Tiểu luận Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Cho tới nay, chúng vẫn được xem là những hoạt động xương sống ngân hàng. Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch. Từ đó người ta đặt ra một câu hỏi là tại s ao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây chính là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn. Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu. Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng trong công tác quan hệ công chúng của các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Như vậy, để có thương hiệu tốt, không phải chỉ ngày một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thành sau một thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả những gì (chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tiềm lực tài chính, ) mà một ngân hàng hứa hẹn với thị trường. Xuất phát từ thực tế đó, bài tiểu luận sẽ trình bày về “Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ---------- TIỂU LUẬN Môn: Quan hệ công chúng Đề tài: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Loan Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Vân Lớp : Thương mại 6B Hà Nội – 10/ 2012 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Cho tới nay, chúng vẫn được xem là những hoạt động xương sống ngân hàng. Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch. Từ đó người ta đặt ra một câu hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây chính là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn. Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu. Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng trong công tác quan hệ công chúng của các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Như vậy, để có thương hiệu tốt, không phải chỉ ngày một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thành sau một thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả những gì (chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tiềm lực tài chính,…) mà một ngân hàng hứa hẹn với thị trường. Xuất phát từ thực tế đó, bài tiểu luận sẽ trình bày về “Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”. CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG VÀ CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Khái quát chung về thương hiệu Theo quan niệm cũ của hiệp hội Marketing Hoa Kì, “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thử cạnh tranh” Theo định nghĩa này, ta thấy thương hiệu mang tính hữu hình, vật chất và thật khó để phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Trích bài “Giá trị thương hiệu là gì” của tác giả Kevin Keller, thương hiệu được định nghĩa rộng hơn. Thương hiệu là “một tập hợp những liên tưởng trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ”. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn). Một thương hiệu là một sản phẩm, được thêm vào những yếu tố để phân biệt nó với những sản phẩm khác được thiết kế để thỏa mãn cùng một nhu cầu. Định nghĩa này nhấn mạnh đến đặc tính vô hình của thương hiệu - yếu tố quan trọng đem lại giá trị cho tổ chức. Theo đó thì nội hàm của thương hiệu là đối tượng rộng. Nó có thể là nhãn hiệu hàng hóa, cũng có thể bao hàm các yếu tố khác nhau của sở hữu trí tuệ. Thuật ngữ thương hiệu dùng không chỉ đơn thuần là chỉ các dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà cao hơn nhiều đó là hình ảnh về hàng hóa hoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng, nó gắn liền với chất lượng hàng hóa và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp. Keller coi sản phẩm là yếu tố cốt lõi của thương hiệu. Một thương hiệu thành công luôn đi đôi với một sản phẩm thành công. Mỗi thương hiệu muốn có khách hàng phải chiếm lĩnh được một vị trí nhất định trong nhận thức của họ. Hay nói theo một cách khác, các thương hiệu cạnh tranh với nhau không phải trên thị trường mà là trong nhận thức của người tiêu dùng. 1.2. Thương hiệu Ngân hàng Thương Mại 1.2.1. Khái niệm thương hiệu ngân hàng. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng là những tiện ích của chính ngân hàng cung ứng cho khách hàng trong môi trường có cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng cho nên khái niệm về thương hiệu ngân hàng cũng có thể được hiểu như sau: Thương hiệu ngân hàng chính là tên giao dịch của ngân hàng đó, được gắn liền với uy tín, chất lượng dịch vụ tài chính, tạo hình ảnh gây dấu ấn sâu đậm với khách hàng và phân biệt với các ngân hàng khác Nói cách khác, thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân hàng. Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượng của một ngân hàng nào đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đến ngân hàng một cách vô thức thì ngân hàng đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng. 1.2.2. Đặc điểm của thương hiệu Ngân hàng. Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, thương hiệu ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau: + Là loại sản phẩm vô hình, giá trị của nó được hình thành do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo. Hầu hết các ngân hàng đều hoạt động trong các lĩnh vực giống nhau như huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,... Điều các ngân hàng hơn nhau chính là chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Chính chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tạo nên thương hiệu cho mỗi ngân hàng. Mặt khác, thông qua các phương tiện quảng cáo, khách hàng mới biết đến ngân hàng, các loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Do vậy, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các phương tiện quảng cáo chính là bước đầu tiên để nâng cao giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng. + Thương hiệu là tài sản của ngân hàng nhưng lại nằm ngoài phạm vi của ngân hàng và tồn tại trong tâm trí khách hàng. Bất kỳ một ngân hàng khi xây dựng thương hiệu đều sử dụng mọi biện pháp nhằm quảng bá thương hiệu đến với khách hàng, tạo sự nhận biết và đọng lại trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng có ưa thích và lựa chọn thương hiệu đó hay không nằm ngoài phạm vi của ngân hàng mà do sự cảm nhận, đánh giá của mỗi khách hàng về thương hiệu của ngân hàng so với thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh. + Thương hiệu ngân hàng được hình thành dần dần qua thời gian nhờ nhận thức của khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm của ngân hàng và quá trình tiếp nhận thông tin về sản phẩm dịch vụ. Nói đến thương hiệu là nói đến tài sản vô hình, nhưng nó là tài sản vô cùng quý giá và không thể đánh giá trong một sớm một chiều. Khi ngân hàng cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách chi tiết, dễ hiểu và khách hàng được trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó thì họ mới có sự trải nghiệm và đánh giá. Nếu khách hàng cảm nhận là tốt, thì họ sẽ nhớ đến ngân hàng và dần dần, thương hiệu của ngân hàng hình thành trong tâm trí khách hàng. + Thương hiệu ngân hàng là tài sản có giá trị về tiềm năng nhưng không bị mất đi cùng với sự thua lỗ của ngân hàng. Như vậy, thương hiệu là một phương tiện để các NHTM mài giũa hình ảnh của chính mình và làm lu mờ đối thủ cạnh tranh khác. Một khi đã có thương hiệu mạnh thì sẽ mở ra tiềm năng lớn về cơ hội chuyển nhượng thương hiệu cũng như giúp NHTM thành công trong việc đưa ra sản phẩm mới, đồng thời mở rộng thị trường trong và ngoài nước. ( 1.2.3. Vai trò của thương hiệu Ngân hàng. Thương hiệu của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng hơn là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa hay một số ngành dịch vụ khác. Một thương hiệu ngân hàng mạnh có tác dụng : Thứ nhất , thương hiệu giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng. Như đã phân tích ở phần đặc thù sản phẩm của ngân hàng, do tính vô hình của dịch vụ ngân hàng, khách hàng thường dựa vào danh tiếng, uy tín của ngân hàng để đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ. Với một ngân hàng có năng lực tài chính hùng mạnh, khách hàng thường yên tâm hơn khi gửi tiền vào vì họ tin tưởng số tiền của mình sẽ an toàn, khách hàng vay tiền sẽ yên tâm hơn vì họ tin rằng ngân hàng đó có thể tài trợ cho họ những khoản vay lớn và sẽ không bị ngân hàng đòi lại khoản vay trước hạn, khách hàng chuyển tiền, thanh toán quốc tế… Thứ hai là giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro về thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường xảy ra khi các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng khách hàng rút tiền đồng loạt do những biểu hiện xấu về tình hình tài chính hoặc những tin đồn thất thiệt. Một ngân hàng có thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc họ đã gây dựng được vị thế vững chắc và sự tin tưởng của khách hàng. Do đó, khả năng gặp rủi ro về thanh khoản của các ngân hàng này sẽ giảm đi đáng kể. Thứ ba, thương hiệu giúp ngân hàng giảm sự lãng phí nguồn lực. Một ngân hàng có thương hiệu mạnh và bền vững sẽ có lượng khách hàng đông đảo và ổn định, ít chịu tác động bởi những biến cố của môi trường xung quanh hơn, do đó nguồn lực sẽ được sử dụng với hiệu suất cao hơn, giảm thiểu tình trạng lãng phí nguồn lực của ngân hàng. Thứ tư, giúp ngân hàng đứng vững trước những biến động của môi trường kinh doanh. Những thay đổi trong chính sách tài khóa tiền tệ, những biến động về tình hình kinh tế của đất nước sẽ tác động trước hết là đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng bởi ngân hàng chính là thủ quỹ của nền kinh tế, sau đó mới đến các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên các ngân hàng có thương hiệu mạnh, bền vững sẽ bị ảnh hưởng ít hơn, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động và phát triển Thứ năm, giúp ngân hàng thu hút nhân tài từ đó cải thiện trình độ năng lực chung. Nhân tài thường mong muốn được làm việc trong một ngân hàng danh tiếng, môi trường chuyên nghiệp, mức lương cao… Đặc biệt trong ngành ngân hàng, yếu tố con người quan trọng hơn nhiều so với các ngành khác. Vì vậy đây là một lợi thế không hề nhỏ của những thương hiệu ngân hàng mạnh Tóm lại, thương hiệu mạnh là một lợi thế cạnh tranh lớn cho ngân hàng, giúp ngân hàng đối phó với những biến động thị trường, biến động chính sách và đối phó với các đối thủ cạnh tranh. 1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thương hiệu của ngân hàng. 1.2.4.1. Yếu tố chủ quan. a. Triết lý, văn hóa kinh doanh. Triết lý kinh doanh là tư tưởng chủ đạo cơ bản của mỗi doanh nghiệp dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phát triển và trường tồn. Doanh nghiệp có thể thay đổi rất nhiều kế hoạch, chiến thuật, chính sách khác nhau thậm chí là cả chiến lược trong dài hạn. Tuy nhiên triết lý kinh doanh là thứ còn lại duy nhất khi tất cả những thứ khác đã thay đổi. Vì vậy, CLTH cần phải tuân theo đúng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo có sự thống nhất và cộng hưởng lẫn nhau. b. Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh. CLTH là một bộ phận của chiến lược kinh doanh . Do đó mà CLTH tất yếu chịu ảnh hưởng từ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Những mục tiêu và phương hướng của kế hoạch kinh doanh sẽ là căn cứ để phát triển CLTH. Bởi lẽ phát triển thương hiệu cũng là một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh doanh c. Năng lực hiện tại của ngân hàng. Các ngân hàng xây dựng CLTH không chỉ căn cứ trên những tham vọng của mình mà còn phải căn cứ trên năng lực hiện có của ngân hàng. Xuất phát điểm đó sẽ quyết định xem mục tiêu mà CLTH đặt ra có hợp lý, có khả thi hay không. Với những nguồn lực hiện có thì lộ trình mà CLTH đề ra có thể thực hiện được không… d. Đặc điểm khách hàng của ngân hàng. Không phải ngân hàng nào cũng thay đổi chiến lược định vị, thay đổi thị trường mục tiêu. Và lại càng không có ngân hàng nào vứt bỏ toàn bộ thị trường truyền thống mình đang có để phát triển sang một thị trường hoàn toàn mới. Bất cứ CLTH nào cũng cần phải giữ chân khách hàng cũ. Vì vậy nó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm khách hàng của ngân hàng. 1.2.4.2. Yếu tố khách quan. a. Chính sách vĩ mô của chính phủ. Ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế, là công cụ để Chính phủ điều tiết nền kinh tế. Bởi vậy hoạt động của các ngân hàng chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất từ các chính sách vĩ mô của chính phủ, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền tệ. Khi chính phủ thi hành chính sách tài khóa thắt chặt, đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải giảm dư nợ, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất… và ngược lại. Một CLTH của ngân hàng cần phải tiên liệu trước những biến động về chính sách vĩ mô của chính phủ trong dài hạn, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phù hợp với đường lối, chính sách của chính phủ. b. Xu hướng phát triển chung của toàn ngành. Sự phát triển chung của toàn ngành có tác động lớn đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành ngân hàng thì sự tác động này càng mạnh. Trong khi xu hướng phát triển chung của ngành là hướng tới đơn giản hóa về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thì một ngân hàng không thể đưa ra một chiến lược thắt chặt về quy trình xét duyệt thủ tục vay. Khi các mặt bằng lãi suất chung của các ngân hàng giảm thì một ngân hàng không thể đột ngột tăng mức lãi suất lên cao. Hay nhận thấy khả năng suy thoái hoặc phát triển nhảy vọt của toàn ngành trong tương lai, ngân hàng phải có những CLTH thích hợp. c. Mức độ cạnh tranh hiện tại và tương lai. Trong chiến lược của mình, các ngân hàng cần quan tâm đến mức độ cạnh tranh của thị trường. Ngân hàng cần thu thập thông tin để đánh giá năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện có, từ đó xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường, và xác định được cho mình lợi thế cạnh tranh thích hợp, lựa chọn những phân khúc thị trường có nhiều thuận lợi. Không chỉ có vậy, khả năng sao chép sản phẩm dịch vụ trong ngành ngân hàng rất nhanh, các ngân hàng lại không được giữ bản quyền về các dịch vụ sản phẩm nên càng phải chú ý đến yếu tố cạnh tranh và khả năng sản phẩm của mình bị sao chép. d. Các yếu tố về văn hóa, xã hội, dân số, địa lý… Để đo lường cầu thị trường trong dài hạn, ngân hàng cần căn cứ trên những biến động về dân số, tỉ lệ dân số theo độ tuổi, theo giới, theo địa lý… hay những thay đổi trong nhận thức cũng như tư tưởng, hành vi tiêu dùng của thị trường trong dài hạn để căn cứ vào đó, phân khúc và lựa chọn được thị trường tiềm năng. Ví dụ nhiều ngân hàng nhận thấy dân số Việt Nam là dân số trẻ, độ tuổi từ 22-35 là độ tuổi rất nhanh chóng tiếp thu được những công nghệ mới, lối sống mới và cởi mở với những loại hình dịch vụ ngân hàng, do đó họ đã lựa chọn tập trung khai thác nhóm thị trường này… CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG HIỆN NAY 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 043.9288869 Fax: 043.9288867 Website: www.vpb.com.vn Email: customercare@vpb.com.vn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Theo kết quả được Đại hội đồng thông qua, trong năm 2011, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng từ nguồn cổ tức và thặng dư. Kế hoạch kinh doanh năm 2011 cũng đã được thông qua với tổng tài sản dự kiến đạt 80.000 tỷ đồng, huy động vốn từ khách hàng tăng 50% và dư nợ tín dụng tăng 20%, số lượng điểm giao dịch dự kiến đến cuối năm 2011 là 200. Trong năm 2010, VPBank có tổng tài sản đạt 59.807 tỷ đồng, tăng 32.264 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 117%), lợi nhuận trước thuế đạt 663 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2009. Năm 2010 đánh dấu bước phát triển quan trọng của VPBank với việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu; khởi động dự án chuyển đổi chiến lược; tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng; mở rộng mạng lưới ra gần 160 điểm giao dịch trên toàn quốc... Các sự kiện đáng chú ý năm 2010 13/7/2010 Khai trương PGD Xuân La, Hà Nội 23/7/2010 Khai trương PGD Yên Hòa, Hà Nội 27/7/2010 Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên thành Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng 30/7/2010 Khai trương PGD Cửa Đông, Nghệ An 12/8/2010 VPBank chính thức sử dụng thương hiệu mới 2.1.2. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Kể từ khi thành lập, VPBank đang từng bước đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Có thể kể đến một số sản phẩm dịch vụ cơ bản sau : - Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng - Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ. - Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.... 2.2. Hoạt động Quan hệ công chúng của Ngân hàng. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Ngân hàng VPBank đã thực hiện khá thành công chương trình đa dạng hoá sản phẩm và các sản phẩm dịch vụ của VPBank đều hướng đến mục tiêu đảm bảo lợi ích và đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. VPBank được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đánh trúng tâm lý người dân. Hai sản phẩm được coi là sản phẩm đặc trưng của VPBank là gửi tiết kiệm VNĐ được bù đắp trượt giá USD và gửi tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng USD. Hai sản phẩm này nhằm giải toả tâm lý khách hàng lo ngại VNĐ mất giá, đồng thời tạo cho khách hàng sự yên tâm khi giữ tiền VNĐ ngay cả khi tỉ giá USD/VNĐ biến động mà vẫn đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Vì thế nó rất được người dân ủng hộ. Bên cạnh đó là hệ thống thẻ thanh toán, phone banking, internet banking… và máy ATM công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của mọi đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Công nghệ VPBank đang áp dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới cho các sản phẩm thẻ của mình. Là ngân hàng đi sau trong việc phát hành thẻ nhưng VPBank lại là ngân hàng dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại để mã hoá bảo mật thông tin chủ thẻ. Tại Việt Nam, VPBank hiện là ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ thẻ chip tiêu chuẩn EMV cho các sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế. Văn hóa doanh nghiệp Cho đến ngày hôm nay, VPBank đã hiện diện ở hầu khắp các tỉnh thành phố lớn trong cả nước, các sản phẩm, dịch vụ của VPBank đang ngày càng phong phú, đa dạng. Bằng mọi cách thức tiếp cận, VPBank đã đến được gần hơn với người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức..., và trở thành người bạn thân thiết, một địa chỉ tin cậy của cá nhân, của doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là nhờ VPBank có một tập thể Ban lãnh đạo, Hội đồng Quản trị và cán bộ nhận viên đoàn kết, một lòng phấn đấu và cống hiến vì sự phát triển của VPBank; Quan trọng hơn, VPBank nhận được sự ủng hộ của NHNN TW và NHNN chi nhánh các tỉnh thành phố, của các cơ quan ban ngành hữu quan, của đông đảo cổ đông ở khắp ba miền đất nước và đặc biệt là của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước. Có rất nhiều con người tài năng gắn bó lâu dài với VPBank cho đến tận thời điểm hiện nay, những con người đồng tâm, góp sức giúp VPBank “vượt cạn” thành công trong giai đọan khủng hoảng, đã tâm sự rằng: nguyên nhân để họ không bỏ VPBank trong thời kỳ khó khăn tưởng chừng không vực dậy nổi,
Luận văn liên quan