Khi nói đến General Electric (GE), tập đoàn điện tử lớn nhất của Mỹ, người ta
thường nhắc tới Jack Welch, nguy ên chủ tịch của tập đoàn.Ông được cho là một
trong những nhà quản trị tài ba nhất của Mỹ. Jack Welch nhận vị trí giám đốc điều
hành vào năm 1981, trở thành người thứ tám và trẻ nhất ở vị trí này của General
Electric. Ông nhanh chóng tạo nên sự thay đổi sâu rộng trong mọi mặt của công ty,
dịch chuyển cả mục tiêu kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp. Ông khẳng định mục
tiêu đưa GE đến vị trí thứ nhất hoặc thứ hai về thị phần trong bất cứ lĩnh vực kinh
doanh nào mà GE tham gia. Chỉ với duy nhất lời tuyên bố này Welch đương đầu với
mọi thử thách và những thành thích GE đạt được đã chứng minh năng lực và bản
lĩnh của Jack Welch. Đây cũng chính là nhà lãnh đạo để lại trong tôi nhiều ấn tượng
nhất.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5199 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Jack Welch – nhà lãnh đạo vĩ đại thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------o0o-------
TI ỂU LUẬN M ÔN H ỌC
Jack Welch – nhà lãnh đạo vĩ đại thế kỉ XX
Sinh viên thực hiện : LƯU THANH XUÂN
STT : 109
Lớp : QTKD K6.2
GVHD : TS. LÊ THỊ THU THỦY
Hà Nội, tháng 7 năm 2010
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Vị thuyền trưởng huyền thoại của GE 2
Chương 2: Mười hai bí quyết lãnh đạo của Jack Welch ................................................5
1. Lãnh đạo chứ không phải quản lí................................................................................... 5
2. Khả năng kích hoạt, tạo dựng bầu không khí làm việc thân tình ........................... 5
3. Cải cách quy trình làm việc ............................................................................................. 5
4. Dám đối mặt với thực tế ................................................................................................... 6
5. “Giản dị hóa” nơi làm việc ............................................................................................... 6
6. Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi ........................................................................................ 6
7. Tạo cảm hứng, truyền tự tin cho nhân viên ................................................................. 7
8. Phá bỏ lề lối làm việc cũ.................................................................................................... 8
9. Tạo ra môi trường học tập trong công ty...................................................................... 8
10. Gia tăng sự năng động của nhân viên ......................................................................... 8
11. Đề cao những giá trị cốt lõi của công ty ...................................................................... 8
12. Giảm cường độ mà tăng hiệu quả quản lí .................................................................. 9
Chương 3: Tư chất, năng lực lãnh đạo theo quan điểm của Jack Welch 10
1. Hướng đạo và củng cố niềm tin của nhân viên.......................................................... 10
2. Những kế hoạch tốt được mọi người đồng tâm ......................................................... 10
3. Bản thân ngay thẳng, tạo dựng niềm tin..................................................................... 10
4. Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là dẫn đường ................................................... 10
5. Khơi dậy lòng nhiệt tình và sáng tạo của nhân viên ................................................ 11
Kết luận................................................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 13
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 1
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
LỜI NÓI ĐẦU
“Thế kỉ XX có hai người lãnh đạo công ty vĩ đại, một người là Sloan – CEO của
GM, một người thứ hai là Jack Welch của GE. Nhưng so sánh giữa hai người, Jack
Welch có nhỉnh hơn một chút bởi vì Jack Welch đã nêu gương một tấm gương sang
của người giám đốc thế kỉ XXI.”
Một vị giáo sư học viện quản lí
Trường đại học Michigan
Khi nói đến General Electric (GE), tập đoàn điện tử lớn nhất của Mỹ, người ta
thường nhắc tới Jack Welch, nguyên chủ tịch của tập đoàn.Ông được cho là một
trong những nhà quản trị tài ba nhất của Mỹ. Jack Welch nhận vị trí giám đốc điều
hành vào năm 1981, trở thành người thứ tám và trẻ nhất ở vị trí này của General
Electric. Ông nhanh chóng tạo nên sự thay đổi sâu rộng trong mọi mặt của công ty,
dịch chuyển cả mục tiêu kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp. Ông khẳng định mục
tiêu đưa GE đến vị trí thứ nhất hoặc thứ hai về thị phần trong bất cứ lĩnh vực kinh
doanh nào mà GE tham gia. Chỉ với duy nhất lời tuyên bố này Welch đương đầu với
mọi thử thách và những thành thích GE đạt được đã chứng minh năng lực và bản
lĩnh của Jack Welch. Đây cũng chính là nhà lãnh đạo để lại trong tôi nhiều ấn tượng
nhất.
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 2
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
Chương I: Vị thuyền trưởng huyền thoại của GE
Jack Welch sinh năm 1936 tại Salem, Massachusetts. Ông tốt nghiệp trường Đại học
Massachusetts vào năm 1957 với tấm bằng kỹ sư hóa học, sau đó lấy bằng Thạc sỹ
và Tiến sỹ chuyên ngành này tại trường Đại học Illinois vào năm 1960. Năm 1960,
Welch làm việc tại GE với vai trò kỹ sư hóa học cho bộ phận Chất dẻo tại Pittsfield,
Massachusetts. Ông được bầu là Phó chủ tịch trẻ nhất của công ty vào năm 1972 và
được bổ nhiệm làm Phó Chủ t ịch Hội đồng quản trị vào năm 1979. Vào tháng 12
năm 1980, ông được thông báo có thể điều hành Reginal H.Jones, tháng 4 năm 1981
ông trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành thứ 8 tại tập
đoàn có 121 năm lịch sử này. Dưới sự lãnh đạo của ông, doanh số của hãng đã tăng
tới 364%. Jack Welch thôi giữ chức vụ tại GE vào tháng 9 năm 2001.
Bắt đầu từ rất sớm và với một vị trí nhỏ trong GE, cho đến khi ngồi vào vị trí giám
đốc điều hành, ông nhận thấy bộ máy tổ chức của công ty quá quan liêu, cồng kềnh
với nhiều cấp lãnh đạo. Năm 19881 nếu như mỗi bộ phận của GE thường có 9 đến
11 cấp độ hành chính thì vào năm 1991, Welch đã cắt xuống còn 4 đến 6 cấp. Điều
này cho phép ông chuyển giao quyền lực trực tiếp đến các cấp lãnh đạo thấp hơn,
nơi mà, theo ông, vấn đề phát sinh đầu tiên và các giải pháp cũng gần như sẵn có.
Ông đã giảm số nhân viên văn phòng từ 1700 xuống còn 1000, sự cắt giảm diễn ra ở
mọi bộ phận. Từ năm 1981, GE đã cắt giảm tổng cộng 180,000 lao động và có
doanh thu $12 tỷ.
Con đường ông đưa GE đi không hoàn toàn bằng phẳng. Bán đi một số bộ phận kinh
doanh chủ chốt và cắt giảm tới 50% lao động vào những năm 80 đã tạo nên tác động
tiêu cực đến t inh thần làm việc. Người lao động phân thành hai thái cực, một phía là
khâm phục, kính trọng, phía kia là căm ghét đối với Welch. Nhiều tổ chức lao động
đã phát ngôn chống đối Welch. Joseph F.Egan, Giám đốc nghiệp đoàn lao động điện
tử nói :``GE đang có một bệnh dịch - dịch Welch-ese. Nó phát sinh do tính tham
lam, kiêu ngạo và sự coi thường, khinh miệt người lao động của công ty đó.'' Nhưng
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 3
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
những người kính trọng Welch tin rằng ông đang làm một công việc đặc biệt. Họ
khẳng định tầm nhìn của Welch và những thay đổi khắc nghiệt mà ông thực hiện
chính là những điều mà GE thực sự cần. Một phó giám đốc đã mô tả công ty lúc
trước khi có Welch ``thông suốt và dễ dự đoán như hệ thống tiêu hoá,'' Welch đã
mang đến cho công ty niềm đam mê để thay đổi và một tầm nhìn chiến lược để cạnh
tranh trêm một thị trường toàn cầu yêu cầu ngày càng cao trong tương lai.
Trong những năm 1980, hầu hết những bàn luận tại GE tập trung vào phương thức
lãnh đạo khắc nghiệt của Welch. Ông dành rất nhiều thời gian và công sức để cố
gắng làm cho các giám đốc tại GE có thói quen đối lập lẫn nhau, từ đó thoải mái hơn
khi giải quyết các xung đột. Trong công ty thường nhắc lại câu chuyện: sau một
cuộc ``cãi vã ác liệt' ' trong đó Welch đã bác hoàn toàn ý kiến của một giám đốc, sau
đó Welch đã ôm người đó vì đã sẵn sàng tham gia tranh luận và đối lập một cách
sáng tạo. Welch đề cao khả năng tập trung cao độ vào công việc, coi đó là chìa khoá
để GE có thể trở thành công ty thứ nhất hoặc thứ hai về thị phần trong mọi lĩnh vực
kinh doanh tham gia.
Lãnh đạo cũng có thể thay đổi. Trong báo cáo thường niên năm 1991 của GE,
Welch tuyên bố ``Chúng ta không thể áp dụng phương thức lãnh đạo mang tính đàn
áp hay đe doạ.'' Điều này báo hiệu một cách thức lãnh đạo tiếp cận theo hướng hoà
nhã và vì con người hơn. Welch yêu cầu các giám đốc của mình cần ``tự tin hơn khi
trao quyền cho nhân viên và xoá bỏ ranh giới trong giao tiếp với người cấp dưới.''
Welch đã dịch chuyển hướng chú trọng quản lý từ mục tiêu cắt giảm chi phí, hợp lý
hoá cấu trúc sang mục tiêu hướng đếm giá trị con người. Welch khẳng định sự
chuyển hướng sẽ không thể diễn ra trước khi thực hiện hợp lý hoá cấu trúc công ty:
``Nếu công ty có cấu trúc quá cồng kềnh, những giá trị đó sẽ không thể thực sự giúp
công ty phát triển.''
Trung tâm đào tạo của GE ở Crotonville, New York, đã xây dựng một chương trình
đào tạo mang tên ``Work-Out'' (Tìm ra), chươngt trình này được thiết kế nhằm loại
bỏ những việc không cần thiết, trao quyền cho nhân viên và đưa những giá trị doanh
nghiệp của GE trở thành nòng cốt của cả tổ chức. Những chương trình này đã thực
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 4
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
sự phát huy hiệu quả với tác dụng khuyến khích người lao động phối hợp và chủ
động trong sản xuất.
Rất nhiều lãnh đạo của các công ty khác đều tin vào sự thành công trong phong cách
lãnh đạo của Jack Welch. Ông được lựa chọn là ``Giám đốc điều hành giỏi nhất' ' vào
năm 1993.
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 5
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
Chương II. Mười hai bí quyết lãnh đạo của Jack Welch
Welch vừa là nhà hoạch định chiến lược, giảng viên kinh doanh, biểu tượng của
công ty, lại vừa là nhà lý luận về quản trị. Nếu lãnh đạo là một môn nghệ thuật thì
chắc chắn Welch chính là người nghệ sĩ bậc thầy. Nhờ tính cách và phong cách lãnh
đạo độc đáo, trong 20 năm “trị vì”, ông đã đạt được những thành tích chưa từng có
trong lịch sử của GE. Làm cách nào mà Jack Welch lại có thể thành công đến như
vậy? Sau đây là mười hai bí quyết của ông:
1. Lãnh đạo, chứ không phải quản lí.
Người lãnh đạo có t ài phải là người “nhìn xa trông rộng” và có khả năng dẫn dắt
nhân viên đạt đến tầm nhìn ấy với sự đam mê công việc mãnh liệt. Muốn vậy, người
lãnh đạo không nên quản lý nhân viên quá chặt, mà phải biến họ thành người chủ
thật sự của công ty bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết vấn đề. Bất cứ
nhân viên nào cũng được quyền thể hiện khả năng lãnh đạo miễn là họ có ý tưởng
sáng tạo và có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cho người khác.
2. Khả năng kích hoạt, tạo dựng bầu không khí làm việc thân tình
Đó là khả năng khuyến khích người khác, truyền cho những người xung quanh sự
khao khát đạt được điều tưởng là không thể. Thực tế, các đồng nghiệp thường thích
làm việc với những người này. Nhưng không phải chỉ là duy trì cho những cuộc thảo
luận luôn bừng cháy, để kích hoạt các thành viên trong nhóm, họ cũng cần phải có
hiểu biết sâu về hoạt động của doanh nghiệp và năng lực thuyết phục. Người lãnh
đạo nên xây dựng một bầu không khí làm việc thân tình trong công ty. Sự gần gũi sẽ
giúp con người nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Một bầu không khí như thế có
thể được tạo dựng bằng nhiều cách thức như cho phép nhân viên ăn mặc thoải mái
khi đi làm, khuyến khích nhân viên trình bày ý tưởng của mình, tổ chức những buổi
họp không chính thức hay tổ chức đi chơi định kì.
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 6
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
3. Cải cách quy trình làm việc.
Những quy trình làm việc rườm rà là một dạng bệnh “ung thư” của tổ chức. Chúng
làm chậm tiến trình ra quyết định, gây lãng phí nghiêm trọng và làm công ty đánh
mất lợi thế cạnh tranh. Việc “chữa trị” dứt điểm căn bệnh này không đơn giản,
nhưng mỗi nhân viên đều có thể cải thiện tình hình bằng cách loại bỏ những công
việc thừa trong quy trình làm việc và phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp để đẩy
nhanh quá trình ra quyết định.
4. Dám đối mặt với thực tế.
Sự thật đôi khi không như mong muốn của chúng ta. Những nhà lãnh đạo thành
công chấp nhận sự thật, phân tích nó và sẵn sàng thay đổi chiến lược, kế hoạch kinh
doanh để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Điều quan trọng là chúng ta phải làm điều
này nhanh. Khi Welch lên nắm quyền, GE vẫn đang làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên,
ông đã nhận ra một số nguy cơ tiềm ẩn trong sự thành công đó. Thay vì tự huyễn
hoặc mình là mọi thứ sẽ dần cải thiện, ông quyết định đối mặt với thực tế và t iến
hành việc cải tổ. Nói chung, những nhà lãnh đạo thành công luôn chấp nhận sự thật
và sẵn sàng thay đổi chiến lược, kế hoạch kinh doanh để phù hợp với hoàn cảnh
thực tế.
5. “Giản dị hóa” nơi làm việc.
Welch cho rằng kinh doanh không phải là cái gì “cao siêu” hay phức tạp. Chính sự
đơn giản mới giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Người lãnh đạo nên đi t iên
phong trong việc “giản dị hóa” nơi làm việc như loại bỏ những thông báo và thư từ
“phiền toái” trong nội bộ. Về vấn đề này các doanh nghiệp của chúng ta nên học hỏi,
đặc biệt là trong cơ chế quan liêu Nhà nước, cần bỏ qua chủ nghĩa hình thức để đi
vào nội dung, vấn đề chính ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
6. Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi.
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 7
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
Bí quyết quan trọng và đầu tiên là thay đổi trước khi quá muộn. Thế giới đang thay
đổi và không gì có thể thay đổi sự thay đổi đó. Vì thế những nhà lãnh đạo kinh
doanh “sợ” thay đổi sẽ không thành công lâu. Nhà lãnh đạo giỏi phải dự đoán được
xu thế thay đổi của thế giới, phải "dạy" cho nhân viên biết rằng sự thay đổi không
bao giờ kết thúc và phải xem thay đổi là một cơ hội hay ít nhất là một thách thức
hoàn toàn có thể vượt qua nếu như chúng ta làm
việc chăm chỉ và thông minh.
7. Tạo cảm hứng, truyền tự tin cho nhân viên.
Welch không thích lãnh đạo theo kiểu “Sếp luôn luôn đúng”. Theo ông, người lãnh
đạo cần phải tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên bằng cách lắng nghe họ trình bày
quan điểm và thể hiện sự trân trọng của mình đối với những nỗ lực của họ. Đội bóng
thường chiến thắng khi có các cầu thủ giỏi. Do đó, khi ở vị trí lãnh đạo, bạn cần đầu
tư phần lớn thời gian và công sức cho ba hoạt động sau:
Đánh giá - tìm đúng người đúng việc, hỗ trợ và đề bạt những nhân viên làm việc tốt,
đồng thời loại bỏ những người không phù hợp.
Hướng dẫn - luôn chỉ dẫn, phê bình và giúp đỡ nhân viên tiến bộ mỗi ngày.
Cuối cùng, bạn phải xây dựng sự tự tin - khích lệ, bảo ban và thừa nhận công lao của
nhân viên. Sự tự tin sẽ giúp con người phát huy năng lực, dám chấp nhận rủi ro và
nỗ lực thực hiện ước mơ. Đó là năng lượng của một đội bóng luôn chiến thắng.
Các nhà quản lý thường cho rằng sự tiến bộ của một cá nhân chỉ diễn ra mỗi năm
một lần. Điều này không đúng. Sự tiến bộ có thể diễn ra hàng ngày, trong mọi hành
động. Lúc khách hàng viếng thăm công ty là thời điểm thích hợp để đánh giá bộ
phận bán hàng của bạn. Các chuyến du lịch được chuẩn bị trước là cơ hội để bạn gặp
gỡ những nhà quản lý tài giỏi tiềm năng. Những lúc giải lao giữa cuộc họp cũng là
cơ hội để bạn hướng dẫn một thành viên trong nhóm cách thức trình bày một đề tài
lớn. Hãy tưởng tượng bạn là người làm vườn, một tay xách bình nước, t ay kia cầm
túi phân bón. Đôi lúc bạn phải gieo hạt, nhưng phần lớn thời gian bạn dành cho việc
chăm sóc cây. Và sau đó, quan sát chúng đâm chồi nảy lộc.
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 8
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
8. Phá bỏ lề lối làm việc cũ.
Welch cho rằng những gì đúng trong quá khứ chưa chắc đã đúng trong tương lai. Vì
thế, khi lên nắm quyền ở GE, ông đã phá bỏ những truyền thống lâu đời của tập
đoàn để tìm một hướng đi mới. Ông thường tổ chức những cuộc họp để tìm cách
giải quyết vấn đề tốt nhất cũng như hỏi ý kiến nhân viên khi muốn tiến hành một sự
hay đổi quan trọng trong công ty.
9. Tạo ra môi trường học tập trong công ty.
Nhà lãnh đạo phải tạo ra một môi trường ý tưởng. Ý tưởng phải được tạo ra và chia
sẻ ở mọi cấp mọi nơi trong công ty. Phải bỏ ngay suy nghĩ rằng ý tưởng hay chỉ xuất
phát từ cấp quản lý. Ý tưởng hay có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi cấp, ngay cả cấp
thấp nhất. Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở mọi cấp trong công ty. Khi tìm ra ý
tưởng nhớ khen thưởng người có ý tưởng và đưa vào thực hiện ngay.
10. Gia tăng sự năng động của nhân viên.
Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để tăng năng suất lao động là “giải phóng” năng
lượng, sự thông minh và tính tự tin của nhân viên. Quản lý nhân viên quá chặt,
không tin họ… sẽ đem lại kết quả tồi: nhân viên sẽ bỏ ra hơn 90% thời gian công
sức của họ để tìm lỗ hổng của cấp quản lý, và “phá” công ty. Hãy biến nhân viên
thành người chủ thật sự của công ty. Hãy tìm những chương trình để nhân viên tham
gia sinh hoạt và xây dựng tinh thần đồng đội. Hãy tạo điều kiện và lắng nghe họ nói.
Do sự cạnh tranh trên thương trường càng lúc càng khốc liệt nên chỉ có những ai
năng động thì mới chớp được thời cơ. Nhà lãnh đạo nên “luyện” cho nhân viên thái
độ làm việc khẩn trương và khả năng ra quyết định nhanh.
11. Đề cao những giá trị cốt lõi của công ty.
Là một doanh nhân nên đương nhiên Welch rất quan tâm đến các chỉ t iêu tài chính
như doanh số. Tuy nhiên, không vì thế mà ông “bỏ quên” các giá trị cốt lõi của GE
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 9
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
như luôn xem khách hàng là thượng đế, loại bỏ triệt để thủ tục hành chính rườm rà,
tư duy ở tầm mức toàn cầu và luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới. Nhìn
chung, nhà lãnh đạo nên đề cao những giá trị cốt lõi, góp phần làm nên “văn hóa
doanh nghiệp” và đừng chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính khi đánh giá kết quả
công việc.
12. Giảm cường độ mà tăng hiệu quả quản lí.
Nhà lãnh đạo phải tôn trọng và truyền cho nhân viên bên dưới sự tự tin. Hãy giảm
bớt sự quản lý, giám sát và để cho họ tự chủ nhiều hơn; họ sẽ làm chúng ta ngạc
nhiên vì những kết quả mà họ mang lại. Không chỉ thế, các cấp quản lý hãy suy nghĩ
tầm cao và rộng hơn, đem đến cho công ty những ý tưởng có giá trị thay vì tăng
giám sát, quản lý làm giảm hiệu quả và khả năng sáng tạo của nhân viên.
Tiểu luân môn học: Kỹ năng lãnh đạo 10
=================================================================
=================================================================
Lưu Thanh Xuân - Cao học QTKD K6.2
Chương 3: Tư chất, năng lực lãnh đạo theo quan điểm
Jack Welch
Chương 2 chúng ta vừa tìm hiểu về các bí quyết lãnh đạo của Jack Welch theo phân
tích của các nhà quản trị trên thế giới và cách nhìn nhận của bản thân tôi. Vậy đối
với Jack Welch, ông có quan điểm thế nào về lãnh đạo? Theo ông, để thành công,
lãnh đạo cần có tư chất, năng lực sau:
1. Hướng đạo và củng cố lòng tự tin của nhân viên.
Trong những lúc khó khăn, hay khi giải quyết vướng mắc công việc, người lãnh đạo
phải biết động viên đội ngũ nhân viên, nói để họ hiểu những khó khăn trước mắt lại
chính là cơ hội để họ phát triển, để họ khẳng định mình. Jeck Welch nói: "Tôi luôn
tự nhủ mình như người làm vườn, một tay cầm bình nước tưới, tay kia là túi phân
vun bón cho những hạt giống nhân viên được này mầm tươi tốt".
2. Những kế hoạ