1. Trình bày hiểu biết về đấu thầu Quốc tế
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
2. Vai trò đấu thầu Quốc Tế
Việc thực hiện công tác tổ chức đấu thầu sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các nhà thầu,góp phần kích thích sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đấu thầu được coi là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, mua sắm thiết bị và xây dựng công trình.
43 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hiện trạng đầu thầu quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH
CAO HOÏC KHOÙA 20 LÔÙP THÖÔNG MAÏI
TIEÅU LUAÄN MOÂN HOÏC ÑAÀU TÖ QUOÁC TEÁ
ÑEÀ TAØI :
HIEÄN TRAÏNG ÑAÀU THAÀU QUOÁC TEÁ TAÏI VIEÄT NAM
GVHD : TS. VOÕ THANH THU
TP. HCM - 2012
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
Trình bày hiểu biết về đấu thầu Quốc tế
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Vai trò đấu thầu Quốc Tế
Việc thực hiện công tác tổ chức đấu thầu sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các nhà thầu,góp phần kích thích sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đấu thầu được coi là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, mua sắm thiết bị và xây dựng công trình.
Các hình thức chọn thầu
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.
Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;
Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;
Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.
Mua sắm trực tiếp
Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu
Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;
Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.
Tự thực hiện
Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác kể trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
Các loại Hợp đồng sử dụng trong đấu thầu
Hợp Đồng Trọn Gói:
Khái niệm
Hợp đồng trọn gói là hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện, miễn là Nhà thầu thi công theo đúng thiết kế thì Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu đúng theo giá trị hợp đồng đã ký.
Đối tượng áp dụng
Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các trường hợp sau : Công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được khối lượng và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.
Nguyên tắc thanh toán
Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 49 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
a) Giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận). Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Trường hợp bất khả kháng thì thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
Đối với hợp đồng theo hình thức trọn gói thuộc gói thầu gồm hai hoặc nhiều phần công việc như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thì trong hợp đồng cần quy định phương thức thanh toán cho từng phần, trong đó quy định cụ thể: trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi.
b) Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu khác ngoài hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác
Như vậy, đối với hình thức hợp đồng trọn gói, việc thanh toán chỉ căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản quy định trong hợp đồng trọn gói mà không căn cứ vào dự toán của gói thầu.
c) Đối với hợp đồng trọn gói thì thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết do đó không bắt buộc lập đơn giá chi tiết cho từng công việc.
Hợp Đồng Chìa Khóa Trao Tay
Khái niệm
Hợp đồng chìa khoá trao tay là hình thức nhà thầu đảm trách toàn bộ dự án đầu tư từ khâu lập dự án đến việc thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng, cung cấp thiết bị cho đến khâu xây lắp và vận hành.
Quy trình thực hiện của Hợp đồng “Chìa khóa trao tay” gồm 6 bước chính:
- Bước 1: Lập phương án thiết kế.
- Bước 2: Khảo sát địa chất công trình.
- Bước 3: Thiết kế kỹ thuật thi công.
- Bước 4: Lập dự toán.
- Bước 5: Giám sát kỹ thuật, nhân công và vật tư.
- Bước 6: Hoàn tất và bảo hành thi công.
Phân loại
Có 2 loại HĐ có thể xảy ra:
Hợp đồng chìa khoá trao tay từng phần
Hợp đồng chìa khoá trao tay hoàn chỉnh
Phân biệt hợp đồng EPC & hợp đồng chìa khóa trao tay
Đối với gói thầu EPC, chỉ có một nhà thầu chịu trách nhiệm về các nội dung: tư vấn, mua sắm thiết bị, vật tư và xây lắp. Nhà thầu EPC kết thúc công việc khi đã đào tạo, chuyển giao công nghệ, vận hành chạy thử và công trình được chủ đầu tư nghiệm thu.
Đối với hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài các công việc của nhà thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay còn phải thực hiện công việc lập dự án đầu tư, cùng chủ đầu tư tham gia bảo vệ dự án trước người quyết định đầu tư. Như vậy, theo các quy định trên thì khái niệm EPC và chìa khóa trao tay ở Việt Nam không hoàn toàn trùng khớp như cách hiểu của một vài diễn giả từng tham gia tranh luận về vấn đề EPC.
Hợp đồng định giá điều chỉnh
Khái niệm
Khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường, hoặc khi Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh đơn giá hợp đồng. Đây là nội dung chính của Nghị định 48/2010/NĐ-CP mà Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ 1/7/2010
Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Khi điều chỉnh hợp đồng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; trường hợp làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết địng đầu tư cho phép.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng các hình thức hợp đồng thuộc loại này đó là các công việc, gói thầu khó khăn trong việc xác định chính xác khối lượng trong bước thiết kế làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu như các gói thầu lầm đất, đá trong giao thông, thuỷ lợi hoặc các công việc đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi. . . trong xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thực tế các dự án vay vốn ODA thuộc các ngành giao thông, thuỷ lợi các nhà tài trợ cũng có quy chế cho việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo giá điều chỉnh (tương đương với đơn giá trúng thầu hoặc đơn giá trúng thầu được điều chỉnh) còn khối lượng được thanh toán là khối lượng thực tế được nghiệm thu, khối lượng trong hồ sơ mời thầu hoặc trong hợp đồng chỉ là tạm tính. Nếu gói thầu được xác định theo những nguyên tắc, phương pháp đổi mới được quy định trong Nghị định 99/2007 của Chính phủ và Thông tư 05/2007 của Bộ Xây dựng thì việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá hoặc giá điều chỉnh là hoàn toàn khả thi với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.
Cần mở rộng việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá hoặc hợp đồng giá điều chỉnh đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Việc áp dụng rộng rãi nhiều hình thức hợp đồng (giá trọn gói, đơn giá cố định, giá điều chỉnh) trong một gói thầu hoặc trong một công trình là điều cần thiết phù hợp với pháp luật hiện hành (Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn). Ví dụ các dự án cao ốc chung cư hoặc văn phòng, khách sạn. . . phần mềm móng cần được áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định như đã từng được áp dụng cho công tác khoan cọc nhồi của toà nhà Diamond Plaza - TP Hồ Chí Minh và nhiều công trình dân dụng tương tự khác; áp dụng hợp đồng theo giá trọn gói cho các phần bê tông, xây, trát, lát, ốp, điện nước, cơ khí, thông hơi, thông gió thuộc các toà nhà cao ốc văn phòng hoặc chung cư cao tầng. . .
Nguyên tắc áp dụng
Việc điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng phải ghi trong hợp đồng và được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
Khi ký kết hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính đối với những công việc (hoặc khối lượng công việc) mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện;
Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó;
Các đơn giá mà chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng và đã được ghi rõ trong hợp đồng;
Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Do các trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Điều kiện đấu thầu quốc tế tại Việt Nam
Theo Điều 13- Luật Đấu Thầu QT số 61/2005/QH11 thì:
Gói thầu sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ chỉ định thầu QT.
Gói thầu mua sắm hàng hóa (hàng hóa này trong nước chưa thể sản xuất được)
Gói thầu mà các nhà thầu trong nước không thể đáp ứng hồ sơ mời thầu hoặc đáp ứng yêu cầu của gói thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.
Những yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế
Kinh nghiệm nhà thầu
Đây là yếu tố quyết định loại bỏ Hồ sơ sơ sơ tuyển với các dự án đấu thầu xây lắp có đòi hỏi Hồ sơ sơ tuyển. Mục đích của việc sơ tuyển là chọn ra các nhà thầu có đủ kinh nghiệm và giá thầu thấp hơn trong số các nhà thầu tham gia sơ tuyển. Chính vì thế, kinh nghiệm là một trong số nhiều yếu tố quan trọng đối với nhà thầu xây dựng. Đây cũng là một đòi hỏi chính đáng của chủ đầu tư vì công trình xây dựng là những sản phẩm quan trọng và là thứ “hàng hoá” đặc biệt không thể thường xuyên thay đổi, hay xây dựng mới. Một nhà thầu mới bước chân vào thị trường, vốn liếng dù nhiều, nhưng kinh nghiệm non nớt thì cũng không thể giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác vừa có lơị thế hơn hẳn về kinh nghiệm mà tài chính cũng không hề thua kém.
Kinh nghiệm thực tế của nhà thầu thường được quan tâm trên số năm kinh nghiệm và lĩnh vực kinh doanh cùng các dự án có liên quan cũng như các dự án khác đã từng thực hiện. Rõ ràng một nhà thầu với kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng sẽ có rất nhiều ưu thế trong buổi đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Chính vì lẽ đó mà hiện nay muốn nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực đấu thầu xây láưp thì trước tiên nhà thầu xây dựng phải tạo cho mình một hồ sơ kinh nghiệm vững chắc, đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư ngay từ buổi ban đầu, có như vậy mới có thể đường hoàng tiến vào “vòng trong” tiếp tục cuộc chiến cùng các doanh nghiệp khác.
Số liệu tài chính
Qua được “vòng loại” tức là đánh giá hồ sơ sơ tuyển, các nhà thầu bây giờ mới thực sự bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khi bên mời thầu tiến hành đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu, mà trong đó năng lực tài chính là yếu tố được xem xét hàng đầu và cũng là yếu tố chủ đạo tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu, còn năng lực kĩ thuật, thật ra đã vào đến vòng này thì hầu hết các nhà thầu đều đảm bảo rất tốt về mặt kĩ thuật, do vậy “tài chính “ chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc cạnh tranh trong lúc này.
Phần lớn các công trình xây dựng đều được tiến hành với số vốn không nhỏ, mà chủ thầu lại phải chi phần nhiều số vốn đó cho việc tiến hành thi công công trình, thường là chỉ đến khi hoàn thành được 80% công việc nhận thầu thì chủ đầu tư mới thanh toán cho nhà thầu theo đợt hoặc theo thoả thuận từ trước. Chính vì thế mà chủ thầu xây dựng phải đảm bảo các điều kiện về năng lực tài chính :vốn tự có, vốn vay, lợi nhuận ba năm liên tiếp, thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp. . theo đúng các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra. Đảm bảo được những điều này nhà thầu có thể tạo niềm tin trong lòng đối tác là các nhà đầu tư, đồng thời bên mời thầu cũng được đảm bảo về mạt tiến độ, chất lượng, cũng như chi phí để hoàn thành công trình. Nhược bằng nhà thầu không thể đáp ứng những điều kiện mà bên mời thầu đã nêu ra trong hồ sơ mời thầu thì sẽ không có tư cách đẻ tham gia goi thầu này. Đó là điều hiển nhiên không thể chối cãi, vì tất cả những yêu cầu về năng lực tài chính là những tiêu chí cơ bản cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hợp tác với một doanh nghiệp “đang sống” chứ không cần làm ăn với một doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần chồng chất, đời sống công nhân viên không được đảm bảo thì họ làm sao có thể yên tâm tận tâm tận lực với công việc được giao.
Bản chất của đầu tư là bỏ vốn và sinh lợi nhuận, vốn ít mà lợi nhuận caovà đồng vốn bỏ ra luôn an toàn luôn là mong muốn lớn nhất và là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. “Chọn mặt gửi vàng” nên nhà đầu tư đương nhiên phải quan tâm tới yếu tố tài chính của nhà thầu. Và đó cung là lí do khiến cho năng lực tài chính trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng.
Giá dự thầu
Với bản chất là quan hệ giữa người mua – người bán, nên chủ đầu tư – người mua thì luôn muốn mua hàng với giá thấp nhất, còn người bán- nhà thầu xây dựng thì muốn bán được hàng và bán với giá cao nhất cố thể. Chính vì thế mà giá dự thầu trở thành nhân tố quan trọng bậc nhất trong cạnh tranh về đấu thầu giữa các doanh nghiệp xây dựng. Có rất nhiều nhà thầu trong cuộc cạnh tranh đó có những điều kiện tương đồng về kinh nghiệm, tài chính và năng lực kĩ thuật, tuy nhiên nhà thầu giành phần thắng chính là nhà thầu bỏ thầu với mức giá thấp nhất trong số đó và đó là mức giá hợp lí. Nói hợp lí bởi vì, để tránh tình trạng móc ngoặc giữa nhà thầu và bên mời thầu trong một số trường hợp(như các công trình của nhà nước) thì pháp luật về đấu thầu đã quy định mức giá bỏ thầu thấp nhất cũng không chênh lệch quá 15% so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra, nêu vượt quá con số đó sẽ bị loại trực tiếp hồ sơ dự thầu. Điều này đòi hỏi các nhà thầu phải tính toán chi tiết và cặn kẽ các loại chi phí phát sinh, để có thể có được mức giá dự thầu tốt nhất và chúng ta thì sẽ được chứng kiến một cuộc chơi công bằng hơn.
Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư
Các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu đòi hỏi các nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung cũng như thứ tự sắp xếp các nội dung trong đó, đặc biệt bên mời thầu quan tâm nhiều đến mục tiêu quan trọng, đó là : hiệu quả. Với mục tiêu này yêu cầu chủ đầu tư phải đảm bảo cả về mặt chi phí hợp lí lẫn thời gian hoàn thành công việc. Bên cạnh