Ngày này, Khi internet băng rộng phát triển mạnh mẽ, đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền hình. Hiện nay bên cạnh truyền hình tương tự, truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet, chúng ta còn biết đến IPTV. IPTV thường được cung cấp cùng với dịch vụ Video-on-Demand (VoD) và cũng có thể cung cấp cùng với các dịch vụ Internet khác như truy cập Web và VoIP, do đó còn được gọi là “Triple Play” và được cung cấp bởi nhà khai thác dịch vụ băng rộng sử dụng chung một hạ tầng mạng. IPTV có cơ hội rất lớn để phát triển nhanh chóng khi mà mạng băng rộng đã có mặt ở khắp mọi nơi và hiện nay đã có trên 100 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng trên toàn cầu. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai thăm dò IPTV và xem như một cơ hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp. Tại thị trường cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, dịch vụ IPTV đã bắt đầu được cung cấp với một số dịch vụ cơ bản. Điều này xem như là cơ hội kinh doanh dịch vụ mới của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng mạng băng rộng đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự đòi hỏi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Nội dung bài viết sẽ cho chúng ta thấy rõ tiềm năng to lớn của dịch vụ IPTV trong mạng băng rộng và khả năng ứng dụng triển khai IPTV trên trường viễn thông Việt Nam. Trong bài tiểu luận này em trình bày tổng quan về IPTV, các khái niệm cơ bản, các dịch vụ ứng dụng của IPTV,các tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ IPTV triển khai trên thực tế và xu hướng phát triển của IPTV ở Việt Nam cũng như trên toàn thê giới.
Chương I: Giới thiệu chung về IPTV, trình bày khái niệm IPTV và các ưu điểm nhược điểm của nó so với các dịch vụ truyền hình khác. Mô tả các thành phần chính của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV và các dịch vụ cơ bản.
Chương II: Xây dựng chất lượng dịch vụ của IPTV
Chương III: Thực trạng triển khai IPTV ở VNPT, tìm hiểu tình hình triển khai các dịch vụ IPTV của VNPT và giải pháp triển khai dịch vụ.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận IPTV: khái niệm, dịch vụ ứng dụng, tiêu chuẩn chất lượng và xu hướng phát triển IPTV ở Việt Nam và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày này, Khi internet băng rộng phát triển mạnh mẽ, đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền hình. Hiện nay bên cạnh truyền hình tương tự, truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet, chúng ta còn biết đến IPTV. IPTV thường được cung cấp cùng với dịch vụ Video-on-Demand (VoD) và cũng có thể cung cấp cùng với các dịch vụ Internet khác như truy cập Web và VoIP, do đó còn được gọi là “Triple Play” và được cung cấp bởi nhà khai thác dịch vụ băng rộng sử dụng chung một hạ tầng mạng. IPTV có cơ hội rất lớn để phát triển nhanh chóng khi mà mạng băng rộng đã có mặt ở khắp mọi nơi và hiện nay đã có trên 100 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng trên toàn cầu. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai thăm dò IPTV và xem như một cơ hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp. Tại thị trường cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, dịch vụ IPTV đã bắt đầu được cung cấp với một số dịch vụ cơ bản. Điều này xem như là cơ hội kinh doanh dịch vụ mới của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng mạng băng rộng đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự đòi hỏi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Nội dung bài viết sẽ cho chúng ta thấy rõ tiềm năng to lớn của dịch vụ IPTV trong mạng băng rộng và khả năng ứng dụng triển khai IPTV trên trường viễn thông Việt Nam. Trong bài tiểu luận này em trình bày tổng quan về IPTV, các khái niệm cơ bản, các dịch vụ ứng dụng của IPTV,các tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ IPTV triển khai trên thực tế và xu hướng phát triển của IPTV ở Việt Nam cũng như trên toàn thê giới.
Chương I: Giới thiệu chung về IPTV, trình bày khái niệm IPTV và các ưu điểm nhược điểm của nó so với các dịch vụ truyền hình khác. Mô tả các thành phần chính của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV và các dịch vụ cơ bản.
Chương II: Xây dựng chất lượng dịch vụ của IPTV
Chương III: Thực trạng triển khai IPTV ở VNPT, tìm hiểu tình hình triển khai các dịch vụ IPTV của VNPT và giải pháp triển khai dịch vụ.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng , nhưng do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như thời gian nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự phê bình và góp ý của các thầy cô giáo
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ IPTV
1.1 Tổng quan về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
1.1.1 Khái niệm IPTV
IPTV được gọi là truyền hình trên giao thức Internet, Telco TV hay truyền hình băng rộng, với nghĩa truyền tải truyền hình quảng bá và/hoặc video theo yêu cầu, chương trình phát thanh có chất lượng cao trên mạng băng rộng. Theo quan điểm của đối tượng sử dụng, việc khai thác và xem IPTV cũng giống như dịch vụ TV trả tiền. ITU-T (ITU-T FG IPTV) đã chính thức chấp thuận định nghĩa IPTV như sau:
IPTV được định nghĩa là các dịch vụ đa phương tiện như truyền hình/video/audio/văn bản/đồ họa/số liệu truyền tải trên các mạng dựa trên IP được kiểm soát nhằm cung cấp mức chất lượng dịch vụ, độ mãn nguyện, độ bảo mật và tin cậy theo yêu cầu.
Từ quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ, IPTV bao hàm quá trình thu thập, xử lý, và truyền tải một cách an toàn nội dung video trên hạ tầng mạng dựa trên công nghệ IP. Tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ IPTV gồm nhiều nhà cung cấp dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh đến các công ty Viễn thông lớn và các nhà khai thác mạng riêng ở nhiều nơi trên thế giới.
IPTV có một số đặc điểm sau:
Hỗ trợ truyền hình tương tác - Các khả năng hoạt động hai chiều của hệ thống IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra một số lượng lớn các ứng dụng truyền hình tương tác. Các loại hình dịch vụ được phân phối qua dịch vụ IPTV có thể bao gồm truyền hình trực tiếp tiêu chuẩn, truyền hình độ trung thực cao (HDTV), các trò chơi trực tuyến, và kết nối Internet tốc độ cao.
Không phụ thuộc thời gian - IPTV khi kết hợp với máy thu video số cho phép tạo chương trình nội dung không phụ thuộc thời gian bằng cơ chế ghi và lưu lại nội dung IPTV và sau đó có thể xem lại.
Tăng tính cá nhân - Hệ thống IPTV từ đầu cuối-đến-đầu cuối hỗ trợ thông tin hai chiều và cho phép các đối tượng sử dụng lựa chọn và thiết lập việc xem TV theo sở thích riêng như chương trình và thời gian xem ưa thích.
Yêu cầu về băng thông thấp - Thay vì phải truyền tải tất cả các kênh cho mọi đối tượng sử dụng, công nghệ IPTV cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần phải phát các kênh mà đối tượng sử dụng yêu cầu. Tính năng hấp dẫn này cho phép nhà khai thác mạng tiết kiệm băng thông.
Khả năng truy nhập trên nhiều loại thiết bị - Việc xem nội dung IPTV không bị giới hạn là dùng cho các máy thu hình. Các khác hàng thường sử dụng máy tính cá nhân và các thiết bị di động để truy cập tới các dịch vụ IPTV.
1.1.2 Kiến trúc hệ thống IPTV
Hệ thống IPTV bao gồm bốn phần chính
Hình 1.1: Kiến trúc hệ thống IPTV
1.1.2.1 Video head end
Cũng như với hệ thống truyền hình vệ tinh số hay truyền hình cáp, dịch vụ IPTV cũng cần có hệ thống video head end. Đây là nơi mà nội dung linear (ví dụ broadcast TV) và on-demand (ví dụ phim) được ghi lại và định dạng để truyền qua mạng IP. Về cơ bản thì đầu vào của bộ head end là các chương trình được thu qua vệ tinh hoặc lấy trực tiếp từ các bộ broadcast hay các chương trình qua bộ kết hợp. Một head end mang một kênh riêng và mã hóa nó dưới định dạng video số, như MPEG-2. Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ broadcast cũng bắt đầu sử dụng mã hóa MPEG-4 vì nó có một số ưu điểm hơn so với MPEG-2 như yêu cầu tốc bộ bit thấp cho cả tín hiệu truyền hình SD và HD.
Sau khi mã hóa, mỗi kênh được đóng gói IP và được truyền qua mạng. Các kênh này là các dòng IP multicast điển hình, tuy nhiên một số nhà sản xuất cũng sử dụng luồng IP unicast. IP multicast có rất nhiều ưu điểm vì nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ truyền một luồng IP trên kênh broadcast từ video head end đến mạng truy nhập của nhà cung cấp dịch vụ. Cách này có rất nhiều ưu điểm khi nhiều người sử dụng muốn sử dụng cùng một kênh broadcast tại cùng thời điểm (ví dụ hàng nghìn người xem cùng muốn xem một sự kiện thể thao).
1.1.2.2 Mạng Core/Edge của nhà cung cấp dịch vụ
Nhóm các luồng video đã mã hóa được truyền qua mạng IP của nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ có một mạng riêng của họ và mạng này thường bao gồm thiết bị từ nhiều nhà sản xuất. Các mạng này có thể là một hỗn hợp của mạng IP hiện có và mục đích là xây dựng mạng IP cho việc truyền video. Tại Edge, mạng IP kết nối với mạng truy nhập.
1.1.2.3 Mạng truy nhập
Mạng truy nhập là liên kết từ nhà cung cấp dịch vụ đến thuê bao khách hàng. Kết nối băng rộng giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng có thể sử dụng nhiều công nghệ khác nhau. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ DSL phục vụ cho thuê bao khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ cũng bắt đầu sử dụng công nghệ quang như PON để kết nối đến khách hàng. Mạng IPTV sử dụng đường truyền ADSL và VDSL để cung cấp băng thông đảm bảo cho hoạt động của dịch vụ IPTV đến thuê bao. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ thay thế thiết bị (như DSL modem) tại thuê bao để phân phát kết nối Ethernet đến mạng của khách hàng.
1.1.2.4 Mạng tại thuê bao
Mạng tại thuê bao cung cấp dịch vụ IPTV đến khách hàng. Có rất nhiều loại mạng tại thuê bao khác nhau nhưng dịch vụ IPTV yêu cầu băng thông cao tại mạng của thuê bao. Điểm cuối trong mạng của thuê bao mà TV được kết nối đến là set top box.
1.1.2.5 Middlewave
Thuật ngữ IPTV Middleware được dùng để mô tả các gói phần mềm liên quan đến việc phân phát dịch vụ IPTV. Có rất nhiều nhà sản xuất thực thi gói phần mềm này, mỗi nhà sản xuất có cách tiếp cận riêng đối với IPTV. Middleware do nhà cung cấp dịch vụ sử dụng có thể ảnh hưởng đến kiến trúc của mạng IPTV. Middleware có kiến trúc client/server điển hình, trong đó client nằm ở set top box. Middleware định nghĩa cách khách hàng tương tác với dịch vụ. Ví dụ giao diện người sử dụng và dịch vụ sẵn có cho khách hàng sử dụng (như EPG – Electronic Program Guige, VoD hay PPV) được thực hiện và điều khiển thông qua Middleware. Tính dễ dàng trong quản lý nhiều dịch vụ là một chức năng của mạng IP hai chiều. Kiến trúc IP này cung cấp tiêu chuẩn cho các ứng dụng và dịch vụ được tích hợp vào trong mạng, IPTV chỉ là một dịch vụ trong các ứng dụng này. Nhân tố phân biệt trong mô hình dịch vụ IP là tính hội tụ. Bởi vì cấu trúc chung cho các ứng dụng và dịch vụ, tính hội tụ có thể được hiện thực hóa cho các thành phần mạng, ứng dụng, hệ thống hỗ trợ hoạt động. Vì vậy quản lý đa dịch vụ trở thành bài toàn quản lý cùng các dịch vụ qua mạng và phân bố chúng đến nhiều môi trường người dùng đầu cuối khác nhau.
1.1.3 Ưu nhược điểm của IPTV so với các dịch vụ truyền hình khác
1.1.3.1 Ưu điểm
Hệ thống IPTV dựa trên IP nên có những ưu điểm đáng kể, bao gồm khả năng tích hợp truyền hình với các dịch vụ IP khác như truy nhập internet tốc độ cao và VoIP. Mạng IP cũng cho phép truyền nhiều thông tin hơn và với nhiều chức năng hơn. Trong mạng vệ tinh hay truyền hình truyền thống, sử dụng công nghệ broadcast thì tất cả nội dung được truyền liên tục đến mỗi thuê bao, thuê bao chuyển kênh tại set top box. Thuê bao có thể lựa chọn từ nhiều lựa chọn như công ty vệ tinh, cáp, truyền thông để đưa luồng thông tin về nhà. Mạng IP làm việc khác, nội dung được giữ ở trên mạng và chỉ những nội dung khách hàng lựa chọn là được gửi đến nhà thuê bao. Điều này sẽ tiết kiệm băng thông và sự lựa chọn của khách hàng ít bị giới hạn bởi “đường ống” dẫn đến nhà thuê bao. Điều này cũng có nghĩa là tính riêng tư của khách hàng được đảm bảo hơn so với hệ thống vệ tinh và truyền hình truyền thống.
Tính tương tác
Hệ thống IPTV cho phép người xem có cơ hội để xem các chương trình TV có tính tương tác hơn và cá nhân hơn. Ví dụ nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp chức năng tương tác cho phép người xem lựa chọn nội dung xem theo tên phim hay tên của diễn viên hay chức năng picture in picture cho phép người xem có thể chuyển kênh mà không phải rời bỏ chương trình họ đang xem. Người xem còn có thể truy nhập vào album ảnh và kho nhạc trên PC của họ từ màn hình TV, sử dụng điện thoại để đặt lịch ghi lại các chương trình TV yêu thích. Ngoài ra họ còn có thể sử dụng chức năng giám sát điều khiển (parent control) để cấm con cái xem một số chương trình truyền hình không phù hợp.
VoD
VoD cho phép khách hàng duyệt một chương trình trực tuyến hoặc một danh sách các bộ phim để xem qua và sau đó lựa chọn chúng. Về mặt kỹ thuật, khi khách hàng lựa chọn một bộ phim, thì một kết nối point-to-point được thiết lâp giữa bộ giải mã của khách hàng (Set top box hoặc PC) và server phân phát luồng nội dung. Báo hiệu về các chức năng như pause, backward/forward… được đảm bảo bởi giao thức RTSP. Dạng mã hóa chung nhất được sử dụng cho VoD là MPEG-2, MPEG-4 và VC-1. Để tránh hiện tượng ăn cắp bản quyền nội dung phim thì nội dung của VoD thời được mã hóa. Với công nghệ IPTV việc mã hóa được thực hiện hiệu quả thông qua hệ thống DRM. Với hệ thống này nếu khách hàng lựa chọn xem phim trong thời gian 24 giờ thì sau 24 giờ nội dung phim sẽ không thể xem được nữa…
Các dịch vụ hội tụ dựa trên IPTV
Một ưu điểm khác của mạng IP là khả năng tích hợp và hội tụ. Các dịch vụ hội tụ ở đây nói đến khả năng tương tác của các dịch vụ hiện có theo cách trong suốt để tạo ra các dịch vụ gia tăng mới. Ví dụ là dịch vụ On-Screen Caller ID, nhận Caller IP trên màn hình TV và khả năng xử lý (gửi đến voice mail…). Các dịch vụ dựa trên IP sẽ cung cấp khả năng cho khách hàng có thể truy nhập ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào đến nội dung thông qua TV, PC hay điện thoại của khách hàng, và khả năng tích hợp các dịch vụ và nội dung để gắn chặt chúng với nhau.
1.1.3.2 Nhược điểm
Nhược điểm chính của IPTV chính là khả năng mất dữ liệu rất cao và sự chậm trễ truyền tín hiệu. Nếu như đường kết nối mạng của người dùng không thật sự tốt cũng như không đủ băng thông cần thiết thì khi xem chương trình sẽ rất dễ bị giật hay việc chuyển kênh có thể tốn khá nhiều thời gian để tải về. Thêm vào nữa nếu máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ không đủ mạnh thì khi số lượng người xem truy cập vào đông thì chất lượng dịch vụ sẽ bị giảm sút. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ IPTV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung dẫn đến tình trạng nghèo nàn thông tin trên các kênh IPTV. Nhiều công ty viễn thông đang tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có để phân phối IPTV, nhưng bài toán đặt ra là làm sao để đáp ứng đủ nhu cầu về băng rộng. Một vấn đề khác là nhà cung cấp dịch vụ khó có thể thu được lợi nhuận từ quảng cáo vì người xem có thể tua nhanh hoặc làm bất cứ thao tác nào để không phải tốn thời gian xem những đoạn mà họ không thích
1.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
1.2.1 Các thành phần thuộc nhà cung cấp dịch vụ (SP – Service Provider)
1.2.1.1 Hệ thống Video Headend
Thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm thanh từ các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa để chuyển đổi nội dung này thành các luồng IP multicast ở khuôn dạng mã hóa mong muốn. Yêu cầu phải có thiết bị đầu cuối cho việc phát nội dung quảng bá. Thiết bị đầu cuối này có khả năng mã hoá một chuỗi các hình ảnh theo thời gian thực bằng kỹ thuật nén dùng MPEG-4 Part 10 hoặc H.264. Hình ảnh mã hoá có thể lấy từ vệ tinh, truyền hình cáp, hệ thống truyền hình mặt đất, máy chủ video, tape playout, v.v... Sau khi mã hoá, các chuỗi (định dạng ASI, SPTS) truyền MPEG sẽ được đóng gói bằng cách sử dụng IP Streamer. Sau đó sẽ truyền những chuỗi gói IP bằng cách sử dụng giao thức UDP/IP. Đầu vào của hệ thống Video Headend là các chương trình truyền hình quảng bá, các kênh truyền hình mua bản quyền thu từ vệ tinh, các kênh truyền hình cáp, các phim từ các nguồn khác như tự sản xuất, từ các thiết bị VCD/DVD player, v.v...
1.2.1.2 Hệ thống Middlewave
Cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và báo cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và STB, đồng thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai. Middleware là một giao diện của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV với người sử dụng, nó xác định danh tính cho người dùng. Hiển thị một danh sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ giúp lựa chọn dịch vụ này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng. Middleware lưu lại một tiểu sử cho tất cả các dịch vụ. Middleware đảm bảo các hoạt động bên trong của dịch vụ truyền hình một cách hoàn hảo. Middleware sẽ không giới hạn bất kỳ hoạt động riêng rẽ nào trong hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp trực tiếp với mỗi thành phần được hệ thống hỗ trợ. Middleware hỗ trợ API cho phép mở rộng các chức năng mới và truyền dữ liệu giữa các hệ thống.
1.2.1.3 Hệ thống phân phối nội dung
Bao gồm các cụm máy chủ VoD và hệ thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ thống này cũng cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Máy chủ VoD sẽ lưu nội dung thực và cung cấp cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ middleware. Nó cho phép các thuê bao đặt và xem những bộ phim chất lượng cao và chương trình theo yêu cầu (chương trình này được lưu trên máy dịch vụ và truyền tải theo yêu cầu). Hệ thống này cũng cung cấp những chức năng điều khiển VCR như tua đi, tạm dừng, và tua lại.
1.2.1.4 Hệ thống quản lý bản quyền số (DRM)
DRM giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại set top box ở phía thuê bao. DRM dùng để bảo mật nội dung các khóa giải mã của các thuê bao. Những nội dung được tải trên những máy chủ nội dung sẽ được mã hóa trước bằng hệ thống DRM và nó cũng cũng chỉ mã hóa nội dung quảng bá để bảo mật sự phân bố đến STB. Hệ thống có khả năng hỗ trợ chức năng mã hoá trong các headend tương ứng và cung cấp khoá mật mã cho các headend này. Hệ thống DRM chứa khoá cho phần nội dung của một cơ sở dữ liệu khoá đồng thời bí mật phân phối cơ sở dữ liệu này tới STB. Hệ thống DRM cũng sẽ hỗ trợ thêm vào phần nội dung các chức năng thủ thuật trong khi xem (tua nhanh, tua lại, v.v...). Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống cơ sở hạ tầng khoá công cộng (PKI). PKI dùng các thẻ kỹ thuật số X.509 để xác nhận mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hoá an toàn dữ liệu có dùng các khoá chung/riêng.
1.2.2 Các thành phần thuộc nhà mạng (NP – Network Provider)
1.2.2.1 DSLAM
Bộ ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số (DSLAM) có một số modem DSL nhận các phiên từ các thuê bao. Sau đó đưa tất cả các phiên cùng ra đường trục kết nối tới mạng tổng hợp.
Hình 1.2: DSLAM
DSLAM là một trong các biên được quản lý hoàn toàn bởi nhà cung cấp mạng IPTV vì nó được lưu trữ bên trong môi trường vật lý an toàn, tương phản với set top box và đầu vào hộ gia đình, các thuê bao không thể truy nhập vật lý tới DSLAM.
Hình 1.2 miêu tả cách DSLAM hỗ trợ Internet tốc độ cao, VoIP và IPTV VLAN tới các thuê bao. Thiết bị tại gia đình sẽ chia lưu lượng và cho phép VLAN được kết thúc (nó cũng có thể được kết thúc tại DSLAM). Các DSLAM mới có thể kết hợp tất cả các phiên vào một tín hiệu và điều khiển chúng qua TCP/IP (hoặc các giao thức khác) tới mạng truyền tải. Trong một số kiểu DSLAM có các lựa chọn mạng lưới như các chức năng IGMP proxy, kênh ảo và VLAN cũng như một số ứng dụng TCP/IP hỗ trợ vận hành mạng IPTV. DSLAM sử dụng các phổ tần số thấp cho âm thanh và phân bổ các tấn số cao cho truyền dẫn dữ liệu. Bằng cách này cả âm thanh và dữ liệu có thể được quản lý bởi DSLAM.
DSLAM sử dụng cầu nối Ethernet (VLAN). Hoạt động bởi việc đánh dấu các gói đến với một VLAN-ID đại diện cho một nhóm. VLAN-ID dựa trên 802.1Q và được sử dụng bởi DSLAM để đảm bảo quá trình gửi đi. Dựa vào bảng chuyển tiếp bên trong, DSLAM sẽ gửi các gói tới các cổng truy nhập khác nhau, luôn luôn tách biệt lưu lượng từ các VLAN khác nhau. Mỗi cầu nối ảo thực hiện kiểm tra độc lập lưu lượng. Lưu lượng đường lên đến từ một cổng đặc biệt/PVC được gán vào một VLAN riêng. Các gói này được gửi tới một cổng Ethernet riêng theo bảng chuyển tiếp trong DSLAM. Lưu lượng đường lên từ các set top box khác nhau được tập hợp vào các VLAN chuyên dụng cho các dịch vụ riêng.
Hình 1.3 miêu tả cái nhìn chung về DSLAM và cách các VLAN kết thúc tại BRAS, head end hoặc tại các bộ phận Internet. Một vài DSLAM sẽ chia sẻ việc truy nhập vào một VLAN đơn.
Hình 1.3 Mô tả chung về DSLAM VLAN
Set top box yêu cầu địa chỉ IP để gia nhập vào mạng. cấu hình của chúng được quản lý sử dụng giao thức DHCP. DHCP cũng sẽ được hỗ trợ bởi các kỹ thuật nhận thực cho phép điều khiển bởi middleware và các ứng dụng thương mại trên các loại hình truy cập cung cấp cho các thuê bao.
Các DSLAM có một DHCP chuyển tiếp chèn vào định danh đường dây vật lý (lựa chọn 82 trên DHCP) trên địa chỉ yêu cầu. Điều này đảm bảo các bản tin đền từ set top box được liên kết một vị trí vật lý riêng, giảm các nguy cơ lừa đảo và gian lận. Quá trình tính toán và nhận thực dựa vào lựa chọn 82 để xác nhận người sử dụng và sử dụng dịch vụ RADIUS, có thể yêu cầu các ứng dụng thương mại kiểu truy nhập nên được cấp cho thuê bao. Các DSLAM cũng có thể sử dụng IEEE 802.1X nhận thực, sử dụng RADIUS để hỗ trợ quá trình nhận thực mạng. Sử dụng giao thức nhận thực mở rộng giữa set top box và các máy chủ nhận thực. Máy chủ DHCP sẽ chờ máy chủ middlewave cho phép địa chỉ IP được gán vào set top box.
Hình 1.4 miêu tả quá trình nhận thực set top box, bắt đầu với yêu cầu DHCP đưa ra bởi set top box và được chuyển đi bởi DSLAM và các router tới máy chủ DHCP. Yêu cầu bao gồm thông tin đường vật lý của yêu cầu DHCP. Máy chủ DHCP kiểm tra với các thành phần khác như RADIUS hoặc máy chủ middleware nếu đường vật lý và thuê bao nhận một địa chỉ IP hợp lệ, và nhận được sự xác nhận, truy nhập được chấp nhận. Các DSLAM tham gia vào quá trình multica