Vào thế kỷ thứ19, người ta bắt đầu khám phá rằng những bịnh gây kinh hoàng
cho nhân loại thời đó là do những sinh vật cực nhỏ, lớn chừng vài phần ngàn
millimet (micron), chỉnhìn được qua kính hiển vi, đó là những vi trùng hay vi
khuẩn (bacteria). Ví dụbịnh nhiễm trùng ngoài da gây nhọt mủdo vi trùng hình
tròn tụlại một chùm nhưchùm nho (staphylococcus), bịnh lao (tuberculosis) do
những vitrùng hình cái que (bacillus), bịnh giang mai (syphilis) do những vi trùng
hình xoắn Treponema gây ra. Những vi trùng này thường được cấy (cultured) trên
những môi trường nhân tạo (artificial media) đểnghiên cứu những đặc tính của nó.
Nói chung mỗI vi khuẩn là một tếbào sống riêng rẽ, nhỏhơn tếbào cơthểchúng
ta gắp trăm lần, nên có thểùa vào tấn công tếbào chúng ta và thải những chất độc
(toxin) làm nguy hại cơthểchúng ta. Mỗi vi trùng có những bộdi thể(genome)
làm bằng DNA hoặc RNA (deoxyribonucleic acid hoặc ribonucleic acid là những
nucleic acid tựa nhưchất tạo thành của nhiễm thể/chromosome trong tếbào chúng
ta). DNA hoặc RNA chứa những dữkiện di truyền điều khiển tổng hợp (synthesis)
các protein tạo dựng nên vi khuẩn và do đó vi khuẩn có thểtựmình sinh sôi nẩy
nở(replication). Qua thếkỷthứ20, những thuốc trụsinh (hoặc kháng sinh ) nhưlà
sulfamide và penicillin được khám phá có khảnăng giết chết (bactericidal) hoặc
ngăn chận sựsinh sản (bacteriostatic) của các vi khuẩn. Những bịnh vi khuẩn như
bịnh giang mai (syphilis), bịnh lậu (gonorrhea), bịnh lao, bịnh sung phổi
(pneumonia). được chữa trịhiệu quảvà nhanh chóng.Trong một thờI gian khá lâu
y khoa say sưa trong giấc mơlàm chủcác bịnh truyền nhiễm với những trụsinh
mới mẽvà càng ngày càng mạnh (và càng đắt tiền) được tung ra trên thịtrường.
Sau đó thì người ta khám phá, ngoài những vi khuẩn quan sát đươc trên kính
hiển vi, còn có những sinh vật gây bịnh nhỏhơn hàng ngàn lần, lớn nhỏtính bằng
nanometer (một phần triệu của millimet), phải nhờ đến kính hiển vi điện tử
(electron microscope, không xài ánh sáng thường mà xài những tia điện tử) mớI
thấy được. Những sinh vật này là những virus; một sốtài liệu tiếng Việt gọi là siêu
vi trùng, siêu vi khuẩn, hoặc phiên âm là virut (virus do tiếng la tinh có nghĩa là
‘’thuốc độc’’). Một sốbịnh thông thường nhưbịnh cúm (influenza), cảm cúm
(common cold), bịnh ban đỏ(measles), bịnh trái rạ(chicken pox) là do virus gây
ra. Cơcấu virus đơn giản hơn vi khuẩn thường, chỉgồm một vỏprotein bọc và che
chỡmột cái lõi DNA hoặc RNA (nucleic acid). Cái lõi này là nơi chứa những gene
(gien, di thể) điều khiển tổng hợp những protein mớI cần cho sựsinh sản của
virus. Tuy nhiên vì không thểtựnó tổng hợp protein cho chính mình, virus cần
sống ký sinh trong một tếbào (cell) và dùng ‘’ké’’ những phương tiện của tếbào
này thì mới sinh sản được. Những virus rất khó trịbằng trụsinh. Hiên nay số
thuốc trụsinh trịvirus (antiviral antibiotic) còn hiếm; ví dụcác trường hợp trái rạ
(chicken pox) nặng được chữa sớm bằng acyclovir thì có thểmau bớt hơn. Ngược
3
lại, trụsinh chỉlàm bịnh virus HIV (gây ra AIDS hoặc SIDA) chậm lại và chưa có
thuốc trụsinh nào trịdứt được.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Interferon và bệnh do virus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
Bộ môn công nghệ sinh học
-oOo-
TIỂU LUẬN
INTERFERON VÀ BỆNH DO VIRUS
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Hải
Sinh viên thực hiện : Hoàng Lê Ngọc Bích
Lớp: DH06SH
MSSV : 06126010
2
Đặt vấn đề
Vào thế kỷ thứ 19, người ta bắt đầu khám phá rằng những bịnh gây kinh hoàng
cho nhân loại thời đó là do những sinh vật cực nhỏ, lớn chừng vài phần ngàn
millimet (micron), chỉ nhìn được qua kính hiển vi, đó là những vi trùng hay vi
khuẩn (bacteria). Ví dụ bịnh nhiễm trùng ngoài da gây nhọt mủ do vi trùng hình
tròn tụ lại một chùm như chùm nho (staphylococcus), bịnh lao (tuberculosis) do
những vitrùng hình cái que (bacillus), bịnh giang mai (syphilis) do những vi trùng
hình xoắn Treponema gây ra. Những vi trùng này thường được cấy (cultured) trên
những môi trường nhân tạo (artificial media) để nghiên cứu những đặc tính của nó.
Nói chung mỗI vi khuẩn là một tế bào sống riêng rẽ, nhỏ hơn tế bào cơ thể chúng
ta gắp trăm lần, nên có thể ùa vào tấn công tế bào chúng ta và thải những chất độc
(toxin) làm nguy hại cơ thể chúng ta. Mỗi vi trùng có những bộ di thể (genome)
làm bằng DNA hoặc RNA (deoxyribonucleic acid hoặc ribonucleic acid là những
nucleic acid tựa như chất tạo thành của nhiễm thể/chromosome trong tế bào chúng
ta). DNA hoặc RNA chứa những dữ kiện di truyền điều khiển tổng hợp (synthesis)
các protein tạo dựng nên vi khuẩn và do đó vi khuẩn có thể tự mình sinh sôi nẩy
nở (replication). Qua thế kỷ thứ 20, những thuốc trụ sinh (hoặc kháng sinh ) như là
sulfamide và penicillin được khám phá có khả năng giết chết (bactericidal) hoặc
ngăn chận sự sinh sản (bacteriostatic) của các vi khuẩn. Những bịnh vi khuẩn như
bịnh giang mai (syphilis), bịnh lậu (gonorrhea), bịnh lao, bịnh sung phổi
(pneumonia)... được chữa trị hiệu quả và nhanh chóng.Trong một thờI gian khá lâu
y khoa say sưa trong giấc mơ làm chủ các bịnh truyền nhiễm với những trụ sinh
mới mẽ và càng ngày càng mạnh (và càng đắt tiền) được tung ra trên thị trường.
Sau đó thì người ta khám phá, ngoài những vi khuẩn quan sát đươc trên kính
hiển vi, còn có những sinh vật gây bịnh nhỏ hơn hàng ngàn lần, lớn nhỏ tính bằng
nanometer (một phần triệu của millimet), phải nhờ đến kính hiển vi điện tử
(electron microscope, không xài ánh sáng thường mà xài những tia điện tử) mớI
thấy được. Những sinh vật này là những virus; một số tài liệu tiếng Việt gọi là siêu
vi trùng, siêu vi khuẩn, hoặc phiên âm là virut (virus do tiếng la tinh có nghĩa là
‘’thuốc độc’’). Một số bịnh thông thường như bịnh cúm (influenza), cảm cúm
(common cold), bịnh ban đỏ (measles), bịnh trái rạ (chicken pox) là do virus gây
ra. Cơ cấu virus đơn giản hơn vi khuẩn thường, chỉ gồm một vỏ protein bọc và che
chỡ một cái lõi DNA hoặc RNA (nucleic acid). Cái lõi này là nơi chứa những gene
(gien, di thể) điều khiển tổng hợp những protein mớI cần cho sự sinh sản của
virus. Tuy nhiên vì không thể tự nó tổng hợp protein cho chính mình, virus cần
sống ký sinh trong một tế bào (cell) và dùng ‘’ké’’ những phương tiện của tế bào
này thì mới sinh sản được. Những virus rất khó trị bằng trụ sinh. Hiên nay số
thuốc trụ sinh trị virus (antiviral antibiotic) còn hiếm; ví dụ các trường hợp trái rạ
(chicken pox) nặng được chữa sớm bằng acyclovir thì có thể mau bớt hơn. Ngược
3
lại, trụ sinh chỉ làm bịnh virus HIV (gây ra AIDS hoặc SIDA) chậm lại và chưa có
thuốc trụ sinh nào trị dứt được.
Chữ "virus" có xuất xứ cũng từ chữ virus trong tiếng Latinh để chỉ chất độc
(theo từ điển Websters ). Chính vì vậy mà tiếng Hán ngày nay gọi nó là bệnh độc.
Các tên gọi "siêu vi khuẩn" và "siêu vi trùng" có nguồn gốc từ sự tồn tại ở mức độ
siêu vi thể (ultramicroscopic) của nó.
Ngày nay bên cạnh nghĩa sinh học như trên, "virus" còn được dùng theo nghĩa ẩn
dụ để chỉ các những gì sinh sản kí sinh, như virus máy tính.
Từng hạt virus được gọi là virion hay viron.
I.1 Đặc điểm của virus
Virus là những tác nhân gây nhiễm trùng có kích thước nhỏ nhất (đường kính
20-300 nm)và trong bộ gen của chúng chỉ chứa một loại acid nucleic (RNA hoặc
DNA). Acid nucleic được bao bọc trong lớp vỏ protein và bên ngoài cùng có thể
được bao quanh một màng lipid. Toàn bộ phân tử virus được gọi là virion.
Virus bị bất hoạt trong môi trường ngoại bào, chúng chỉ nhân lên trong các tế
bào sống. Acid nucleic của virus chứa các thông tin cần thiết để lập trình cho tế
bào ký chủ bị nhiễm bằng tổng hợp các đại phân tử đặc hiệu cần cho sự nhân lên
của virus. Trong chu kỳ tăng trưởng, một số lượng lớn bản sao các acid nucleic
của virus và protein vỏ (coat protein) được tạo thành. Các protein vỏ được tập hợp
lại để tạo vỏ bao (capsid), vỏ bao này bao bọc acid nucleic giúp virus bền vững
chống lại môi trường ngoại bào và dễ dàng xâm nhập các tế bào cảm thụ mới.
Nhiễm virus có nhiều mức độ ảnh hưởng lên tế bào ký chủ, từ không ảnh hưởng
đến ảnh hưởng nhẹ, hoặc có thể gây ra tổn thương làm chết tế bào.
Thế giới virus rất đa dạng. Virus thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, biểu hiện
cấu tạo di truyền, cách sao chép và lan truyền. Một virus có thể gây nhiễm cho
nhiều ký chủ khác nhau, nhưng cũng có thể chỉ giới hạn trong 1 số rất ít ký chủ.
Các loại virus đã được nhận dạng có thể gây nhiễm cho các sinh vật đơn bào như
mycloplasma, vi khuẩn, tảo và tất cả các động thực vật cấp cao hơn.
• là một kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh sản năng lượng,
không có ribosome, không sinh trưởng cá thể, không phân cắt và không
mẫn cảm với các chất kháng sinh, chỉ chứa 1 trong 2 loại axit nucleic (ADN
hoặc ARN)
• có sự giao tế tương hỗ giữa trạng thái kí sinh trong tế bào vật chủ và trạng
thái phi sinh vật (trạng thái không sống).
I.2 Phân loại
4
Có nhiều đặc tính để phân loại virus. Phương cách mà các virus được nhận diện
thay đổi rất nhanh. Ngày nay việc tìm trình tự gen thường được thực hiện sớm
trong định danh virus. Dữ liệu về trình tự các gen là các những tiêu chuẩn phân
loại tiến bộ và có thể cung cấp cơ sở cho các họ virus mới.
Theo hình thái
• Hình thái của virion bao gồm: kích thước, hình dạng, kiểu đối xứng trong
cấu trúc hình khối, có hay không có các peplomers, và có hay không màng
bọc.
• Các đặc tính lý hóa của virion bao gồm: khối lượng phân tử, mật độ nổi,
tính ổn định
Theo triệu chứng
Việc phân loại virus cổ điển nhất là dựa trên những bệnh mà chúng gây ra, kiểu
phân loại này thuận lợi cho các nhà lâm sàng, nhưng lại không làm hài lòng các
nhà sinh học vì cùng một loại virus có thể xuất hiện ở nhiều nhóm khác nhau nếu
chúng gây ra nhiều bệnh khác nhau tùy thuộc vào cơ quan bị tấn công, và một loại
virus khác hoàn toàn không liên quan có thể gây ra những bệnh tương tự (ví dụ:
nhiễm trùng đường hô hấp, viêm gan, khảm lá cà chua).
Hệ thống phân loại virus tổng quát
Hệ thống phân loại virus được thiết lập trong đó các virus được phân ra các nhóm
chính gọi là các họ dựa trên hình thái của virion, cấu trúc bộ gen, cách sao chép.
Tên các họ virus tận cùng bằng viridae. Trong mỗi họ, virus được chia thành các
giống dựa vào sự khác nhau về mạch huyết thanh học và các đặc tính lí hóa của
virus. Tiêu chuẩn để xác định giống thay đổi ở các họ khác nhau. Tên các giống
virus tận cùng bằng đuôi–virus. Trong bốn họ: (Poxviridae, Herpesviridae,
Paraviridae, Paramyxoviridae) còn có chia thành các phân họ (subfamily), cho
thấy bản chất phức tạp trong mối liên hệ các virus với nhau.
Đến năm 1995, ủy ban quốc tế về phân loại virus đã phân loại hơn 4000 virus
động vật và virus thực vật thành 71 họ, 11 họ thứ cấp (subfamily) và 164 giống với
hàng trăm virus chưa định loại được mới đây xác định được 24 họ lây nhiễm cho
người và động vật. Sau đây là các đặc điểm của các virus gây bệnh quan trọng ở
người.
Các virus chứa DNA:
Họ Kiểu đối Một số loài tiêu Có Kháng Kích thước
5
xứng vỏ
bao
biểu màng
bọc
Ether (nm)
Pavoviridae Virus Pavo B19 18-26
Papovaviridae
Virus Palyoma
(Ung thư cổ tử
cung)
45-55
Adenoviridae Virus Adeno
Không Kháng
80-110
Herpesviridae HSV-1, HSV-2, CMV, EBV 150-200
Hepadnaviridae
Hình khối
20 mặt
HBV (viêm gan)
Có Nhạy
40-48
Poxviridae Hỗn hợp Virus smallpox, vaccinia (đậu mùa) Phức tạp Không 230x400
Các họ virus động vật mang DNA mạch kép
Adenoviridae (adenovirus)
Baculoviridae
Hepadnaviridae (VD: virus viêm gan B)
Herpesviridae (VD: virus đậu gà)
Esptein-Barr virus
Iridoviridae
Papovaviridae (VD: papillomavirus, SV40)
Polydnaviridae
Poxviridae
Các họ virus động vật mang DNA mạch đơn
Parvoviridae
Các họ virus động vật mang RNA mạch kép
Birnaviridae
Reoviridae
6
Các họ virus động vật mang RNA mạch đơn
Arenaviridae
Bunyaviridae
Caliciviridae
Coronaviridae
Filoviridae
Flaviviridae
Nodaviridae
Paramyxoviridae (VD: VR cúm)
Picornaviridae (VD: VR bại liệt (poliovirus); virus gây bệnh lở mồm long móng)
Retroviridae (VD: HIV, các loại virus gây ung thư)
Rhabdoviridae (VD:virus dại: Rabies virus)
Togaviridae (như rubella, virus gây sốt vàng: yellow fever)
Toroviridae
Theo Henderson's dictionary of biological term 12th edition 2000
II.3 Cấu tạo của virus
1. Lớp vỏ protein: CAPSID
Sự sắp xếp một cách phức tạp của các đại phân tử tạo thành lớp vỏ của virus
thực sự có thể được coi là công trình kiến trúc kỳ diệu. Những yêu cầu đặc biệt
của mỗi loại virus dẫn đến sự đa dạng về bố cục lập thể của lớp vỏ. Tuy vậy, vẫn
có thể khái quát những đặc điểm cơ bản về hình dạng của lớp vỏ protein của các
loại virus.
Năm 1956, Crick và Watson cho rằng các acid nucleic trong các virion có thể
mã hóa cho một số loại phân tử protein với một kích thước được giới hạn. Như
vậy cách thức hợp lý để xây dựng được vỏ protein của virus là do sự sử dụng lặp
7
đi lặp lại các đơn phần protein để hình thành lớp vỏ vì vậy có thể coi giả thiết này
dựa trên các đơn phần và được gọi là "thuyết đơn phần".
Crick và Watson đề cập đến cách thức các đơn phần của vỏ protein có tính
đồng nhất đồng thời chỉ ra rằng cách duy nhất để đảm bảo được yêu cầu tạo ra môi
trường đồng nhất cho mỗi đơn phần là vỏ phải có hình khối đối xứng với nhiều
trục đảm bảo cho chúng có khả năng quay và có các mặt giống nhau. Sự suy luận
này nhanh chóng được chúng minh.
Hình thể đại diện của lớp vỏ protein virus hình khối 20 mặt (icosahedron; mỗi
mặt là một tam giác đều), 12 đỉnh,, có dạng đối xứng 5:3:2.
Năm 1959 phương pháp nhuộm âm bản của Brener và Horne tạo cuộc cách
mạng trong lĩnh vực nghiên cứu virus. Chỉ trong vòng vài năm, những khám phá
mới về cấu trúc của hạt virus được tìm ra và đòi hỏi việc mô tả cấu trúc cũng như
sự thống nhất trong cấu trúc virus được đặt ra.
Năm 1959, Lwoff, Anderson và Jacob đưa khái niệm về capsid (vỏ protein ),
capsomer (các cấu phần của vỏ protein) và virion để mô tả hạt virus hoàn chỉnh có
khả năng nhiễm tế bào (bao gồm vỏ protein bao bọc acid nucleic của virus). Cách
dùng thuật ngữ này nhìn chung được chấp nhận tuy nhiên sau đó tỏ ra không thích
hợp vì số đơn phần của lớp vỏ một số virus đã được mô tả không phải là 60 hay
bội số của 60 mà thường nhiều hơn 60. Hơn nữa, các đơn phần (các capsomer) bản
thân chúng cũng có tính chất đối xứng và nằm trên các trục đối xứng (ví dụ như
của herpes virus) đồng thời những quan sát từng đơn phần của lớp vỏ góp phần
khẳng định các capsomer không tương ứng với các đơn phần theo giả thuyết của
Crick và Watson (1956).
Năm 1962, Caspar và Klug xác định tất cả các khối đa diện theo các đơn vị
cấu trúc. Khối 20 mặt (icosahedron) có 20 mặt hình tam giác đều và 20 T đơn vị
cấu trúc trong đó T được xác đinh : T=Pf (P là bất cứ số nào trong các số
1,3,7,13,19,21,31...(=h+hK+K, cho tất cả các cặp số nguyên, h và K không có yếu
tố chung); f là số nguyên bất kỳ.
Các tác giả cũng cho rằng hầu hết các virus thuộc hai lớp P=1 và P=3. Các
virus có P=>7 có dạng đối xứng lệch hoặc trái hoặc phải. Một virus loại này có thể
do nucleic acid quyết định nhưng cũng có thể do lỗi trong quá trình lắp ráp các
đơn phần. Lỗi hay gặp nhất làm cho virus có dạng hình ống (tubular form). Những
virus ống (virus polyoma và virus papilloma) có đường kính và cấu trúc bề mặt
tương tự như các hạt virus 20 mặt.
8
Capsid hình khối đa diện của virus
Horne và Wildy (1961) tổng kết hình dạng cấu trúc đối xứng của virus và cho
rằng tất cả các virus sau này được biết (trừ một số bacteriophage) thuộc vào hai
nhóm chính: đối xứng dạng khối (cubic symmetry) và đối xứng dạng xoắn (helical
symmetry).
Các virus mang vỏ capsid dạng thẳng (thực chất là có cấu trúc xoắn) có
nucleic acid là RNA. Chiều dài của chúng được xác định bởi chiểu dài của phân tử
nucleic acid. Đến năm 1960, mới chỉ có virus khảm thuốc lá (tobaco mosaic virus)
thuộc nhóm này được nghiên cứu chi tiết.
Các đơn phần (proteinsubunits) trong capsid bao bọc lõi RNA của virus hình que
Năm 1962, Caspar và cộng sự đưa các khái niệm về lớp vỏ protein virus và
nhìn chung được chấp nhận:
- CAPSID là lớp vỏ protein của virus bao bọc nucleic acid và được cấu thành từ
các đơn vị cấu trúc (structure units).
- Các đơn vị cấu trúc là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của lớp vỏ với chức năng kiến tạo
tương đồng.
9
- CAPSOMER là các đơn vị hình thái quan sát được trên bề mặt của các hạt virus
tương ứng với tập hợp các đơn vị cấu trúc.
- Các CAPSID và nucleic acid được "gói" bên trong gọi là các NUCLEOCAPSID.
- NUCLEOCAPSID có thể được "khoác" một lớp vỏ bọc (envelop) mang các vật
liệu có nguồn gốc từ tế bào chủ cũng như từ bản thân virus.
- Các virion là các hạt virus hoàn chỉnh và có khả năng nhiễm vào tế bào chủ
Chức năng của CAPSID:
- Bảo vệ nucleic acid của virus không chịu sự tác động của các enzyme
- Các vị trí đặc biệt trên lớp vỏ cho phép các virion gắn vào tế bào chủ
- Cung cấp các protein tạo điều kiện để virion thâm nhập qua màng tế bào chủ.
Trong một số trường hợp, lớp vỏ có tác dụng đưa nucleic acid của virus vào tế bào
chủ.
2. Lớp vỏ bọc bên ngoài (envelop)
Nhiều virus còn có lớp vỏ glycoprotein bao bọc bên ngoài Capsid. Lớp vỏ bọc
này được tạo thành từ hai lớp lipid xen kẽ với các phân tử protein (lipoprotein
bilayer). Các phân tử lipid được lấy từ màng của tế bào chủ trong khi những phân
tử protein do virus tổng hợp. Chính vì vậy, có thể gọi đây là lớp màng "lai tạo".
Các protein do virus tổng hợp để tạo thành lớp màng này gồm hai loại chính:
(1) Matrix protein liên kết với phần capsid bên trong;
(2) Glycoprotein nằm xuyên qua màng, gồm hai loại:
+ Glycoprotein ngoài (external glycoprotein) có phần lớn nằm bên ngoài màng tạo
thành các "gai" (spike) quan sát được trên bề mặt virus bằng kính hiển vi điện tử.
Phần nằm bên trong tạo thành chiếc "đuôi" ngắn. Loại protein này là thành phần
kháng nguyên chính của lớp vỏ virus.
+ Protein tạo các kênh vận chuyển (transport channel) mang nhiều cấu trúc kỵ
nước và nằm xuyên qua màng tạo các kênh (ví dụ các kênh ion: ion-channels) giúp
cho virus có khả năng thay đổi tính thấm của màng.
10
Lớp màng ngoài (envelop) với các "gai" glycoprotein
3. Bộ gene của virus:
Bộ máy di truyền có thể là DNA mạch kép (double-stand DNA: dsDNA) hay
DNA mạch đơn (single-stand DNA: ssDNA), RNA mạch kép (dsRNA) hay RNA
mạch đơn (ssRNA). DNA hoặc RNA virus có dạng thẳng hay dạng vòng. Virus có
thể có từ vài gene đến vài trăm gene.
II.4 Quá trình nhân lên
Các hạt virus hay virion chỉ biểu hiện các gene và sinh sản bên trong một tế bào
sống khác. Các hình thức sao chép:
1. Các virus có bộ gene là DNA mạch kép (double-strand DNA) có quá trình sao
chép giống như qua trình sao chép DNA của tế bào.
2. Các virus có DNA mạch đơn (single-strand DNA) hoặc RNA mạch đơn (single-
strand RNA) thường có các gene tổng hợp enzyme cho sao chép:
+ Các virus mang RNA mạch đơn mang gene mã hóa enzyme replicase RNA.
Chúng có thể tổng hợp trực tiếp các RNA từ RNA của chính bản thân virus hoặc
từ RNA tổng hợp thành sợi DNA bổ sung (cDNA) sau đó RNA mới được tổng
hợp từ cDNA.
+ RNA mang bộ gene virus lắp ráp với capsid thành virion mới.
Có thể tóm tắt quá trình sao chép bộ gene của virus như sau:
- DNA (đối với DNA virus) => DNA
- RNA (đối với RNA virus) => RNA
11
- RNA (đối với RNA mạch đơn)==> c-DNA (kép) ==> RNA
3. Các virus mang nucleic acid dạng vòng sao chép theo các bước:
- Làm đứt mạch tròn xoắn kép tạo đầu hở 3'-OH và 5'-P.
- Helicase và SSB protein chen vào tạo chẽ 3 sao chép.
- Đầu hở 3'-OH sẵn sàng cho việc nối dài như mạch trước (leading strand) nhờ
DNA polymerase I nên quá trình sao chép không cần mồi (primer).
- Cùng với sao chép mạch trước, mạch khuôn sau dịch chuyển kiểu gián đoạn để
tổng hợp các đoạn ngắn Okazaki, và đầu 5' mạch khuôn duỗi thẳng ra.
Kiểu sao chép này giống quá trình các vòng tròn lăn (rolling-circle replication)
đồng thời có thể lặp lại vài lần tạo ra sợi DNA dài. Nếu quá trình sao chép lặp lại
nhiều lần sẽ tạo DNA virus ở dạng nối các đoạn với nhau (concatemer).
- Enzyme endonuclesae cắt tại các điểm khác nhau trên mỗi mặt của DNA tạo ra
các đoạn mang hai đầu "dính".
- Sự bắt cặp tại các đầu "dính" tạo thành vòng DNA.
4. Chu trình tan (với các bacteriophage làm chết tế bào chủ):
- Sợi đuôi của virus gắn vào các cơ quan thụ cảm hay các "điểm nhận" (receptor
site) trên màng tế bào vi khuẩn
- Ống đuôi co lại tạo lỗ thủng xuyên qua vách tế bào
- Virus bơm DNA vào trong tế bào qua ống đuôi (phần capsid nằm lại bên ngoài
màng tế bào.
- Tế bào vi khuẩn phiên mã và dịch mã các gene trần của virus. Các DNA
polymerase của tế bào chủ tạo các mRNA sớm xúc tác cho quá trình phiên mã của
bộ gene virus sau đó các mRNA muộn hơn có thể được tổng hợp bởi RNA
polymerase của virus hay RNA polymerase của vi khuẩn bị biến đổi. Khi các
mRNA muộn được dịch mã, các loại protein điều hòa và protein cấu trúc được
tổng hợp và các protein điều hòa của virus tiếp tục kiểm soát sự phiên mã tiếp sau
đó.
Khi DNA của tế bào chủ bị biến đổi, bộ gene của virus kiểm soát toàn bộ hoạt
động của tế bào để tạo ra các cấu phần của nó: các nucleotides cho quá trình tạo
DNA, protein thành phần tạo lớp vỏ capsid (gồm đầu, ống đuôi và các sợi đuôi).
12
- Lắp ráp DNA với vỏ capsid tạo các virion
- Enzyme lysozyme được tạo ra và làm tan tế bào chủ, giải phóng các virion. Tế
bào vi khuẩn bị vỡ, 100 đến 200 virion thoát ra và chúng có thể tìm các tế bào mới
để lặp lại chu trình này.
Toàn bộ chu trình từ lúc phage tiếp xúc với bề mặt tế bào đến khi làm tan tế bào
diễn ra trong khoảng 20-30 phú (ở 37 độ C).
II.5 Tương tác giữa virus và vật chủ
Khả năng kháng virus và phục hồi sau bệnh do virus phụ thuộc vào phản ứng
tương tác giữa vật chủ và virus. Các yếu tố đề kháng với virus của vật chủ bao
gồm:
- Kháng trực tiếp: Vật chủ tác động trực tiếp đến virus
- Kháng gián tiếp: Vật chủ tác động đến quá trình sinh sản của virus bằng cách tác
động hay tiêu diệt các tế bào của cơ thể vật chủ bị nhiễm virus
Chức năng kháng virus có thể là kháng không đặc hiệu (không bị nhiễm hay hạn
chế sự xâm nhập của virus) trong khi khả năng phòng vệ đặc hiệu do hệ thống
miễn dịch cua cơ thể thực hiện. Cơ chế phòng vệ của vật chủ phụ thuộc vào các
yếu tố như loại virus, lượng virus xập nhập và tấn công, đường xâm nhập.
Một số khái niệm về mối tương tác vật chủ virus
1. Các hàng rào phòng vệ
1.1. Các yếu tố tự nhiên (vốn có) đươc coi như những trận tuyến đầu tiên của cơ
thể chống lại sự tấn công của virus bao gồm:
- Da: Da được coi là một rào cản khó vượt qua đối với virus.
- Thiếu hụt các thụ quan (cơ quan thụ cảm hay cơ quan mẫn cảm virus: các
receptor): Muốn xâm nhập được vào cơ thể trước hết virus phải kết hợp được với
thụ quan đặc biệt trên các tế bào vật chủ. Mỗi một loại virus có một thụ quan đặc
hiệu với nó. Thụ quan của virus HIV là CD4 trên các tế bào lympho T, của virus
cúm A l