(Chủ tịch tập đoàn Alphanam: ông Nguyễn Tuấn Hải)
Người lãnh đạo là người đứng đầu, là người hướng dẫn, chỉ huy tổ
chức. Nói một cách khác, người lãnh đạo là người có khả năng chỉ huy
và hướng dẫn người khác trong phạm vi trách nhiệm của mình. Người
lãnh đạo tài giỏi, thành công trong việc chỉ huy, hướng dẫn, điều khiển
ngoài khả năng và kiến thức hơn người, người lãnh đạo còn cần phải
hội tụ đủ những đức tính cần thiết và nghệ thuật lãnh đạo một cách
khôn khéo để đem lại sự thành công và kết quả tốt đẹp cho tổ chức.
Nghệ thuật lãnh đạo là một phương thức bao gồm nhiều yếu tố phải có
của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, điều hành tổ chức sao cho thành
công và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Không những thế còn
được sự khâm phục và hết lòng cộng tác của nhân viên
Có nhiều tố chất cấu thành một nhà lãnh đạo thành công. Đó chính
là sự sở hữu một tầm nhìn, truyền đạt thông tin hữu hiệu, ủng hộ và
chỉ dẫn cho nhân viên, tin tưởng vào chính mình, tạo nên bầu không
khí làm việc và khuyến khích mọi người năng động s áng tạo, Một
nhà lãnh đạo thành công luôn sở hữu m ột ý chí mạnh mẽ, điều quan
trọng khác là tạo nên một môi trường làm việc tích cực và có tinh thần
trách nhiệm cao. Thực tế cho thấy tầm nhìn là một trong những yếu tố
hàng đầu c ấu thành nên thành công của người lãnh đạo trong hoạt
động của tổ chức. Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng
có thể đạt được trong tương lai
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất bại) về lãnh đạo trong cơ quan nơi anh chị làm việc. Những bài học rút ra cho bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Lãnh đạo trong tổ chức
Tiểu luận
Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất bại) về
lãnh đạo trong cơ quan nơ i anh chị làm việc. N hững bài
học rút ra cho bản thân
Họ và tên: Trần Quốc Hải
Lớp QTKD2-K19
1
Bài làm:
(Chủ tịch tập đoàn Alphanam: ông Nguyễn Tuấn Hải)
Người lãnh đạo là người đứng đầu, là người hướng dẫn, chỉ huy tổ
chức. Nói một cách khác, người lãnh đạo là người có khả năng chỉ huy
và hướng dẫn người khác trong phạm vi trách nhiệm của mình. Người
lãnh đạo tài giỏi, thành công trong việc chỉ huy, hướng dẫn, điều khiển
ngoài khả năng và kiến thức hơn người, người lãnh đạo còn cần phải
hội tụ đủ những đức tính cần thiết và nghệ thuật lãnh đạo một cách
khôn khéo để đem lại sự thành công và kết quả tốt đẹp cho tổ chức.
Nghệ thuật lãnh đạo là một phương thức bao gồm nhiều yếu tố phải có
của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, điều hành tổ chức sao cho thành
công và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Không những thế còn
được sự khâm phục và hết lòng cộng tác của nhân viên
Có nhiều tố chất cấu thành một nhà lãnh đạo thành công. Đó chính
là sự sở hữu một tầm nhìn, truyền đạt thông tin hữu hiệu, ủng hộ và
chỉ dẫn cho nhân viên, tin tưởng vào chính mình, tạo nên bầu không
khí làm việc và khuyến khích mọi người năng động s áng tạo,…Một
nhà lãnh đạo thành công luôn sở hữu m ột ý chí mạnh mẽ, điều quan
trọng khác là tạo nên một môi trường làm việc tích cực và có tinh thần
trách nhiệm cao. Thực tế cho thấy tầm nhìn là một trong những yếu tố
hàng đầu cấu thành nên thành công của người lãnh đạo trong hoạt
động của tổ chức. Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng
có thể đạt được trong tương lai. Việc mỗi cá nhân, tổ chức có tầm nhìn
và có thể đạt được tầm nhìn là rất quan trọng. “Tầm nhìn không chỉ là
2
một lời tuyên bố ghi trên tấm thẻ mà hơn thế nó có thể đưa người ta
đến những hành vi mới”. Nhà lãnh đạo phải có suy nghĩ và tầm nhìn
rộng thì mới có thể truyền cảm hứng, kích thích khả năng sáng tạo của
các nhân viên và dẫn dắt tổ chức đi theo con đường đã vạch ra một
cách thành công. Nếu thiếu những hành động đúng đắn, cách nhìn
nhận sáng suốt thì sáng kiến dù có độc đáo, sản phẩm dịch vụ dù có
tuyệt vời, giải pháp kinh doanh dù có xuất sắc đến đâu cũng khó có
thể phát huy được tác dụng.
Quá trình xây dựng tầm nhìn phải trải qua ba bước cơ bản là phát
hiện ra tầm nhìn, chia sẻ và phổ biến tầm nhìn và cuối cùng là dẫn dắt
để đạt được tầm nhìn. Có được suy nghĩ sáng tạo, tầm nhìn rộng lớn
sẽ giúp nhà lãnh đạo tiến thẳng đến những mục tiêu của mình và đạt
được thành công cao nhất. Rất nhiều nhà lãnh đạo đã nhìn nhận được
giá trị của công ty nằm ở chính mỗi nhân sự giỏi mà họ có chứ không
phải ở những cỗ máy sản xuất hữu hình hay tòa nhà lớn. Chính xác
hơn là tri thức của mỗi nhân sự mới thực sự là tài sản quan trọng nhất
của công ty. Tuy nhiên không phải nhà lãnh đạo nào cũng nắm bắt
được ý nghĩa của việc quản lý, phát huy nguồn tài sản tri thức đó.
Lãnh đạo doanh nghiệp nơi tôi đang làm việc là một trong những
người nhận ra được tầm quan trọng của nguồn tài sản này và xây dựng
kế hoạch để phát triển nó để mang lại những hiệu quả c ao nhất cho tổ
chức. Tôi hiện đang làm việc tại Tập đoàn Alphanam mà chủ tịch là
ông Nguyễn Tuấn Hải. Được đánh giá là người có tầm nhìn và phong
cách lãnh đạo chuyên nghiệp ông đã biến tri thức của mỗi cá nhân
thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi người cùng khai thác, sử
dụng cho sự phát triển chung. Không chỉ khuyến khích, ghi nhận việc
chia sẻ tri thức, ông còn chủ động tham gia chia sẻ tri thức một cách
3
tích cực bên cạnh việc hướng nhân viên cùng phát triển các nguồn tri
thức nội bộ như cộng đồng chia sẻ, hội thảo nội bộ,…Quá trình này
không chỉ làm giàu tri thức cho các cá nhân mà còn là động lực cho
việc không ngừng học hỏi của từng nhân viên. Ông xây dựng chính
sách tuyển dụng nhân lực trẻ, tạo điều kiện cho những người mới làm
việc với những người có kinh nghiệm và có các chế độ đãi ngộ phù
hợp. Ông đã đặt yếu tố con người làm trọng tâm trong sự phát triển
dài lâu của tổ chức. Và đây cũng là nhân tố giúp ông đạt được thành
công trong việc thực hiện các chiến lược táo bạo của mình trong hoạt
động quản lý và phát triển tổ chức.
Mong muốn thống lĩnh và vươn xa là mục tiêu của tất cả các nhà
lãnh đạo. Mua lại công ty hay một phần công ty khác đang là đích
nhắm của không ít những nhà quản lý. Nhưng làm thế nào để phát
triển nó tốt nhất lại là điều không phải nhà lãnh đạo nào cũng có câu
trả lời. Nắm bắt và đón đầu xu hướng thâu tóm và sát nhập doanh
nghiệp trên thế giới ông N guyễn Tuấn Hải đã tiến hành mua lại nhiều
công ty để mở rộng quy mô tập đoàn. Hoạt động này còn được gọi là
chiến lược M&A. M&A là hoạt động kinh tế tăng trưởng mạnh từ lâu
nay trên thế giới. Ở Việt Nam hoạt động này bắt đầu chưa lâu song
ngày càng sôi động và hứa hẹn một sự bùng nổ trong thời gian tới.
Với tầm nhìn lãnh đạo cao ông đã nhanh chóng tiên phong đi đầu
trong việc áp dụng chiến lược này với công ty mình. Từ chỗ chỉ là một
công ty TNHH hoạt động về lĩnh vực cơ điện nay đã mở rộng quy mô
thành một tập đoàn với nhiều ngành nghề hoạt động khác nhau về cơ
điện, sơn, thang máy, xây dựng, địa ốc,…Trên báo điện tử
Baomoi.com đã có bài viết “ông chủ Alphanam và bí kíp đại phú nhờ
4
tài sản vô chủ” phần nào khẳng định sự thành công trong công tác
lãnh đạo của ông.
Là một người có tầm nhìn xa trông rộng ông nhận ra rằng suy thoái
hoặc khủng hoảng m ang lại nhiều rủi ro nhưng cũng chứa đựng không
ít cơ hội, và điều quan trọng là biết nắm bắt những cơ hội đó một cách
nhanh chóng. Và kết quả cho thấy những thỏa thuận trong lúc suy
thoái thường mang lại cơ hội m à trong lúc kinh tế đang lạc quan khó
mang lại. Thời kỳ khó khăn mang đến cơ hội thâu tóm công việc kinh
doanh và tài sản trước đây đã bị đánh giá quá cao hoặc không được
quản lý tốt, hay đơn giản công việc kinh doanh trước trước đây đã
không được quản lý tốt. Đây là cơ hội để thay đổi lợi thế cạnh tranh
của công ty tiến hành thâu tóm. Mặc dù không ít rủi ro nhưng ông vẫn
áp dụng chiến thuật này để đạt được những mục tiêu chiến lược của
mình vì đây vẫn là con đường nhanh, rẻ và ít rủi ro hơn so với việc tự
mở rộng chính cơ cấu công ty. Để đạt được thành công như ngày hôm
nay khi xây dựng được công ty trở thành thương hiệu được nhiều
người biết đến ông đã có những bước đi khôn ngoan. Khi tiến hành
mua lại ông luôn hướng tới các công ty có lĩnh vực liên quan với công
ty mẹ. Bằng cách này có thể tận dụng các tiềm lực của công ty và
cũng là yếu tố giúp công ty mới được mua lại hòa nhập nhanh hơn.
Bên cạnh đó, thay vì mua lại toàn bộ công ty, ông đã chia ra làm nhiều
lần mua lại với quy mô nhỏ hơn để dễ quản lý và giúp hạn chế được
những rủi ro thất bại. Đội ngũ tư vấn kinh doanh cũng được ông sử
dụng một c ách hiệu quả. C ác nhà c ố vấn này sẽ họp thường xuyên với
ông và các giám đốc điều hành, hội đồng cổ đông để xem xét tình
trạng của từng vụ mua lại, so sánh hiệu quả hoạt động của nó với
chiến lược kinh doanh của công ty. Với tầm nhìn quản lý hiệu quả,
5
khả năng dự đoán ông đã đưa tổ chức của mình có được vị trí vững
chắc trên thương trường mang lại thành công cho tổ chức.
Con người là yếu tố trung tâm
Từ vấn đề lấy con người làm yếu tố trung tâm trong sự phát triển
và hoạt động thôn tính, sát nhập nhằm mở rộng quy mô tổ chức của
chủ tịch Tập đoàn Alphanam Group chúng ta có thể rút ra cho mình
những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo. Hoạt động lãnh
đạo tổ chức diễn ra trên nhiều phương diện và người lãnh đạo phải là
người có cái nhìn bao quát và có khả năng dự đoán nhưng thời cơ và
thách thức trong tương lai để nhanh chóng nắm bắt các c ơ hội thuận
lợi. Có không ít nhà lãnh đạo chỉ chăm lo phát triển những yếu tố
mang tính hiện hữu mà quên đi yếu tố con người. Chăm lo phát triển
nhân lực là hạt nhân tạo nên sức mạnh cho công ty. Lại có những công
ty thay vì tạo điều kiện để người lao động phát huy tinh thần và khả
năng làm việc lại đưa ra c ác chế độ quản lý hà khắc, và kết quả chỉ là
sự ra đi dần của các nhân lực chủ chốt. Điều này tạo nên tổn thất lớn
cho công ty c ả trong hiện tại và cả tương lai. Ngược lại sự quan tâm
đúng mức sẽ tạo nên sự gắn kết giữa người lao động và tổ chức, tạo
nên sức mạnh cho sự phát triển của tổ chức.
Nắm bắt cơ hội và đón đầu xu hướng
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, người lãnh đạo phải
không ngừng học hỏi những kinh nghiệm quản lý, phương thức lãnh
đạo tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào hoạt động của tổ chức. Việc
sử dụng chiến lược M&A là một bước đi mạnh dạn và táo bạo nhưng
cũng đầy rủi ro. Nếu chưa thực sự đủ tiềm lực để thực hiện các hoạt
động mua lại thì không nên liều lĩnh thực hiện dù rằng giá trị mà nó
6
mang lại trong tương lai là rất lớn. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh
doanh yếu tố liều lĩnh cũng được xem là một trong những nhân tố đưa
nhà lãnh đạo cùng tổ chức lên một nấc thang m ới.
Trong môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, người lãnh
đạo phải thực sự nhạy bén để chèo lái con thuyền tổ chức đi đúng
hướng, nắm bắt những cơ hội vàng và vận hành một cách có hiệu quả.
Người lãnh đạo có “ tâm” và “tầm” sẽ là người lãnh đạo thành công
trong tương lai.
7