rào phi thuế quan: Bảng 1.1 mô tả các mục tiêu của các hàng rào phi thuế quan (NBTs) ở Việt Nam. Bảo hộ ngành công nghiệp trong nước là một mục tiêu chung xuyên suốt NTBs nhưng trong một số trường hợp NTBs có rất nhiều mục tiêu. Chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt về cơ bản là công cụ tăng thu ngân sách nhưng những miễn trừ đối với các nhà sản xuất trong nước làm cho nó trên thực tế trở thành thuế đánh thêm vào nhập khẩu để tăng sự bảo hộ đối với các nhà sản xuất trong nước. Những hạn chế về thư tín dụng trả chậm ban đầu cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề về nợ nước ngoài ngắn hạn, nhưng hiện nay đang được sử dụng để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và các hàng hoá khác. Trong trường hợp QRs nhiều hạn chế dường như được áp dụng nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo hộ, song tuỳ thuộc vào từng sản phẩm mà các mục tiêu khác lại là chính. Bảng trình bày chi tiết hơn các mục tiêu của các hạn chế về số lượng đối với với sản phẩm. Sự hiện diện của các hạn chế về số lượng trong thương mại phần nào là sản phẩm được thừa kế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà ở đó thương mại được quản lý nhằm đạt được cân bằng về tài chính và hiện vật trong nền kinh tế. Về mặt này, các hạn chế về số lượng đối với xăng dầu và phân bón có thể đuợc xem như một chỉ tiêu được phân bố cho việc nhập khẩu các sản phẩm để bảo đảm đủ cung cấp cho nền kinh tế hơn là các giới hạn trên được áp dụng bắt buộc đối với nhập khẩu. QRs đối với phân bón nói riêng được áp dụng như là phương tiện để bảo đảm cung cấp đủ phân bón ở mức giá ổn định chứ không phải là một biện pháp bảo hộ. Nếu như điều này dường như là đúng đối với trường hợp phân ure là loại phân bón Việt Nam có công suất sản xuất nhỏ, song những quy định cấm gần đây đối với nhập khẩu phân NPK tạo ra một sự bảo hộ đáng kể đối với các nhà sản xuất trong nước. QRs đối với xe máy tạo ra một lựa chọn chính sách lưỡng nan khá thú vị. Một mặt Việt Nam muốn khuyến khích phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong nước bằng cách bảo vệ ngành này khỏi canh tranh của hàng nhập khẩu. Mặt khác, Việt Nam muốn hạn chế số lượng xe máy ở Việt Nam do cơ sở hạ tầng đường xá kém. Đạt được một cách thoả đáng những mục tiêu mâu thuẫn với nhau như vậy dường như là một việc không thể làm được. Những hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng đối với các mặt hàng được quy định trong nghị định 57 có mục tiêu chủ yếu là bảo hộ trong trường hợp hạn chế về nhập khẩu có điều kiện áp dụng cho các mặt hàng được quy định trong quyết định 254, tuy mục tiêu nêu ra là đảm bảo cán cân thanh toán, song bảo hộ có lẽ là lý do cơ bản của các mặt hạn chế này. Các kiểm soát đối với hàng hoá chịu sự quản lý chuyên ngành của các bộ chủ quan và cấm nhập khẩu có mục tiêu da dạng, song tập trung chủ yếu vào bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và an toàn công cộng, Những mục tiêu này là cơ sở của các quy chế điều tiết của nhà nước ở nhiều nước, song để đạt được mục tiêu này thì có thể sử dụng các công cụ khác có hiệu quả cao hơn và ít tốn kém hơn so với các hạn chế về nhập khẩu. Các mặt hàng bị hạn chế  Mục tiêu   Hạn chế nhập khẩu có điều kiện    + Phân bón  - Bảo đảm cung cấp đủ tại mức giá ổn định - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước   + Xăng dầu  - Bảo đảm cung cấp đủ - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước - Bảo vệ môi trường   + Phương tiện xe mô tô gắn máy  - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước - Bảo vệ môi trường   + Các mặt hàng quy định trong nghị định 57  - bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước   - Các mặt hàng quy định trong quyết định 154  - Cán cân thanh toán - Bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước   Hạn chế quản lý chuyên ngành    - Các chất hoá học (Bộ Công nghiệp)  - An toàn cho mọi người   - Động vật hoang dã, động thực vật giống, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn động vật  - Sức khoẻ dân chúng - Bảo vệ môi trường - Kiểm soát cách ly   - Dược phẩm (Bộ Y tế)  - Sức khoẻ mọi người   - Giống thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản và chất hoá học bảo vệ môi sinh dưới nước (Bộ thuỷ sản)  - Sức khoẻ mọi người   - Các ấn phẩm, các tác phẩm điện ảnh, các phương tiện truyền thông audio và video (Bộ Văn hoá)  - Bảo vệ các giá trị văn hoá   Hạn chế quản lý chuyên ngành    - Tjiết bị chống áp suất, thang máy và các vật liệu nổ (Bộ LĐ TBXH)  - Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp   - Các thiết bị ngân hàng (NHNN Việt Nam)  - Các tiêu chuẩn kỹ thuật   - Thiết bị truyền sóng, thu và phát sóng radio (Tổng cục Bưu chính Viễn thông)  - Bảo trì bảo dưỡng hoà nhập mạng lưới thông tin viễn thông   Hàng hoá cấm    - Vũ khí đạn dược  - An toàn cho mọi người - An ninh quốc gia   - Các loại ma tuý  - Sức khoẻ cho mọi người - Nhiệm vụ quốc tế   - Chất hoá học độc hại  - An toàn xã hội và môi trường   - Các văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ  - Bảo vệ các giá trị văn hoá   - Pháo các loại và đồ chơi trẻ em  - An toàn xã hội   - Thuốc lá điếu  - Sức khoẻ xã hội - Bảo hộ   - Hàng tiêu dùng và phụ tùng xe ô tô và mô tô đã qua sử dụng  - Bảo vệ môi trường - Trường hợp quản lý (định hía) - Hình ảnh quốc gia - Bảo hộ   - Phương tiện tự hành tay lái nghịch  - An toàn xã hội   3. Mâu thuẫn giữa NTBs với các quy định khác. Ở Việt Nam, để đạt được các muc tiêu cụ thể, Chính phủ sử dụng nhiều công vụ. Do vạy việc bãi bỏ dần NTBs chỉ có tác dụng khi có những cải cách bỏ trợ đối với các quy định khác. Điều này nghĩa là việc bãi bỏ NTBs hạn chế hàng nhập khẩu vào một ngành cụ thể có thể không tạo ra sự phân bố lại nguồn lực nếu có một công cụ điều tiết khác sẽ lại được áp dụng. Thép là một ví dụ khác về sự tác động lẫn nhau giữa các chính sách. Được biết Ban Vật giá Chính phủ đã đặt ra việc kiểm soát giá tối thiểu đối với một số loại thép bởi vì công suất sản xuất mới sắp tới việc cạnh tranh trong nước sẽ rất gay gắt trong một số lĩnh vực - đặc biệt khi cầu đang xuống. Việc bãi bỏ các quy định cấm nhập khẩu đối với thép xây dựng có thể sẽ không làm tăng hiệu quả trong ngành sản xuất thép trong nước nếu giá tối thiểu làm hạn chế cạnh tranh ở thị trường trong nưóc. Cũng tương tự như vậy, đầu tư ở các lĩnh vực mới mở có thể không đuợc khuyến khích nếu giá tối đa hạn chế lợi nhuận của nhà sản xuất. Trong một số trường hợp, việc bãi bỏ NTBs có thể khiến một số quy định trở lên không cần thiết. Một số ví dụ tiêu biểu trong trường hợp này là phân bón, Nhập khẩu