Tiểu luận Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam

Xã hội càng phát triển, càng hiện đại, cuộc sống vật chất của con người càng được cải thiện. Với sự trợ giúp của rất nhiều loại phương tiện máy móc hiện đại, con người càng gần tới được ngưỡng cửa của sự sung sướng, ấm no. Trước đây trong xã hội Việt Nam, mọi người chỉ lo sao có đủ cơm ăn, áo mặc thì ngày nay mọi người lại phải nghĩ đến chuyện ăn sao cho ngon, cho có văn hóa, mặc sao cho đẹp, cho hợp thời trang. Cuộc sống vật chất sung sướng là vậy nhưng cũng chính vì phải chạy theo các lợi ích kinh tế, con người ngày càng ít thời gian quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức, lề lối gia phong, tình làng nghĩa xóm. Kết quả tất yếu là cơ cấu gia đình trong xã hội lỏng lẻo hơn, mối quan hệ trong gia đình và xã hội của các thành viên từ đó cũng mất đi sự bền chặt vốn có của nó. Thậm chí trong nhiều trường hợp sự ích kỷ cá nhân, tranh giành vật chất còn mang lại sự bất hòa không đáng có giữa những người cùng chung huyết thống, cùng gánh chịu hoạn nạn. Đạo đức gia đình, nề nếp tổ tiên bị lu mờ trước sự cám dỗ của vật chất. Trước thực trạng đó, vấn đề cấp thiết phải đặt ra là làm sao dung hòa được lợi ích vật chất với những vẻ đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục và đặc biệt là chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. Bài tiểu luận với chủ đề Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam được thực hiện với mong muốn làm cho người đọc hiểu được khái quát vẻ đẹp đạo đức truyền thống trong các mối quan hệ gia đình người Việt. Từ đó người đọc tự biết chắt lọc những đạo đức tốt đẹp xưa kết hợp với tư tưởng xã hội tiến bộ, áp dụng vào trong gia đình và cuộc sống hàng ngày của họ. Không tham vọng là tài liệu tham khảo toàn diện về tư tưởng Nho giáo trong quan hệ gia đình, bài viết chỉ hướng tới mục tiêu cung cấp cho người đọc những kiến thức nền tảng về Nho giáo, sự hình thành cũng như quan điểm đạo đức giữa các thành viên trong một gia đinh Nho giáo chuẩn mực. Do quy mô của bài tiểu luận nên những hạn chế vẫn còn tồn tại là điều không tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến.

doc33 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Xã hội càng phát triển, càng hiện đại, cuộc sống vật chất của con người càng được cải thiện. Với sự trợ giúp của rất nhiều loại phương tiện máy móc hiện đại, con người càng gần tới được ngưỡng cửa của sự sung sướng, ấm no. Trước đây trong xã hội Việt Nam, mọi người chỉ lo sao có đủ cơm ăn, áo mặc thì ngày nay mọi người lại phải nghĩ đến chuyện ăn sao cho ngon, cho có văn hóa, mặc sao cho đẹp, cho hợp thời trang. Cuộc sống vật chất sung sướng là vậy nhưng cũng chính vì phải chạy theo các lợi ích kinh tế, con người ngày càng ít thời gian quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức, lề lối gia phong, tình làng nghĩa xóm. Kết quả tất yếu là cơ cấu gia đình trong xã hội lỏng lẻo hơn, mối quan hệ trong gia đình và xã hội của các thành viên từ đó cũng mất đi sự bền chặt vốn có của nó. Thậm chí trong nhiều trường hợp sự ích kỷ cá nhân, tranh giành vật chất còn mang lại sự bất hòa không đáng có giữa những người cùng chung huyết thống, cùng gánh chịu hoạn nạn. Đạo đức gia đình, nề nếp tổ tiên bị lu mờ trước sự cám dỗ của vật chất. Trước thực trạng đó, vấn đề cấp thiết phải đặt ra là làm sao dung hòa được lợi ích vật chất với những vẻ đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục và đặc biệt là chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. Bài tiểu luận với chủ đề Học thuyết Nho giáo trong văn hóa gia đình Việt Nam được thực hiện với mong muốn làm cho người đọc hiểu được khái quát vẻ đẹp đạo đức truyền thống trong các mối quan hệ gia đình người Việt. Từ đó người đọc tự biết chắt lọc những đạo đức tốt đẹp xưa kết hợp với tư tưởng xã hội tiến bộ, áp dụng vào trong gia đình và cuộc sống hàng ngày của họ. Không tham vọng là tài liệu tham khảo toàn diện về tư tưởng Nho giáo trong quan hệ gia đình, bài viết chỉ hướng tới mục tiêu cung cấp cho người đọc những kiến thức nền tảng về Nho giáo, sự hình thành cũng như quan điểm đạo đức giữa các thành viên trong một gia đinh Nho giáo chuẩn mực. Do quy mô của bài tiểu luận nên những hạn chế vẫn còn tồn tại là điều không tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU NÊN HIỂU NHO GIÁO NHƯ THẾ NÀO? Trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu về Nho giáo. Tùy vào cấp độ nhận thức của con người, góc độ khoa học cụ thể mà có những cách hiểu khác nhau nhưng có đặc điểm chung là đều nhấn mạnh vào tính nhân đạo trong tư tưởng Nho giáo. Vậy Nho giáo có thể được hiểu khái quát như sau. Theo nghĩa Hán tự thì chữ “Nho” (儒) trong Nho giáo được ghép từ hai chữ Nhân (người) và Nhu (cần dùng). Chữ Nhu còn có nghĩa là chờ đợi, tức là người trí thức chờ đợi và bất kỳ khi nào xã hội cần đến thì đem tài sức ra giúp đời. Như vậy, “Nho” là những người học thông thạo đạo lý của Thánh hiền, biết được lẽ Trời Đất và người, để hướng dẫn người phải ăn ở và cư xử thế nào cho hợp với đạo Trời, hợp với lòng người. Trong sách Pháp ngôn có câu: “Thông Thiên định Địa viết Nho”, nghĩa là người hiểu rõ Thiên văn, am tường Địa lý mới gọi là Nho. Bởi vậy từ xưa đến nay những Nho sĩ sẵn sàng nhập thế cuộc, gánh vác việc đời, làm ích nước lợi dân. Đức Khổng Tử là một tấm gương tiêu biểu, cả cuộc đời không màng vinh hoa phú quý, ông đi khắp nơi nhằm mở trường dạy học. Với tư tưởng nhân đạo, ông cho rằng phải giáo dục dân thì đất nước mới phồn thịnh. “Giáo” (教) được hiểu là tôn giáo, mối đạo. Vì vậy, Nho giáo có thể hiểu là một học thuyết có hệ thống, có phương pháp, dạy về nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và xã hội. Cũng chính vì vậy mà Nho giáo là từ viết tắt của “Dĩ Nho học để giáo dân”, tức là lấy Nho học để giáo dân. Theo Đức Mạnh Tử thì bản tính của con người là do Trời phú nên là tính thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Vì thế cần phải được giáo dưỡng thường xuyên thì mới có thể trở thành người có ích cho xã hội. Đức Khổng Tử lại cho rằng “Tính tương cận, tập tương viễn”, có nghĩa là con người khi sinh ra thì bản tính gần giống nhau nhưng do thói quen trong cuộc sống, do tồn tâm dưỡng tính của mỗi người khác nhau nên tính của mỗi người khác nhau. Khi dân đông thì điều quan trọng cần phải giáo dục họ. Trong thời gian rất dài, hệ thống tư tưởng của Nho giáo chính là chuẩn mực đạo đức của xã hội một số nước Phương Đông. Nho giáo được đưa vào trường học và được coi là yếu tố bắt buộc để rèn Đức cho con người. Không những vậy có thể thấy Nho giáo hiện diện trong mọi mặt của đời sống xã hội và trở thành kim chỉ nam điều chỉnh hành vi của con người. Ở phương Đông nói chung chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc một cách sâu sắc, nhất là Việt Nam. Trung Quốc đô hộ Việt Nam hơn một nghìn năm nên đã đưa văn hóa, phong tục tập quán của mình vào nhằm biến Việt Nam thành một vùng đất cai quản. Trong sự du nhập văn hóa thì Nho giáo có vị trí khá cao trong xã hội Việt Nam và đặc biệt Nho giáo ảnh hưởng tới mô hình gia đình một cách sâu sắc. NGUỒN GỐC CỦA NHO GIÁO Sự phát kiến ra văn minh Trung Hoa là công của thế kỷ 18, “thế kỷ ánh sáng”. Diderot, một triết gia Pháp ở thế kỷ 13 đã nhận xét về người Trung Hoa như sau: “Mọi người đều công nhận rằng dân tộc ấy văn minh hơn hết thảy các dân tộc khác ở Châu Á: lịch sử họ cổ hơn, tinh thần, nghệ thuật tiến bộ hơn, họ minh triết hơn, thích triết lí, chính trị của họ hoàn hảo hơn; và vài tác giả còn bảo rằng về tất cả các phương diện ấy họ không kém các xứ văn minh nhất Châu Âu”. Trong một cuốn sách của Keyserling, ông kết luận rằng “Chính ở Trung Quốc thời thượng cổ người ta đã tạo ra được cái mẫu mực nhân loại thông thường hoàn toàn nhất…Trung Quốc đã tạo ra một nền văn hóa cao nhất từ trước đến nay…Tôi càng ngày càng ngạc nhiên, cảm kích về sự cao quý của Trung Quốc…Những danh nhân xứ đó có giáo dục hơn các danh nhân chúng ta rất nhiều…Những ông quan đó có tư cách thật cao, khiến chúng ta phải phục…Giới trí thức Trung Hoa thật là cực kỳ nhã nhặn, lễ độ!...Không còn nghi ngờ gì nữa, người Trung Hoa có lẽ là người thâm trầm nhất.”. Để có được những cái tinh hoa như vậy thì Trung Quốc đã phải trải qua những biến động to lớn. Nhưng cũng chính nhờ những biến động trong xã hội thời bấy giờ mà con người mong muốn tìm được giải pháp để bình ổn xã hội, và đã có nhiều tư tưởng đã ra đời tạo nên sự khởi sắc của các học thuyết chính trị trong lẽ sống làm người của họ, đặc biệt là hệ thống triết học. Theo nhiều tư liệu khác nhau, người ta vẫn khẳng định rằng triết học Trung Quốc xuất hiện vào thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Trong lịch sử, thời kỳ này được gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc (chiến tranh loạn lạc), thời kỳ xã hội Trung Quốc diễn ra nhiều biến động to lớn, thời kỳ giải thể chế độ chiếm hữu nô lệ chuyển sang chế độ phong kiến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là kinh tế. Thời kỳ này, lực lượng sản xuất phát triển, sử dụng và chế tạo công cụ bằng sắt, sử dụng các con vật vào trong quá trình sản xuất đem lại năng suất lao động cao. Chính sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến sự phát triển trong sản xuất công nghiệp, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế lớn, và trung tâm giao lưu kinh tế và văn hóa ra đời ảnh hưởng và tác động đến chế độ sở hữu và làm xuất hiện giai cấp mới và những mâu thuẫn giai cấp. Các giai cấp này đấu tranh với nhau tạo nên cục diện gọi là Xuân thu chiến quốc. Cục diện này làm rối loạn từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Thực tế, các vua chư hầu có thực quyền vượt qua thiên tử. Rồi tình trạng bề tôi giết vua, vua giết bề tôi liên tục xảy ra. Trong gia đình thì cha không ra cha, vợ không ra vợ…Vấn đề chính trị thực tiễn đặt ra là phải làm gì và bằng cách gì để khắc phục tình trạng rối loạn, khôi phục lại xã hội như thời vua Nghiêu, vua Thuấn và đặc biệt là phải đưa xã hội Trung Hoa phát triển đi lên. Chính vì để giải đáp những thực tiễn ấy làm xuất hiện cảnh giới Bách gia tranh minh, Bách gia tri tử. Từ việc tranh luận, con đường đưa xã hội Trung Hoa tiến lên làm xuất hiện hơn 100 trường phái triết học khác nhau xuất hiện. Đáng kể nhất là có cửu phái: Âm dương ngũ hành, Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia, Danh gia, Nông gia, Tạp gia, Tung hoành gia. Trong đó, Nho gia là tư tưởng có ảnh hưởng nhiều nhất không chỉ ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng ra các khu vực lân cận, đặc biệt là Việt nam. Nho giáo bắt nguồn từ thời thái cổ ở Trung Quốc. Ngày đó vua Phục Hy, một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được lẽ âm dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của trời đất để là nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự về sau này. Vua Phục Hy còn dạy dân nuôi súc vật để sai khiến, làm lưới để đánh cá, nuôi tằm để lấy tơ, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng, từ đó mới có danh từ gia tộc. Đến thời vua Hoàng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế), mới chế ra áo mão và sai ông Thương Hiệt ra chế ra chữ viết. Đó là khởi thủy của Nho giáo, hình thành do thực tế kết hợp với huyền lý của Trời Đất. Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch với Trời thì phải chết. Lúc này, Nho giáo đã giúp Trung Quốc thời Thượng Cổ được hòa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền luân lý có căn bản vững chắc. Tiếp theo đến đời nhà Châu, vua Văn Vương và con của ngài là Châu Công Đán, tiếp tục khuếch trương Nho giáo, diễn giải Kinh Dịch do vua Phục Hy truyền lại, hệ thống hóa lễ nghi và sự tế tự. Đó là Nho giáo thuộc Nhất Kỳ Phổ Độ. Vào cuối thời nhà Châu, đời vua Linh Vương, năm 551 trước Tây lịch, đức Khổng Tử đã ra đời. Ông đã chỉnh đốn và san định kinh sách, phục hưng Nho giáo, tạo thành một Nho giáo có học thuyết có hệ thống chặt chẽ, xứng ngang hàng với với Lão giáo và Phật giáo. Đây được coi là Nho giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Kể từ khi được Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau Nho giáo được các vị Thánh nhân như Tử Tư, Mạnh Tử phát huy đến độ rực rỡ, nhưng rồi cũng suy tàn theo thời gian vì không có bậc tài giỏi nối tiếp. Mặc dù vậy, tư tưởng Nho giáo cũng đã ăn sâu và trở thành chuẩn mực đạo đức trong đời sống văn hóa của người dân, đặc biệt là Việt Nam. SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT CỦA NHO GIÁO Người sáng lập ra phái Nho gia là Khổng Tử (551-479), tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Xuất thân trong một gia đình quý tộc suy vong, ông trọn đời lo cho những hoạt động giáo dục, văn hóa. Đến thời trung niên, có một dạo ông ra làm quan. Tư tưởng của ông phản ánh tập trung trong cuốn Luận ngữ, đó là tác phẩm do môn nhân cùng học trò của ông ghi chép lại những câu chuyện, những mẫu hội thoại, những câu giải đáp thắc mắc của ông và học trò. Về phương diện Triết học, Khổng Tử dao động giữa duy tâm và duy vật. Một mặt ông tuyên dương “sợ mệnh trời, sống chết có mệnh, giàu sang tại trời”; một mặt lại nói “trời có gì đâu mà bốn mùa vận hành vạn vật sinh trưởng”; một mặt “kính quỷ thần mà nên xa quỷ thần”, mặt khác lại “không nói những quái lực loạn thần”. Tuy ông không rõ ràng phủ nhận sự tồn tại của quỷ thần, trái lại nhận rằng quỷ thần thật không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực tại của con người. Nhận thức luận của Khổng tử có tính nước đôi. Một mặt ông nói: “người mới sinh ra mà đã biết là bậc trên, người phải học mới biết là hạng thứ”. Mặt khác, ông không thừa nhận bất cứ một hạng người nào sinh ra mà đã biết, gồm cả chính ông. Trong Thuật Nhi ông đã nói: “Ta không phải là người sinh ra mà đã biết, ham đạo đời xưa, ta chỉ thích đạo ngày xưa mà lo cần mẫn học thôi”. Bên cạnh đó, ông còn khẳng định một cách trừu tượng có tri thức tiên nghiệm. Vì theo ông, bất kỳ một tri thức nào đều phải thông qua điều tai nghe mắt thấy mà có. Một mặt ông nói “duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (chỉ có hạng trí ở trên và hạng ngu ở dưới là không thay đổi, xê dịch được). Mặt khác, ông lại nói “Tính tương cận, tập tương viễn”. Như vậy, ông đã thừa nhận con em nhà bần tiện cũng có thể thành người có đức hạnh. Sự mẫu thuẫn giữa yếu tố duy tâm và duy vật trong quan điểm triết học của ông có liên quan mật thiết đến yếu tố bảo thủ với những yếu tố cải lương trong quan điểm chính trị của ông. Về phương diện chính trị, Khổng Tử vẫn hy vọng quay trở về với thời đại sinh hoạt Tây Chu: lễ nhạc chinh phạt đều do mệnh lệnh thiên tử ban bố ra. Ông không tán thành một số cải cách trái với lễ nhà Chu. Như vậy, ông có tính bảo thủ ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đối với lễ, ông chủ trương nên có những thêm bớt cần thiết. Ông đã nhập Nhân vào với Lễ. Ông nói Lễ lấy Nhân làm cơ sở tư tưởng, và Nhân lấy Lễ làm nguyên tắc chính trị. Ông xem Nhân là phạm trù cao nhất của luân lý đạo đức, đem hàm nghĩa cơ bản của nó mà lý giải thành Nhân là yêu người, thể hiện một sự tôn trọng nhất định đối với nhân cách, trong khi đương thời hạng quý tộc chủ nô không coi nô lệ là người. Về tư tưởng giáo dục, lần đầu tiên ông đề xuất có thể dạy dỗ được cho tất cả mọi người, tức là ông đã đả phá giới hạn thị tộc khiến cho giáo dục ở trên một trình độ nhất định đã hướng mở cho quần chúng nhân dân. Trong thực tiễn giáo dục, ông nhấn mạnh “dạy người không biết mỏi”, “dạy có thứ tự dẫn dắt người học dễ tiếp thu”. Ông chú ý phát huy tính năng động chủ quan của học sinh, khi học sinh tự cảm thấy có vấn đề thì mới nêu ra giảng giải từng điểm. Trong Thuật Nhi, ông nói: “Không bực tức vì không hiểu được, thì ta không bảo cho mà biết, không hậm hực vì không nói ra được, thì ta không bảo cho mà nói, cử một góc, chẳng biết xét đến ba góc, thì ta không bảo lại vậy”. Ông luôn yêu cầu học sinh phải tự tìm tòi, học hỏi. Phải năm chắc cái cốt lõi của vấn đề để đưa ra những phương pháp hớp lý. Tư tưởng của ông đã có những ảnh hưởng vô cùng sâu xa trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Về phương diện thái độ và phương pháp học tập, Khổng tử đã có nhiều quan điểm, có những sự phân tích sâu sắc. Ông dạy học trò: “Biết cái gì nhận là biết, chảng biết cái gì nhận là chẳng biết, như thế là biết vậy”. Theo quan niệm của ông nếu giỏi chăm vào việc học tập thì ở đâu cũng tìm thấy thầy để học: “Trong ba người cùng đi, hẳn có người là thầy ta, chọn điều thiện của họ mà theo, nêu điều bất thiện của họ mà sửa đổi”. Ông đặc biệt chú ý đến sự kết hợp giữa học tập và nghiền ngẫm suy nghĩ. Yêu cầu học phải đi đôi với hành, thường xuyên ôn luyện lại những kiến thức cũ. Trong thời cổ đại, những nguyên tắc của ông đã thành cách ngôn chỉ đạo giữa việc xử sự giữa người với người, ngày nay vẫn có ý nghĩa tích cực. Người thầy vĩ đại thứ hai của Nho gia là Mạnh Tử (385-304), tên thật là Kha, tự là Tử Dư, người nước Trâu, từng thụ nghiệp với môn nhân của Khổng Cấp, tức Tử Tư, cháu nội của Khổng Tử. Mạnh Tử cũng giống Khổng tử, đi chu du khắp nước mà chưa từng làm quan, suốt một đời chỉ lo dạy học. Tư tưởng của ông chủ yếu phán ảnh trong bảy thiên sách Mạnh Tử do ông cùng học trò của ông biên soạn qua những lời bàn luận của bản thân ông. Cốt lõi triết học của Mạnh Tử là Thuyết tính thiện và Thuyết lương tri. Ông nhận rằng, mỗi người đều có những mầm mống đầy đủ về quan niệm cơ bản đạo đức phong kiến: Lòng trắc ẩn là đầu mối đức nhân, lòng hổ giận là đầu mối đức nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối đức lễ, lòng phải trái là đầu mối đức trí. Bốn đầu mối ấy cùng với đời sống của con người ta mà đến, cũng như ta có tứ chi, mọi người đều giống nhau. Có người không phải thành thiện nhân, không phải là tại nhân tính có gì sai kiệt mà vì người đó không lo bồi dưỡng, mở rộng bấy nhiêu đầu mối thiện, do đó mà đánh mất bản tính. Mạnh Tử nhận rằng trí thức của người chỉ có thể có được cùng với cuộc sống của ta. Điều con người không học mà biết đó là lương năng. Điều không lo nghĩ mà biết, đó là lương tri. Theo ông, sự manh nha của tất cả tri thức đa ở nội tâm của con người. Ông rất chú ý phát huy tính năng động của con người, nhấn mạnh tư duy lý tính ngang hàng với nhận thức cảm tính: “Lỗ tai con mắt không lo nghĩ, cái tâm sẽ lo nghĩ. Lo nghĩ thì được, không lo nghĩ thì không được cái gì”. Mạnh tử còn đề xướng thế giới quan: “Vạn vật đều đủ ở ta”. Như vậy tư tưởng của ông thuộc duy tâm luận chủ quan. Tư tưởng dân bản là tinh hoa của quan điểm chính trị của ông. Ông thừa nhận rằng, đối với một quốc gia dân là quý, xã tắc là hàng thứ sau dân, vua là nhẹ. Cho nên Vua phải có trách nhiệm với bề tôi, còn bề tôi phải trung thành với Vua. Ông nói: “Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem Vua như tâm phúc, Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem Vua như dân thường, Vua xem bề tôi như bùn đất rau cỏ, thì bề tôi xem Vua như thù địch.”. Ông xem giữa Vua tôi có một quan hệ qua lại ở một trình độ nhất định, không có sự phục tùng và nghĩa vụ lệ thuộc trời sinh. Điều này có chỗ bất đồng với đạo Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi của Khổng Tử. Quan điểm của Khổng Tử và Mạnh Tử có những điểm bất đồng nhưng đều tựu chung vào vấn đề lấy con người làm trọng, mong muốn xây dựng một xã hội lý tưởng, thiên hạ thái bình, ai cũng được giáo dục và học hành. Tư tưởng của Nho đã tạo cho Trung Quốc thời Thượng cổ có nền tảng luân lý vững chắc. Từ đời Tống trở về sau, Khổng Tử được tôn là Chí Thánh Tiên Sư, còn Mạnh Tử là Á Thánh Công. CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM Trong mọi xã hội, gia đình luôn là yếu tố cấu thành quan trọng nhất. Điều này càng tỏ ra đúng đắn đối với các xã hội phương Đông vốn có truyền thống đề cao các mối quan hệ cộng đồng hơn thể hiện cá nhân. Các trường phái tư tưởng phương Đông thường có khuynh hướng thiết lập những chuẩn mực đạo đức dựa trên vai trò và các mối quan hệ xã hội của con người. Chúng thường mang tính chất hướng nội và khô cứng, có nghĩa là tập trung giáo huấn con người ở mức độ tự giác theo những khuôn mẫu được đặt sẵn từ rất lâu đời. Những khuôn mẫu này được áp dụng không đổi trong mọi trường hợp, mọi đối tượng mà quên đi yếu tố linh động của văn hóa ứng xử. Nho giáo, một trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc, cũng không tránh khỏi những nhược điểm cố hữu đó. Nó thiết lập những giới hạn vô hình đối với con người và ngăn cản sự phá cách bằng định kiến xã hội. Con người hành động theo những “tấm gương” mà theo Nho giáo là những người quân tử, những phẩm hạnh đạo đức cần noi theo. Như vậy trong xã hội hình thành nên một lớp người chỉ biết suy nghĩ theo những quy tắc sáo rỗng, khô cứng mà quên đi việc phát triển cái tôi cá nhân của mình. Trì trệ trong tư duy nhận thức của con người mang lại sự kém phát triển của xã hội. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng Nho giáo đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục nhân cách con người và bình ổn xã hội. Đạo đức, hành vi luôn được quy định chặt chẽ tùy thuộc vào danh phận, địa vị hay trình độ tri thức của mỗi người. Trong quan điểm của Nho giáo, chúng ta thấy không tồn tại một con người cá nhân, một cái tôi tách khỏi xã hội. Chính việc nhìn nhận con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội đã giúp cho Nho giáo đề ra được những giải pháp bình ổn xã hội. Nếu xét trên quan điểm quản lý đất nước, Nho giáo là một công cụ hữu hiệu để giáo dục người dân và khơi dậy trong họ ham muốn hướng thiện để trở thành bậc “thánh nhân” hay người “quân tử” và được “lưu danh thiên cổ”. Lúc này chính những nhược điểm của Nho giáo đã đề cập bên trên lại có tác dụng hạn chế hành động của con người trong một giới hạn mong muốn, mang lại một xã hội ổn định hơn. Nho giáo cho rằng mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là quan hệ PHỤ – TỬ, PHU – THÊ, HUYNH – ĐỆ, QUÂN – THẦN, và BẠN – HỮU. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ ấy Nho giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức tương ứng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Trung. Trong đó tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức riêng. Trong phạm vi bài tiểu luận này sẽ đề cập đến học thuyết của Nho giáo Trung Quốc tới ba mối quan hệ trong gia đình người Việt là PHỤ – TỬ, PHU – THÊ, và HUYNH – ĐỆ. HỌC THUYẾT NHO GIÁO TRONG QUAN HỆ PHỤ - TỬ Lịch sử hàng ngàn năm Bắc thuộc đã mang lại cho văn hóa Việt Nam những ảnh hưởng nhất định từ nền văn hóa Trung Quốc. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được lối sống, chuẩn mực đạo đức và hành vi ứng xử khá tương đồng của con người sống ở hai quốc gia này. Rất nhiều phong tục, t
Luận văn liên quan