Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động , tính cạnh tranh tr ong
kinh doanh , đặc biệt trên thương trường tài chính tiền tệ ngày càng càng gay gắt. Đảng
và Nhà nước ta đã chủ trư ơng “p hát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng
vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng”. Chính vì vậy, nâng
cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thư ơng mại (NHTM) là yêu cầu được đặt
ra rất bức thiết. Vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà phải được
tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì”, “chi phí bao nhiêu?” , thậm chí đến “sử dụng
nguồn đó ra sao?” để có hiệu quả cao nhất.
Nhận thức rõ tầm q uan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của các
Ngân hàng, nhóm chúng em xin chọn đề tài nghiên cứu : "Hoạt động huy động vốn tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và các giải pháp "
40 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Tiểu luận
Hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và các giải pháp
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc t ế đang diễn ra hết sức sôi động , tính cạnh tranh trong
kinh doanh , đặc biệt trên thương trường tài chính tiền tệ ngày càng càng gay gắt. Đảng
và Nhà nước ta đã chủ trương “phát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng
vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng”. Chính vì vậy, nâng
cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) là yêu cầu được đặt
ra rất bức thiết. Vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà phải được
tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì”, “chi phí bao nhiêu?” , thậm chí đến “sử dụng
nguồn đó ra sao?” để có hiệu quả cao nhất.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công t ác huy động vốn trong hoạt động của các
Ngân hàng, nhóm chúng em xin chọn đề t ài nghiên cứu : "Hoạt động huy động vốn tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - Thực trạng và các giải pháp ".
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những v ấn đề cơ bản về vốn v à hoạt động huy động vốn của các NHTM:
1.1.1. Nguồn vốn của các NHTM.
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để
cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt
động của ngân hàng, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vốn bao gồm:
1.1.1.1. Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là vốn riêng thuộc quyền sở hữu và quản lý của chủ sở hữu ngân hàng,
được hình thành qua quá trình tạo lập ngân hàng và không ngừng được bổ sung trong
quá trình hoạt động. Nó bao gồm vốn điều lệ, phần lợi nhuận chưa chia và các quỹ . Do
nguồn vốn này có tính ổn định nên nó được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, góp
vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần ... , là cơ sở quy ết định đến khả năng huy động
vốn cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Trang 3
1.1.1.2. Vốn huy động.
Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ
thể trong xã hội (cá nhân lẫn tổ chức) . Thông thường nguồn vốn huy động chiếm một tỷ
trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu
để đáp ứng mọi nhu cầu vốn của nền kinh tế.
1.1.1.3. Vốn vay.
Khi nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vượt quá tổng số nguồn vốn huy động của một
ngân hàng, để đảm bảo cung cấp mọi nhu cầu vốn cho nền kinh t ế thì các NHTM còn
phải đi vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc vay vốn từ Ngân hàng Nhà Nước
(NHNN). Quá trình vay và cho vay lẫn nhau giữa các NHTM trên thị trường tiền t ệ
được diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay
thường rất linh hoạt nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho bất kỳ lúc nào của NHTM. Còn
nếu đi vay từ NHNN thì hình thức chủ yếu là chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có
giá.
1.1.1.4. Vốn khác.
Là vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trung gian, mua –
bán, quản lý hộ tài sản. Khi kinh tế càng phát triển,các NHTM càng lớn mạnh, các
nghiệp vụ trung gian càng đa dạng thì nguồn vốn này càng chiếm tỷ trọng đáng kể và
giữ vai trò quan trọng.
1.1.2. Các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn của các NHTM.
1.1.2.1. Khái niệm:
Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng nhằm thu hút vốn từ các tổ
chức và cá nhân trong nền kinh t ế nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình.
1.1.2.2. Đối tượng huy động vốn.
Hiện nay các NHTM cổ phần chủ yếu huy động vốn từ bốn đối tượng sau:
* Dân cư
Đối tượng là người dân có thu nhập, không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn muốn sinh lời nên đã gửi tiền vào ngân hàng. Đây là đối
tượng có tiềm năng cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn có quy mô lớn và t ính ổn
định cao.
* Các tổ chức kinh tế
Trang 4
Ngày nay, hầu hết các tổ chức kinh t ế đều mở tài khoản t ại ngân hàng nhằm phục vụ cho
các hoạt động của mình. Phát triển và quản lý tốt các tài khoản này sẽ cho phép ngân
hàng có một nguồn vốn ổn định đáng kể với chi phí thấp
* NHNN và các tổ chức tín dụng khác
Các NHTM bạn hay tổ chức tín dụng khác là đối tượng không thường xuy ên của các
NHTM cổ phần, chỉ nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán hay bù đắp thiếu hụt
tạm thời. Chỉ khi không còn huy động từ nguồn nào được nữa, các NHTM sẽ tìm đến
NHNN xin vay nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời hay đảm bảo khả năng thanh toán.
1.1.2.3. Vai trò của vốn huy động.
* Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh:
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn.
Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ”
và đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” thì nguồn vốn lại càng có vai
trò hết sức quan trọng. Với chức năng tập trung và phân phối vốn cho các nhu cầu của
nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng
mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
* Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng
Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng
hay thu hẹp tín dụng. Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi giúp
ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối
lượng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất cạnh
tranh cho khách hàng.
* Vốn quyết định đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng:
Vốn quyết định năng lực thanh toán, đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường.
Từ đó quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa
là con nợ. Việc đảm bảo chữ tín trong kinh doanh là điều tối quan trọng . Nguồn vốn khả
dụng càng cao, năng lực đảm bảo khả năng chi trả càng lớn thì càng nâng cao niềm tin
của khách hàng đối với ngân hàng đó. Đây là t iền đề của mọi thành công trong giao dịch
ngân hàng .
Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cách đưa ra
những chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất.
1.1.2.4. Nguyên tắc trong huy động vốn
Trang 5
Nguy ên t ắc thứ nhất: Đ ảm bảo sự tương ứng về thời hạn nguồn vốn và sử dụng vốn.
Việc huy động vốn phải trên cơ sở nhu cầu cho vay. Ngân hàng phải t ính toán nhu cầu
cho vay để xác định số vốn cần huy động. Phải đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và
sử dụng vốn về qui mô, về thời hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.
Nguy ên t ắc thứ hai: Thanh toán kịp thời.
Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng p hải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn
cả vốn lẫi lãi theo thoả thuận trước giữa N gân hàng và khách hàng. NHTM phải mở tài
khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên t ài khoản đó số t iền dự trữ bắt buộc , phải có
tiền mặt dự trữ tại quỹ với một số lượng nhất định để đảm bảo khả năng thanh khoản của
ngân hàng.
Nguy ên t ắc thứ ba: Thực hiện theo lệnh của chủ tài khoản.
Tất cả các giao dịch liên quan đến tài khoản của khách hàng đều phải được xử lý dựa
trên lệnh chủ tài khoản, ngoại trừ m ột số trường hợp đặc biệt. Nếu theo lệnh của người
khác thì phải có ủy quyền hợp lệ và ngân hàng sẽ thực hiện nghiệp vụ trong giới hạn
được ủy quyền. Ngay cả khi sổ tiết kiệm đáo hạn, ngân hàng muốn tất toán / tái tục kỳ
hạn mới với lãi suất có lợi hơn cho khách hàng cũng phải thông báo và chỉ được thực
hiện khi khách hàng đồng ý.
Nguy ên t ắc thứ tư : Đảm bảo thanh toán an toàn bí mật số dư tài khoản của khách hàng.
Đây là nguy ên t ắc cơ bản trong giao dịch t ài khoản, đảm bảo uy tín của ngân hàng, tránh
cạnh tranh nội bộ và cạnh tranh với các ngân hàng khác do sự rò rỉ thông t in giao dịch .
1.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy vốn.
Chi phí, cơ cấu, tính chất, thời hạn của nguồn vốn là nhân tố quan trọng đánh giá chất
lượng nguồn vốn, ảnh hưởng đến việc t hực hiện mục tiêu vừa an toàn vừa đảm bảo có
lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, hoạt động huy động
vốn của các NHTM phải đạt được các tiêu chí sau :
* Tìm kiếm nguồn vốn rẻ:
Quản lý chi phí trả lãi là hoạt động thường xuyên và quan trọng của các N gân hàng. Mỗi
sự thay đổi về lãi suất hay cơ cấu nguồn vốn đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó
ảnh hưởng đến thu nhập của N gân hàng. Tính chi phí một cách chính xác cho phép N gân
hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau, đem lại tỷ lệ thu nhập mong đợi.
* Tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp:
Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn
Trang 6
hạn và dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ. Một Ngân hàng có chất lượng huy động vốn
cao sẽ có nguồn vốn dồi dào, cơ cấu vốn cân đối, tránh cho N gân hàng rơi vào tình trạng
căng thẳng về t ài chính trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi.
Hơn nữa N gân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và t iếp cận thị trường để có thể dự
đoán xu hướng biến đổi cơ cấu nguồn vốn huy động. Yếu tố này cũng rất quan trọng
trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn có điểm
mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến động về cơ
cấu vốn sẽ kéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh… và kéo theo sự
thay đổi lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Sự biến đổi cơ cấu vốn huy động
phụ thuộc vào kế hoạch điều chỉnh của Ngân hàng và những nhân tố bên ngoài .
* Xây dựng qui mô và sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định:
Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Khối
lượng vốn phải đạt tới qui mô nhất định theo kế hoạch huy động của Ngân hàng . N gân
hàng muốn mở rộng hoạt động thì cần có quy mô vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy
động là một bộ phận quan trọng. Đ ể thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hoà các
yếu tố khác như lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, các hình thức huy động vốn,
uy tín của khách hàng…
Tuy nhiên không phải cứ có nguồn vốn lớn đã là tốt, nó cần phải phù hợp với qui mô
hoạt động của N gân hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của Ngân hàng…
Hơn nữa việc mở rộng huy động chỉ thực sự an toàn và sinh lợi khi nguồn vốn huy động
đó có tốc độ t ăng trưởng ổn định, được kiểm soát chặt chẽ và khai thác có hiệu quả
* Điều hành tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh :
Trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên xảy ra tình trạng không cân đối về vốn giữa
các chi nhánh trong cùng hệ thống, giữa các Ngân hàng. Nếu có công tác quản lý huy
động vốn hợp lý thì Ngân hàng sẽ linh hoạt hơn trong việc giải quyết tình trạng thừa
thiếu tạm thời này. Chất lượng huy động ở đây thể hiện ở việc đưa ra quyết định lựa
chọn đúng đắn, có lợi nhất đối với N gân hàng, đảm bảo sự chủ động trong kinh doanh.
1.2. Các n ghiệp vụ huy động vốn của các NHTM :
1.2.1. Nghiệp vụ huy động tiền gửi.
Đây là hình thức huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của các tổ chức kinh tế và cá
nhân trong và ngoài nước. Chúng ta cùng tìm hiểu các hình thực tiền gửi cơ bản sau:
Trang 7
1.2.1.1. Tiền gửi thanh toán.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp thường mở t ài khoản tiền gửi
thanh toán ở ngân hàng nhằm phục vụ cho quá trình thanh toán qua ngân hàng được
hình thành nhanh chóng, chính xác, thuận t iện, đảm bảo an toàn mọi khoản thanh t oán
chi trả. Do vậy :
- Đối với khách hàng : Đây là một phần tài sản mà họ uỷ thác cho ngân hàng để ngân
hàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng. Số
tiền ấy họ có quyền lấy ra, chi trả cho bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào mà họ được sử dụng
các công cụ thanh toán không dùng t iền mặt để rút tiền ra sử dụng .
- Đối với ngân hàng : Đây là khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chuẩn bị chi trả cho
khách hàng vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ngân hàng có thể dùng tiền gửi này làm
nguồn vốn kinh doanh với điều kiện: NHTM phải trích quỹ dự trữ bắt buộc theo một tỷ
lệ nhất định gửi vào NHNN, phần còn lại mới được sử dụng để cho vay hay kinh doanh.
1.2.1.2. Tiền gửi không kỳ hạn :
Đây là khoản t iền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.
Tiền gửi dưới hình thức này là do khách hàng không có điều kiện mở t ài khoản hoặc
không muốn mở t ài khoản tiền gửi thanh toán mà chỉ mở tài khoản t iền gửi không kỳ
hạn nhằm mục đích an toàn tài sản và hưởng một khoản lãi nhất định. Đối với khoản
tiền này ngân hàng cũng phải chi trả bất kỳ lúc nào và ngân hàng cũng chỉ được sử dụng
một phần số dư của các tài khoản này để kinh doanh sau khi đã trích lập dự trữ .
1.2.1.3. Tiền gửi có kì hạn của các doanh nghiệ p,các tổ chức xã hội.
Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian giữa người gửi t iền và ngân hàng. Nó được
hình thành từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức/ doanh nghiệp. Mục đích tiền gửi
là để đảm bảo an t oàn vốn, tránh rủi ro, hưởng lãi. Do tính chất của nguồn vốn này là có
thời hạn nên tương đối ổn định. Lãi suất tuỳ thuộc vào thời hạn và tính chất của mỗi
khoản ký thác và thường cao hơn lãi suất tiền gửi thông t hường. Về nguyên tắc thì thời
hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Trả lãi khoản vốn này là khoản chi phí chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí của NHTM. Về nguy ên tắc: tiền gửi có kỳ hạn chỉ được rút ra khi
đáo hạn. Tuy nhiên, để cạnh tranh, các ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng rút
tiền ra trước hạn với điều kiện không được hưởng lãi suất có kỳ hạn mà chỉ được hưởng
lãi suất không kỳ hạn .
Trang 8
1.2.1.4. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào Ngân hàng, nhằm
hưởng lãi suất theo qui định. Khi gửi tiền, người gửi t iền được giao một sổ tiết kiệm coi
như một giấy chứng nhận t iền gửi vào N gân hàng. Có hai loại tiền gửi t iết kiệm là:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Người gửi tiền vẫn sẽ được hưởng lãi mà vẫn có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số t iền
gửi bất kỳ lúc nào. Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được
sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Là loại tiền gửi tích kiệm có sự t hoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn
gửi, lãi suất theo qui định ( thường lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi
thanh toán) và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn. Nhưng t rong thực tế, các
NHTM vẫn có thể linh động cho khách hàng rút ra trước thời hạn nhưng hưởng lãi suất
thấp hơn (thông thường bằng lãi suất tiền gửi t iết kiệm không kỳ hạn). Có nhiều loại kỳ
hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn như loại 1; 2; 3; 6; 9; 12 tháng, 13 tháng; 24
tháng… nhằm thu hút càng nhiều nguồn vốn với các kỳ hạn khác nhau. Kỳ hạn ngày
càng dài thì lãi suất huy động ngày càng cao.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
các loại tiền gửi vào ngân hàng. Nó phụ thuộc vào thu nhập bình quân theo đầu người,
tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cư, chất lượng phục vụ của NHTM , sự ổn
định đồng tiền và sự t ăng trưởng vững chắc của nền kinh tế .
1.2.2. Nghiệp vụ đi vay của các NHTM.
1.2.2.1. Vay NHNN.
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong
trường hợp thiếu hụt dự trữ, các NHTM thường đi vay của NHNN. Hình thức cho vay
chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các
NHTM chiết khấu(hoặc tái chiết khấu) trở thành t ài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng
lại mang những thương phiếu này lên t ái chiết khấu tại NHNN. Thông thường NHNN
chỉ t ái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn,khả
năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kì.
1.2.2.2. Vay các tổ chức tín dụng khác.
Trang 9
Trên thị trường liên ngân hàng luôn tồn tại t ình trạng có một số ngân hàng đang dư thừa
nguồn vốn có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.
Ngược lại, cũng có các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời
để đảm bảo thanh khoản. Như vậy, nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp
ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trư ờng hợp nó bổ sung hoặc thay
thế cho nguồn vay mượn từ NHNN. Quá trình vay mượn rất đơn giản. N gân hàng vay
chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc
NHNN). Khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng các chứng
khoán của kho bạc.
1.2.2.3. Vay trên thị trường vốn.
Đây là hình thức huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…theo
nhiều thời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đó là các công cụ nợ của
ngân hàng. Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi t iết kiệm. Mục
đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn.
* Phát hành tín phiếu ( hay còn gọi là chứng nhận tiền gởi định kỳ ) .
NHTM phát hành Tín phiếu với mục đích huy động vốn trong ngắn hạn (dưới 1 năm)
* Phát hành kỳ phiếu có mục đích.
Kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, trong đó ngân hàng
ký phát cam kết sẽ trả một số t iền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi
được chỉ định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi. Mục đ ích phát hành:
nhằm huy động vốn trong dân cư , góp phần kiềm chế lạm phát, tạo nguồn vốn trung dài
hạn để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế. Nếu xét về bản chất kỳ phiếu là một loại
trái phiếu ngắn hạn
* Phát hành trái phiếu.
Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngân hàng đối với những
người mua trái phiếu (nhà đầu tư) . N gân hàng là người phát hành và sẽ qui định về thời
hạn, lãi suất...Đối tượng mua trái phiếu, hay trái chủ, có t hể là cá nhân hoặc doanh
nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trái phiếu ghi
danh) hoặc không được ghi (tr ái phiếu vô danh). Thời hạn: có thể dưới 1 năm (trái phiếu
ngắn hạn) hay lâu hơn (5, 7 hay 10 năm,...) . Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi
suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu. Các NHTM phát hành trái phiếu trên cơ sở nhu cầu
sử dụng vốn thông qua các dự án đầu tư của các doanh nghiệp mà ngân hàng cam kết
Trang 10
cho vay.
Vốn được huy động từ hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đã được áp dụng
ở nước ta từ năm 1992. Nhưng cho đến nay khối lượng vốn huy động của N HTM qua
hình thức này vẫn còn thấp so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác.
1.2.2.4. Huy động vốn từ các nguồn khác.
Ngoài các nguồn vốn huy động trên, các NHTM cũng có thể khai thác nguồn vốn từ các
tổ chức t ài chính quốc tế. Đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn tương đối dài từ 5 đến 50
năm với lãi suất tương đối ưu đãi. Khi các NHTM nhận các nguồn vốn này thường có
các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúng nội dung chương trình
của các dự án t ài trợ.
Trong thời kỳ kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, các nguồn vốn này có đóng góp rất
quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi NHNN và các
NHTM phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ quốc t ế để tranh thủ và tiếp nhận
nguồn vốn này.
Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM, tuy nhiên chất
lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng t ác động của rất nhiều yếu
tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô đến các yếu tố liên quan tới chính mỗi ngân hàng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn.
1.3.1. Nhân tố khách quan:
* Hành lang pháp lý:
_ Chính sách t iền tệ thắt chặt , nới lỏng hay linh hoạt
VD: Nửa đầu năm 2008, dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh t ế thế giới, Chính
sách tiền tệ thắt chặt để