Mục tiêu của đề tài là khảo sát đánh giá hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vắcxin Nectiv Forte với liều tiêm là 0,15 ml phòng bệnh Newcastle trên đàn gà Lương
Phượng từ lúc tiêm chủng đến 57 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2
đến tháng 4 năm 2019, tại trại chú Chung ở ấp Đuôi Chuột, xã Tân Lập, huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương. Xét nghiệm mẫu máu bẳng phản ứng HA, HI tại phòng thí
nghiệm Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại An Phú Tiên.
Thí nghiệm sử dụng 3 dãy chuồng nuôi gà thịt thương phẩm giống Lương
Phượng với mã là 1, 2, 3. Dãy 1 và dãy 2 nuôi chuồng sàn với số lượng mỗi dãy là
7.300 con, dãy 3: chuồng nền với số lượng 13.000 con. Lịch vắc-xin của trại như
sau: 1 ngày tuổi phun ND – IB, 15 ngày tuổi tiêm ND vô hoạt (Nectiv Forte), 22 –
23 ngày tuổi và 40 ngày tuổi chủng nhắc lại ND - IB. Gà được lấy mẫu máu ngẫu
nhiên trong chuồng ở các thời điểm 1, 15 (trước khi chủng vắc-xin), 29, 36, 43, 57
ngày tuổi. Các mẫu huyết thanh được xét nghiệm bằng phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu (HI).
Kết quả được thể hiện bằng chỉ số hiệu giá kháng thể trung bình GMT với
GMT >= 4 thì đàn gà được bảo hộ. GMT trung bình lúc 1 ngày tuổi là 6,4 với GMT
= 6,4 ở cả 3 đàn. Mẫu ở thời điểm 15 ngày tuổi trước chủng vắc-xin ND vô hoạt
cho thấy hiệu giá kháng thể đi xuống chỉ còn 3,5 ở đàn 1; 3,0 ở đàn 2; 3,2 ở đàn 3.
Tuy lượng kháng thể dưới mức bảo hộ nhưng đàn gà không mắc bệnh, có thể do gà
con vẫn còn được bảo hộ bằng miễn dịch trung gian tế bào cho chủng ngừa lúc 1
ngày tuổi. Sau khi sử dụng vắc-xin Nectiv Forte thì GMT trung bình tăng rõ rệt, ở
ngày 29 là 7,3; ngày 36 là 8,5 (đạt đỉnh); ngày 43 là 7,9 và đến ngày xuất chuồng
(ngày 57) là 6,1.
Năng suất: trọng lượng bình quân khi xuất chuồng đàn 1 và 2 là 1,5 kg/con,
đàn 3 là 1,55 kg/con. Hệ số chuyển biến thức ăn ở đàn 1 và 2 là 2,17 kg thức ăn/kg
tăng trọng, đàn 3 là 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng. Tỷ lệ chết ở đàn 1, 2 là 3,3 % và
đàn 3 là 4,1 %
63 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle trên đàn gà thịt thương phẩm sau khi sử dụng vắc - Xin nectiv forte, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH
NEWCASTLE TRÊN ĐÀN GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM
SAU KHI SỬ DỤNG VẮC-XIN NECTIV FORTE
Sinh viên thực hiện: ĐINH NGUYỄN VIỆT THƯ
Lớp: DH17TY
Ngành: Bác sỹ thú y
Niên khóa: 2017 - 2022
Tháng 09 năm 2019
i
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************
ĐINH NGUYỄN VIỆT THƯ
KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỐNG BỆNH
NEWCASTLE TRÊN ĐÀN GÀ THỊT THƯƠNG PHẨM
SAU KHI SỬ DỤNG VẮC-XIN NECTIV FORTE
Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng theo yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn
T.S Quách Tuyết Anh
Tháng 09 năm 2019
ii
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Đinh Nguyễn Việt Thư
Tên tiểu luận: “Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle trên đàn
gà thịt thương phẩm sau khi sử dụng vắc-xin Nectiv Forte”.
Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày...............tháng........... năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
T.S Quách Tuyết Anh
iii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh và quý thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Kính dâng lòng biết ơn chân thành đến bố mẹ, anh chị đã luôn động viên,
ủng hộ con vượt qua bao nhiêu khó khăn để con theo đuổi đam mê với nghề thú y.
Cảm ơn cô Quách Tuyết Anh và thầy Chế Minh Tùng đã tận tình hướng dẫn,
giải đáp nhiều thắc mắc của em trong quá trình thực hiện tiểu luận này.
Cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Hổ cùng tập thể anh chị ở công ty Cổ phần
Thương mại Sản xuất thuốc thú y Thịnh Á đã nhiệt tình chỉ bảo giúp em hoàn thành
tiểu luận này.
Cảm ơn tất cả bạn bè trong lớp DH17TY niên khóa 2017 – 2022 cũng như
toàn thể anh chị em trong trại nghiên cứu ứng dụng đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
tiểu luận tốt nghiệp này.
Đinh Nguyễn Việt Thư
iv
TÓM TẮT
Mục tiêu của đề tài là khảo sát đánh giá hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vắc-
xin Nectiv Forte với liều tiêm là 0,15 ml phòng bệnh Newcastle trên đàn gà Lương
Phượng từ lúc tiêm chủng đến 57 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2
đến tháng 4 năm 2019, tại trại chú Chung ở ấp Đuôi Chuột, xã Tân Lập, huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương. Xét nghiệm mẫu máu bẳng phản ứng HA, HI tại phòng thí
nghiệm Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại An Phú Tiên.
Thí nghiệm sử dụng 3 dãy chuồng nuôi gà thịt thương phẩm giống Lương
Phượng với mã là 1, 2, 3. Dãy 1 và dãy 2 nuôi chuồng sàn với số lượng mỗi dãy là
7.300 con, dãy 3: chuồng nền với số lượng 13.000 con. Lịch vắc-xin của trại như
sau: 1 ngày tuổi phun ND – IB, 15 ngày tuổi tiêm ND vô hoạt (Nectiv Forte), 22 –
23 ngày tuổi và 40 ngày tuổi chủng nhắc lại ND - IB. Gà được lấy mẫu máu ngẫu
nhiên trong chuồng ở các thời điểm 1, 15 (trước khi chủng vắc-xin), 29, 36, 43, 57
ngày tuổi. Các mẫu huyết thanh được xét nghiệm bằng phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu (HI).
Kết quả được thể hiện bằng chỉ số hiệu giá kháng thể trung bình GMT với
GMT >= 4 thì đàn gà được bảo hộ. GMT trung bình lúc 1 ngày tuổi là 6,4 với GMT
= 6,4 ở cả 3 đàn. Mẫu ở thời điểm 15 ngày tuổi trước chủng vắc-xin ND vô hoạt
cho thấy hiệu giá kháng thể đi xuống chỉ còn 3,5 ở đàn 1; 3,0 ở đàn 2; 3,2 ở đàn 3.
Tuy lượng kháng thể dưới mức bảo hộ nhưng đàn gà không mắc bệnh, có thể do gà
con vẫn còn được bảo hộ bằng miễn dịch trung gian tế bào cho chủng ngừa lúc 1
ngày tuổi. Sau khi sử dụng vắc-xin Nectiv Forte thì GMT trung bình tăng rõ rệt, ở
ngày 29 là 7,3; ngày 36 là 8,5 (đạt đỉnh); ngày 43 là 7,9 và đến ngày xuất chuồng
(ngày 57) là 6,1.
Năng suất: trọng lượng bình quân khi xuất chuồng đàn 1 và 2 là 1,5 kg/con,
đàn 3 là 1,55 kg/con. Hệ số chuyển biến thức ăn ở đàn 1 và 2 là 2,17 kg thức ăn/kg
tăng trọng, đàn 3 là 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng. Tỷ lệ chết ở đàn 1, 2 là 3,3 % và
đàn 3 là 4,1 %.
v
Qua thí nghiệm có thể thấy kháng thể ND sau khi tiêm vaccine Nectiv Forte
có hiệu giá kháng thể rất tốt, trên ngưỡng bảo hộ của gà và kéo dài đến thời điểm
xuất chuồng ở 57 ngày tuổi, đồng thời kết quả về năng suất của gà đạt yêu cầu
(trọng lượng xuất chuồng trung bình 1,5 kg/con và FCR trung bình là 2,18 kg thức
ăn/ kg thức ăn).
vi
MỤC LỤC
TRANG TỰA ............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
Chương1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Bệnh Newcastle ..................................................................................................... 3
2.1.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 3
2.1.2 Căn bệnh ............................................................................................................ 3
2.1.3 Truyền nhiễm học .............................................................................................. 6
2.1.4 Triệu chứng ........................................................................................................ 7
2.1.5 Bệnh tích ............................................................................................................ 8
2.1.6 Chẩn đoán .......................................................................................................... 9
2.1.7 Phòng bệnh ....................................................................................................... 10
2.1.8 Trị bệnh ............................................................................................................ 11
2.2 Đặc điểm hệ thống miễn dịch của gia cầm ......................................................... 11
2.2.1 Miễn dịch chống bệnh Newcastle .................................................................... 12
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch ............................................... 14
2.2.3 Giới thiệu về vắc-xin Nectiv Forte ................................................................... 15
2.3 Điều kiện chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc tại trại gà Chú Chung ........................ 15
vii
2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị ............................................................................ 15
2.3.2 Vệ sinh thú y .................................................................................................... 16
2.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng ...................................................................................... 17
2.3.4 Thức ăn ............................................................................................................ 18
2.3.5 Nước uống ........................................................................................................ 18
2.3.6 Ánh sáng .......................................................................................................... 19
2.3.7 Nhiệt độ ............................................................................................................ 19
2.4 Các nghiên cứu về hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle ........................... 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................... 21
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 21
3.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 21
3.3 Nội dung khảo sát ............................................................................................... 21
3.3.1 Nội dung 1: Khảo sát hiệu giá kháng thể phòng Newcastle ............................ 21
3.3.2 Nội dung 2: Tỷ lệ chết của 3 đàn khảo sát ....................................................... 28
3.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 29
4.1 Hiệu giá kháng thể kháng vi-rút gây bệnh ND ................................................... 29
4.2 Tỷ lệ chết và bệnh tích ........................................................................................ 34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 38
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 39
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 41
viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
APMV-1 Avian paramyxovirus type 1
CEF chicken embryo fribroblast
CRD Chronic Respiratoty Disease
CV Coefficient of Variation
EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid
EID50 Embryo Infective dose
ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay
FCR Feed Conversion Rate
GDP Gross domestic product
GMT Geometic Mean Titer
HA Haemagglutinination test
HI Haemagglutinination inhibition test
HN Haemagglutinin neuraminidase
IB Infectious Bronchitis
IBD Infectious bursal disease
ICPI Intra cerebral pathogencity index
IVPI Intravena pathogencity index
MDA Matenally Derived Antibodies
MDT Mean Deal time
MG Media geometrica
ND Newcastle Disease
NDV Newcastle Disease virus
NP Nucleoprotein
OIE Office International des Epizooties
RNA Ribonucleic acid
VVND Viscerotropic Velogenic Newcastle Disease
ix
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy trình chủng ngừa vắc-xin tại trại gà Tư Thạch ................................. 20
Bảng 3.1 Quy trình chủng ngừa vắc-xin tại trại ....................................................... 21
Bảng 3.2 Thời điểm lấy mẫu .................................................................................... 22
Bảng 3.3 Trình tự tiến hành phản ứng HA ............................................................... 24
Bảng 3.4 Trình tự các bước thực hiện phản ứng HI ................................................. 27
Bảng 4.1: Biểu đồ hiệu giá kháng thể GMT trung bình của cả 3 đàn từ 1 đến 57
ngày tuổi. ................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Giá trị GMT và % CD của đàn 1 qua các thời điểmError! Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Giá trị GMT và % CD của đàn 2 qua các thời điểm ................................ 30
Bảng 4.4: Giá trị GMT và % CD của đàn 3 qua các thời điểm ................................ 31
Bảng 4.5: Tỷ lệ chết trong 4 tuần đầu và giai đoạn từ tuần 5 đến 8 của đàn 1, 2 và
đàn 3 .......................................................................................................................... 34
xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Hình thái cấu trúc của Virus Newcastle ....................................................... 4
Hình 2: Cây sơ đồ các chủng NDV trên thế giới ...................................................... 5
Hình 3: Sơ đồ phân lập vi-rút ND ........................................................................... 10
Hình 4: MDA di chuyển từ gà mẹ sang trứng. Nguồn: Ceva Santé Animale. ........ 13
Hình 5: Chuồng nền và chuồng sàn tại trại. ............................................................ 16
Hình 6: Chủng vắc-xin Nectiv Forte tại trại (gà 16 ngày tuổi). .............................. 22
Hình 7: Gà ở đàn 1, 2 chết ở 1 ngày tuổi. ................................................................ 35
Hình 8: Mổ khám gà chết ở đàn 1 và 2 nhận thấy gà bị viêm túi khí. .................... 36
Hình 9: Gà đàn 1, 2 chết lúc 7 ngày tuổi còn túi lòng đỏ và có dấu hiệu viêm ...... 36
Hình 10: Manh tràng xuất huyết của một số gà chết ở đàn 3 vào 35 ngày tuổi ...... 37
Hình 11: Manh tràng xuất huyết, bệnh cầu trùng ở đàn 3 thời điểm 44 ngày tuổi . 37
1
Chương1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam hiện có 8 triệu hộ đang tham gia ngành gia cầm; đứng thứ 20 trên
thế giới; đóng góp 1,7 % GDP (Viện Chăn nuôi, 2016). Hiện nghề nuôi gia cầm
cũng rất thuận lợi, nhiều mô hình, trang trại quy mô lớn được hình thành và mở
rộng. Theo tổng cục thống kê chăn nuôi ngày 1/10/2018, lượng gia cầm ở Việt Nam
năm 2018 đạt 408.970 ngàn con, tăng 6,1 % so với cùng kì năm 2017. Sản lượng
thịt gia cầm đạt 1.097.493 tấn thịt hơi, tăng 7,35 % so với 2017.
Do đó, với những con giống tốt và chất lượng cao, nếu biết tập trung vào thị
trường trong nước và các thị trường khu vực có xu hướng tiêu dùng tương đối giống
Việt Nam thì ngành chăn nuôi sẽ phát huy được lợi thế của hội nhập. Việc đảm bảo
các yếu tố để gia cầm đạt năng suất cao nhất cũng là yêu cầu và thách thức của
người chăn nuôi hiện nay. Một trong những thách thức mà người chăn nuôi phải đối
mặt là vấn đề dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng và thiệt hại
lớn về kinh tế. Những bệnh phổ biến trên gia cầm hiện nay không thể không kể đến
bệnh dịch tả gà, hay còn gọi là bệnh Newcastle (ND), bởi bệnh lây lan rất nhanh và
tỷ lệ chết có thể lên đến 100 % (Alexander, 1997). Bệnh còn là mối nguy cơ bùng
phát dịch trên diện rộng gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng (Nguyễn
Ngọc Sơn, 2008). Đây là bệnh bắt buộc tiêm phòng, tuy nhiên hiệu quả tiêm phòng
chưa cao do tỷ lệ gà có đáp ứng miễn dịch thấp hoặc mức độ kháng thể tạo ra ở gà
thấp, không đủ khả năng bảo hộ gà chống lại sự nhiễm vi-rút. Do đó, việc nâng cao
đáp ứng miễn dịch trong tiêm phòng vắc-xin chống lại bệnh Newcastle trên đàn gà
luôn là vấn đề được quan tâm.
2
Theo khảo sát trên 506 trại của Văn Thị Thúy Loan (2019) công bố tại hội
nghị Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm 2019 về thói quen sử dụng vắc-xin ND trên
đàn gà thịt, kết quả ghi nhận số trại sử dụng kết hợp cả vắc-xin sống và vắc-xin chết
chiếm 89,53 % với 11,48 % số trại nghi bệnh. Trong khi đó có 10,47 % trại chỉ sử
dụng vắc-xin sống với 67,92 % trại ghi nhận nghi bệnh. Có thể thấy việc sử dụng
kết hợp cả vắc-xin sống và vắc-xin chết để tiêm chủng thực sự mang lại hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện vắc-xin chết mới có hàm lượng kháng
thể đậm đặc nên có thể chích liều thấp giúp giảm tổn thương và giảm stress trên đàn
gà.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự cho phép của khoa Chăn nuôi – Thú y, dưới
sự hướng dẫn của TS. Quách Tuyết Anh, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát
hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle trên đàn gà thịt thương phẩm sau khi sử
dụng vắc-xin Nectiv Forte”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà sau khi tiêm phòng
vắc-xin ND chết Nectiv Forte trên 2 loại chuồng sàn và chuồng nền, cũng như đánh
giá hiệu quả của vắc-xin trên trại thương phẩm với mô hình chăn nuôi công nghiệp.
Sử dụng phản ứng HA và HI để xác định hiệu giá kháng thể chống
Newcastle trên gà sau khi chủng bằng Nectiv Forte tới khi xuất chuồng.
Theo dõi các chỉ số năng suất của 3 đàn gà.
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Bệnh Newcastle
2.1.1 Giới thiệu
Bệnh Newcastle (Newcastle disease - ND) còn gọi là bệnh gà rù hay bệnh
dịch tả gà (Pestis Avium) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà, được phát hiện
từ năm 1926, với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết, rối loạn tiêu hoá,
hô hấp và thần kinh. Bệnh diễn ra cấp tính, lây lan rất nhanh, có tỷ lệ chết cao và
tăng dần theo thời gian, có thể lên đến 100% ở các chủng độc lực.
2.1.2 Căn bệnh
Vi-rút Newcastle (NDV) hay avian paramyxovirus serotype 1 (APMV-1) là
một vi-rút RNA sợi đơn, thuộc giống Avulavirus, họ Paramyxoviridae (Mayo,
2002).
Từ khi Doyle ghi nhận bệnh này ở gần thành phố Newcastle của nước Anh
năm 1926, đến nay đã có đến chín genotype của class 1 và mười genotype của class
2 được phát hiện thêm, điều đó thể hiện sự đa dạng và tiến hoá không ngừng của
nhóm vi-rút này (Miller, 2009).
2.1.2.1 Hình thái cấu trúc của vi-rút Newcastle
NDV là một vi-rút RNA sợi đơn, có vỏ bọc lipid, dạng hình cầu với đường
kính khoảng từ 100 đến 500 nm. Kích thước này thay đổi tuỳ theo chủng và môi
trường sống của vi-rút. Bộ gen của NDV dài khoảng 15,2 kb và chứa ít nhất 7 loại
protein, bao gồm nucleoprotein (NP), phosphoprotein (P), matrix protein (M),
fusion protein (gai F), haemagglutinin-neuraminidase (gai HN), RNA gắn với RNA
polymerase (L) và V protein (Alexander & Senne, 2008). Hai loại gai glycoprotein
4
trên bề mặt vỏ bọc của vi-rút, gai F và gai HN, đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định độc lực và ái lực mô của các chủng vi-rút (Huang và cs, 2004).
Hình 1: Hình thái cấu trúc của Virus Newcastle
(Nguồn: https://www.creative-biolabs.com)
2.1.2.2 Phân loại các chủng vi-rút
Các chủng NDV dựa trên độc lực có thể chia ra thành 3 nhóm: velogenic
(độc lực cao), mesogenic (độc lực trung bình) và lentogenic (độc lực thấp). Tuy
nhiên không có ranh giới rõ ràng tách biệt giữa 2 nhóm mesogenic và lentogenic.
Tiêu chuẩn xác định độc lực của vi-rút ND đối với gà dựa trên số giờ phôi chết
trung bình sau khi gây nhiễm với liều tối thiểu (MDT), chỉ số gây bệnh khi tiêm não
gà mới nở (ICPI) và chỉ số gây bệnh khi tiêm tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi mẫn cảm
(IVPI) (Anon, 1971).
Đối với chủng cường độc (Velogenic), thời gian chết phôi là dưới 60 giờ.
Bệnh có tính hướng phủ tạng (VVND – Viscerotropic Velogenic Newcastle
Disease) dạng của Doyle, có thể có tính hướng phổi (pneumotropes) và thần kinh
(neurotropes) như thể hô hấp – thần kinh được Beach mô tả. Chủng độc lực vừa
(Mesogenic) có thời gian gây chết phôi trong vòng 60 – 90 giờ, có tính hướng phổi
và có thể có dấu hiệu thần kinh (Beaudette). Chủng độc lực yếu (Lentogenic) không
gây chết phôi hoặc làm chết phôi khoảng trên 90 giờ, có tính hướng phổi
(Hitchner). Thể ruột không có triệu chứng, nhiễm trùng ruột là chủ yếu.
Vi-rút ND có nhiều chủng khác nhau, trong đó có trên 10 chủng độc lực yếu
tự nhiên hay nhân tạo đã được dùng để sản xuất vắc-xin phòng bệnh.
5
Chủng Hertfordshire (H) thuộc nhóm mesogenic được phân lập tại Anh năm
1933 bằng cách giảm độc Herts’33 qua phôi trứng (Iyer và Dobson, 1940) và sau đó
được sử dụng rộng rãi ở châu Âu như một tiêu chuẩn của công cường độc (a
standard challenge virus) (Allan và cs, 1978).
Chủng Mukteswar (Iyer & Hashmi, 1945; Haddow & Idnani, 1946) có độc
lực cao nhất trong các chủng thuộc nhóm mesogenic, được p