Có nhiều tiêu thức phân loại chiến lược nhưng nhóm xin chọn phân theo tiêu thức
thời gian:
Chiến lược dài hạn : đề cập đến những vấn đề quan
trọng nhất nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
chiến lược dài hạn có tầm quan trọng đặc biệt đối với những
doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm giữ vị trí quan trọng và thị
phần lớn trong phạm vị vùng, địa phương và toàn quốc. Các
doanh nghiệp này hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở thị
trường trong nước mà còn ở thị trường khu vực và quốc tế nên
chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường kinh doanh. Vì
vậy dự đoán được tương lai dài hạn, nhận định được những thách
thức và cơ hội để giữ vững vị thế của doanh nghiệp trong 3-5
năm là đòi hỏi tất yếu.
Chiến lược ngắn hạn: là cụ thể hóa của chiến lược dài
hạn theo từng giai đoạn nhất định, thường là 1-2 năm ( đối với
những doanh nghiệp lớn ). Đối với những doanh nghiệp vừa và
nhỏ, chủ yếu hoạch định chiến lược ngắn hạn nhằm đối phó với
những ảnh hưởng của môi trường một cách linh hoạt.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp lưu trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Hoạch định chiến lược trong
doanh nghiệp lưu trú
2
I. KHÁI NIỆM
“Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến
lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực
trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của
các nhà góp vốn”…
II. PHÂN LOẠI
Có nhiều tiêu thức phân loại chiến lược nhưng nhóm xin chọn phân theo tiêu thức
thời gian:
Chiến lược dài hạn : đề cập đến những vấn đề quan
trọng nhất nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
chiến lược dài hạn có tầm quan trọng đặc biệt đối với những
doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm giữ vị trí quan trọng và thị
phần lớn trong phạm vị vùng, địa phương và toàn quốc. Các
doanh nghiệp này hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở thị
trường trong nước mà còn ở thị trường khu vực và quốc tế nên
chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường kinh doanh. Vì
vậy dự đoán được tương lai dài hạn, nhận định được những thách
thức và cơ hội để giữ vững vị thế của doanh nghiệp trong 3-5
năm là đòi hỏi tất yếu.
Chiến lược ngắn hạn: là cụ thể hóa của chiến lược dài
hạn theo từng giai đoạn nhất định, thường là 1-2 năm ( đối với
những doanh nghiệp lớn ). Đối với những doanh nghiệp vừa và
nhỏ, chủ yếu hoạch định chiến lược ngắn hạn nhằm đối phó với
những ảnh hưởng của môi trường một cách linh hoạt.
III. TẦM QUAN TRỌNG
Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh :
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo 1 hướng đi tố
cho doanh nghiệp , chiến lược kinh doanh có thể coi là kim chỉ nam dẫn đường
cho doanh nghiệp đi đúng hướng.
Trong thực tế , có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng
đắn mà đạt được nhiều thành công , vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho
mình trên thương trường .
Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp , tầm quan
trọng của nó được thể hiện ở các mặt sau :
3
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của
mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh .
Kinh doanh là 1 hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và
bên trong , chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động
để thích ứng với những biến động của thị trường , đồng thời còn đảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng . Điều đó có thể giúp cho
doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị
trường
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy
đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp .Nó giúp doanh
nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực , phát huy sức mạnh của doanh
nghiệp .
Chiến lược tạo ra 1 quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp , giúp doanh nghiệp liên
kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới lợi ích chung , cùng phát
triển doanh nghiệp . Nó tạo một mối liên kết gắn bó các nhân viên với nhau và
giữa các nhà quản lí với nhân viên . Qua đó tăng cường nâng cao thêm nữa nội lực
của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong
điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và
phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính
quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị
trường . Ngoài những yếu tố cạnh tranh như : giá cả , chất lượng , quảng cáo,
marketing , các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ
cạnh tranh có hiệu quả .
IV. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CLKD
TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
\
1. THIẾT LẬP MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP.
Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng chiến lược kinh
doanh. Thiết lập mục tiêu để ta định hướng cho những hành động thực hiện sau
này. Việc thiết lập mục tiêu phải được tiến hành trước việc hình thành những chiến
lược cụ thể. Thiết lập mục tiêu để có cơ sở so sánh đánh giá để lựa chọn những
chiến lược cụ thể cho phù hợp.
Mỗi công ty theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Các công ty trực thuộc công
ty hay tập đoàn nói chung là công ty con họ có mục tiêu khác với những công ty
hoạt động độc lập.
Thiết lập
mục tiêu
Lựa chọn
chiến lược
Thực thi
chiến lược
Đánh giá
chiến lược
4
- Công ty trực thuộc tập đoàn họ đề ra các mục tiêu ở các cấp quản lí khác
nhau. Các mục tiêu thành lập ở các cấp quản lí khác nhau, khác nhau về
thời gian thực hiện và tính trừu tượng của nó.
o Những mục tiêu được thiết lập bởi quản trị cấp cao là loại mục tiêu
chính thức được thực hiện trong dài hạn và rất trừu tượng.
o Các nhà quản trị cấp trung thiết lập các mục tiêu thực tế, các mục
tiêu này vừa trừu tượng vừa cụ thể và được thực hiện trong trung
hạn. nhà quản trih cấp tác nghiệp thực hiện thiết lập các mục tiêu
hoạt động.
o Các mục tiêu này rất cụ thể và được dụng trong thời gian ngắn hạn.
- Công ty hoạt động độc lập học họ xác định các mục tiêu theo các khía cạnh
sau:
o Mục tiêu năng suất.
o Mục tiêu nhân sự .
o Mục tiêu lợi nhuận.
Yêu cầu của mục tiêu chiến lược kinh doanh.
- Mục tiêu phải rõ rang.
- Mục tiêu phải được thể hiện như là một yếu tố thúc đẩy mọi nỗ lực của
công ty. Phải đảm bảo tính hiện thực và tiên tiến. Không chỉ phản ánh thực
trạng của công ty mà còn phải thể hiện tiềm năng trong tương lai của công
ty.
- Mục tiêu phải linh hoạt và có tính khả thi.
- Mục tiêu phải đảm bảo sự thống nhất. Mục tiêu ngắn hạn phải phù hợp với
trong dài hạn, không mâu thuẫn, mục tiêu cụ thể được xây dựn trên cơ sở
của những mục tiêu chung.
2. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC.
Để lựa chọn được một chiến lược đúng đắn người ta phải tiến hành phân tích
các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm có được
cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, có cơ sở đối chiếu so sánh sự phù hợp của các
chiến lược so với doanh nghiệp để có thể đưa ra sự lựa chọn chiếm lược phù hợp
và khả thi nhất.
a. Phân tích môi trường bên trong.
5
Phân tích môi trường bên trong để có cái nhìn khách quan về những điểm
manh điểm yếu của doanh nghiệp. những yếu tố bên trong doanh nghiệp sẽ được
xem xét theo nhóm.
- Tình hình hoạt động kinh doanh
- Nhân sự
- Tài chính
Khi xem xét tình hình xong tiến hành tổng kết các đặc điểm của doanh
nghiệp theo điểm mạnh điểm yếu. sắp sếp theo mức độ ảnh hưởng của chúng đến
năng lực canh tranh của doanh nghiệp.
b. Phân tích môi trường bên ngoài.
Phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô của môi trường lên doanh nghiệp.
Các yếu tố vĩ mô:
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố công nghệ và kĩ thuật.
- Yếu tố văn hóa, xã hội và điều kiện tự nhiên.
- Các yếu tố quốc tế.
- Chính trị và pháp luật.
Các yếu tố vi mô (môi trường ngành).
- Đối thủ cạnh tranh
- Nhà cung cấp
- Những rào cản gia nhập và rời khỏi ngành.
- Khách hàng.
Sau khi phân tích đánh giá môi trường bên ngoài của doanh nghiệp ta cần
phải tổng hợp những thách thức và cơ hội mà chúng mang tới cho doanh nghiệp.
Sắp sếp chúng theo mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp để có cái nhìn đúng hơn
về chúng.
Sau quá trình phân tích có thể nắm được những điểm mạnh, điểm yêu của
doanh nghiệp, những cơ hội và thách thức, rủi ro mà môi trường bên ngoài mà
doanh nghiệp có thể gặp phải. Doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn những chiến
lược đã xây dựng sẵn xem xét cái nào phù hợp nhất với mục tiêu của doanh nghiệp
và khả thi nhất, đảm bảo tạo ra sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong việc sử
dụng các nguồn lực. Trên cơ sở chiến lược tổng thể được chọn doanh nghiệp tiếp
tục triển khai chiến lược trong từng lĩnh vực hoạt động chủ yếu sau:
- Chiến lược về thị trường.
- Chiến lược về CSVCKT.
- Chiến lược về nhân sự.
- Chiến lược về tài chính.
6
3. THỰC THI CHIẾN LƯỢC.
Sau khi lựa chọn được chiến lược ta sẽ tiến hành thực hiện nó. Nội dung của
chiến lược được lựa chọn bao gồm:
Kế hoạch hành động (triển khai các chiến lược cạnh tranh) rất chi tiết,
cụ thể từng bước một, rất cần thiết để đáp ứng mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp. Trong mỗi kế hoạch hành động phải được diến giải rõ
rang chi tiết, sự phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, bảng khung
thời gian và ngân sách thực hiện mục tiêu đã định trước. kế hoạch hành
động thường liên quan đến những đề án không định kì. Kế hoạch hành
động có được thực hiện tốt hay không thì phải thong qua quá trình xây
dựng và phát triển các ngân sách hoạt động thường niên và các kế hoạch
hoạt động của các bộ phận chức năng
Kế hoạch hoạt động là những kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận chức
năng trong doanh nghiệp. các kế hoạch này được xây dựng dựa trên
nguồn ngân sách thích hợp. bao gồm các kế hoạch nhằm đạt mục tiêu
về:
o Doanh thu, thị phần.
o CSVCKT.
o Phát triển nhân lực.
o Tài chính.
Kế hoạch dài hạn bao gồm:
o Chính sách là đường lối chỉ đạo chung để đưa ra quyết định quản
lí.
o Những hoạt động bước chuẩn thường dùng để xử lí các vấn đề
chi tiết hay đòi hỏi nhiều thủ tục hơn. Hoạt động chuẩn bao gồm
các hoạt động cần thiết dùng để giải quyết vấn đề khi phát sinh.
o Nội quy và quy định nên ra những hành vi cho phép hay cấm
đoán.
Tổ chức thực thi chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng
cách giữa mục tiêu và kết quả thực hiện. ở mỗi cấp quản lí khác nhau họ thực hiện
những công việc khách nhau:
Nhà quản trị cấp cao:
o Xây dựng chính sách nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
o Phận định rõ những trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân ở các
cấp quản trị trung gian và các bộ phận mà họ phụ trách.
7
o Hoàn thiện bộ máy quản lí phù hợp với yêu cầu quản lí hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự vận hành đồng bộ và hiệu
quả.
o Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa cấc bộ phận , các phòng ban chức
năng trong doanh nghiệp nhằm giải quyết đồng bộ và kịp thời những
yếu tố tài chính, nhân lực, vật lực trong phạm vi quản lí vĩ mô của
doanh nghiệp.
o Thường xuyên theo dõi và nắm bắt thong tin về tiến độ thực hiện các
kế hoạch để kịp thời phát hiện ra những vấn đề bất cập và những sai
xót trong quá trình thực hiện để có thể kịp thời hỗ trợ các nhà quản
trị cấp trung và tác nghiệp giải quyết và sửa đổi.
Nhà quản trị cấp trung gian:
o Triển khai các kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm cho các cá
nhân, các nhóm chức năng với những nhiệm vụ phù hợp với nhiệm
vụ được giao của bộ phận mình.
o Phân chia kế hoạch cả năm cho từng quý, tháng để chỉ đạo tiến đọ
thực hiện công việc.
o Kiểm tra theo dõi và đôn đốc công việc đảm bảo đúng tiến độ về
thời gian, chất lượng công tác của mỗi cá nhân và bộ phận mà mình
phụ trách.
o Giải quyết tích cực các ách tắc, những bất cập hay sự cố phát sinh
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các quản trị gia cấp cơ sở
trong phạm vi quyền hạn của mình,
o Định kỳ báo cáo cho các nhà quản trị cấp cao vê tình hình thực hiện
kế hoạch của các bộ phận mà mình phụ trách.
Nhà quản trị cấp tác nghiệp.
o Triển khai các nhiệm vụ hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho các
nhân viên thực hiện theo kế hoạch.
o Tổ chức lao động và điều phối nhân viên phù hợp với nhiệm vụ
được giao, kiểm soát và đôn đốc công việc hàng ngày của họ.
o Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng, với người cung ứng,
giữa các nhân viên trong bộ phận mình phụ trách.
o Tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết các sáng kiến cải tiến và
nâng cao NSLĐ của nhân viên.
o Đánh giá khách quan kết quả lao động của nhân viên
o Thường xuyên báo cáo kết quả làm việc của bộ phận mình cho các
nhà quản trị cấp trung phụ trách mình.
8
4. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC.
Trong suất quá trình thực hiện các phương án chiến lược các nhà quản trị
cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phương án chiến lược qua từng
năm để kịp thời phát hiện những sai lệch để điều chỉnh cho phù hợp. Quá
trình đánh giá cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Đánh giá thành công của việc thực hiện chiến lược.
Đánh giá những mặt mạnh,mặt yếu và tìm ra nguyên nhân
Phát hiện những sai lệch và thực hiện điều chỉnh sai lệch (nếu cần
thiết).
Quá trình đánh giá cần phải làm rõ:
Mức độ thực hiện chiến lược.
Thời gian thực hiện tiến độ.
Đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể nhằm xác định tính hợp lí của chiến
lược đã lựa chọn
Lượng hóa những nỗ lực của doanh nghiệp.
Khi đánh giá cần coi trọng phân tích các chỉ tiêu: lợi nhuận, doanh thu, ….
Một số trường hợp có thể xảy ra khi đanh giá chiến lược:
Mục tiêu quá cao/thấp so với khả năng của doanh nghiệp thì phải
điều chỉnh lại mục tiêu.
Mục tiêu hợp lí nhưng chưa có giải pháp nhằm phát huy năng lực
của doanh nghiệp thì cần tập trung vào sử dụng hiệu quả nguồn lực
thúc đẩy sự nỗ lực của các thành viên.
Chiến lược không hợp lí thì phải thay đổi chiến lược cho phù hợp.
Quá trình đánh giá trên sẽ giúp cho các nhà quản trị chủ động thực hiện các
mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và ứng xử kịp thời với những thay đổi ,à khi
hoạch định không lường hết được.