Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ một ngành phát triển tự phát, chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại dịch vụ là một điều tất yếu. Tuy nhiên để thương mại dịch vụ phát triển có hiệu quả thì cần phải xây dựng cho nó một khuôn khổ hoạt động có tính thống nhất. Để có được một quy tắc đa phương điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên toàn thế giới, các nước thành viên WTO đã tiến hành đàm phán thương lượng, và kết quả là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã ra đời. Đây là một trong ba nền tảng cơ bản của Tổ chức thương mại Thế giới. Nó tạo ra những quy tắc đầu tiên về tự do hoá thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Trong xu thế tự do hoá thương mại dịch vụ, các ngành dịch vụ Việt Nam có những bước phát triển rất đáng kể, trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5477 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS 3
1. Các định nghĩa 3
1.1 Khái niệm Dịch vụ theo GATS 3
1.2 Thương mại dịch vụ 3
2. Nội dung chủ yếu của hiệp định GATS 4
2.1 Cấu trúc và phạm vi của GATS 4
2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong GATS 5
2.3 Các cam kết cụ thể trong GATS 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS VÀO VIỆT NAM 7
1. Cam kết chung của Việt Nam dựa trên hiệp định GATS 7
1.1 Hạn chế về tiếp cận thị trường 7
1.2 Hạn chế về đối xử quốc gia 8
2. Cam kết của Việt Nam & tác động của cam kết đối với một số ngành dịch vụ ở Việt Nam 8
2.1 Dịch vụ phân phối 8
2.2 Dịch vụ ngân hàng ( thuộc nhóm dịch vụ tài chính) 10
2.3 Dịch vụ vận tải biển ( thuộc nhóm dịch vụ vận tải) 11
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GATS TẠI VIỆT NAM 14
1. Giải pháp vĩ mô 14
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 14
1.2 Phát triển thương mại dịch vụ song song với phát triển sản xuất hàng hóa 14
2. Giải pháp vi mô 15
2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 15
2.2 Phát triển kiến thức, kỹ năng cho ngành nhân lực 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ một ngành phát triển tự phát, chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại dịch vụ là một điều tất yếu. Tuy nhiên để thương mại dịch vụ phát triển có hiệu quả thì cần phải xây dựng cho nó một khuôn khổ hoạt động có tính thống nhất. Để có được một quy tắc đa phương điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên toàn thế giới, các nước thành viên WTO đã tiến hành đàm phán thương lượng, và kết quả là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã ra đời. Đây là một trong ba nền tảng cơ bản của Tổ chức thương mại Thế giới. Nó tạo ra những quy tắc đầu tiên về tự do hoá thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Trong xu thế tự do hoá thương mại dịch vụ, các ngành dịch vụ Việt Nam có những bước phát triển rất đáng kể, trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam đã từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thị phần, cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phát triển của các ngành dịch vụ Việt Nam còn tỏ ra nhiếu yếu kém như: trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; chất lượng dịch vụ chưa cao; trình độ đội ngũ nhân viên còn nhiều hạn chế…dẫn đến năng lực cạnh tranh rất thấp. Do vậy trong tiến trình Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ theo khuôn khổ Hiệp định GATS sẽ đặt các ngành dịch vụ của Việt Nam trước những cơ hội và thách thức to lớn. Việc nghiên cứu Hiệp định GATS và cam kết của Việt Nam trong quá trình mở cửa thị trường dịch vụ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng em đã chọn đề tài “Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS” để làm đề tài tiểu luận cho nhóm.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS
Các định nghĩa
Khái niệm Dịch vụ theo GATS
Đối với hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS ( General Agreement on Trade Services), dịch vụ bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực, trừ các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ (1). Qua định nghĩa chúng ta có thể thấy GATS không quá chú trọng đến việc định nghĩa về bản chất của dịch vụ, hiệp định hàm ý những thành viên đều đã phải biết những hoạt động như thế nào thì sẽ được gọi là dịch vụ. Thay vào đó, GATS giới hạn những dịch vụ chịu sự điều chỉnh của Hiệp định. Nhưng dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của GATS. Đó là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cung không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Việc loại trừ loại dịch vụ này ra khỏi phạm vi điều chỉnh của GATS rõ ràng không hề tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng trong thương mại dịch vụ và do đó không mâu thuẫn với mục đích của hiệp định GATS trong quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ. Để cụ thể hơn, GATS cũng phân loại dịch vụ ra thành 12 nhóm và 155 loại hình. Mười hai nhóm ngành trong GATS gồm có: các dịch vụ kinh doanh; các dịch vụ thông tin; các dịch vụ xây dựng; các dịch vụ phân phối; các dịch vụ giáo dục; các dịch vụ môi trường; các dịch vụ tài chính; các dịch vụ y tế; các dịch vụ du lịch; các dịch vụ văn hóa giải trí và thể thao; các dịch vụ vận tải; các dịch vụ khác. Tuy nhiên GATS chỉ liệt kê các nhóm ngành và phân ngành chứ không hề giải thích, chính vì thế người ta phải viện dẫn đến “Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời”- PCPC của Liên hợp quốc khi nói đến các ngành, nhóm ngành dịch vụ trong biểu cam kết.
Thương mại dịch vụ
Theo GATS, thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ:
- Từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác. Đây chính là việc cung cấp dịch vụ theo phương thức cung ứng qua biên giới (phương thức (1)). Theo phương thức này, dịch vụ di chuyển qua biên giới, độc lập với người tiêu thụ và người cung ứng dịch vụ. (Ví dụ như hoạt động chuyển tiền, giáo dục từ xa…).
- Trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác. Đây là việc cung cấp dịch vụ theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài (phương thức (2)). Theo phương thức này, người tiêu dùng dịch vụ sẽ di chuyển ra khỏi nước mình để sang lãnh thổ của nước khác và tiêu dùng dịch vụ tại đó ( ví dụ: du học, du lịch).
- Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác. Việc cung cấp này thuộc về phương thức hiện diện thương mại (phương thức (3)), trong đó người cung cấp dịch vụ di chuyển qua biên giới để thành lập hiện diện thương mại của mình ở nước ngoài nhằm tiến hành cung cấp dịch vụ ở nước ngoài ( ví dụ như việc thành lập văn phòng đại diện, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, công ty con..).
- Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác. Hoạt động này là phương thức hiện diện của thể nhân (phương thức (4)). Người cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của tự nhiên nhân ở một nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Phương thức này chỉ áp dụng đối với những ngành mang tính độc lập như giáo dục, tư vấn… ( ví dụ việc thuê chuyên gia ở nước ngoài về Việt Nam giảng dạy).
Như vậy, việc phân ra bốn phương thức cung ứng dịch vụ theo GATS khá rõ ràng và dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên trong việc đưa ra cam kết trong các biểu cam kết cụ thể của riêng thành viên đó.
Nội dung chủ yếu của hiệp định GATS
Cấu trúc và phạm vi của GATS
Về mặt cấu trúc, Hiệp định chung về thương mại dịch GATS được chia làm ba phần chính. Phần I là Hiệp định chính bao gồm 29 điều quy định, quy tắc và nghĩa vụ, phần II là phần phụ lục với các quy định riêng rẽ cho từng lĩnh vực, phần III là các cam kết cụ thể của các nước tham gia vòng đàm phán Urugoay, đưa ra các điều kiện để tiếp nhận dịch vụ của các nước này.
Về mặt phạm vi, Hiệp định GATS được áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ của các thành viên theo bốn phương thức cung ứng đã nêu ở trên. Ngoại lệ của GATS sẽ là các dịch vụ được cung ứng để thi hành thẩm quyền của chính phủ và một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không ( ví dụ như quyền lưu không và dịch vụ liên quan đến quyền lưu không); hay các biện pháp liên quan đến tiếp cận thị trường lao động, công việc vĩnh viễn, di dân và cư trú nước ngoài. Những biện pháp mà GATS nêu ra là bất kỳ biện pháp nào của một nước thành viên, cho dù dưới hình thức một luật lệ, một quy định, một quy tắc, thủ tục, quyết định, hoạt động quản lý hành chính hay bất kỳ một hình thức nào khác. Các biện pháp có thể do Chính phủ, các cơ quan trung ương, vùng hay địa phương áp dụng hoặc do các cơ quan phi chính phủ áp dụng khi thực hiện các quyền hạn mà các cơ quan chính phủ, trung ương, vùng hay địa phương giao cho.
Các nguyên tắc cơ bản trong GATS
GATS đưa ra rất nhiều nguyên tắc, trong đó nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ( MFN), nguyên tắc tính minh bạch, và các nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp độc quyền là những nguyên tắc cơ bản và đáng được lưu tâm.
Nguyên tắc về đối xử tối huệ quốc ( MFN) nêu rõ “mỗi thành viên phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và những nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác”. Nguyên tắc này được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới. Ngoại lệ của nguyên tắc này là các hiệp định ưu đãi song phương hay các hiệp định ưu đãi trong khuôn khổ hợp tác khu vực.
Nguyên tắc về tính minh bạch cũng là một trong những nguyên tắc mà GATS đưa ra nhằm đảm bảo môi trường thương mại tự do, lành mạnh cho tất cả chủ thể tham gia kinh doanh. Các thông tin về luật pháp, chính sách điều tiết thương mại dịch vụ đều phải được các thành viên công bố, hay bất kỳ bổ sung, sửa đổi về luật, thủ tục hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này các nước thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ. Ngoài ra các thành viên phải thành lập các điểm thông báo với thời hạn là 2 năm kể từ ngày hiệu lực để cung cấp thông tin cho các thành viên khác khi họ có yêu cầu.
Nguyên tắc tiếp theo là các nguyên tắc liên quan đến độc quyền và các doanh nghiệp kinh doanh độc quyền. Theo đó mỗi thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nào trên lãnh thổ của mình không hành động trái với các nghĩa vụ của Thành viên đó theo quy định tại Điều II của hiệp định và các cam kết cụ thể, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thị trường liên quan. Ngoài ra, nếu một nhà cung cấp dịch vụ độc quyền cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua các công ty trực thuộc trong việc cung cấp dich vụ ngoài phạm vi độc quyền của mình và thuộc các cam kết cụ thể của Thành viên đó, thì Thành viên đó phải đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến hành hoạt động trái với các cam kết trên lãnh thổ của Thành viên này. Hơn thế nữa, các nước thành viên phải thiết lập các thủ tục hành chính và nguyên tắc tố tụng minh bạch, khách quan đối với các doanh nghiệp dịch vụ độc quyền.
Các cam kết cụ thể trong GATS
Cam kết đầu tiên trong GATS là cam kết về tiếp cận thị trường, trong đó mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể của mình. Tuy nhiên việc cam kết tiếp cận thị trường chỉ có ý nghĩa đối với sáu biện pháp được đề cập đến trong hiệp định. Đó là những biện pháp liên quan đến số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, giá trị của các hoạt động dịch vụ được thực hiện, số lượng hoạt động dịch vụ được thực hiện, số lượng nhân viên, hình thức pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ và mức độ góp vốn trong liên doanh…
Cam kết thứ hai trong GATS là cam kết về đối xử quốc gia (NT). mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình. Trừ khi có cam kết khác trong biểu cam kết, các thành viên không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trên thực tế, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, mức độ cam kết mở cửa còn dè dặt và có nhiều hạn chết trong từng ngành, phân ngành dịch vụ đối vơi từng nước thành viên. Vì vậy nguyên tắc NT áp dụng rất hạn chế, phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhà cung cấp dịch vụ trong nước còn tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau.
Ngoài ra GATS còn có quy định về những cam kết bổ sung, liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế đối xử quốc gia.
Dựa trên nhưng quy định đó của GATS, Việt Nam đã đưa ra bảng cam kết cụ thể của riêng mình trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GATS VÀO VIỆT NAM
Cam kết chung của Việt Nam dựa trên hiệp định GATS
Dựa trên hiệp định GATS, Việt Nam cũng đưa ra biểu cam kết riêng cho các ngành, nhóm ngành dịch vụ của mình trong đó các dịch vụ được chia thành 11 ngành, 110 phân ngành. Phần cam kết nề của Việt Nam có nội dung như sau:
Hạn chế về tiếp cận thị trường
Việt Nam chưa có quy định gì với phương thức (1) và (2). Điều này hàm ý nếu Việt Nam không duy trì các quy định hoặc, biện pháp hạn chế áp dụng chung cho 2 phương thức này. Biện pháp hạn chế nếu có sẽ được nêu tại cam kết của từng ngành, phân ngành.
Nếu dịch vụ được cung ứng theo phương thức (3), Việt Nam không hạn chế nếu không có các quy định nào khác trong biểu cam kết cụ thể. Các doanh nghiệp được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu không có cam kết gì khác, trong đó hiện diện dưới hình thức đại diện thương mại không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Việt Nam chưa cam kết việc thành lập chi nhánh trừ khi việc cho phép đó được quy định trong biểu cam kết cụ thể (ví dụ dịch vụ ngân hàng hay dịch vụ máy tính được). Các doanh nghiệp có giấy phép đã được cấp ra trước ngày cam kết đưa ra được phép bảo lưu hiện trạng, tức là không bị thu hẹp lại những gì đã được cho phép trước ngày gia nhập WTO.
Trong khi về việc cho thuế đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá chung chung thì vấn đề góp vốn được quy định khá chi tiết. Trừ khi có quy định khác, việc góp vốn cổ phần của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiếp đó. Sau 1 năm gia nhập, hạn chế về tỷ lệ góp vốn sẽ bị bãi bỏ, trừ việc góp vốn mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần và với những ngành cam kết trong biểu cam kết này.
Đối với phương thức (4) chúng ta chưa cam kết ngoài trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự khác, người chào bán dịch vụ và người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại và người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng. Trong đó chỉ những cá nhân là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và các nhân sự khác ( thông thường là nhân sự được thuê để làm chức vụ quản lý trong công ty) được lưu trú tối đa 3 năm tại Việt Nam và có thể được gia hạn thêm thời gian lưu trú. Các đối tượng còn lại thì chỉ được lưu trú tối đa 90 ngày tại Việt Nam và không được gia hạn thêm thời gian lưu trú. Trình độ chuyên môn, số lượng nhân sự nước ngoài trong từng trường hợp và một số điều kiện khác cũng được quy định rõ ràng, đầy đủ trong biểu cam kết.
Hạn chế về đối xử quốc gia
Việt Nam không có quy định gì đối với phương thức (1) và (2); không hạn chế đối với phương thức (3) ngoài trừ các khoản trợ cấp có thể chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, nghĩa là các pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc một vùng của Việt Nam. Việc dành cho trợ cấp một lần để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa không bị coi là vi phạm cam kết này. Tuy nhiên đối với các khoản trợ cấp dành cho nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục và nghe nhìn, các hoạt động nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số thì Việt Nam vẫn chưa có cam kết. Phương thức (4) chúng ta cũng chưa cam kết trừ các biện pháp đã nêu tại cột tiếp cận thị trường.
Cam kết cụ thể của Việt Nam & tác động của cam kết đối với một số ngành dịch vụ ở Việt Nam
Dịch vụ phân phối
Nội dung cam kết cụ thể
Đối với dịch vụ phân phối, Việt Nam cam kết đối với các loại hình dịch vụ là dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền. Theo nội dung cam kết, nhà phân phối nước ngoài phải chịu hạn chế về diện mặt hàng được phép phân phối ở Việt Nam. Hạn chế này có thể được chia thành hai nhóm danh mục. Một là danh mục hạn chế lâu dài bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí, vật phẩm ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải. Đây là danh mục hàng nhạy cảm mà chính phủ Việt Nam chưa có ý định cho nước ngoài tham gia phân phối tại Việt Nam, do đó các nhà phần phối nước ngoài không được phép làm đại lý cũng như không được thành lập các công ty bán lẻ để phân phối các mặt hàng này. Thứ hai là danh mục các mặt hàng hạn chế có lộ trình cụ thể, các mặt hàng này được quy định tại cột hạn chế về tiếp cận thị trường mà nhà phân phối nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép phân phối tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO bao gồm có xi măng và clinke, lốp ( trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón. Theo lộ trình tới năm 2010 danh mục hạn chế thứ hai này sẽ được bãi bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên việc mở cửa cho danh mục hạn chế có lộ trình này không được áp dụng đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Ngoại trừ một số nhóm có quy định trong biểu, Việt Nam chưa có cam kết gì với phương thức (1) với phương thức (1). Còn đối với vấn đề vốn góp, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập với tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đến ngày 1/1/2008, họ sẽ được quyền tham gia vốn trong liên doanh ở bất kỳ tỳ lệ nào nhỏ hơn 100%, và đến 1/1/2009 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam. Đặc biệt từ 1/1/2010 doanh nghiệp nhượng quyền được phép hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền sẽ được thành lập chi nhánh với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thành lập cơ sở bán lẻ của các doanh nghiệp phải được dựa trên nhu cầu kinh tế với mộ số tiêu chí đánh giá như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện tại một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
Tác động của cam kết đối với ngành dịch vụ phân phối tại Việt Nam
Tham gia mở cửa trong thị trường phân phối đã đem lại không ít thuận lợi cho Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trên bản đồ bán lẻ toàn cầu trong những năm gần đây có tăng (tăng 2 bậc từ năm 2009 đến năm 2010). Việc giữ được vị thế tốt này là do Việt Nam mức độ tăng trưởng kinh tế tốt, dân số đông đảm bảo cho sức cầu duy trì, đồng thời đặc điểm khác biệt của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn này là tăng tiêu dùng cá nhân trong khi kinh tế khủng hoảng đã góp phần duy trì cầu nội địa tốt đảm bảo cho ngành phân phối phát triển.
Từ ngày 1/1/2009, Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa ngành bán lẻ cho các công ty nước ngoài, như một phần của cam kết khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, đến hết năm 2009, do suy thoái kinh tế toàn cầu, những nhà bản lẻ quốc tế lớn đều hoãn kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam. Điều này cũng tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thời gian chuẩn bị và ổn định hệ thống. Trong nửa sau của năm 2009 đã có một số chuyển động đáng chú ý của một số công ty nước ngoài lớn. Circle K mở cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng sáu, và công bố mở rộng hơn nữa mạng lưới của mình trong các năm tiếp theo. Trong một bối cảnh khác nhau, Aeon - một người khổng lồ Nh