Một chiến lược kinh doanh hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là
sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của mọi tổ chức. Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường thay đổi gồm những thay đổi trong công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chinh sách và thậm chí trong các chuẩn mực về ô nhiễm môi trường thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn.
Môi trường Việt Nam đã dần dần đảm bảo những điều kiện cơ bản để DN triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ và hình thức. Các công ty, các tổ chức luôn tìm cách áp dụng TMĐT vào công việc sản xuất, kinh doanh của mình để nhanh chóng tiếp cận các thông tin quan trọng từ thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thực hiện các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, DN cần thiết phải quan tâm hoạch định chiến lược ứng dụng TMĐT cho mình để có được hiệu quả tốt nhất. Với mục đích xây dựng một chiến lược TMĐT cho một DN TMĐT hoàn chỉnh và có bài bản nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty Cellphones , nhóm 13 xin mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu của mình là“Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho Công ty Cellphones Việt Nam”.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4694 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho Công ty Cellphones Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho Công ty Cellphones Việt NamLời mở đầu
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là
sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của mọi tổ chức. Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường thay đổi gồm những thay đổi trong công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chinh sách và thậm chí trong các chuẩn mực về ô nhiễm môi trường thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn.
Môi trường Việt Nam đã dần dần đảm bảo những điều kiện cơ bản để DN triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ và hình thức. Các công ty, các tổ chức luôn tìm cách áp dụng TMĐT vào công việc sản xuất, kinh doanh của mình để nhanh chóng tiếp cận các thông tin quan trọng từ thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thực hiện các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, DN cần thiết phải quan tâm hoạch định chiến lược ứng dụng TMĐT cho mình để có được hiệu quả tốt nhất. Với mục đích xây dựng một chiến lược TMĐT cho một DN TMĐT hoàn chỉnh và có bài bản nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty Cellphones , nhóm 13 xin mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu của mình là“Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho Công ty Cellphones Việt Nam”.
Mặc dù nhóm 13 chúng em đã cố gắng làm nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm trong khi làm bài thảo luận, chúng em rất mong được sự đóng góp và ủng hộ của cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược TMĐT
Khái niệm hoạch định CL TMĐT của DN
Các xu thế ứng dụng Internet&CNTT trong DN
Tái cấu trúc chuỗi cung ứng của DN, tháo gỡ các nút thắt và tăng cường sự linh hoạt của chuỗi cung ứng (e-SC).
Tái cấu trúc mối quan hệ với KH. Thu thập & xử lý khối lượng khổng lồ các cơ sở dữ liệu KH từ đó xác định được thói quen, xu hướng và sở thích mua sắm của KH (e-CRM).
Thu thập, lưu trữ, xử lý và phổ biến các thông tin quan trọng của DN đến các nhà quản trị trong toàn bộ tổ chức và hỗ trợ cho quá trình ra quyết định bên trong (extranet).
Khái niệm hoạch định CL TMĐT
Chiến lược TMĐT: “kế hoạch tổng thể xác định định hướng và phạm vi hoạt động ứng dụng và triển khai Internet và CNTT (IT) trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua kết hợp các nguồn lực trong một môi trường TMĐT luôn thay đổi, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường điện tử và đáp ứng mong muốn của các đối tượng có liên quan đến tổ chức”.
Chiến lược TMĐT phụ thuộc vào các quyết định trong ứng dụng TMĐT của DN. Có thể lựa chọn:
Không thực hiện thương mại điện tử.
Chỉ quảng cáo thụ động trên mạng.
Mở một cửa hàng trực tuyến cùng với các cửa hàng cũ của công ty.
Thiết lập một hoặc nhiều bộ phận độc lập ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp.
Thực hiện TMĐT trong toàn bộ doanh nghiệp.
Hoạch định CL TMĐT : là việc thiết lập một bản kế hoạch chi tiết cho chiến lược TMĐT về hình thức và cách thức thực hiện.
Bản kế hoạch chi tiết định rõ việc DN sẽ:
Ứng dụng internet và CNTT như thế nào (mức độ, giai đoạn);
Mô hình KD (business model) và gắn kết với mục tiêu;
Nhận dạng & đánh giá các điều kiện ràng buộc (các cơ hội/ rủi ro & các thế mạnh/ hạn chế);
Mục tiêu TMĐT (Thị trường / Sản phẩm);
Định vị & khác biệt hóa;
Hoạch định nguồn lực cho TMĐT.
Mục tiêu của hoạch định CL TMĐT của DN
Đảm bảo ứng dụng & triển khai Internet & IT hỗ trợ việc hoàn thành và hoàn thành tốt hơn các mục tiêu chiến lược kinh doanh; duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh; cung ứng giá trị nổi bật cho KH.
Đảm bảo tính hiệu quả của chi phí đầu tư trong ứng dụng và triển khai internet & IT qua các chỉ tiêu về lợi nhuận.
Bảo vệ các tài sản thông tin & công nghệ hiện hành của tổ chức.
Nâng cao hiểu biết & tư duy của các nhà quản lý về vai trò của internet và IT trong DN.
Đánh giá mức độ sẵn sàng về TMĐT của DN
Bảng đánh giá sự sẵn sàng của DN đối với TMĐT được thiết kế nhằm đánh giá mức độ chuẩn bị của DN đối với việc gia nhập thị trường TMĐT quốc tế.
Quy trình đánh giá: gồm 3 bước
Đánh giá sự phù hợp của SP
Đánh giá sự sẵn sàng XK hàng hóa
Đánh giá sự sẵn sàng cho TMĐT quốc tế
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của SP/DV
Đánh giá sự phù hợp của SP/DV của DN đối với việc thương mại hóa hoặc phân phối qua internet.
Bước 2: Đánh giá sự sẵn sàng XK hàng hóa
Đánh giá xem DN có sẵn sàng thực hiện các giao dịch xuất khẩu không.
Bước 3: Đánh giá sự sẵn sàng cho TMĐT quốc tế
Các DN nên có những cân nhắc cuối cùng để xem xét có nên gia nhập thị trường TMĐT quốc tế hay không.
Quy trình hoạch định CL TMĐT của DN
Nội dung của hoạch định chiến lược TMĐT:
Phân tích tình thế chiến lược TMĐT
Xem xét CLKD hiện tại & mục tiêu ứng dụng TMĐT của DN.
Xác định mục tiêu CL TMĐT.
Lựa chọn quyết định CL TMĐT.
Các phương án triển khai CL TMĐT.
Nội dung của hoạch định chiến lược
Phân tích tình thế TMĐT (Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài)
Thiết lập các mục tiêu CL TMĐT
Tầm nhìn chiến lược (Vision)
Tầm nhìn là sự mô tả về khát vọng kinh doanh mà DN muốn hướng tới hoặc trở thành. Tầm nhìn cho thấy bức tranh tương lai sáng lạn của DN, và mô tả sinh động DN sẽ làm gì (What), làm như thế nào (How), ở đâu (Where), với ai (Who), và cảm nhận ra sao?
(Charles W. Hill & Gareth R. Jones – Strategic Management)
Sứ mạng (Mission được định nghĩa như là “sự phân công công việc đặc biệt” cho các doanh nghiệp. Có thể xem đó là sự tương thích giữa các nhóm khách hàng được công ty phục vụ và nhu cầu khách hàng cần, được công ty đáp ứng”.
(by buildingbrands.com)
Tầm nhìn chủ yếu hướng tới định hướng tương lai dài hạn của DN, Sứ mạng thiên về hiện tại DN đang ở đâu và khách hàng của DN là ai?
Yêu cầu đối với tầm nhìn và sứ mạng:
Xác định rõ ràng và có trọng tâm về tương lai của DN
Mang đến ý tưởng và sự hướng dẫn cho nhân viên về các mục tiêu tương lai của DN
Lựa chọn & ra quyết định CL TMĐT
Lựa chọn & ra quyết định mô hình KD TMĐT.
Lựa chọn & ra quyết định thị trường mục tiêu.
Lựa chọn & ra quyết định phát triển thị trường & SP.
Lựa chọn & ra quyết định định vị & khác biệt hóa.
Lựa chọn & ra quyết định tái cấu trúc tổ chức.
Lựa chọn & ra quyết định mô hình KD TMĐT:
Mô hình kinh doanh điện tử mô tả nền tảng kiến trúc kinh doanh, qua đó sản phẩm, dịch vụ và thông tin được truyền tới khách hàng và mô tả dòng doanh thu của DNứng dụng TMĐT.
Mô hình kinh doanh cũng xác định các thành tố của chuỗi giá trị trong kinh doanh. VD: hệ thống hậu cần đầu vào, hoạt động sản xuất, hậu cần đầu ra, marketing… và các hoạt động hỗ trợ khác.
10 mô hình kinh doanh điện tử phổ biến
Mô hình bán hàng trực tuyến – Merchant model
Mô hình đấu giá trực tuyến – Auction model
Mô hình nhà sản xuất – Manuafacturer model
Mô hình đại lý – Affiliate model
Mô hình quảng cáo – Advertising model
Mô hình môi giới – Brokerage model
Mô hình trung gian thông tin – Infomediary model
Mô hình mất phí đăng ký – Subscription model
Mô hình cộng đồng ảo – Virtual Communities model
Mô hình hậu cần – Logistics model
Lựa chọn & ra quyết định thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu của DN:khách hàng mục tiêu của DN là ai?
Các thị trường đó có khác biệt không?
Nếu có, khác biệt như thế nào?
DN định vị trên từng thị trường ra sao?
Lựa chọn & ra quyết định phát triển thị trường & sản phẩm:
Tập trung vào một phân đoạn (Single-segment concentration),
Chuyên môn hóa có chọn lọc (Selective specialization),
Chuyên môn hóa sản phẩm (Product specialization),
Chuyên môn hóa thị trường (Market specialization),
Bao phủ thị trường (Full market coverage).
Lựa chọn & ra quyết định định vị& khác biệt hóa:
Phát triển các CL cạnh tranh tổng quát trên các thị trường mục tiêu hiện có.
Phát triển các thị trường mục tiêu mới.
Lựa chọn & ra quyết định tái cấu trúc tổ chức:
Xác địnhphạm vi (scope) & quy mô (scale) của hoạt động TMĐT.
Lựa chọn loại hình cấu trúc tổ chức cho hoạt động TMĐT.
Tách riêng cấu trúc hoạt động TMĐT (Clicks and Mortars).
Tích hợp cấu trúc tổ chức TMĐT (Bricks and Clicks).
Kế hoạch hóa nguồn lực TMĐT của DN
Nguồn lực hạ tầng công nghệ của DN
Phần cứng (Máy tính, máy chủ web,…)
Phần mềm giải pháp TMĐT
Lưu trữ website TMĐT
Chi phí dự kiến
Phần cứng:máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT và TMĐT trong hoạt động kinh doanh, do đó các thống kê về máy tính là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp.
Các máy chủ web: thường có nhiều bộ nhớ, ổ cứng lớn, chạy nhanh, và bộ vi xử lý có tốc độ cao hơn các máy tính cá nhân thông thường.Yêu cầu cơ bản đối với các máy chủ là khả năng hoạt động liên tục 24/7 và xử lý đồng thời nhiều thông tin khi nhiều người dùng cùng truy cập đưa ra. Các máy tính cá nhân tốt hiện nay, thông thường giá chỉ khoảng USD 1,000 – USD 3,000 trong khi đó các máy chủ web thường có giá từ USD 6,000 đến USD 400.000.Các công ty bán máy chủ web như Dell, Gateway, Hewlett Packard và Sun.
Phần mềm:ứng dụng TMĐT trong công tác QTDN đang dần đi vào chiều sâu, khi các phần mềm tác nghiệp được sử dụng trở nên ngày càng đa dạng.Bên cạnh phần mềm tài chính kế toán vẫn tiếp tục duy trì vị trí là phần mềm thông dụng nhất (80% DN được khảo sát cho biết đã triển khai), các phần mềm quản lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, v.v... cũng trở nên ngày càng phổ biến.Các con số thống kê cụ thể cho thấy phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM), quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và lập kế hoạch nguồn lực (ERP) là những ứng dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba năm qua.
Phần mềm máy chủ web: đó là các phần mềm phải cài đặt để các website có thể hoạt động trên nền là các phần mềm này. Một số phần mềm phổ biến nhất hiện nay đang được dùng làm máy chủ web như: Apache HTTP Server, Microsoft Internet Information Server (MIIS) và Sun Java System Web Server (JSWS) (thường được gọi bằng các tên khác như Sun ONE, iPlanet Enterprise Server, và Netscape Enterprise).
Phần mềm giải pháp TMĐT cho các SME’s:
Các website TMĐT cần hoạt động liên tục 24/7 dù là B2B hay B2C. Những website đều cần được chạy trên các máy chủ đủ mạnh để xử lý khi lượng truy cập cao nhất.
Bên cạnh yêu cầu hoạt động nhanh và ổn định, các website TMĐT giao dịch cần sử dụng những phần mềm hiệu quả và dễ nâng cấp khi lượng truy cập website tăng.
Các website thông tin như tin tức, báo cáo, thông tin số hóa… cần đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác, cần hiển thị nhanh nhất trên màn hình của người xem. Yêu cầu hoạt động vẫn là 24/7 nhưng mức độ nhanh và ổn định có thể thấp hơn so với các website TMĐT giao dịch. Yêu cầu về phần cứng cũng có thể thấp hơn, tuy nhiên yêu cầu về xử lý lượng truy cập đông có thể cao hơn.
Lưu trữ website TMĐT:
Lưu trữ website thương mại điện tử bao gồm cả lưu trữ dữ liệu, hệ thống phần mềm xử lý các giao dịch điện tử và những nội dung khác trên website.
Tùy quy mô của hệ thống TMĐT mà số lượng, cấu hình của hệ thống máy chủ cần sử dụng để lưu trữ các website TMĐT sẽ khác nhau.
Thực tế có 2 phương pháp chủ yếu:
(1)Tự đầu tư mua các máy chủ về lắp đặt tại cơ sở của DN
(2)Thuê máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ (thuê chỗ trên một máy chủ (hosting) hoặc thuê một số máy chủ)
Các chi phí tác nghiệp dự kiến cho một DN kinh doanh trực tuyến cỡ nhỏ:
Bảng 4.5 cho thấy dự trù chi phí cho năm đầu tiên của một DN kinh doanh trực tuyến cỡ nhỏ để có một gian hàng trên mạng với quy mô khoảng 50 nhóm hàng.
Chi phí này cũng chưa tính tới phí xử lý thanh toán (khoảng 0.5USD/giao dịch và 2% tổng số tiền giao dịch). Tùy thuộc vào dịch vụ hosting và phần mềm TMĐT DN chọn, chi phí thực tế có thể thấp hoặc cao hơn.
Nguồn lực hạ tầng viễn thông & Internet của DN
Kết nối & hình thức kết nối Internet:khi DN muốn xây dựng hệ thống máy chủ của riêng mình và hệ thống này đặt tại trung tâm lưu trữ dữ liệu của DN thì phải thuê đường truyền Internet riêng để kết nối vào các máy chủ này. Thông qua đường kết nối này, các máy tính khác có thể truy cập tới máy chủ của doanh nghiệp.
Các hình thức kết nối:
Quay số (Dial – up)
ISDN - Integrated Services Digital Network (Mạng số tích hợp đa dịch vụ).
ADSL: Băng thông bất đối xứng.
Kết nối Internet bằng kênh thuê riêng (leased line)
Xây dựng & sử dụng mạng nội bộ
Trong các hình thức kết nối nội bộ, mạng LAN được sử dụng phổ biến nhất do công nghệ đơn giản, phù hợp với đặc thù của DN vừa và nhỏ. Tỷ lệ doanh nghiệp có mạng LAN tăng từ 73,2% vào năm 2006 lên 82,3% vào năm 2007.
Trong khi đó, tỷ lệ các DN sử dụng những loại mạng nội bộ khác đều giảm. Khác với LAN, mạng Intranet và Extranet vẫn còn là công nghệ mới với nhiều DN Việt Nam và hiện mới chỉ được ứng dụng tại các DN, tập đoàn lớn.
Nguồn nhân lực về CNTT & TMĐT của DN
Đào tạo về CNTT & TMĐT:
Năm 2009, hình thức đào tạo được áp dụng phổ biến nhất là đào tạo tại chỗ với tỷ lệ 43%. Trong khi đó, 27% DN lựa chọn hình thức cử nhân viên đi đào tạo, và chỉ có 3% DN tự mở lớp đào tạo cho nhân viên
Năm 2009, do xuất hiện thêm nhiều DN địa phương nên tỷ lệ các DN không tiến hành bất kỳ hình thức đào tạo CNTT nào cho nhân viên, tăng lên 38%. Mặt khác, các hình thức đào tạo khác cũng giảm do sự biến động về kinh tế các DN ít tuyển dụng lao động hơn
Phát triển cán bộ chuyên trách TMĐT:
33% DN có bố trí cán bộ chuyên trách về TMĐT, giảm nhẹ so với năm 2008 (34%) .
Tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về TMĐT chịu ảnh hưởng rõ nhất của quy mô DN. Trong khi 57% DN lớn có cán bộ chuyên trách về TMĐT thì tỷ lệ này chỉ là 28% tại các DN nhỏ và vừa.
Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT cũng khác biệt nhau giữa các lĩnh vực. Đứng đầu là các DN thuộc lĩnh vực CNTT và tài chính (với tỷ lệ 62% và 52%). Trong khi đó, Thương mại là lĩnh vực yêu cầu trình độ ứng dụng CNTT và TMĐT cao nhưng tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về TMĐT lại khá thấp (27%).
Việc có cán bộ chuyên trách về TMĐT có ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả tham gia sàn giao dịch của các DN. 67% DN đánh giá hiệu quả tham gia sàn giao dịch là rất cao do có cán bộ chuyên trách, còn 71% DN đánh giá hiệu quả tham gia sàn giao dịch rất thấp do không có cán bộ chuyên trách.
Chương 2: Hoạch định chiến lược TMĐT cho công ty Cellphones
Việt Nam
Giới thiệu về công ty
Tổng quan về công ty
Tháng 5/2007: Được thành lập bởi 1 nhóm sinh viên năm 2 đại học ngoại thương,CellphoneS ban đầu mang tên CellphoneUK. Với niềm đam mê công nghệ và kinh doanh, CellphoneUK ngày càng được biết đến trong giới yêu công nghệ Việt Nam Chuyên cung cấp các sản phẩm từ thị trường Anh quốc CellphoneUK có lợi thế rất lớn để luôn đi đầu đưa các sản phẩm mới nhất về Việt Nam. Ngay từ đầu Cellphone UK đã được biết đến qua các sản phẩm cực hiếm và đình đám trong làng công nghệ như HTC Shift, HTC Ameo.
Năm 2008: Bên cạnh việc gắn liền với các sản phẩm dòng windows mobile của HTC : Touch diamond, Touch Pro,Touch HD, XT7510…CellphoneUK đã đưa về những chiếc điện thoại bền nhất thế giới : sonim - JCB , mở đầu bằng sonim xp1.Và cho tới nay, CellphoneUK luôn di đầu trong các dòng điện thoai bền nhất thế giới này.
Tháng 1/2009: Những chiếc điện thoại với chip xử lý 1 nhân đầu tiên : Toshiba TG01 được CellphoneUK đưa về việt nam làm nức lòng giới yêu công nghệ trong nước.Với nền tảng windows mobile, Toshiba TG01 như mốc dấu cho bước phát triển mạnh mẽ của thế hệ di động cấu hình cao trên thế giới và việt Nam
Tháng 5/2009: Cũng trong năm này CellphoneUK đi đầu trong việc đưa 1 loạt các sản phẩm dòng LG S-Class : LG BL40 - di động dài, mỏng nhất ; LG GC900 điện thoại bàn phím cảm ứng trong suốt đầu tiên thế giới, KM 900 - chiếc điện thoại cảm ứng điện dung đầu tiên bên cạnh iPhone.
Tháng 12/2009: CellphoneUK cùng các bạn trẻ đại học ngoại thương vượt qua nhiều vòng thi, tổ chức nhiều sự kiện để trở thành "Đại Sứ Vàng của LG Sclass".
Năm 2010: Những chiếc smartphone chạy android đầu tiên được CellphoneUK đưa về việt nam : HTC magic, Hero, Desire.
Từ 5-12/2010: CellphoneUK xuất hiện nhiều hơn trên các báo công nghệ, forum lớn tại việt nam trong việc là người đầu tiên và trên tay giới thiệu các sản phẩm mới nhất . Chiếc smartphone chạy android lớn nhất thế giới và đầu tiên của Dell : Dell Streak 5 inches. Đặc biệt là chiếc windows phone 7 đầu tiên : HTC HD7 , HTC mozart tại việt nam.
13/3/2011: Một trong các sản phẩm công nghệ hot nhất năm 2011 : APPLE iPad 2 đã được CellphoneUK đưa về đầu tiên việt nam. Cùng với việc đưa hỉnh ảnh iPad 2 tới rộng rãi qua các báo sohoa,vnexpress, genk .... và vtc, CellphoneUK đã tổ chức thành công buổi offline iPad 2 thu hút hàng trăm người yêu công nghệ tham gia. Đánh dấu bước tiến vượt bậc trong sự phát triển của CellphoneUK cũng như những đóng góp cho làng công nghệ di động việt nam. Trong tháng này, chiếc sonim xp3300 - chiếc điện thoại chuẩn bền cao nhất thế giới có mặt tại Việt Nam (CellphoneUK ) chỉ sau vài ngày được giới thiệu tại MWC (Mobile World Congress 2011) tại Barcelona, Tây Ban Nha.
7/5/2011: Sau nhiều chờ đợi, chiếc smartphone khủng nhất năm của Samsung : Galaxy sii đã có mặt đầu tiên tại việt nam bởi CellphoneUK.Đã có hàng dài người chờ đợi để được chiêm ngưỡng và sở hữu Galaxy s ii tại CellphoneUK .Một buổi offline hoành tráng với sự góp mặt của đầy đủ các sản phẩm công nghệ mới nhất 2011 đã được CellphoneUK tổ chức. CellphoneUK cùng là người đầu tiên đưa HTC sensation, HTC Flyer về việt nam trong tháng này.
Năm 2011 là cột mốc đặc biệt quan trọng với Cellphones. Sau 4 năm thành lập và phát triển, nhận thức được tầm quan trọng trong việc đổi mới, ban lãnh đạo của CellphoneUK thay đổi chiến lược trong việc định vị thương hiệu và hướng phát triển. CellphoneS đã được ra đời và thay thế thế cho CellphoneUK trong chiến lược hướng tới người tiêu dùng phổ thông
Với slogan : beFirst.always , CellphoneS là sự khẳng định trong nỗ lực đi đầu đưa các sản phẩm công nghệ và các dịch vụ mới nhất tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó CellphoneS chú trọng vào các dịch vụ hỗ trợ, bán và sau bán với một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cũng được thành lập.
Năm 2011, cùng với sự hợp tác của các báo lớn vnexpress, dantri, sohoa và cộng đồng công nghệ tinhte.vn, CellphoneS nổi lên là tên tuổi tiên phong với nhiều mẫu máy sớm nhất Việt nam : iPhone 4s, Sony Xperia Arc S, Asus Transformer Prime, Nokia Lumia 800, Galaxy Nexus, Blackberry Porsche 9981 . . .
2012: Cùng hướng đi đầu trong đưa các sản phẩm công nghệ mới nhất về Việt nam, CellphoneS hợp tác chặt chẽ hơn với các kênh truyền thông mạnh tại Việt nam tổ chức nhiều hơn nữa các buổi offline sản phẩm, tạo cơ hội cho nhiều người Việt nam có thể trực tiếp cảm nhận và trên tay các sản phẩm mới .
Ngoài các buổi giới thiệu tại Hà nội, CellphoneS đã và sẽ tổ chức nhiều hơn nữa tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hồ Chí Minh cho các dòng sản phẩm mới nhất : Sony Xperia S, Apple the new iPad và trong thời gian tới là HTC One X, Samsung Galaxy S iii .
Ngoài xây dựng website thì Cellphones còn mở các hệ thống cửa hàng truyền thống như:
Hệ thống cửa hàng tại Hà Nội:
117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
19 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
21A Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội (mới khai trương)
Hệ thống cửa hàng tại TP.HCM:
45 Trần Quang Khải, Q1, HCM
465 Võ Văn Tần, Q3, HCM
165 Nguyễn Thái Học, Q1, HCM
669 Lê Hồng Phong, Q10, HCM
Hệ thống cửa hàng tại Hải Phòng:
8/1 Phố Quang Đàm, Sở Dầu, Hải Phòng
Giờ mở cửa: 8h30 - 21h30 tất cả các ngày trong tuần
Đồng thời thì năm 2012, CellphoneS cũng mở thêm 2 cơ sở tại Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và trong thời gian tới sẽ có thêm tại các thành phố khác !
Năm 2012 sẽ là năm CellphoneS đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng, đem tới nhiều cơ hội để nhiều người hơn nữa được tiếp cận các sản phẩm công nghệ mới !
2.1.2 Các sản phẩm mà Cellphones kinh doanh:
- Giao diện Website của Cellphoes:
Cellphones chuyên kinh doanh các dòng điện thoại với những thương hiệu nổi tiếng trên thị thường như Apple, Nokia, Samsung, HTC…
Ví dụ dòng điện thoại Iphone thì chuyên cung cấp bao gồm: Iphone 4, 4S, 5, 5S, 5C. Những điện thoại hot nhất của Applenhư Iphone 5S, 5C đều đã có mặt tại Cellphones.
Blackberrry
HTC
LG
OPPO
SKY
Sony
Lenovo
Nokia
Samsung
Sonim
Đồng thời thì Cellphones còn