Trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh
tế phát triển và một xã hội công bằng, thì pháp luật chính là công cụ tối ưu nhất.
Nhưng, chỉ có luật pháp không thì chưa đủ, mà cần có sự vận dụng nó một cách
đúng đắn mới phát huy được hiệu quả tối đa. Điều này được thể hiện một cách rõ
ràng trong học thuyết pháp trị của trường phái Pháp gia.
Pháp gia là trường phái triết học được ra đời tại Trung Hoa. Trong lịch sử thế
giới nói chung và lịch sử Trung Hoa nói riêng, Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi là
trường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng phép trị để trị nước, là những bản
chép đầu tiên về pháp luật. Và vị vua đầu tiên của lịch sử đã áp dụng tư tưởng này
một cách triệt để, có hiệu quả trong việc trị nước chính là Tần Thủy Hoàng. Tần
Thủy Hoàng thâu tóm lục quốc, thống nhất Trung Hoa và xây dựng Nhà nước tập
quyền Trung ương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Từ những thành công to lớn
này đã khẳng định được vai trò quan trọng của học thuyết pháp trị trong việc ổn
định chính trị và phát triển xã hội. Đồng thời, từ việc nghiên cứu những giá trị của
học thuyết pháp trị sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về công
và tội của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Bên cạnh đó ta nhận thấy nghiên cứu về pháp trị và pháp luật mang tính thời
sự rất cao. Bởi qua bao nghìn năm phát triển, pháp luật và pháp trị không có thay
đổi, mà nhìn chung nó chỉ cải tiến, và hoàn thiện mình trước sự thay đổi của thời
đại, để phù hợp hơn với thực tiễn xã hội. Và nó không còn là riêng một quốc gia
hay dân tộc nào nữa, mà giờ đây nó hiện diện trong từng quốc gia, trong nhiều tổ
chức Quốc tế.
25 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5968 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Học thuyết Hàn Phi Tử - Sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA – TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ ..... 4
1.1. Cơ sở lý luận xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn
Hàn Phi Tử ( 280 – 233 TCN) .................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia .......................................................... 4
1.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử
(280 – 233 TCN) ....................................................................................... 5
1.2. Nội dung cơ bản của Pháp gia Hàn Phi Tử ................................................................ 6
1.2.1. Pháp ......................................................................................................... 6
1.2.2. Thế ........................................................................................................... 7
1.2.3. Thuật ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ TRONG SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN
THỦY HOÀNG ......................................................................................................................... 10
2.1. Tần Thủy Hoàng (246 – 209 TCN) ...................................................................... 10
2.2. Thời đại mới với nhiều thay đổi – Cần đến một quan niệm Quốc trị mới ............ 11
2.3. Tần Thủy Hoàng với triết lý Pháp gia trong sự nghiệp trị quốc . ............................ 12
2.3.1. Trọng tài dùng người - thâu tóm lục quốc .................. ............................ 12
2.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quyền trung ương ........... ............................ 14
2.3.3. Thực hiện củng cố chế độ trung ương tập quyền ........ ............................ 17
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 24
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh
tế phát triển và một xã hội công bằng, thì pháp luật chính là công cụ tối ưu nhất.
Nhưng, chỉ có luật pháp không thì chưa đủ, mà cần có sự vận dụng nó một cách
đúng đắn mới phát huy được hiệu quả tối đa. Điều này được thể hiện một cách rõ
ràng trong học thuyết pháp trị của trường phái Pháp gia.
Pháp gia là trường phái triết học được ra đời tại Trung Hoa. Trong lịch sử thế
giới nói chung và lịch sử Trung Hoa nói riêng, Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi là
trường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng phép trị để trị nước, là những bản
chép đầu tiên về pháp luật. Và vị vua đầu tiên của lịch sử đã áp dụng tư tưởng này
một cách triệt để, có hiệu quả trong việc trị nước chính là Tần Thủy Hoàng. Tần
Thủy Hoàng thâu tóm lục quốc, thống nhất Trung Hoa và xây dựng Nhà nước tập
quyền Trung ương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Từ những thành công to lớn
này đã khẳng định được vai trò quan trọng của học thuyết pháp trị trong việc ổn
định chính trị và phát triển xã hội. Đồng thời, từ việc nghiên cứu những giá trị của
học thuyết pháp trị sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về công
và tội của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Bên cạnh đó ta nhận thấy nghiên cứu về pháp trị và pháp luật mang tính thời
sự rất cao. Bởi qua bao nghìn năm phát triển, pháp luật và pháp trị không có thay
đổi, mà nhìn chung nó chỉ cải tiến, và hoàn thiện mình trước sự thay đổi của thời
đại, để phù hợp hơn với thực tiễn xã hội. Và nó không còn là riêng một quốc gia
hay dân tộc nào nữa, mà giờ đây nó hiện diện trong từng quốc gia, trong nhiều tổ
chức Quốc tế.
Chính vì những thực tiễn trên mà tôi đã chọn đề tài tiểu luận “Học thuyết
Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng”.
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 2
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau như:
Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi của 2 tác giả:
Triệu Quang Minh, và Trần Thị Lan Hương, được đăng trên Tạp chí
triết học năm 2009.
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi của tác giả Nguyễn Tài Đông, được
đăng trên Tạp chí triết học năm 2006.
Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử của tác
giả Nguyễn Thị Kim Bình, được đăng trên Tạp chí khoa học và công
nghệ, đại học Đà Nẵng năm 2008.
Luận bàn về tính thiện ác trong học thuyết Tuân Tử - Hàn Phi của tác
giả Phạm Việt Hưng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia.
Nghiên cứu nội dung cơ bản học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử.
Vai trò của học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy
Hoàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi xin sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, đối chiếu, so sánh để làm rõ mối liên hệ giữa chính sách chính trị của Tần
Thủy Hoàng với sách lược pháp trị của Hàn Phi Tử.
5. Ý nghĩa của đề tài
Từ việc nghiên cứu đề tài này, tôi hi vọng phần nào lí giải được tầm quan
trọng của pháp luật trong việc ổn đình chính trị, và phát triển xã hội, có vai trò vô
cùng to lớn trong việc quản lý, và điều hành tốt bộ máy Nhà nước. Đặc biệt, góp
phần nghiên cứu về nguồn gốc của tư tưởng pháp gia và có cái nhìn đúng đắn hơn
về công và tội của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 3
6. Kết cấu bài tiểu luận
Bài tiểu luận bao gồm hai nội dung chính, được chia làm hai chương, mỗi
phần được tìm hiểu trong vòng 15 tiết, và phần kết luận:
Chương 1: Trường phái Pháp gia – Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử
Chương 2: Học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy
Hoàng
Kết luận
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 4
CHƯƠNG 1
TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA - TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
1.1. Cơ sở lý luận xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai
đoạn Hàn Phi Tử ( 280 – 233 TCN)
1.1.1. Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia
Trường phái Pháp gia được xuất hiện vào thời Xuân – Thu chiến quốc (770 –
221 TCN). Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc có rất nhiều biến động, trật tự xã hội
bị đảo lộn “Lễ”, “nhạc” không còn được giữ gìn như trước nữa. Những cuộc nội
chiến liên tục diễn ra dai dẳng, dường như không có sự chấm dứt. Ngũ Bá (Tề, Sở,
Tần, Tấn, Tống) vẫn tiếp tục dùng bạo lực để thôn tính lẫn nhau. Chiến tranh diễn
ra triền miên đã làm cho xã hội càng thêm suy tàn, kinh tế lạc hậu, người dân nghèo
đói trong một nền kinh tế tự bất ổn định. Trước tình hình đó, trong thời kì này đã có
nhiều học thuyết chính trị ra đời với mục đích ổn định lại nền chính trị. Tiêu biểu có
bốn trường phái lớn là Nho gia - Mặc gia - Đạo gia và Pháp gia với đại diện là bốn
nhà tư tưởng lớn: Khổng Tử - Mặc Tử- Lão Tử và Hàn Phi Tử. Nhưng để xây dựng
một nền chính trị ổn định, không phải là bằng chủ trương dùng nhân để trị nước của
Khổng Tử bởi “thực chất của đức trị, nhân trị mà đạo Nho chủ trương chẳng qua là
duy trì sự phân biệt giữa người sang kẻ hèn, bắt kẻ hèn chịu ơn, sợ hãi uy lực người
sang”, song Hàn Phi Tử đã tiếp thu tư tưởng nhân trị của Khổng Tử và chủ trương
Lễ trị của thầy Tuân Tử, và những lý thuyết pháp gia có từ trước để hoàn thiện tư
tưởng pháp trị của mình, đưa Hàn Phi Tử trở thành người tiêu biểu cho tư tưởng
Pháp gia.
Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN), ông xuất thân quí tộc, là công tử của vua Công
nước Hàn, nhưng ông không phải là người kế vị ngôi vua. Chính vì vậy, ngay từ
nhỏ ông đã nhìn thấy rõ các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Tuy nhiên, Hàn
Phi là người có tật nói lắp, do đó ông không giỏi biện luận và ông đã tập trung sức
lực để viết sách trình bày các luận thuyết của mình. Cùng với Lý Tư, Hàn Phi là học
trò của thầy Tuân Tử, nhà sử gia lớn nhất lúc bấy giờ. Do đó, ông đã tiếp thu và
thông thạo những tư tưởng quốc trị của các bậc tiền bối đi trước (Nho gia, Đạo gia,
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 5
Mặc gia) Hàn Phi còn được coi là đại diện xuất sắc nhất của trường phái Pháp
gia, là người chủ trương dùng pháp chế để cai trị Đất nước. Khi thấy nước Hàn suy
yếu, ông đã nhiều lần viết thư dâng lên can vua Hàn nhưng vua Hàn không nghe.
Khi Tần đánh Hàn, ông đã bị phái đi sứ nước Tần. Tại đây ông có cơ hội nói lên tư
tưởng pháp trị của mình và Tần Thủy Hoàng rất thích tư tưởng đó. Sau này, bởi sự
ganh ghét đố kị của người bạn học cũ Lý Tư, ông đã bị bức tử trong ngục (buộc
phải uống thuốc độc tự tử). Song tư tưởng pháp trị của ông đã được Tần Thủy
Hoàng thực hiện một cách triệt để.
1.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử
(280 – 233 TCN)
Hàn Phi Tử không phải là người khởi xướng của trường phái Pháp gia, mà
người khởi xướng đầu tiên là Quản Trọng (trong thời Xuân Thu), tiếp đến là
Thương Ưởng và Thân Bất Hại, song lý thuyết Pháp gia của Quản Trọng,
Thương Ưởng, Thân Bất Hại vẫn chỉ mới là “Phép tắc”, nó còn thiếu một linh hồn
để trở nên sinh động, uyển chuyển áp dụng trong vô vàn trường hợp khác nhau. Hàn
Phi thấy điều đó ở đạo Lão và đã đưa đạo Lão vào để cải thiện cái học thuyết vốn dĩ
khô khan thành một học thuyết đầy sức sống. Nếu Quản Trọng, Thương Ưởng mới
chỉ thấy cái quan trọng của phép tắc, Thân Bất Hại thấy thêm được cái “Thế” của
bậc Đế vương thì với Hàn Phi, trị nước còn cần có “Thuật” để người cai trị sử dụng
mà ứng phó với mọi trường hợp. Còn với thầy Tuân Tử, ông không xem trọng sách
lược pháp trị, mà ngược lại rất trọng lễ, nhưng sự cách biệt giữa lễ và pháp luật thì
rất khiêm nhường và đôi lúc lại không rõ ràng. Chính sự cách biệt thiếu rõ ràng giữa
“lễ” với “pháp” và quan niệm bản tính ác bẩm sinh của thầy Tuân Tử, đã mở đường
cho học trò Hàn Phi đưa ra chủ trương pháp chế nhằm kìm hãm ác tính của con
người. Do đó, Hàn Phi là đại diện lớn nhất cho trường phái Pháp gia, với sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa Pháp - Thế - Thuật để hình thành tư tưởng pháp trị trong việc
cai trị đất nước.
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 6
1.2. Nội dung cơ bản của Pháp gia Hàn Phi Tử
Lịch sử loài người là sự phát triển theo dân số, nếu cứ dùng những quy luật,
pháp luật - như thời Nghiêu Thuấn áp dụng cho một thời điểm nào đó thì sẽ không
phù hợp, do đó luật pháp luôn được biến đổi theo lịch sử. Trên cơ sở này Hàn Phi
Tử càng vững vàng đề ra chủ trương dùng Pháp chế để cai trị đất nước.
Kế thừa tư tưởng của thầy Tuân Tử, Hàn Phi Tử cũng cho rằng con người
sinh ra là mang bản tính ác, là tự tư tự lợi, sinh ra là đã tránh hại cầu lợi. Do đó nếu
cai trị bằng nhân nghĩa thì chỉ trị được số ít, không trị được số đông. Còn cai trị
bằng cách đặt ra những luật pháp, những hình phạt thì sẽ trị được số đông. Hơn nữa,
luật pháp có đặc điểm đặc biệt mà các nhà triết học phương Đông cho rằng đặc
điểm này còn hơn cả chuẩn mực đạo đức, đó là “thời biến thì pháp biến”, và ta thấy
đạo đức bao giờ cũng phát triển chậm hơn thời thế. Do đó, ông cho rằng không có
pháp luật luôn luôn đúng, có nghĩa là pháp luật luôn mang tính lịch sử.
Khi mới hình thành tư tưởng Pháp gia chỉ có “pháp” tức là đề cao việc cai trị
của pháp luật, sau có “thế” là để đề cao việc cai trị của người cầm quyền, cụ thể là
sự cai trị của Vua. Đến Hàn Phi Tử ông đề ra “thuật” là đề cao thủ thuật trị nước
của Vua. Hàn Phi Tử thống nhất cả ba nhóm tư tưởng đó, và tư tưởng pháp trị của
ông được thực hiện thịnh nhất vào thời Tần Thủy Hoàng.
1.2.1. Pháp
Hàn Phi Tử cho rằng, Pháp là luật lệ, là những quy tắc, những quy định, dán
nơi công đường để trăm họ phải đọc khiến pháp luật phải thành cái quy cũ, được đề
ra để cho mọi người trong xã hội biết mà làm theo, khi đó xã hội sẽ được ổn định và
đi vào trật tự, nó điều chỉnh xã hội từ loạn mà trở nên thái bình. Do vậy, ông nói
“hình pháp là cái gốc của thiên hạ, nó ngăn ngừa việc bạo ngược, làm cho con
người ta biết ghét bỏ điều ác, ngăn những việc ác chưa xảy ra”. Hiểu một cách rộng
hơn “Pháp” là đại diện cho một thể chế, một chế độ chính trị.
“Pháp” thực sự là căn cứ khách quan, là tiêu chuẩn đặt rõ phải trái, tốt xấu
mà không bị ảnh hưởng và chi phối bởi tâm lý con người. Thông qua “Pháp”, con
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 7
người biết được vai trò bổn phận của mình, biết được những điều nên làm và không
nên làm. Bên cạnh đó, vì vốn bản tính là tránh hại cầu lợi, nên “Pháp” đặt ra sẽ luôn
luôn trị được số đông, có thưởng có phạt, khích lệ con người làm theo pháp luật.
Hàn Phi Tử cũng đã cho rằng, ở đời này không cần thợ may, thợ mộc giỏi mà
chỉ cần người thợ trung bình và có cái thước chuẩn. Trong cai trị xã hội cũng vậy,
không cần ông vua giỏi, chỉ cần ông vua trung bình nhưng ông vua ấy phải có cái
thước chuẩn là pháp luật. Pháp luật phải thống nhất ổn định, dễ hiểu, như cái thước
không được cong vênh và công khai để mọi người hiểu rõ. Pháp luật phải được thi
hành triệt để, không ai nằm ngoài pháp luật, từ vua đến dân, từ trên xuống dưới đều
phải tuân theo pháp luật.
Hàn Phi Tử cũng cho rằng, trời không vì vật nào mà thay đổi bốn mùa, thánh
nhân cũng không vì vật nào mà thay đổi luật pháp, vì vậy các pháp gia đòi hỏi nhà
cầm quyền phải nêu gương pháp luật.
Ta nhận thấy một điều rằng pháp là do nhà vua đề ra, và như thế luật pháp
còn thấp hơn cả vị thế nhà vua. Thi hành “pháp” thì phải nghiêm minh, không được
tự tư cá nhân, không được tự tư tự lợi, không được tùy tiện, tự động thay đổi
“pháp”. Không phân biệt đẳng cấp khi luận tội, và thưởng phạt phải công bằng,
nghiêm minh.
1.2.2.Thế
Hàn Phi Tử cho rằng thế là địa vị, là thế lực và quyền uy của người đứng đầu
chính thể, mà cụ thể là địa vị, quyền uy và thế lực của Vua.
Hàn Phi Tử đề cao Tôn – Quân – Quyền tức là độc tôn quyền của vua, mọi
người phải tuân phục quyền của ông vua. Vua phải giữ cho mình một cái quyền thế
và ranh giới rõ ràng tránh các quan tiếm quyền. Hàn Phi Tử cũng đề cập đến “khi
làm kẻ thuộc hạ mà giáo dục dân chúng không nghe, nhưng đến khi quay mặt về
hướng nam làm vương thiên hạ thì lệnh ban ra được thi hành điều ngăn cấm bắt
người ta thôi, do đó tài giỏi khôn ngoan không đủ để làm dân chúng phục theo mà
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 8
cái “thế” và địa vị đủ làm cho người hiền giả cũng phải khuất phục vậy”. Như vậy,
cái quyền uy thế mạnh này thay được cả hiền nhân.
Do đó ta thấy “Thế” là một hệ quả tất yếu khi mà đã đề ra “Pháp”. Có pháp
rồi thì phải có quyền uy, có thế lực để ban bố và bảo đảm cho pháp được thực hiện
đúng.
Ông cho rằng thế còn có thể thay thế quyền lực của thánh quyền, thay thế
cho bậc thánh nhân (bậc thánh nhân là quan điểm của Nho giáo). Như vậy Hàn Phi
Tử coi trọng pháp luật hơn đạo đức.
1.2.3.Thuật
Ngoài “pháp” và “thế” thì rất cần đến “thuật”. “Thuật” cái dấu ở trong lòng,
để nắm giữ quyền thần, là những phương pháp, những thủ thuật, là mưu lược để
điều khiển và giải quyết công việc, là phương pháp cách thức dùng người khiến
người ta thi hành triệt để pháp luật, khiến cho người ta tận trung tận lực.
“Thuật” bao gồm ba mặt: “bổ nhiệm”, “khảo hạch” và “thưởng phạt”. “Thuật
bổ nhiệm” là phương pháp chọn quan lại: chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đến
đức hạnh, dòng dõi. “Thuật khảo hạch” và “thuật thưởng phạt” là căn cứ theo trách
nhiệm để kiểm tra hiệu quả công tác, làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì
phạt rất nặng.
Thuật không ban bố như “pháp”, “thế”, “thuật” là của riêng nhà vua. Pháp để
trị dân do quan nắm giữ, còn thuật là để trị quan và chỉ mình vua nắm giữ.
Hàn Phi Tử cho rằng vua phải luôn luôn có “thuật”, và thuật phải luôn đi
cùng “pháp”, cùng “thế”. Khi đó vua sẽ có bề tôi tận trung, có tài và tận lực. Và vua
thì không được chia sẻ quyền lực với ai, không được tin ai, không yêu riêng ai,
không ghét riêng ai, không được để bề tôi khinh nhờn, và đặc biệt không được sùng
bái quỉ thần nếu làm ngược lại, thì thuật bị lộ và không cai trị được nước, được
dân.
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 9
Đối với văn hoá Thế Giới nói chung và văn hoá Trung Quốc nói riêng, tư
tưởng triết học Pháp gia của Hàn Phi Từ là một sản phẩm lịch sử vô cùng vĩ đại. Về
mặt chính trị, nó là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa, và là
một trong những công trình đầu tiên của chính trị học thế giới. Về mặt tư tưởng nó
xác định trường phái Pháp gia, là một trong bốn trường phái lớn nhất của tư tưởng
Trung Quốc (Nho gia - Mặc gia - Lão gia - Pháp gia). Khi tìm hiểu về Pháp gia, một
tác phẩm của cách đây hơn 2300 năm, ta chợt giật mình bởi tính thời sự của nó. Ta
cảm tưởng rằng tác giả là người hiện nay, nói với ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay
về các quan hệ giữa người với người, không chỉ ở Trung Hoa mà ở cả thế giới,
trong đó ta bắt buộc phải thừa nhận rằng con người viết ra nó thực sự là một thiên
tài toàn diện, một đầu óc lỗi lạc bậc nhất của Trung Hoa và của loài người, là người
Trung Hoa đầu tiên dám nhìn thẳng vào sự thật với tất cả cái tàn nhẫn của nó, để
tìm cách đưa đến một cuộc sống yên ổn cho dân thường trong khuôn khổ thời đại
quân chủ.
Ta nhận thấy rằng, phái Pháp gia chủ trương dùng pháp luật để trị nước là vô
cùng đúng đắn. Nhờ vậy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được
Trung Quốc. Nhưng mặt khác, phái này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng
nề, phủ nhận đạo đức, tình cảm, thủ tiêu văn hoá giáo dục là đi ngược với sự phát
triển của văn minh và làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt.
Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thực hiện Pháp trị của Hàn Phi Tử, chủ
trương cai trị bằng pháp chế đã mang lại cho Tần Thủy Hoàng những thành công to
lớn trong việc cai trị đất nước, thâu tóm lục quốc, thu giang sơn về một mối, xây
dựng và phát triển một nhà nước tập quyền trung ương đầu tiên của Trung Quốc.
Song cũng bởi chính sách cai trị khắc nghiệt mà Nhà Tần đoản mệnh chỉ tồn tại
được trong 15 năm, và Tần Thủy Hoàng bị coi là một hôn quân, bạo chúa.
HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Page 10
CHƯƠNG 2
HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ TRONG SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC
CỦA TẦN THỦY HOÀNG
2.1. Tần Thủy Hoàng (246 – 209 TCN).
Tần Thủy Hoàng (246 - 209 TCN) là con của Trang Tương Vương nước
Tần, ông họ Doanh tên Chính. Do cha Trang Tương Vương làm con tin ở nước
Triệu, Trang Tương Vương đã lấy người thiếp của Lã Bất Vi là Triệu Cơ nên Tần
Thủy Hoàng đã được sinh tại Hàm Đan vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu
Vương.
Sau khi trở về nước, Trang Tương Vương được phong vua và Doanh Chính
được phong làm Thái tử. Năm 147 TCN, Tần Trang Vương chết và Thái tử Doanh
Chính lên ngôi Hoàng đế năm 13 tuổi, song mọi quyền lực đều tập trung ở trong tay
Tướng quốc Lã Bất Vi. Năm 233-TCN là năm thứ 9 vương triều Tần, Doanh Chính
đã 22 tuổi, lúc đó mới thực sự cầm quyền điều hành đất nước. Năm sau Doanh
Chính bãi miễn chức Tướng quốc của Lã Bất Vi, thế vị trí đó là Lý Tư và tập trung
quyền lực vào tay mình. Tần Doanh Chính bắt đầu sự nghiệp trị quốc của mình.
Ngay từ lúc còn nhỏ, Doanh Chính đã được tiếp thu những tư tưởng trị nước
của Nho gia, Mặc gia và Đạo gia, Doanh Chính đã có tư tưởng cởi mở và biết trọng
những kiến nghị của tri thức đương thời. Đây là một nguồn tri thức cho sự nghiệp
Quốc trị của Tần Thủy Hoàng sau này. Song Doanh Chính cũng sớm bộc lộ bản
tính đ