Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người và nó đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt nam đã xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của nước ta là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
Trong thập niên tới, ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế và thương mại thế giới. Chiến lược sẽ tập trung vào tăng năng lực cạnh tranh nông sản Việt Nam, lấy khoa học và công nghệ làm động lực chính trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn và tăng cường hạ tầng cơ sở.
24 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hệ thống nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
Hệ thống nông nghiệpMỤC LỤC
Phần mở đầu
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người và nó đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt nam đã xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của nước ta là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
Trong thập niên tới, ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế và thương mại thế giới. Chiến lược sẽ tập trung vào tăng năng lực cạnh tranh nông sản Việt Nam, lấy khoa học và công nghệ làm động lực chính trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn và tăng cường hạ tầng cơ sở.
1. Khái niệm
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới về Môi trường & Phát triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằm hướng tới: bền vững về kinh tế bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về môi trường. Về phát triển nông nghiệp bền vững ta có thể dẫn ra định nghĩa của TAC/CGIAR (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp): “Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên nhiên”.
Như vậy là sự phát triển bền vững luôn luôn bao gồm các mặt:
- Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoả mãn nhu cầu ăn ở của con người.
- Gìn giữ chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau.
- Tìm cách bồi dưỡng tái tạo năng lượng tự nhiên thông qua việc tìm các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học (chu trình sinh học).
Từ các định nghĩa trên ta thấy được các mục tiêu phải đạt, đó là:
- Kinh tế sống động
- Kỹ thuật thích hợp
- Xã hội tiếp nhận
Suy rộng ra, nói đến phát triển bền vững là đề cập đến các mối quan hệ xã hội, trình độ phát triển kinh tế với các biện pháp kỹ thuật được áp dụng. Ta có thể giải thích sâu hơn về khái niệm bền vững thông qua 3 phương diện: bền vững về kinh tế, về môi trường và về xã hội.
Yếu tố kinh tế tất nhiên đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Nó thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống kinh tế, tạo cơ hội tiếp xúc với những nguồn tài nguyên một cách thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây phải là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất
Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Hệ thống nông nghiệp bền vững là sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, lợi ích kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội.
2. Truyền thống canh tác bền vững
Các hệ thống NNBV đã có trong các hệ thống định canh truyền thống của người Việt Nam. Từ lâu đời, người nông dân Việt nam đã biết áp dụng các hệ canh tác luân canh, xen canh, gối vụ, canh tác kết hợp trồng trọt - chăn nuôi - thuỷ sản - ngành nghề.
Những hệ thống định canh ở Việt Nam không phải chỉ hoàn toàn là độc canh lúa. ở đồng bằng sông Hồng, hệ canh tác là một tổ hợp cây trồng phong phú: lúa và hoa màu trên đồng ruộng; cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây vật liệu ở trong vườn, ở hàng rào; chăn nuôi trong vườn nhà; thả cá trong ao, ngoài đồng; thủ công nghiệp dùng nguyên liệu sẵn có từ NN. Có nhiều cách kết hợp như nuôi cá ngoài ruộng lúa, thả vịt sau mùa gặt hái, làm chuồng lợn gần (hay trên) ao thả cá... Mỗi cây dùng vào nhiều mục đích: cây tre bảo vệ xóm làng, cung cấp nguyên liệu cho xây dựng, đan lát; cây mít cây nhãn cho quả và gỗ, lại là cây che bóng, chắn gió hại; cây dâu lấy lá nuôi tằm lấy tơ dệt áo quần, nhộng là một món ăn giầu đạm, sản phẩm phụ của nghề tằm tang làm phân bón cho ruộng, cho vườn. Các loài cây lâu năm tạo môi trường trong lành cho một “ổ sinh thái” trong đó có nếp nhà của nông hộ với “vườn sau ao trước”, hàng cau che nắng nhưng không làm u tối căn nhà, bể hứng nước mưa, chuồng lợn chuồng gà; ao nuôi cá có bụi chuối, cây chanh ven bờ, có giàn mướp giàn bí trên mặt ao...
Hệ thống kênh mương thuỷ lợi đã có từ thế kỉ thứ 1 sau Công nguyên, nhưng chỉ thực sự được chú ý mở mang vào thế kỉ X - XI ở phía Bắc và thế kỉ 16 ở phía Nam. Truyền thống thâm canh được đúc kết trong rất nhiều dân ca, tục ngữ như “nước, phân cần, giống”, “nhất thì nhì thục”, thể hiện bằng những kĩ thuật dùng bèo hoa dâu trong thâm canh lúa (thế kỉ XI), cày ải, phơi ải đất lúa “hòn đất nỏ bằng giỏ phân”, cày vặn rạ, dùng phân chuồng, phân xanh, phân bắc, sáng tạo những giống cây quí về lương thực, thực phẩm thích ứng với từng điều kiện sinh thái, kể cả với những loại đất có vấn đề, còn lưu giữ đến tận ngày nay; có những hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ truyền thống: hai vụ lúa-một vụ đậu tương, xen đậu với ngô, với dâu tằm...
Hệ thống NN “định canh” ở vùng đồi núi đặc trưng bởi các loại ruộng, vườn bậc thang: để lại chỏm cây trên đỉnh đồi, san ruộng bậc thang theo đường đồng mức, trồng cây theo bờ ruộng bậc thang (cốt khí, dứa dại, dứa ăn quả...) ngăn đất rửa trôi, đắp ngăn các chỗ trũng làm nơi chứa nước tưới lúa, nuôi cá. Người ta thấy ruộng bậc thang đã xuất hiện từ thế kỉ XVI - XVII ở vùng đồi núi Nam Trung bộ. Từ lâu, người ta đã biết lợi dụng nguồn nước tự chảy để đưa nước từ suối về nhà làm nước sinh hoạt và nước sản xuất (nước lấn), lợi dụng để giã gạo, chế tạo cọn (guồng) để đưa nước lên nhiều bậc để tưới. Cũng chính nông dân miền núi đã sáng tạo ra vụ lúa mà sau này thành vụ lúa xuân ở đồng bằng. Họ cũng tạo ra nhiều loại cây, con quý nổi tiếng trong cả nước (nếp Tú Lệ, quế Trà Mi, hồi Lạng Sơn, trâu Yên Bái, lợn Mường Khương, v.v...). Họ cũng sáng tạo ra nhiều công thức nông lâm kết hợp, nuôi cá lồng ở suối sau thành nuôi cá lồng, cá bè ở nhiều vùng đồng bằng...
Ở vùng ven biển, người ta khắc phục hiện tượng cát đụn, cát bay bằng cách trồng các hàng cây chắn gió; trồng rừng ngập mặn để lấn biển. Những hệ thống định canh ở Nam bộ đã hình thành trên những “giồng” đất có nước ngọt, những vùng đất cao ven sông, đất cù lao giữa sông. Người ta dùng trâu cày nơi ruộng thấp, dùng dao, cuốc loại bỏ lau lách, cỏ lác cào đắp vào bờ nơi ruộng sâu (“khai sơn trảm thảo”), đào kênh mương để tưới tiêu, thau chua rửa mặn, đắp bờ giữ nước mưa, dưới mương thả cá, trên bờ trồng cây. Đặc biệt là kĩ thuật lên liếp làm vườn: giữa hai mương là liếp đất cao. Khi nước vào, phù sa lắng xuống đáy mương, khi nước xuống, phù sa được lấy lên đắp vào gốc cây làm phân bón. Kĩ thuật lên liếp này cũng thấy xuất hiện ở Mê hi cô, Hà lan. Miệt vườn Nam bộ là quê hương của nhiều giống cây ăn trái nổi tiếng, là môi trường sống tốt lành cho người dân.
Như vậy, các hệ canh tác ở các vùng NN nước ta đã có tác dụng tự bảo tồn, tự chống đỡ để phát triển. Dưới đây, chúng ta cùng xem xét và thảo luận thêm về việc xây dựng ở nước ta các hệ canh tác bền vững.
3. Một số mô hình hệ thống nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
3.1 Các hệ nông lâm kết hợp ( NLKH ):
Khái niệm : bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất đai hợp lí, trong đó các loại cây thân gỗ được trồng và sinh trưởng trên các dạng đất canh tác nông nghiệp hoặc đồng cỏ chăn thả gia súc. Ngược lại, các cây nông nghiệp cũng được trồng trên đất canh tác lâm nghiệp.
Ở miền núi, việc canh tác nương rẫy là hình thức hoạt động sản xuất chủ yếu và cũng là cách sử dụng đất cổ truyền của người dân vùng núi Việt nam. Người dân thường chặt đốt cây cối, làm rẫy tỉa ngô, gieo lúaSau 3 vụ trồng trọt, bỏ hoá đất cho cây cối mọc lại để độ phì đất được phục hồi rồi quay trở lại tiếp tục canh tác.Thời gian bỏ hoá dài hay ngắn (chu kỳ trở lại làm nương sớm hay muộn) tuỳ thuộc độ phì đất được phục hồi nhanh hay chậm.. Quan trọng hơn nữa là còn tuỳ thuộc vào quĩ đất nhiều hay ít và đặc biệt là tập quán của từng dân tộc.
Từ rất xa xưa, nhiều dân tộc sống ở vùng núi đã sáng tạo ra rất nhiều các phương thức luân canh rừng-rẫy. Người Giarai, Êđê ở Tây nguyên làm rãy trên đất bazan màu mỡ, dốc thoải; rừng che phủ có tác dụng phục hồi độ phì đất sau nương rẫy. Mật độ dân cư thưa thớt, thời gian bỏ hoá kéo dài trên 10 năm, cả đất và rừng đều không bị suy thoái, đất và rừng đủ nuôi người và người không tàn phá rừng và đất. Mật độ dân số tăng lên, thời gian bỏ hoá ngày một co ngắn lại. Rừng tái sinh sau nương rẫy chưa đủ thời gian phục hồi độ màu mỡ cho đất đã lại bị chặt và đốt. Đất thoái hoá dần, năng suất cây trồng giảm dần, rừng tái sinh biến mất nhường chỗ cho những trảng cỏ hoặc cây bụi. Môi trường bị đảo lộn. Mùa khô nghiệt ngã kéo dài tới 6 tháng dễ làm các trảng cỏ và cây bụi bốc cháy, đất lại càng trơ trọi với gió và nắng. Diện tích đất bazan thoái hoá không ngừng mở rộng.
Người Mường Thanh Hoá, Hoà Bình từ xưa đã có tập quán gieo hạt xoan sau phát nương, nhiệt độ cao khi đốt rãy kích thích hạt xoan nảy mầm đều và khoẻ. Chăm sóc lúa nương cũng là chăm sóc xoan. Mật độ xoan khoảng 1000-1500 cây/ha. Sau 3 vụ lúa nương, rừng xoan khép tán, hình thành rừng hỗn giao hai tầng xoan-tre nứa. Xoan là cây mọc nhanh, đa dụng rất được người Kinh, người Mường ưa chuộng. Tre nứa và măng cũng tạo ra nguồn thu đáng kể. Sau hơn 8 năm, người ta có thể thu hoạch xoan và tre nứa để tiếp tục một chu kì canh tác mới với lúa nương và xoan. Người ta cũng làm như vậy khi xen luồng với lúa, với ngô nương. Hệ canh tác này bền vững qua nhiều thế kỉ.
Đồng bào vùng cao Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam có tập quán trồng quế kết hợp lúa nương và sắn. Lúa nương và sắn là cây che bóng cho quế non trong suốt 3 năm đầu. Nhiều dân tộc khác ở Đông nam á cũng có các phương thức canh tác kết hợp tương tự giữa cây lương thực ngắn ngày với cây lâm nghiệp, như các phương thức Taungya ở Myanmar, hay Kabun-Talun ở Indonesia.
Thuật ngữ Nông lâm kết hợp (Agroforestry) được sử dụng nhiều trên thế giới trong những năm gần đây chứa đựng một khái niệm ngày càng mở rộng. NLKH bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất đai hợp lí, trong đó các loại cây thân gỗ được trồng và sinh trưởng trên các dạng đất canh tác NN hoặc đồng cỏ chăn thả gia súc. Và ngược lại, các cây NN cũng được trồng trên đất canh tác lâm nghiệp. Các thành phần cây thân gỗ và cây NN được sắp xếp hợp lí trong không gian, hoặc được kế tiếp nhau hợp lí theo thời gian. Giữa chúng luôn luôn có tác động qua lại lẫn nhau về phương diện sinh thái và kinh tế. Từ “kết hợp” nói lên sự gắn bó hữu cơ giữa cây NN với cây lâm nghiệp, giữa cây dài ngày với cây ngắn ngày trên cùng một diện tích canh tác, một vùng lãnh thổ hay một địa bàn sản xuất.
Thành phần của hệ canh tác NLKH bao gồm:
·Cây thân gỗ sống lâu năm;
·Cây thân thảo (cây NN ngắn ngày hoặc đồng cỏ);
·Vật nuôi (đại gia súc, gia cầm, chim thú hoang, thuỷ sinh...). Người ta có thể xếp các hệ trên thành các nhóm:
Hệ canh tác nông - lâm kết hợp
Mục đích sản xuất NN là chính, việc trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng hộ cho cây NN (chắn gió hại, chống xói mòn, cải tạo đất, giữ nước, che bóng...)., giúp thâm canh tăng năng suất cây trồng NN kết hợp cung cấp gỗ, củi. Việc trồng cây lâm nghiệp trên đất NN không được làm giảm năng suất cây trồng chính. ở nước ta, có thể lấy ví dụ mấy kiểu canh tác nông-lâm kết hợp sau đây:
·Các đai rừng phòng hộ cản sóng, chủ yếu là các dải rừng chắn sóng bảo vệ đê biển, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
·Kiểu đai rừng phòng hộ, chống gió hại, như các dải rừng phi lao chống gió và cát bay.
·Kiểu các đai rừng phòng hộ chống xói mòn đất và gió hại ở vùng núi và cao nguyên.
Hệ canh tác lâm -nông kết hợp
Trong hệ canh tác này, mục đích sản xuất các sản phẩm lâm nghiệp là chính. Việc trồng xen cây trồng NN là kết hợp, nhằm hạn chế cỏ dại, thúc đẩy cây rừng phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ rừng trồng tốt hơn, kết hợp giải quyết một phần khó khăn về lương thực, thực phẩm ở vùng đồi núi. Có những kiểu sau đây:
·Trồng xen cây NN ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn đầu khi cây rừng chưa khép tán. Có thể là trồng xen cây NN với cây rừng ưa sáng như bồ đề, tếch, tre, luồng; hay trồng với cây rừng trong giai đoạn cây rừng còn non không ưa ánh sáng trực xạ mạnh như cây mỡ, quế...
·Kiểu trồng xen các cây lương thực, thực phẩm, dược liệu dưới tán rừng: cà phê, chè, dứa ta dưới tán rừng lim; sa nhân, thảo quả, gừng dưới tán rừng già...
Hệ rừng - vườn, vườn - rừng
Hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong canh tác trên đất dốc. Có các loại:
·Kiểu rừng lương thực, thực phẩm, dược liệu: dẻ, sến, đào lộn hột, dừa, quế, hồi...
·Kiểu các cây công nghiệp thân gỗ sống lâu năm: cà phê với muồng đen; chè và trẩu; hồ tiêu và cây gỗ thừng mực...
·Vườn quả: nhãn, táo, vải, chôm chôm...
·Vườn rừng, rừng vườn: Kiểu hai tầng thân gỗ: tầng cao nhất là mít, tầng 2 là chè; kiểu ba tầng thân gỗ: tầng cao là sầu riêng (ưa sáng hoàn toàn), tầng 2 là măng cụt, dâu (cây trung tính về ánh sáng), tầng 3 là bòn bon (cây ưa bóng hoàn toàn).
Hệ canh tác nông - lâm - mục kết hợp
·Kiểu đồng cỏ trồng xen các loại cây thân gỗ lâu năm mọc rải rác và tạo thành các băng rừng ngăn súc vật, áp dụng chăn thả đồng cỏ chăn thả luân phiên, chú ý phát triển các loại cây gỗ họ Đậu vừa có khả năng nâng cao độ phì cho đất vừa có khả năng làm thức ăn gia súc.
·Kiểu chăn nuôi dưới tán rừng: kết hợp chăn thả gia súc dưới tán rừng phi lao trên đất cát biển hay dưới tán rừng tre luồng của miền trung du.
·Kiểu trồng xen các cây lương thực thực phẩm cùng với chăn thả gia súc dưới tán rừng.
Các hệ canh tác kết hợp nông lâm với chăn nuôi và thuỷ sản
·Kiểu rừng ngập mặn với nuôi tôm, cá;
·Kiểu rừng tràm với nuôi cá và ong;
·Kiểu rừng tràm với cấy lúa, kết hợp nuôi cá và ong;
·Kiểu các vườn quả, vườn rừng, rừng vườn với nuôi ong; rừng tràm, rừng ngập mặn, rừng bạch đàn với nuôi ong...
Những hệ nông lâm kết hợp đa dạng như vậy (có chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong, nuôi trồng thuỷ sản) đã được mở rộng trên nhiều loại địa bàn: vùng đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất ngập mặn ven biển, vùng đất phèn, vùng phù sa châu thổ, vùng đất đồi và cao nguyên, vùng núi.
Mô hình nông lâm kết hợp trên đất gò đồi và trung du
Mô hình này thường xuất hiện ở vùng bán sơn địa thuộc các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và miền Trung. Tại đây, đất đai và khí hậu có những đặc điểm chính như sau:
- Đất xám bạc màu, chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma a xit và đất cát. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dung trọng 1,3 -1,5 cm 3, tỷ trọng 2,65 -2,70 g/cm3BB, độ xốp 43 - 44 %. Phản ứng của đất từ chua vừa đến chua (pH (KCl) giao động 3,4 - 4,5) nghèo cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp phụ thấp, hàm lượng mùn của tầng đất mặt nghèo.
- Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn. Tuy nhiên do địa hình không dốc, thoáng khí dễ thoát nước, đất nhẹ dễ canh tác nên loại đất này thường thích hợp cho canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp với các loại cây rừng, cây công nghiệp, cây lương thực.
- Khí hậu vùng này ôn hoà, lượng mưa quân bình hàng năm 1800-2200 mm/năm. Có sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tương đối rõ.
- Mô hình canh tác nông lâm kết hợp thường có quy mô 2- 3 ha cho một hộ gia đình, bố trí trên một mái đồi hay cả quả đồi, cây trồng trên mô hình này được phân bổ như sau:
• Rừng ở đỉnh và sườn cao, diện tích 1- 2 ha, trồng các laòi cây lâm nghiệp như: mỡ, bồ đề, bạch đàn, keo để lấy gỗ, giữ nước và ngăn chặn xói mòn, những năm đầu nơi đất dày ẩm được trồng xen dứa, chè hoặc đỗ lạc để tận dụng đất.
• Nương ở sườn đồi, diện tích 0,5 – 1 ha, trồng lúa nương, có đào rãnh và đắp bờ đất ngang đốc để giữ nước. Nhiều nơi đã trồng xen đỗ lạc giữa các hàng cây hoặc các băng cây cốt khí hay cây gỗ, rộng 1 – 2 m cách nhau 10 -15 m ngang dốc để giữ nước, làm phân xanh hoặc lấy gỗ củi. Nhiều gia đình có tập quán làm bậc thang để giữ nước, giữ màu.
• Vườn ở chân đồi, nơi thấp nhất, gần thung lũng, gần đường đi lại, rộng 0,2 – 0,3 ha, trồng các loại cam, chanh, bưởi, chè và các cây có giá trị hàng hoá khác ở quanh nhà. Đối với mô hình canh tác trên đất đã bị bạc màu, thoái hoá, một số giải pháp kỹ thuật nhằm chống xói mòn, tăng năng suất cây trồng sau đây thường được áp dụng như sau:
Giải pháp kỹ thuật
Mô tả
1. Cải tạo đất nơi có địa hình dốc
Hàng rào cây xanh
Các loài cây họ đậu, cốt khí, đậu triều,
Làm rãnh chống xói mòn
Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống
Tạo ruộng bậc thang khoảng cách nhỏ Dựa vào kinh nghiệm của địa phương
Cây che phủ (lưu niên)
Trồng cây ăn quả lưu niên (Nhãn, vải, xoài ....)
Trồng xen vụ cây lương thực
Ngô, đậu, lạc .....
Bón phân hợp lý tăng độ phì của đất
Bón các loại phân chuồng, phân xanh
2. Thâm canh cây lương thực
Trồng các loài cây lương thực đã được cải thiện
Các giống ngô, sắn, đậu lạc,
Bón phân cho cây trồng hợp lý
Bón phân hữu cơ
3. Trồng cây ăn quả/ cây lưu niên
Cải tạo các vườn cây ăn quả hiện có
Các loài cây bản địa có giá trị kinh tế
Đa dạng các loại cây ăn quả đã được cải tạo
Trồng thâm canh các loại cây ăn quả
Lợi ích có được từ mô hình trên
- Rừng trồng sau 5-10 năm thu được khoảng 50 – 100 m3 gỗ làm nguyên liệu giấy trị giá 10 – 15 triệu đồng, bình quân 1,5 – 2 triệu đồng/năm, tuy không thu được lợi ngay, nhưng các năm đầu có sản phẩm trồng xen, cành lá và cây tỉa thưa để bán và đun nấu.
- Nương cũng cho 1 – 2 tấn lương thực quy thóc hàng năm để giải quyết cái ăn hàng ngày.
- Vườn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho gia đình, ngoài ra còn có thể bán các nông sản, được 1 – 3 triệu đồng tiền mặt mỗi năm để mua sắm các thứ cần thiết.
Như vậy là đất đai tuy xấu nhưng đã được sử dụng hợp lý và tổng hợp, biết áp dụng những biện pháp canh tác đất dốc đơn giản, có đầu tư cao hơn nhờ biết tận dụng lao động và thời gian tiềm năng sẵn có của gia đình mà đất đai được cải thiện, duy trì được độ màu mỡ để canh tác được lâu dài hơn.
Mô hình nông lâm kết hợp vùng núi cao
Đất đai vùng núi cao chủ yếu là 2 nhóm đất :
(1) Đất nâu vàng, loại đất này có màu phổ biến là nâu vàng, thành phần cơ giới nặng, tầng đất trung bình và dày thoát nước tốt, hình thát phẫu diện tương đối đồng nhất, cấu trúc khá tốt và bền. Tuy nhiên một số nơi đất đã bị rửa trôi xói mòn, thoái hoá do sử dụng không hợp lý đất trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này thường thích hợp với cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.
(2) Đất mùn vàng đỏ trên núi, loại đất này nằm ở vùng núi, trung bình từ độ cao 700- 900 m đến 2000 m so với mặt biển. Khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp. Do địa hình cao dốc hiểm trở nên đất thường bị xói mòn mạnh, mặt khác do quá trình phong hoá yếu nên đa số đất có phẫu diện không dầy. Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng mùn cao. Đất mùn vàng đỏ trên núi thích hợp cho áp dụng các phương thức nông lâm kết hợp.Ap dụng các kỹ thuật luân canh tốt như luân canh cây lương thực, cây hoa màu họ đậu. Canh tác và trồng các loại hoa màu dọc theo các đường đồng mức để chống xói mòn, giữ đất v