Tiểu luận Hợp đồng thương mại

Trong quan hệ giao dịch hàng ngày, ngoài hợp đồng lao động (xác lập trong quan hệ mua bán sức lao động), từ 01/01/2006, khi áp dụng Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005, các giao dịch khác được xếp vào một trong 2 loại hợp đồng: hợp đồng dân sự và hợp đồng trong kinh doanh thương mại (hợp đồng thương mại). Theo đ.4 LTM 2005, đối với các hoạt động thương mại đặc thù được qui định trong luật khác thì áp dụng theo qui định của luật đó. Trường hợp hoạt động thương mại không được qui định trong Luật thương mại (2005) và trong các luật khác thì áp dụng qui định của Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có qui định khác với qui định của Luật thương mại (2005) thì áp dụng theo qui định của điều ước quốc tế đó. Các bên trong giao dịch có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái v ới các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (đ.5 LTM 2005)

pdf25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8556 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hợp đồng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------ TIỂU LUẬN LUẬT KINH DOANH Đề tài: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI GVHD : LS-TS. Trần Anh Tuấn Lớp : MBA11B SVTH : NHÓM 11 Hồ Nữ Trà Giang - MBA11B013 Nguyễn Thanh Trúc - MBA11B050 Trần Thị Bảy - MBA11B006 Nguyễn Trọng Lương - MBA11B034 Đặng Quang Hiếu - MBA11B018 TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 2 - MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: ..................................................................... 5 1. Khái niệm ........................................................................................ 5 2. Đặc điểm ......................................................................................... 6 3. Các loại hợp đồng trong hoạt động thương mại: .................................... 7 II. KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: ............................................................................ 7 1. Ký kết HĐKT.................................................................................. 7 2. Nội dung hợp đồng ........................................................................... 9 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG........................ 13 1. Thế chấp tài sản .............................................................................. 14 2. Cầm cố tài sản ................................................................................ 14 3. Đặt cọc .......................................................................................... 15 4. Ký cược......................................................................................... 15 5. Ký quỹ .......................................................................................... 15 6. Bảo lãnh ........................................................................................ 16 7. Tín chấp ........................................................................................ 16 IV. CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM. .................................................................................................... 16 1. Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng. .................................... 17 2. Các trường hợp miễn trách nhiệm. .................................................... 19 V. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU : .................. 19 1. Khái niệm ...................................................................................... 19 2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu .................................................... 19 3. Các loại vô hiệu .............................................................................. 21 4. Xử lý hợp đồng vô hiệu .................................................................. 21 VI. THỜI HẠN KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN : ......................... 22 1. Thời hạn khiếu nại ......................................................................... 22 2. Thời hiệu khởi k iện ......................................................................... 22 VII. PHÂN TÍCH MỘT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG THỰC TẾ ....... 22 VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 25 LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 3 - Nhận xét của Giáo viên ........................................................................................ ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. ................................................................................................. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 4 - LỜI MỞ ĐẦU Trong quan hệ giao dịch hàng ngày, ngoài hợp đồng lao động (xác lập trong quan hệ mua bán sức lao động), từ 01/01/2006, khi áp dụng Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005, các giao dịch khác được xếp vào một trong 2 loại hợp đồng: hợp đồng dân sự và hợp đồng trong kinh doanh thương mại (hợp đồng thương mại). Theo đ.4 LTM 2005, đối với các hoạt động thương mại đặc thù được qui định trong luật khác thì áp dụng theo qui định của luật đó. Trường hợp hoạt động thương mại không được qui định trong Luật thương mại (2005) và trong các luật khác thì áp dụng qui định của Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có qui định khác với qui định của Luật thương mại (2005) thì áp dụng theo qui định của điều ước quốc tế đó. Các bên trong giao dịch có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (đ.5 LTM 2005) Vậy, thế nào là hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại? LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 5 - HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI (HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI) 1. Khái niệm hợp đồng thương mại 2. Ký kết, nội dung hợp đồng 3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng 4. Các biện pháp chế tài và các trường hợp miễn trách nhiệm 5. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu 6. Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện 7. Phân tích ví dụ thực tế về hợp đồng thương mại 8. Tài liệu tham khảo I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: a. Hợp đồng lao động: Theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động có các loại sau: + Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; + Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm. b. Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự được định nghĩa trong Điều 1 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên, về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê vay, mướn tặng, cho tài sản làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng." Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: - Nội dung thỏa thuận không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 6 - c. Hợp đồng thương mại: LTM 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại nhưng theo đ.1 và đ.2 của LTM 2005 (nêu phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của LTM 2005) có thể định nghĩa: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận để thực hiện các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và hoạt động thương mại ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định áp dụng luật này.” Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại (gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ triển lãm thương mại) và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hàng hóa trong hoạt động thương mại gồm: tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai. Theo đ.174 BLDS, bất động sản và động sản được phân biệt như sau: - Bất động sản là các tài sản bao gồm: + Đất đai + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó + Các tài sản khác gắn liền với đất đai + Các tài sản khác do pháp luật qui định - Động sản là những tài sản không phải là bất động sản 2. Đặc điểm: (hợp đồng thương mại) Hợp đồng thương mại có những đặc điểm của các hợp đồng trong hoạt động kinh doanh nói chung và có những đặc điểm riêng của các hoạt động thương mại và đây cũng chính là các căn cứ để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại: a. Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân hoặc một bên là thương nhân. Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập. Trong trường hợp thương nhân là người nước ngoài sẽ được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam, thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. b. Về hình thức: hình thức của hợp đồng thương mại có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Thông điệp dữ liệu cũng được coi là hình thức văn bản. LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 7 - c. Về mục đích: mục đích của hợp đồng thương mại là nhằm sinh lợi. Sinh lợi được hiểu là tìm lợi nhuận (không nhất thiết phải có lợi nhuận). Mục đích lợi nhuận luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng thương mại. d. Về nội dung: nội dung của hợp đồng thương mại là xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ cụ thể khi tiến hành hoạt động thương mại. Khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005 đều có sự mở rộng của hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. 3. Các loại hợp đồng trong hoạt động thương mại: Theo Luật Thương mại hiện hành, hợp đồng thương mại bao gồm 02 nhóm là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong mỗi nhóm của hoạt động thương mại, chế độ pháp lý về hợp đồng có những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng như mua bán hàng hóa không có yếu tố quốc tế, mua bán hàng hóa quốc tế, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, các hợp đồng trong hoạt động xúc tiến thương mại (khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại), hợp đồng trong hoạt động trung gian thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa đại lý thương mại) và các hợp đồng trong hoạt động cụ thể khác (gia công, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ logistics, giám định, cho thuê hàng hóa, nhượng quyền thương mại).  Một số loại hợp đồng điển hình trong hoạt động thương mại: + Hợp đồng mua bán hàng hóa + Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại: - Hợp đồng dịch vụ khuyến mãi - Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại - Hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ - Hợp đồng đại diện cho thương nhân - Hợp đồng ủy thác - Hợp đồng đại lý - Hợp đồng gia công - Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa - Hợp đồng dịch vụ quá cảnh - Hợp đồng nhượng quyền thương mại Và trong thực tế còn có rất nhiều loại hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại khác trong các hoạt động tư vấn, vận tải, tài chính, bưu chính viễn thông, du lịch, giáo dục, giải trí…. II. KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: 1. Ký kết HĐKT : LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 8 - a. Nguyên tắc ký kết : Theo đ.389 Bộ luật dân sự 2005, nguyên tắc giao kết hợp đồng là: - Tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng b. Đại diện ký kết : - LTM 2005 không qui định về vấn đề này, vì vậy áp dụng theo qui định của BLDS 2005. - Theo qui định của BLDS 2005, thẩm quyền ký kết trong hợp đồng dân sự là Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là Người được chọn đứng đầu tổ chức (tuỳ từng loại tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức lựa chọn và ghi trong điều lệ của tổ chức). Nguời đại diện theo ủy quyền là người được Người đại diện theo pháp luật ủy quyền để thực hiện giao dịch. Việc ủy quyền có thể thực hiện bằng hình thức do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật qui định bằng hình thức văn bản. Người được ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được người ủy quyền đồng ý (đ. 583 BLDS). Đối với giao dịch vượt phạm vi ủy quyền, người ủy quyền không chịu trách nhiệm trừ trường hợp người ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối (đ. 146 BLDS) c. Thời điểm giao kết : - Theo đ.403 và 404 BLDS, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực hợp đồng được xác định như sau : * Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. * Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. * Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. d. Thực hiện hợp đồng : Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây : - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng lọai, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác - Thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau e. Sửa đổi hợp đồng : LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 9 - Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó f. Chấm dứt hợp đồng : - Theo đ.424 BLDS, hợp đồng dân sự chấm dứt trong những trường hợp sau: + Hợp đồng đã được hoàn thành + Theo thỏa thuận của các bên + Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện. + Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện + Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại. + Các trường hợp khác do pháp luật qui định. - Luật thương mai 2005 không qui định về việc chấm dứt hợp đồng nên áp dụng theo qui định của BLDS. 2. Nội dung hợp đồng: Gồm 2 phần chính : * Phần đầu của HĐ : Ghi ngày tháng ký hợp đồng, tiêu đề, chi tiết về các đối tác. Trường hợp người ký hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải ghi rõ các chi tiết của Giấy ủy quyền * Phần nội dung của HĐ: Ghi các thỏa thuận liên quan đến giao dịch. Tùy từng loại hợp đồng, các bên thể hiện các thỏa thuận có liên quan. Một số nội dung của hợp đồng, nếu pháp luật có qui định thì trong hợp đồng không được thỏa thuận khác (thí dụ về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản, trách nhiệm của các bên). Trường hợp pháp luật không qui định hoặc cho phép các bên có quyền thỏa thuận khác thì dựa trên ý chí của mình, các bên thỏa thuận các nội dung có liên quan a. Các thỏa thuận chính trong hợp đồng : LTM 2005 không nêu các nội dung cần có trong hợp đồng (tuỳ thuộc thoả thuận của các bên), BLDS 2005 (đ.402) gợi ý các nội dung chính gồm : Đối tượng hợp đồng Số lượng, chất lượng Giá , phương thức thanh toán LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 10 - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ Quyền và nghĩa vụ các bên . Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm hợp đồng. Các nội dung khác (điều kiện nghiệm thu, giao nhận, bảo hành, các trường hợp giảm, miễn trách nhiệm, các trở ngại phát sinh và cách giải quyết,…) -Ví dụ về nội dung cơ bản của hợp đồng: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- HỢP ĐỒNG MUA BÁN (Số: 001/MBA11) - Căn cứ bộ Luật Dân sự số ………… ngày ………… của QH nước CHXHCNVN; - Căn cứ Luật Thương mại số ………… ngày ………… của QH nước CHXHCNVN; - Căn cứ nhu cầu thực tế của hai bên Hôm nay ngày …………. Tại ………… các bên trong hợp đồng gồm 1.Bên bán (Trong hợp đồng này gọi là Bên A) Bên bán: _________________________________________________ Địa chỉ: __________________________________________________ Điện thoại: ____________________Fax: _______________________ Mã số thuế: _______________________________________________ Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________ Đại diện: _________________________________________________ Chức vụ: ___________________________ được sự ủy quyền của ____ ________________________________________ theo văn bản ủy quyền số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______ 2. Bên mua (Trong hợp đồng này gọi là Bên B) Bên mua: _________________________________________________ Địa chỉ: __________________________________________________ Điện thoại: ____________________Fax: _______________________ Mã số thuế: _______________________________________________ Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________ Đại diện: _________________________________________________ Chức vụ: ___________________________ được sự ủy quyền của ____ ________________________________________ theo văn bản ủy quyền số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______ Hai bên xét thấy có đủ năng lực pháp luật, hoàn toàn tự nguyện cùng thoả thuận ký kết hợp đồng và phụ lục kèm theo với nội dung sau: ĐIỀU 1: TÀI SẢN MUA BÁN ngày tháng ký hợp đồng chi tiết về các đối tác LUẬT KINH DOANH nhóm 11 Tiểu luận: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 11 - Bên B đồng ý mua của bên A 1 máy photocopy DC3007 mới 100% và chất lượng hàng hóa sản xuất được b ảo hộ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. ĐIỀU 2: GIÁ MUA BÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 1. Giá mua bán tài sản nêu tại Điều 1 là: 100,000,000VND (bằng chữ: một trăm triệu đồng) 2. Phương thức thanh toán: chuyển khoản. 3. Việc thanh toán số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật. ĐIỀU 3: THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO TÀI SẢN Do các bên thỏa thuận ... ... .. ... .. ... .. ... ...... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... .. ... .. ... .. ... .. ..... ... .. ... .. ... .. ... .. ... .. ... ... .. .. ... .. ... .. ... .. .. ĐIỀU 4: QUYỀN
Luận văn liên quan