- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hang đầu là
tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần
lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang
pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ
phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để dành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước
thường quy định không giống nhau về vấn đề này
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia
dựa vào tỉ lệ này.
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không
phải lợi tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư,
hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình,
do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật
tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3125 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng quản lý hoạt động dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng quản lý hoạt động
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
‘
THÀNH VIÊN:
1. HOÀNG THỊ NGỌC
2. NGUYỄN THỊ THU HIỀN
3. BÙI THỊ NGỌC TRANG
4. ĐẶNG HOÀNG ANH
5. PHẠM VĂN THỊNH
6. NGUYỄN ĐỨC TÙNG
2
7.
CHƯ ƠNG 1 . T ỔNG QUA N VỀ F DI
I. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ( FDI)
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.Khái niệm về FDI.
Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được
những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền
kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền
quản lý thực sự doanh nghiệp.
1.2 Các đặc điểm của FDI
- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hang đầu là
tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần
lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang
pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ
phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để dành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước
thường quy định không giống nhau về vấn đề này
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia
dựa vào tỉ lệ này.
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không
phải lợi tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư,
hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình,
do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật
tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý
2. Phân loại
2.1.Phân theo tính chất dòng vốn
a)Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một
công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các
quyết định quản lý của công ty
b)Vốn tái đầu tư
3
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh
trong quá khứ để đầu tư them
c)Vốn vay nội bộ hay giao dịch nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho
nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau
2.2. Phân loại theo mục tiêu
a) FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seek ing: Đầu tư nhằm đạt được dây
chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên
nhiên, mà những nguồn lực này không có ở được đi đầu tư. Đây là FDI thường
đầu tư vào các nước đang phát triển như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông hay
vàng, kim cương ở Châu Phi, lao động rẻ ở Đông Nam Á.
b) FDI tìm kiếm thị trường Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường
mới hoặc duy trì thị trường hiện có.
c) Tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seek ing: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng
việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai.
d) Tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư nhằm ngăn chặn
việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất và
khai thác dầu mỏ có thể không cần trữ lượng dầu đó ở thời điểm hiện tại, nhưng
vẫn phải tìm cách bảo vệ nó để không rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
2.3. Nếu phân chia theo mục đích đầu tư thì FDI được chia làm 4 loại chính:
a) Đầu tư mới - Greenfield Investment : nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở
rộng nhà máy/dây chuyền hiện có.
b) Mua lại và sáp nhập - Merger & Acquisition : Công ty đầu tư mua luôn tài sản
của doanh nghiệp nước ngoài.
c) Đầu tư theo chiều ngang - Horizontal FDI: Đầu tư trong cùng ngành công
nghiệp
d) Đầu tư theo chiều dọc - Vertical FDI: Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu
vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm
3. Những nhân tố thúc đẩy FDI
- Nhu cầu chu chuyển vốn: Chi phí sản xuất của các nước thừa vốn cao hơn các
nước thiếu vốn. Vì vậy một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn.
Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ
dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa
lợi nhuận
-Chu kỳ sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế
thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan
sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn
chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có
rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt
giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm
sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
4
- Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Những công ty đa quốc gia thường
có lợi thế lớn về vốn và công nghệ cho phép công ty vượt qua những trở ngại về
chi phí ở nước ngoài. Họ sãn sang đầu tư trục tiếp ra nước ngoài. Đầu tư ra các
nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ
tiềm năng….
- Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay
bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các
nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản
đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy
tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản
sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị
trường Bắc Mỹ và châu Âu.
- Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công
ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú.
Vd: Làn song đầu tư ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950
là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư
4.1.Các tác động tích cực của FDI
a) Là nguồn hỗ trợ cho phát triển.
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ
của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Vốn đầu tư
là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng
năng suất lao động vv...Từ đó tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã
hội. Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu
quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó FDI
nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các
nước nhận đầu tư. Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận
thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa lượng vốn này
còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ. Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định
và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt
hơn.Vì vậy FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất
khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu
ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI.
b) Chuyển giao công nghệ.
Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo
chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu
tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy
móc thiết bị, nguyên vật liệu....(hay còn gọi là phần cứng) trí thức khoa học, bí
5
quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường ...(hay còn gọi là phần mềm.) Do vậy
đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có
thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng
công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa,
dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhanh của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh
nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong
nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa
làm. FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp
nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư
phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để
tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài.
c) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn thực
hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là
điểm nút để các nước đang phát triển khoát ra khỏi các vòng luẩn quẩn của sự đói
nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thực
hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác
dụngcủa các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia
đó tạo được tốc độ tăng cao.Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường
do nhân tố tăng đầu tư,nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử
dụng, năng suất lao độngcũng tăng lên theo. Vì vậy hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang
phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn trong
nước nhằm phát triển nền kinh tế.
d) Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế
đối ngoại. Thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân
công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới,
đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự
phân công lao dộng quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với
trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước
ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình
dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì:
Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài đã làm xuất hiện nhiều
lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận đầu tư.
Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ
thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao
động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế.
Ba là, một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài,
nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.
e) Một số tác động khác.
Ngoài những tác động trên đây, đầư tư trực tiếp nước ngoài còn có một sốtác
động sau:Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua
6
việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất ....Đầu tư trực
tiếp nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước tiếpnhận đầu tư.
Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm
hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phát triển xuất
khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang phát triển. Cùng với việc tăng khả năng
xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị trường cả trong
nước và ngoài nước. Đa số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương
án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi là hiện tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến
ở nhiều nước đang phát triển hiện nay.Về mặt xã hội, đầu tư trục tiếp nước ngoài
đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới,thu hút một khối lượng đáng kể người lao độngở
nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư nước ngoài. Điều đó góp
phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp. Đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều
kiện khai thác và sử dụng được.
4.2 Các tác động tiêu cực của FDI
a) Chuyển giao công nghệ.
Nước tiếp nhận đầu tư có thể sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty
nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc
thiết bị cũ. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các
nước nhận đầu tư như là
- Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước
nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp
liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.
- Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế
phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp
phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường
sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu
- Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận
đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
b) Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia,
đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế
của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các
công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ
sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công
nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc
gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các
công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác.
Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền
kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Nhưng vấn đề này có xảy ra
hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng
nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban
7
đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chóng phát triển công nghệ nội đại,
tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ
thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất
nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia.
c) Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp.
- Chi phí của việc thu hút FDI:
Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư
như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự
án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và
một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay
trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan.... Và như vậy đôi khi
lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Thế mà, các
nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà
đầu tưt hường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết
bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho
các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận
thực tế mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm
nhập vào thịtrường. Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ
nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất
với giá cao hơn. Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ sảy ra khi nước chủ nhà thiếu
thông tin, trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các
chính sách của nước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng
được.
- Sản xuất hàng hóa không thích hợp:
Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các
nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe
con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dùng thuốc lá,
thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà
phòng vv
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ( FDI).
1. Thực trạng quản lý hoạt động dòng vốn FDI ở Việt Nam
Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế
giới, cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, trước tình hình đó, Chính phủ
đã ban hành những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm
chế lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…để thu hút đầu tư nước
ngoài. Với phương châm của chúng ta là thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa
hợp tác đầu tư nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.
Bằng biện pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó,
GDP năm 2011 ước tăng trưởng 5,89%. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) được tăng cường và chấn chỉnh, đã có những chuyển biến và đóng góp
tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.
8
Vốn đầu tư nước ngoài lũy kế
Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%.
Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD,
tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Thành phố Hồ Chí Minh
vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, tiếp
theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.
Về vốn đăng ký năm 2011
Tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ
USD, bằng 74% so với năm 2010. Riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng
65% năm 2010 nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Vốn đăng ký
năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ
trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%). Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh
bất động sản năm 2011 chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký (trong khi năm 2010
lĩnh vực này chiếm 34,3% tổng vốn đăng ký). Vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ
USD, tăng 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 tỷ USD).
Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi
trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Về vốn thực hiện và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI năm 2011
Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD,
bằng với mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội.
Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm
59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so với năm 2010, cao hơn
mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Giá trị kim ngạch xuất
khẩu khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 47,2 tỷ USD. Góp phần làm giảm
gánh nặng cho cán cân thương mại. Nhập khẩu của khu vực FDI là 47,8 tỷ USD,
tăng 29,3% so với năm 2010.
Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với
năm 2010 (3,04 tỷ USD). Thu từ dầu thô vượt dự toán năm gần 44% và ước đạt
4,8 tỷ USD. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm
giảm bội chi ngân sách nhà nước