Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các
loại hình kinh doanh thông thường khác. Trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận,
các Ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro, mà chỉ có thể tìm cách làm hạn
chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một
chiến lược quản trị rủi ro thích hợp.
Một trong những loại rủi ro thường xuyên gặp phải của các Ngân hàng
là rủi ro tín dụng. Nhận thức rõ tính cấp bách của vấn đề này,nhóm 5 đã chọn
đề tài: “Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm những nội dung chính
sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hệ thống quản trị
tín dụng trong các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong
các ngân hàng thương mại Việt Nam
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-----o0o-----
TIỂU LUẬN MÔN
QUẢN TRỊ RỦI RO
“Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong
các ngân hàng thương mại Việt Nam”
Học viên thực : Hoàng Tùng (87)
hiện : Phạm Thị Ngọc Lan (37)
: Đinh Thị Hạnh (24)
: Nguyễn Thị Hương Thảo (74)
: Nguyễn Thị Thúy Oanh (61)
: Nguyễn Thị Hường (34)
Lớp : Cao học TCNH 19A
GVHD : TS. Mai Thu Hiền
Hà Nội, tháng 09 năm 2013
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 1
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ..................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HỆ
THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.................................................................................................................................6
1.1. Rủi ro tín dụng ........................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tín dụng................................................................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng....................................................................................................... 6
1.1.3. Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng ..................................................................................... 7
1.1.4. Phân loại RRTD ..................................................................................................................... 9
1.1.5. Các dấu hiệu rủi ro tín dụng................................................................................................. 11
1.1.6. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng....................................................................................... 12
1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ............................................ 13
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ......................................................................................... 13
1.2.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng................................................................................... 14
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số quốc gia................................................................ 24
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thái Lan ..................................... 24
1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Mỹ .............................................. 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................................................................... 25
2.1. Thực trạng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM Việt Nam .................................... 25
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tín dụng................................................................................ 25
2.1.2. Chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng .................................................... 26
2.1.3. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng........................................................................................... 28
2.1.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng .................................................................................................. 30
2.1.5. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng......................................................................................... 37
2.1.6 Hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM.......................................................... 37
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 2
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
2.1.7. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng còn hạn chế .................................. 38
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 52
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 3
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hang thương mại
RRTD Rủi ro tín dụng
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Stt Tên Trang
Bảng 2.1 Bảng 2.1: Dự phòng rủi ro tín dụng 6
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 4
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các
loại hình kinh doanh thông thường khác. Trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận,
các Ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro, mà chỉ có thể tìm cách làm hạn
chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một
chiến lược quản trị rủi ro thích hợp.
Một trong những loại rủi ro thường xuyên gặp phải của các Ngân hàng
là rủi ro tín dụng. Nhận thức rõ tính cấp bách của vấn đề này,nhóm 5 đã chọn
đề tài: “Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm những nội dung chính
sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hệ thống quản trị
tín dụng trong các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong
các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 5
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm tín dụng
Ngân hàng là người môi giới giữa những người có vốn nhàn rỗi với
những người có nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, Ngân hàng có
khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để
chuyển giao đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với nhu cầu trong sản xuất kinh
doanh. Đó là hoạt động sinh lời chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại-
hoạt động tín dụng
Tín dụng NH được hiểu là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
từ NH cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí
nhất định. Theo Khoản 14, Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010,
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo
lãnh NH và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Trên cơ sở đó, hoạt động tín
dụng là hoạt động cơ bản của bất kỳ NHTM nào, đồng thời cũng là hoạt động
tiềm ẩn nhiều rủi ro.
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về RRTD, song các quan niệm
về RRTD đều hội tụ với nhau về bản chất, đó là: RRTD là khả năng (xác
suất) xảy ra những thiệt hại về kinh tế mà NH phải gánh chịu do khách
hàng vay vốn thanh toán nợ không đúng hạn hoặc không hoàn trả được
nợ vay (gồm gốc và/hoặc lãi). RRTD có thể gây tổn thất về tài chính cho
ngân hàng đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn;
trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới thua lỗ, nếu ở mức độ cao hơn có
thể dẫn đến phá sản ngân hàng.
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 6
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
1.1.3. Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài
Môi trường pháp lý chưa thuận lợi
- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật.
- Hoạt động thanh tra NH và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải
thiện căn bản về chất lượng.
- Chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân
hàng.
Môi trường kinh tế không ổn định
- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế
giới.
- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế.
- Sự tấn công của hàng nhập lậu.
- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng
hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành.
- Sức khỏe của nền kinh tế thể hiện thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô,
như tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, lãi suất.
Các yếu tố khác
- Những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, chính
sách tiền tệ.
- Môi trường văn hóa, xã hội…
1.1.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Đối với nhóm khách hàng cá nhân
- Tình trạng sức khỏe của khách hàng, hoặc những mâu thuẫn trong
quan hệ gia đình
- Khách hàng bị thất nghiệp, công việc thay đổi hoặc thu nhập sa sút
- Khách hàng hoạch định các khoản chi tiêu không đúng cách, sai mục
đích dẫn đến việc trả nợ không đúng hạn, hoặc rủi ro đạo đức là khách
hàng cố tình trì hoãn việc trả nợ; …
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 7
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
- Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay
- Khả năng quản lý kinh doanh kém.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.
1.1.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ tại các NH.
- NH xây dựng chính sách tín dụng không phù hợp.
- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay.
- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự
hiệu quả.
1.1.3.4- Thông tin không cân xứng
Trong những giao dịch diễn ra trên thị trường tài chính, một bên
thường không biết tất cả những gì mà người ta cần biết về bên để có được
một quyết định đúng đắn. Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có
được gọi là thông tin không cân xứng. Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn
đề trong hệ thống tài chính ở hai mặt, trước khi cuộc giao dịch diễn ra và sau
khi cuộc giao dịch diễn ra.
Chọn lựa đối nghịch là do vấn đề thông tin không cân xứng tạo ra
trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Do việc lựa chọn đối nghịch khiến dễ có thể
là các món cho vay được thực hiện cho những trường hợp rủi ro không trả
được nợ, những người cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù có
những trường hợp có thể trả được nợ.
Những người dễ có thể tạo ra một kết cục đối nghịch nhất lại có thể
được lựa chọn nhất. Họ là những người vay tiền ít được ưa chuộng nhất vì có
nhiều khả năng hơn rằng họ sẽ không hoàn trả được những món nợ của họ.
Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau
khi cuộc giao dịch diễn ra. Đó là khi người cho vay phải chịu một rủi ro là
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 8
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt xét theo quan
điểm của người cho vay, vì những hoạt động này khiến ít có khả năng để
món vay này sẽ hoàn trả. Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác xuất hoàn trả được
vốn nên người cho vay có thể quyết định thôi không cho vay nữa. Một thực
tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn luôn đối phó
với Ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu không trung thực, mặc dù
những số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Điều này
gây rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt
động kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị. Nhiều khi các
Ngân hàng thương mại có những quyết định đầu tư không căn cứ vào số liệu
báo cáo của đơn vị mà thường dựa vào những cảm nhận trực quan của mình,
điều này nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm.
1.1.4. Phân loại RRTD
1.1.4.1. Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
Rủi ro danh mục (Porfolio rish):
- Rủi ro cá biệt: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng
vay vốn.
- Rủi ro tập trung: là trường hợp NH tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số ít khách hàng; cho vay quá nhiều khách hàng trong cùng một
lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh; hoặc trong cùng một vùng địa lý
nhất định; hoặc tập trung cho vay các lĩnh vực kinh doanh có mức độ rủi ro
cao.
Rủi ro giao dịch (transaction risk)
- Rủi ro xét duyệt: là loại rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và
phân tích tín dụng, khi NH lựa chọn những phán án vay vốn có hiệu quả để ra
quyết định.
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 9
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
- Rủi ro bảo đảm: là loại rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như
các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản, chủ thể, hình thức
đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác theo dõi và quản trị
khoản vay, hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng
tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
1.1.4.2. Các cách phân loại khác
Theo sản phẩm tín dụng
- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: Là rủi ro phát sinh từ những khoản
cho vay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bảng.
- Rủi ro sản phẩm tín dụng ngoại bảng: Là rủi ro phát sinh từ những sản
phẩm ngoại bảng trong tài trợ thương mại, như mở L/C, bảo lãnh,…
Theo giai đoạn phát sinh
- Rủi ro trong thẩm định: là rủi ro mà tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá
sai khách hàng.
- Rủi ro khi cho vay: Là rủi ro mà khi giải ngân vốn sai mục đích, làm
cho khoản vay không phát huy hiệu quả.
- Rủi ro trong quản trị, thu hồi nợ: Là rủi ro phát sinh do quá trình giám
sát thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng
sử dụng vốn quay vòng vào việc khác không thu hồi được nợ đúng kỳ hạn,
hoặc không thu hồi được nợ.
Theo đối tượng khách hàng
- Rủi ro khách hàng cá thể: là loại rủi ro gắn với đối tượng khách hàng
là cá nhân, hộ gia đình. Thông thường mức độ rủi ro của từng khoản vay đơn
lẻ sẽ thấp.
- Rủi ro khách hàng tổ chức: là loại rủi ro gắn vối đối tượng khách hàng
là các công ty, tổ chức kinh tế. Tùy theo quy mô của công ty, tổ chức lớn hay
nhỏ mà sự ảnh hưởng của rủi ro các khoản cho vay đối tượng này là ở mức
cao hay thấp.
- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: là loại rủi ro gắn với đối tượng
khách hàng trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực địa lý. Với những
NH hoạt động trên phạm vi toàn cầu thì có sự phân chia theo lãnh thổ quốc
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 10
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
gia, với NH hoạt động trong phạm vi một quốc gia thì có sự phân chia rủi ro
tập trung theo khu vực địa lý (VD: miền bắc, trung, nam,…)
Theo phạm vi ảnh hưởng
- Rủi ro giao dịch đơn lẻ: là rủi ro gắn với một giao dịch đơn lẻ nào đó,
cụ thể như rủi ro của một khoản vay đối với một khách hàng. Loại rủi ro này
gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vay hoặc khách
hàng vay vốn
- Rủi ro hệ thống: Là rủi ro gắn liền với một nhóm khách hàng, một
ngành hàng, thậm chí với cả một nền kinh tế. Rủi ro hệ thống mang tính chất
vĩ mô và liên quan nhiều đến việc quản trị danh mục cho vay.
1.1.5. Các dấu hiệu rủi ro tín dụng
1.1.5.1. Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng
Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản trị của khách hàng:
- Liên tục có sự thay đổi nhân sự trong hệ thống quản trị và ban điều
hành, hoặc xuất hiện những bất đồng, tranh chấp trong hoạt động quản trị,
điều hành;
- Thường xuyên thuyên chuyển nhân viên;
- Lập kế hoạch và xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất
thời, không có khả năng giải quyết những thay đổi đột ngột.
Nhóm dấu hiệu thuộc về thông tin kế toán, tài chính của khách hàng:
- Chuẩn bị không đầy đủ, chậm trễ hoặc trì hoãn các số liệu kế toán, tài
chính;
- Các số liệu kế toán không khớp hoặc có sự điều chỉnh số liệu;
- Thường xuyên không đạt mục tiêu về kế hoạch sản xuất, tiêu thụ,…
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với NH: Nhóm dấu hiệu này
thể hiện qua xu hướng của các tài khoản của khách hàng tại NH, phương thức
tài chính mà khách hàng sử dụng như:
- Giảm sút mạnh số dư tiền gửi;
- Chậm trễ trong việc trả lương nhân viên;
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 11
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
- Yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến;
- Sử dụng nhiều nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn;
- Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ với lãi suất cao;
- Chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho NH.
Nhóm dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại:
- Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới hoặc không có sản phẩm
thay thế;
- Sản phẩm có tính thời vụ cao;
- Những thay đổi trong chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt
động của doanh nghiệp;
- Những biến động trên thị trường như tỷ giá, lãi suất, thị hiếu khách
hàng, xuất hiện đối thủ cạnh tranh,…
1.1.5.2. Nhóm dấu hiêụ xuất phát từ ngân hàng
Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách của NH
- Chính sách tín dụng cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo để khe hở cho khách
hàng lợi dụng;
- Cho vay hỗ trợ mục đích đầu cơ (kinh doanh chứng khoán, bất động
sản,…);
- Chính sách cho vay ưu đãi hoặc cho vay theo chỉ định.
Nhóm dấu hiệu xuất phát từ trình độ và năng lực quản trị của nhân
viên tín dụng và người quản trị NH
- Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách
hàng;
- Cấp tín dụng dựa trên cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm;
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng, nguồn vốn
cũng như năng lực kiểm soát của NH.
1.1.6. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng
Một số chỉ tiêu cơ bản để có thể đánh giá mức độ RRTD tại mỗi NH:
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 12
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ quá hạn
Theo Khoản 5, Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Nợ quá hạn là
khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn (bao gồm
nợ nhóm 2, 3, 4 và 5)
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Vốn tự có
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =
Tổng tài sản Có rủi ro
Trong đó:
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + vốn cấp 2 – các khoản giảm trừ
Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 13/2010/TT-NHNN: “TCTD, trừ chi
nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự
có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ)” và
“đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài
sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất)”.
1.2. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Theo quan điểm hiện đại được các NH áp dụng phổ biến, quản trị
RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản trị
và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro
Nhóm 10 Lớp Cao học TCNH 19A Page 13
Tiểu luận môn Quản Trị Rủi Ro TS:Mai Thu Hiền
có thể chấp nhận. Kiểm soát RRTD ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM
tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ
xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi
phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
1.2.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
1.2.2.1. Xây dựng chiến lược qu