Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đang lan tỏa khắp năm châu ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động tài chính quốc tế. Xương sống của nền kinh tế Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ. Hiện nay có rất nhiều sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Bằng chứng là các ngân hàng liên doanh đã từng bước được thành lập và không ngừng phát triển.
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian qua theo loại hình sở hữu là ngân hàng liên doanh
DH24TDT02
NHÓM 6
Lời mở đầu
Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đang lan tỏa khắp năm châu ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động tài chính quốc tế. Xương sống của nền kinh tế Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ. Hiện nay có rất nhiều sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Bằng chứng là các ngân hàng liên doanh đã từng bước được thành lập và không ngừng phát triển.
Bài tiểu luận giới thiệu về các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam và trình bày những nét chính về tình hình hoạt động của mô hình ngân hàng này hiện nay.
Mục lục
Lời mở đầu
Giới thiệu chung
Định nghĩa
Hệ thống các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
Những nét chính về các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
Ngân hàng liên doanh Việt Nga
Ngân hàng VID Public Bank
Ngân hàng Lào-Việt (LVB)
Ngân hàng Indovina bank (IVB):
Ngân hàng SHINHANVINA Bank:
Ngân hàng liên doanh Việt – Thái ( VSB):
Tình hình hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam
3.1. hoạt động kinh doanh thường xuyên
3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh:
3.3. các hoạt động khác
4. Ưu và nhược điểm của mô hình ngân hàng liên doanh
4.1 Ưu điểm
4.2 Nhược điểm
Kết luận
1. Giới thiệu chung
1.1. Định nghĩa:
Khái niệm “ liên doanh” hiện nay được hiểu ở hai góc độ: “ liên doanh cũ” và “liên doanh mới”. “ Liên doanh cũ” đơn thuần là sự liên doanh giữa một (hoặc các bên) Việt Nam với một (các bên) nước ngoài. “ Liên doanh mới” là sự hợp tác liên doanh theo cách thức doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp liên doanh…
Theo định nghĩa tại 22/2006/NĐ-CP : ‘ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở tại Việt Nam’.
1.2. Hệ thống các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam:
Tại Việt Nam hiện có 6 ngân hàng liên doanh:
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina (INDOVINA BANK LIMITTED)
Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VIETNAM RUSSIA JOIN VENTURE BANK)
Ngân hàng Lào Việt ( LAO VIET BANK)
Ngân hàng Shinhanvina (SHINHANVINA BANK)
Ngân hàng cổ phần VID (VID PUBLIC BANK)
Ngân hàng liên doanh Việt – Thái (VINASIAM BANK)
2. Những nét chính về các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam:
2.1. Ngân hàng liên doanh Việt-Nga:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Liên doanh Việt - NgaTên tiếng Anh: Vietnam - Russia Joint Venture BankTên gọi tắt: VRBĐịa chỉ: 85 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiChủ tịch HĐQT: Titov Alexandre ViktorovichTổng giám đốc: Nguyễn Văn PhẩmWebsite: www.vrbank.com.vn
Ngày 19/11/2006, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính. VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với 51% vốn điều lệ và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) 49% vốn điều lệ.
Ngày 20/1/2011 ngân hàng trung ương chấp nhận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nga từ 62,5 triệu USD lên 168,5 triệu USD.
Hiện VRB đã có 5 chi nhánh tại các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang và đang hoàn tất thủ tục để mở chi nhánh tại Hải Phòng. VRB đã chính thức khai trương Văn phòng đại diện tại Matxcơva vào tháng 10 năm 2008 và Ngân hàng 100% vốn của VRB - Ngân hàng VRB Matxcơva (VRB Moscow bank Ltd.) đã chính thức khai trương hoạt động ngày14/12/2009.
2.2. Ngân hàng VID Public Bank:
Ngân hàng VID Public Bank là một trong số những ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập ngày 30 tháng 9 năm 1991 với tỷ lệ vốn góp 50:50 giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV ) và Ngân hàng Public Bank Berhad ( Malaysia ). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 1992 chỉ với một chi nhánh ở Hà Nội và cho đến nay đã mở rộng mạng lưới hoạt động tại tất cả các thành phố chính của Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng đã hiện diện tại:
Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh ( khu vực chợ lớn thuộc Quận 5 Tp. Hồ Chí Minh)
Tỉnh Bình Dương
Thành phố Hải Phòng
Tỉnh Đà Nẵng
Đồng Nai
Từ năm 2008 vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh VID Public đã được tăng từ 20 triệu USD lên 64 triệu USD.
2.3. Ngân hàng Lào-Việt (LVB):
LVB Là Ngân hàng liên doanh giữa 2 nước được thành lập theo Quyết định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 2 nước Việt nam và Lào.
Ngày chính thức khai trương đi vào hoạt động: 22/6/1999
Ngân hàng Lào Việt là liên doanh ngân hàng của 2 Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của mỗi nước: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) và ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL)
Vốn điều lệ hiện nay là 15 triệu USD
Mạng lưới chi nhánh:
+ Trụ sở chính tại Thủ đô Vientiane, Lào
+Chi nhánh tại Hà nội
+Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
+Chi nhánh tại Champasack
2.4. Ngân hàng Indovina bank (IVB):
Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina (IVB) là Ngân hàng liên doanh đầu tiên của Việt Nam được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1990.
Các bên liên doanh là Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICBV) và Ngân hàng Cathay United (CUB) của Đài Loan. IVB với Hội Sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh Tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai.
Cuối năm 2010, Ngân hàng TNHH Indovina được sửa đổi vốn điều lệ từ 125 triệu USD thành 165 triệu USD. Bên Việt Nam góp 82,5 triệu USD, chiếm 50% vốn điều lệ; bên Đài Loan góp 82,5 triệu USD, chiếm 50% vốn điều lệ.
2.5. Ngân hàng SHINHANVINA Bank:
SHINHANVINA Bank được thành lập vào tháng 2 năm 1994 với các cổ đông là ngân hàng Vietcombank( 50%), ngân hàng First Bank Korea(40%) và Daewoo Securities Corporation (10%).
Số vốn điều lệ 75 triệu USD.
Trụ sở chính tại Tp.hcm và các chi nhánh tại Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai.
Hiện nay đã ngừng hoạt động tại Việt Nam.
2.6. Ngân hàng liên doanh Việt – Thái ( VSB):
VinaSiamBank được thành lập vào ngày 15/8/1995, liên doanh giữa ba đối tác Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại Thái Lan và Tập Đoàn Charoen Pokphand (CP Group) của Thái Lan.
Đến năm 2003, Ngân hàng Liên doanh VinaSiam đổi tên thành Ngân hàng Liên doanh Việt Thái.
Với vốn điều lệ 20 triệu USD, và nâng lên thành 61 triệu USD vào 2008.Ngày 21/01/2011, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 654/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ trong năm 2011 của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái (Vinasiam Bank) từ 61 triệu USD lên 161triệuUSD.Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc Vinasiam Bank tăng vốn điều lệ lên 161 triệu USD trong năm 2011 từ nguồn vốn góp của các đối tác trong liên doanh.
Mạng lưới hoạt động:
* Trụ Sở Chính:
02 Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM.
* Miền Bắc: Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh Thăng Long:* Miền Trung: Chi nhánh Đà Nẵng* Miền Nam: Chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Bình Dương, chi nhánh chợ Lớn, chi nhánh Gia Định, phòng giao dịch Phú Mỹ
3. Tình hình hoạt động của các ngân hàng liên doanh
Bảng 1: Bảng xếp hạng các ngân hàng của Vietnam Credit
A
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
BBB
Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngoại thương (VCB), Quân đội (MB), Công thương (Vietinbank), Ngoài quốc doanh (VPBank), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Nhà Hà Nội (Habubank).
BB
Đông Nam Á (South East Asia), Sài Gòn Công thương (Saigon Bank), Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Đông Á (EAB), Quốc tế (VIB), Hàng hải (Maritime Bank), Liên Việt (Lien Viet Bank), Sài Gòn – Hà Nội (Saigon-Hanoi Bank), Đại Dương (Ocean Bank).
B
VID Public, Phát triển nhà TP.HCM, An Bình, Tiên Phong, Liên doanh Việt Thái, Dầu khí toàn cầu, Liên doanh Indovina, Sài Gòn, Nam Việt, Nhà ĐBSCL, Xăng dầu Petroimex, Phương Nam.
CCC
Liên doanh Shinhanvina, Việt Á, Liên doanh Việt Nga, Việt Nam Thương tín, Bắc Á, Mỹ Xuyên, Miền Tây, Phương Đông, Đại Á, Đệ Nhất, Nam Á, Đại Tín, Gia Định, Việt Nam Tín nghĩa, Kiên Long.
D
Ngân hàng TMCP Việt Hoa.
Bảng xếp hạng ngân hàng Việt Nam 2009 do công ty Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam công bố với ba ngân hàng liên doanh xếp hạng B và hai ngân hàng xếp hạng CCC. Đã phần nào cho thấy hoạt động của các ngân hàng liên doanh năm 2009 có mức độ tín nhiệm rất thấp.
Tất cả các ngân hàng liên doanh đều chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán và thông tin trên website cũng rất ít khi được cập nhật. Trong 5 ngân hàng liên doanh còn hoạt động, xin giới thiệu số liệu của một số ngân hàng mà chúng tôi có thể tìm kiếm được báo cáo tài chính của họ để làm rõ tình hình hoạt động của các ngân hàng này.
3.1. hoạt động kinh doanh thường xuyên :
3.1.1 cấp tín dụng:
Ngân hàng Indovia
Ngân hàng Việt Nga :
Dư nợ tín dụng: duy trì tốc độ tăng trưởng cao ( do xuất phát điểm thấp, ngân hàng mới thành lập, vốn điều lệ tăng nhanh). Cơ cấu dư nợ phù hợp với chính sách tín dụng; dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn trên tổng dư nợ là 55%/45%. Chất lượng tín dụng tuân thủ các qui định của NHNN.
Một số ngân hàng liên doanh có mức tăng trưởng về dư nợ tín dụng rất tích cực tuy nhiên tính bền vững của các khoản tín dụng trên không cao. Do các ngân hàng liên doanh là những ngân hàng nhỏ, vì mục tiêu lợi nhuận trong khi thị phần chưa lớn mà các khách hàng muốn vay hầu như là những công ty có hệ số tín nhiệm chưa cao khiến họ không có nhiều sự lựa chọn, buộc phải chấp nhận rủi ro tín dụng.
3.1.2. Hoạt động huy động vốn:
- ngân hàng Indovia:
Ngân hàng Việt Nga: Nguồn vốn luôn tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 280%/năm. Đến 30/10/2010, huy động vốn đạt 358 triệu USD, trong đó từ tổ chức kinh tế dân cư là 313 triệu USD, chiếm 87% tổng nguồn vốn.
3.1.3. Các hoạt động thanh toán
Với quy mô ngân hàng nhỏ, mạng lưới chưa rộng việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cần thông qua các ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước nên những nghiệp vụ thanh toán chưa thể đáp ứng khách hàng về tốc độ.
3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh:
- Ngân hàng indovia:
Theo số liệu của ngân hàng Việt Nga cung cấp:
- Đến 30/10/2010: Tổng tài sản: 427 triệu, tăng 394 triệu USD so với năm 2006. Tốc độ tăng tổng tài sản bình quân đạt 208%. Nếu so sánh với thời điểm 31/12/2006 thì tốc độ tăng tổng tài sản đạt 1.194%.
Theo báo cáo tài chính của ngân hàng indovia tổng tài sản năm 2005 khoảng 241,7 triệu USD tới năm 2009 đạt 634 triệu USD tăng 262%.
Năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng đạt khoảng 477 tỷ VNĐ, huy động vốn tăng 18,2%, dư nợ tín dụng tăng 34,3%, tổng tài sản có tăng 18,3% so với cuối năm 2008.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng, tài sản, nguồn vốn của một số các ngân hàng liên doanh là rất khả quan.
3.3. Các hoạt động khác
Các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam đang không ngừng phát triển về quy mô, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nhân viên.
Ngân hàng Việt Nga sau 4 năm hoạt động đã hoàn thiện bộ máy tổ chức tại Hội sở chính, đến thời điểm 15/11/2010 là 354 cán bộ, nhân viên, trong đó trình độ đại học, trên đại học ( Thạc sỹ, tiến sỹ) chiếm trên 95%, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện tại và tương lai, khai trương đưa vào hoạt động 6 Chi nhánh, Sở giao dịch và 9 Phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, 01 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 01 Ngân hàng VRB tại Matxcova.
Vốn điều lệ tại các ngân hàng liên doanh cũng liên tục được nâng lên phù hợp với các quy định mới của ngân hàng trung ương.
Với vốn điều lệ 20 triệu USD, và nâng lên thành 61 triệu USD vào 2008. Ngày 21/01/2011, Ngân hàng Nhà nước chấp nhận việc tăng vốn điều lệ trong năm 2011 của Ngân hàng Liên doanh Việt Thái (Vinasiam Bank) từ 61 triệu USD lên 161 triệu USD
Vốn điều lệ đã tăng từ 10 triệu USD lên 30 triệu USD năm 2007, 62,5 triệu USD năm 2008. Ngày 20/1/2011 ngân hàng trung ương chấp nhận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nga từ 62,5 triệu USD lên 168,5 triệu USD.
Cuối năm 2010, Ngân hàng TNHH Indovina được sửa đổi vốn điều lệ từ 125 triệu USD thành 165 triệu USD.
Bên cạnh đó là sự không ngừng đổi mới, phát triển hạ tầng kỹ thuật, công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm tạo điểm nhấn quan trọng, thể hiện sự lớn mạnh và tăng năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam.
Đồng thời các ngân hàng chú trọng phát triển, xây dựng nền tảng khách hàng đa dạng, ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai. Vd: ngân hàng Việt Nga đến 30/10/2010, VRB đã có trên 25.000 khách hàng thiết lập quan hệ, trong đó 1400 khách hàng doanh nghiệp, tổ chức; 200 khách hàng là các doanh nghiệp, văn phòng đại diện nước ngoài.
4. Ưu và nhược điểm của mô hình ngân hàng liên doanh đối với nền kinh tế Việt Nam.
4.1. Ưu điểm:
Sự thành lập của các ngân hàng liên doanh góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, tọa nên môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Và mô hình này không chỉ thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà còn đa dạng hóa được các sản phẩm và dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó sự hợp tác quốc tế này mang vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến và đưa Việt Nam tiếp cận những tiêu chuẩn quốc tế về dịch vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ.
4.2. Nhược điểm:
Sự ràng buộc chặt chẽ trong cùng một thể nhân với một bên hoàn toàn khác biệt chúng ta về ngôn ngữ, tập quán, phong tục, phong cách kinh doanh sẽ dễ phát sinh những mâu thuẫn khó giải quyết được gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ ngoại giao với nước bạn.
Kết luận
Nhìn chung tình hình hoạt động của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam có sự tăng trưởng khá ổn định trừ ngân hàng shinhanvina hiện đã tạm ngừng hoạt động. Năm 2009 với con số lợi nhuận 477 tỷ VNĐ của các ngân hàng liên doanh chỉ bằng một phần trong lợi nhuận khổng lồ của các ngân hàng thương mại lớn như vietcombank, viettinbank…cho thấy rõ quy mô của mô hình ngân hàng liên doanh ở nước ta vẫn nhỏ và chưa chiếm được thị phần lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng liên doanh cũng như nhiều mô hình ngân hàng nhỏ khác vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác lựa chọn khách hàng để cho vay vì họ không có nhiều sự lựa chọn để bảo đảm lợi nhuận.
Tuy nhiên mô hình ngân hàng này thực sự đang phát triển ồn định và có những định hướng phát triển tốt, cụ thể trong thời gian tới để khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.