Tiểu luận Hành vi tổ chức

Quản lý thực chất là làm việc với người khác và thông qua những người khác để đạt được kết quả mong muốn.Do vậy, những kiến thức và kỹ năng để làm việc và làm việc thông qua người khác đóng vai trò quan trọng trong quản lý.Con người là tài sản quý giá nhất của tổ chức. Khai thác tiềm năng con người là khả năng lớn nhất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Tuy vậy, vấn đề con người, quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa con người với tổ chức là những vấn đề các nhà quản lý hay gặp nhất và cũng phức tạp nhất.Con người trong tổ chức trước hết là cá nhân, sau đó họ được tập hợp trong nhóm và cao nhất là trong tổ chức. Quan hệ giữa cá nhân, tập thể và tổ chức là những quan hệ phức tạp và quan trọng nhất. Để hoạt động hiệu quả, các tổ chức cần phát triển kĩ năng của từng cá nhân với nhau hay còn gọi là kĩ năng con người. Theo Robbins (2003), hành vi tổ chức Ogranizational Behavior(OB) là một môn học nghiên cứu sự ảnh hưởng của hành vi cá nhân, nhóm và cấu trúc trong một tổ chức, sau đó áp dụng những kiến thức trên để giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Môn học hành vi tổ chức (OB) đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về khoa học nghiên cứu hành vi của tâm lý học, tâm lý xã hội và văn hóa nhân loại.

docx27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10974 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hành vi tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD: THẠC SĨ NGUYỄN VĂN THỤY NHÓM: 1A HOÀNG TRÚC MI  KD01   VŨ THỊ HỒNG NHUNG  KD01   NGUYỄN ÁI MINH PHƯƠNG  KD01   NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO  KD01   NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI  KD01   TP.HCM 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 ĐỊNH NGHĨA HÀNH VI TỔ CHỨC 3 TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA CÁC HỌC THUYẾT OB 4 CÁC LÝ LUẬN SƠ KHAI 4 CÁC HỌC THUYẾT CỔ ĐIỂN 5 CÁC HỌC THUYẾT QUAN HỆ CON NGƯỜI 9 NHỮNG NHÀ LÝ LUẬN KHOA HỌC HÀNH VI 13 HÀNH VI TỔ CHỨC HIỆN ĐẠI 17 SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT, MÔ HÌNH 21 CÁC NGÀNH BỔ TRỢ CHO LĨNH VỰC OB 24 KẾT LUẬN 25 ĐỊNH NGHĨA HÀNH VI TỔ CHỨC (OB) OB là một trong số những khái niệm mà nhiều nhà nghiên cứu đưa ra trên nhiều khía cạnh. Pugh (1971) cho rằng “OB is concerned with the study of the structure, functioning and performance of organizations, and the behavior of groups and individuals with them”. Theo quan điểm này, ta có thể hiểu Hành vi tổ chức nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và hiệu quả của tổ chức cũng như nghiên cứu cách ứng xử các nhóm và các cá nhân trong hoạt động. Khác với Pugh, Ivancrvich và Matteson (1998) đưa ra một định nghĩa rộng hơn: “ OB is about the study of human behavior, attitudes and performance within an organization setting; drawing on theory, methods, and principles from such disciplines as psychology, sociology and cultural anthropology to learn about individual perception, values, learning capabilities and actions while working with groups and within the total organization; analyzing the external environment’s effect on the organization and its human resources, missions, objectives and strategies” (tạm dịch là : “nghiên cứu về cách ứng xử của con người, thái độ và hiệu quả trong một cấu trúc tổ chức; đưa ra những học thuyết, phương pháp và nguyên tắc từ những lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học và văn hóa nhân loại để nghiên cứu về sự nhận thức của cá nhân, giá trị, khả năng nghiên cứu và hành động trong khi làm việc nhóm và trong toàn bộ tổ chức; phân tích tác động của môi trường bên ngoài đến tổ chức và nguồn nhân lực, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của tổ chức”). Theo hai nhà nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩ chung: Hành vi tổ chức là môn khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về các hành vi và thái độ của con người trong một tổ chức và sự tương tác giữa hành vi của con người với tổ chức. Sự nổi trội của hai định nghĩa trên là sự nhìn nhận OB như là: Một cách tư duy Một sự giao thoa của nhiều ngành học thuật Có một cái nhìn về chủ nghĩa nhân văn riêng biệt Định hướng thi hành Nhìn nhận môi trường bên ngoài là quan trọng Sử dụng phương pháp khoa học Có sự định hướng TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA CÁC HỌC THUYẾT VỀ HÀNH VI TỔ CHỨC Các lý luận sơ khai Những thảo luận của Adam Smith trong cuốn Wealth of Nations (tạm dịch:Tài nguyên quốc gia) xuất bản năm 1776 đề cập tới những lợi ích mà tổ chức và cộng đồng gặt hái được từ sự phân chia lao động. Luận đề chính của tác phẩm được căn cứ vào niềm tin rằng "mỗi con người đều chính thức bị thúc đẩy bởi tư lợi" mà điển hình là lòng ham muốn tài sản. Các động lực ích kỷ là căn cốt của các hành động của con người và tác giả đã tin tưởng rằng tính ích kỷ cá nhân đã dẫn tới sự an lạc xã hội rằng nếu mỗi người cố gắng làm lợi cho chính mình một cách đều đặn, không ngừng, thì sẽ dẫn tới sự thịnh vượng của quốc gia. Adam Smith còn cho rằng sự phân công lao động và tích lũy tư bản đã dẫn tới nền kỹ nghệ mới. "Một bàn tay vô hình" dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp lợi ích cho tập thể. Theo ông, phân chia lao động sẽ làm tăng khả năng sản xuất thông qua việc nâng cao kĩ năng và thế mạnh của người lao động, tiết kiệm thời gian. Bên cạnh Adam Smith, còn phải kể đến sự đóng góp của nhà toán học người Anh Charles Babbage trong việc phát triển lý thuyết phân chia lao động với tác phẩm mang tiêu đề On the Economy of Machinery and Manufactures (tạm dịch: Cơ sở Kinh tế của Máy móc thiết bị và Sản xuất) vào năm 1832. Charles là người đầu tiên đề xuất phương pháp tiếp cận có khoa học trong quản lý, ông rất quan tâm tới các mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân, và là một người góp phần tích cực đưa quản lý trở thành một bộ môn khoa học độc lập. Ông cũng đã bổ sung thêm vào những lợi ích thu được từ phân chia lao động mà Smith đã đưa ra trước đó: Tiết kiệm thời gian đào tạo công việc Giảm lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình đào tạo sản xuất Tăng trình độ chuyên môn Lưu ý cân xứng giữa kĩ năng làm việc, khả năng tự nhiên và công việc cụ thể Theo các nhà khoa học này, lợi ích của phân chia lao động nổi bật ở những tổ chức coi trọng tối đa việc nâng cao sản xuất và giảm thiểu lãng phí tài nguyên cũng như thời gian. Rất ít tổ chức không xem xét việc hướng đến yếu tố con người ở nơi làm việc. Các học thuyết cổ điển Thời kì kéo dài từ năm 1900 đến khoảng giữa thập niên 1930 là khoảng thời gian mà những học thuyết khái quát đầu tiên về quản lý bắt đầu hình thành với những người đóng góp quan trọng của Frederick Taylor, Henri Fayol, Max Weber, Mary parker Follet và Chester Barnard. Frederick Taylor: Taylor được coi như là cha đẻ của lý thuyết "Quản lý theo khoa học". Lý thuyết Quản lý theo khoa học dựa trên sự điều hành chặt chẽ đối với nhân công của người quản lý. Tầm quan trọng của lý thuyết này là tìm thấy cách phân công công việc tốt nhất. Ông nhấn mạnh vào việc lựa chọn đúng người cho từng công việc, huấn luyện họ thực hiện công việc đó một cách chính xác nhất, khen thưởng để khuyến khích họ. Những nguyên tắc khoa học về quản lý của Frederick Taylor bao gồm: Phân chia trách nhiệm về công việc từ công nhân đến nhà quản lý. Nhà quản lý là người lên kế hoạch và thiết kế công việc, công nhân chỉ là người thi hành các nhiệm vụ; Sử dụng những phương pháp khoa học để quyết định cách làm việc hiệu quả nhất, phân chia công việc cho công nhân một cách phù hợp, chỉ rõ cụ thể cách hoàn thành công việc; Chọn người giỏi nhất để thực hiện công việc theo kế hoạch; Huấn luyện nhân viên làm việc một cách hiệu quả; Giám sát công nhân nhằm đảm bảo quy trình làm việc thích hợp và từ đó sẽ đạt được kết quả tương ứng. Những yếu tố cơ bản trong lý thuyết của Frederick Taylor bao gồm: Người lao động được xác định rõ trách nhiệm/thẩm quyền một cách chính thức; Địa vị được đặt theo thứ bậc và quản lý theo chiều dọc (cấp dưới thuộc sự quản lý của cấp cao hơn); Lựa chọn kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn hay kinh nghiệm; Hoạt động và quyết định được ghi lại cho phép ghi nhớ và thực hiện liên tục; Quản lý có sự khác nhau dưới góc độ quyền sở hữu và cơ cấu tổ chức; Quản lý dựa trên nguyên tắc/chuỗi thủ tục cho phép dự đoán chắc chắn/xác thực hành vi. Cách tiếp cận khoa học của ông đòi hỏi phải có sự quan sát và sự đo lường chi tiết đối với công việc thường lệ nhất, nhằm tìm được cách làm việc tối ưu nhất. Kết quả đạt được khi áp dụng lý thuyết của ông khá ấn tượng, năng suất đã tăng một cách đáng kể. Frederick Taylor đã đặt nền móng cho kỹ thuật sản xuất hàng loạt, kỹ thuật này đã ảnh hưởng đến tư tưởng quan lý trong suốt nửa đầu thế kỷ XX. Ông là người đầu tiên nỗ lực phân tích một cách hệ thống hành vi làm việc của con người, là người mở đường cho quản lý học hiện đại vì ngoài khía cạnh kĩ thuật, ông đã chú ý đến nhiều khía cạnh khác của hoạt động quản lý. Henri Fayol: Qua tác phẩm chủ yếu “Quản lý công nghiệp và tổng quát” (Administration industrielle et générale) xuất bản năm 1949, Henri Fayol (người Pháp, 1841 – 1925) đã tiếp cận vấn đề quản lý ở tầm rộng hơn và xem xét dưới góc độ tổ chức – hành chính. Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó (trong công nghiệp) có thể vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác. Fayol là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của quá trình quản lý, cũng là năm chức năng cần thiết của một nhà quản lý, bao gồm: lên kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều phối và kiểm soát. Rất nhiều nhà quản lý vào thời kì đó cũng như ngày nay đã liệt kê ra những chức năng này như là yếu tố cốt lõi của các hoạt động. Ông phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6 nhóm công việc chính gồm: Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến); Thương mại (mua bán, trao đổi); Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn); An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên); Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống kê); Quản lý - điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra); Fayol cũng đề ra 14 nguyên tắc về quản lý để vận dụng linh hoạt: Phân công lao động phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết; Xác định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, đúng mức; Duy trì tốt kỷ luật trong đội ngũ, đảm bảo sự quy củ và tinh thần phục vụ; Đảm bảo sự thống nhất chỉ huy, chấp hành mệnh lệnh từ một trung tâm; Chỉ đạo nhất quán (theo một kế hoạch, một đầu mối); Xử lý hài hòa lợi ích, đảm bảo lợi ích chung cao nhất; Trả công thỏa đáng, công bằng, sòng phẳng; Tập trung quyền lực trong hệ thống tổ chức quản lý; Xác định rõ và ổn định hệ thống cấp bậc với chức trách rõ ràng; Đảm bảo trật tự trong hệ thống với vị trí xác định; Thực hiện công bằng trong quan hệ đối xử; Ổn định đội ngũ nhân sự và được bổ sung kịp thời; Khuyến khích tính sáng tạo, chủ động của mọi người; Xây dựng bầu không khí tập thể đồng thuận, đoàn kết nội bộ. Với nội dung nói trên, thuyết quản lý tổng hợp của Fayol có ưu điểm nổi bật là tạo được kỷ cương trong tổ chức. Song nó chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường lao động, đồng thời chưa đề cập đến mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp (với khách hàng, với thị trường, với đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước). Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan trọng của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng việc hợp lý hóa lao động vừa quan tâm cao đến hiệu lực quản lý, điều hành. Max Weber: Max đã phát triển lý thuyết dựa trên quan hệ quyền lực, ông là người tiên phong trong việc nhìn công việc quản lý và hành vi tổ chức từ góc nhìn kết cấu. Lý thuyết của ông cũng được biết đến như là lý thuyết quan liêu trong quản lý. Ông đã miêu tả các dạng tổ chức lý tưởng và gọi nó là bộ máy quan liêu. Khái niệm “thể chế quan liêu” đây không phải là khái niệm quan liêu theo nghĩa xấu như nền kinh tế chính trị quan liêu, chủ nghĩa quan liêu, cũng không có nghĩa là thoát ly thực tế, chủ nghĩa giấy tờ, hiệu suất thấp… mà nó có nghĩa rằng tổ chức này tiến hành công việc quản lý thông qua chức vụ hoặc chức vị. Thể chế quản lý Hành chính trong lý tưởng nói đây không  phải là thể chế quan lý tốt nhất hoặc phù hợp với nhu cầu nào đó mà là một hình thức tổ chức thuần túy, không có ví dụ thực tế trong hiện thực, để phân biệt nó với các tổ chức mang các hình thái đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế, Weber đã từ những tổ chức mang hình thái đặc thù khác nhau tồn tại trong thực tế đó để rút ra 1 hình thái thuần túy nhằm thuận tiện cho sự phân tích về mặt lý luận. Weber cho rằng thể chế quan liêu là 1 tổ chức xã hội chặt chẽ hợp lý giống như 1 cỗ máy. Nó có những hoạt động chuyên nghiệp thành thạo, có quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, có quy chế thực hiện nghiêm khắc và quan hệ phục tùng theo cấp bậc, do đó trở thành một hệ thống kĩ thuật quản lý thể chế quan liêu được thể hiện. Những đặc điểm của mẫu hình quan liêu lý tưởng của Max bao gồm: Phân công lao động hợp lý và rõ ràng dẫn đến chuyên môn hóa cao, tinh thông nghề nghiệp; Sắp xếp các vị trí trong tổ chức theo một hệ thống thứ bậc về quyền lực, trong đó mỗi cấp dưới chịu sự kiểm soát của cấp quản lý cao hơn; mỗi chức vụ khác nhau có phạm vi thẩm quyền xác định; Có một hệ thống nội quy, thủ tục chính thức được viết bằng văn bản, chi phối các quyết định và hành động; Lựa chọn người một cách nghiêm ngặt, định hướng cho họ phát triển, đề bạt theo thành tích và thâm niên. Các đặc trưng của bộ máy quan liêu giúp cho tổ chức có thể kiểm soát và điều phối hành động của các thành viên. Đây là yếu tố then chốt để tạo ra hiệu quả và năng suất vượt trội của tổ chức quan liêu so với bất kỳ một loại tổ chức xã hội nào khác. Tuy nhiên, bộ máy quan liêu cũng tạo ra một sản phẩm đặc trưng gọi là "sự bị tha hóa". Nhìn chung, nhiều luận điểm cơ bản của các thuyết thuộc trường phái cổ điển vẫn mang giá trị lâu dài, được các thuyết tiếp sau bổ sung và nâng cao về tính xã hội và yếu tố con người cũng như về các mối quan hệ với bên ngoài tổ chức. 3. Các học thuyết về quan hệ con người Trong khi các nhà tư bản đầu thế kỉ XX đi theo những lý luận của Taylor, coi trọng việc làm thế nào để nâng cao năng suất, thì vài năm sau, họ lại đặc biệt quan tâm đến nhu cầu và động lực thúc đẩy của một nhân tố chính khác trong quá trình làm việc- đó là người lao động. Nghiên cứu thực nghiệm ở một nhà máy điện tại Chicago (Mỹ) năm 1942, người ta rút ra kết luận là việc tăng năng suất lao động không chỉ phụ thuộc các điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi... mà còn chịu sự chi phối bởi những động cơ tâm lý đối với hành vi của con người và bầu không khí trong tập thể lao động, với những quan hệ hợp tác - xung đột trong quá trình sản xuất. Tác phong xử sự và sự quan tâm của người quản lý đến tình hình sức khoẻ, hoàn cảnh riêng tư cùng những nhu cầu tinh thần của người lao động thường có ảnh hưởng lớn đến thái độ và kết quả lao động. Mary Parker Follet Một trong những người đi đầu về quan điểm “Con người mới thật sự là trung tâm của thế giới” là Mary Parker Follet. Từ đây mở ra cách nhìn “mối tương quan giữa người và người là nhân tố thúc đẩy lĩnh vực OB”. Follet cho rằng tổ chức nên được xây dựng trên cơ sở nhóm hơn là làm việc riêng lẻ từng cá nhân. Nhà quản trị cần biết cân đối và điều phối nguồn lực nhóm. Quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên là sự cộng tác. Do đó nhà quản trị cần tin tưởng nhiều hơn vào khả năng chuyên môn và trình độ của nhân viên hơn là cấp bậc bên ngoài của họ. Việc ra quyết định phải dựa trên mối quan hệ, hoàn cảnh và cấp dưới cảm thấy dự phần trách nhiệm. Như vậy, theo bà, một tổ chức có thể định ra tầm quan trọng của động cơ thúc đẩy và sự thống nhất trong nhóm, điều này đòi hỏi rất nhiều trong hoàn cảnh tổ chức hiện đại ngày nay. Chester Barnard Một nhà lý luận có tầm ảnh hưởng lớn đến quan điểm này là Chester Barnard. Barnard nhìn nhận tổ chức như một hệ thống xã hội, con người nên liên tục giao tiếp, liên lạc với người khác. Barnard cho rằng thành công của tổ chức trong thời kì hợp tác phát triển đến từ những yếu tố quyết định khác nhau như là, giữa nhân viên và đối tượng khác như khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung ứng và các tác nhân bên ngoài khác. Nhân viên sẽ tuân thủ mệnh lệnh nếu họ hiểu được những điều cấp trên truyền đạt và tin rằng đó là yêu cầu phù hợp với mục tiêu tổ chức, thấy được lợi ích thu được và phù hợp với năng lực cũng như sự cố gắng của họ. Do đó, bất kể hệ thống sản xuất xuất sắc tới đâu, Barnard nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động kết nối và phát triển kĩ năng cùng động cơ thúc đẩy nhân viên giúp tổ chức hiệu quả và thành công. Elton Mayo Elton Mayo được biết là người đề ra Thuyết quan hệ con người, nghiên cứu của ông bao gồm Những nghiên cứu Hawthorne và cuốn sách The Social problems of an Industrialised Civilization (1933) (Tạm dịch là: Những vấn đề xã hội của nền văn minh công nghiệp). Những nghiên cứu Hawthorne vào năm 1930 đã chỉ ra tầm quan trọng của nhóm ảnh hưởng tới hành vi cá nhân khi làm việc.Tuy nhiên, không phải Mayo là người đề ra các kinh nghiệm thực tiễn mà là hai người chủ của ông, Roethlisberger và Dickinson. Điều này đã giúp ông có những suy luận chắc chắn về cách quản trị hành vi. Ông đã thực hiện các cuộc khảo sát để thấy được cách cải thiện sản xuất, ví dụ như thay đổi điều kiện ánh sáng ở nơi làm việc.Bất cứ nơi nào mà những chỉ tiêu về hợp tác làm việc và sản lượng cao hơn thì chứng tỏ tầm quan trọng được xem trọng. Điều kiện tự nhiên hay sự khích lệ tài chính chỉ có một chút giá trị thúc đẩy động lực.Người ta sẽ xây dựng nhóm có thể được sử dụng cho lợi ích của tổ chức.Ông kết luận rằng phong cách làm việc của con người phụ thuộc vào cả hai thứ, trách nhiệm xã hội và nội dung công việc. Ông cho rằng một trạng thái căng thẳng giữa “lý luận cảm xúc” nhân viên và “lý luận chi phí và hiệu quả” của nhà quản trị có thể dẫn đến xung đột trong tổ chức. * Tóm tắt những nhận định của Mayo: Elton Mayo cho rằng đơn vị kinh doanh là một tổ chức xã hội.Bản thân nhân viên không thể bị cô lập mà cần được xem như thành viên của một nhóm. Con người có cả hai yếu tố tâm lý và xã hội cần được thỏa mãn. Động viên bằng tiền lương và điều kiện làm việc tốt ít quan trọng với một cá nhân hơn là việc được trở thành một phần của nhóm. Nhóm thoải mái và không chính thức tác động đến hành vi, thái độ của các nhân viên trong nhóm, từ đó làm thay đổi năng suất lao động. Nhà quản trị phải nhận ra những “nhu cầu xã hội” này và thoả mãn cho họ để đảm bảo rằng nhân viên cộng tác với tổ chức chính thức hơn là làm việc tương phản với nó. Một nhân vật góp phần vào việc cách mạng hoá suy nghĩ trong môi trường làm việc là Dale Carnegie.Cuốn sách của ông “How to win Friends and Influence peole” Đắc nhân tâm) là một điển hình hướng dẫn cho chuyên gia quản trị ngày nay. Chủ đề chính của ông xoay quanh phương pháp thành công thông qua hợp tác giữa con người. Ông khuyên: Làm người khác cảm thấy quan trọng nhờ vẻ ngoài chân thành những nổ lực của họ; Tìm cách gây ấn tượng tốt; Làm người khác đồng tình với mình bằng cách cứ để người đó nói, có sự đồng cảm và không bao giờ nói họ sai; Thay đổi người khác bằng cách tán dương điểm tốt của họ và cho họ cơ hội để giữ lấy thể diện. Abraham Maslow Người có công đóng góp tiếp theo có ảnh hưởng đến bộ mặt nhân bản của nhà quản trị trong môi trường làm việc là Abraham Maslow. Maslow đưa ra Tháp nhu cầu (nhu cầu vật chất - sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện bản thân) và nói rõ mỗi tầng của tháp đều phải được thoả mãn trước khi bước sang tầng tiếp theo, và khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa. Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu.Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Do đó, việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Nói cách khác, người lãnh đạo hoặc quản lý có thể điều khiển được hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận. Trong trường hợp ngược lại việc không giao việc cho nhân viên là cách thức giảm dần nhiệt huyết của họ và cũng là cách thức để nhân viên tự hiểu là mình cần tìm việc ở một nơi khác khi làm việc là một nhu cầu của người đó. Nhu cầu tự thể hiện là tầng cuối cùng của giá trị tồn tại con người. Nhà quản trị thừa nhận tháp nhu cầu này nỗ lực biến đổi tổ chức và hoạt động quản trị để giảm thiểu rào cản từ nhu cầu tự thể hiện của nhân viên. Douglas McGregor Ông cũng là một trong những nhà lý luận hoạt động tương quan giữa người với người nổi tiếng. Ông đã trình bày hai nhóm giả định- thuyết X và thuyết Y về con người tự nhiên.Thuyết X đặt ở cái nhìn tiêu cực của con người cho rằng phạm trù này có ít tham vọng, không thích làm việc, muốn trốn tránh trách nhiệm và cần được quản lý ch
Luận văn liên quan