Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bên cạnh khủng hoảng tài chính, ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn một loại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợ công”. Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia. Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất là một số nước trong khu vực EU như Hy Lạp và Ireland. Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình. Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát cao. Do đó, với kiến thức hạn hẹp của Nhóm 7, chúng em trình bày một số hiểu biết khái quát về những vấn đề sau:
Phần 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công.
Phần 2: Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến tình hình tài chính tiền tệ ở 2 nước điển hình là Hy Lạp và Ireland.
Phần 3: Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp.
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng nợ công và những tác động của nó tới tài chính tiền tệ 2009-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÍN DỤNG
BÀI TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2009 - 2011
Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thúy Ái
Lớp: EC012_1_111_T07
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Họ và tên
MSSV
Phạm Văn Tiến
0301 2509 0881
Nguyễn Đức Huy
0301 2509 0250
Đỗ Thùy Linh
0301 2509 0410
Phạm Thị Hồng Thắm
0301 2509 0843
Trần Thục Ngân
0301 2509 0543
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên
MSSV
Nhiệm vụ
Phạm Văn Tiến
0301 2509 0881
Tình hình nợ công của thế giới, giải pháp cho nợ công của việt nam, tổng kết bài Word, làm slide, thuyết trình
Nguyễn Đức Huy
0301 2509 0250
Nợ công và khủng hoảng nợ công, làm slide, thuyết trình
Đỗ Thùy Linh
0301 2509 0410
Tình hình nợ công của Việt Nam, làm slide thuyết trình
Phạm Thị Hồng Thắm
0301 2509 0843
Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT, thuyết trình
Trần Thục Ngân
0301 2509 0543
Khủng hoảng nợ công Ierland và tác động đến tình hình TCTT, thuyết trình
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 7
1.1. Nợ công: 7
1.1.1. Định nghĩa: 7
1.1.2. Phân loại nợ công: 7
1.1.3. Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công: 7
1.2. Khủng hoảng nợ công: 8
1.2.1. Thế nào là khủng hoảng nợ công? 8
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công: 8
1.3. Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ 8
1.4. Vỡ nợ dưới con mắt của kinh tế học: tại sao Hy Lạp và Ireland không tuyên bố vỡ nợ? 9
PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG & TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở 2 NƯỚC ĐIỂN HÌNH LÀ HY LẠP VÀ IRELAND 11
2.1. Tình hình nợ công của thế giới thời gian vừa qua. 11
2.2. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT: 13
2.2.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công Hy Lạp: 13
2.2.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP: 13
2.2.1.2. Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp: 13
2.2.1.3. Thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài. 13
2.2.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công: 14
2.2.3. Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ: 16
2.2.3.1. Xếp hạng tín dụng: 17
2.2.3.2. Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng: 17
2.2.3.3. Cắt giảm chi tiêu: 17
2.2.3.4. Đầu tư trực tiếp FDI: 18
2.2.3.5. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm: 19
2.2.3.6. Thất nghiệp gia tăng: 19
2.3. Khủng hoảng nợ công Ireland và tác động đến tình hình TCTT: 19
2.3.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland: 19
2.3.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP: 19
2.3.1.2. Tình trạng thâm hụt ngân sách: (theo dõi hình 2.13) 20
2.3.1.3. Thâm hụt cán cân vãng lai 20
2.3.1.4. Cơ cấu nợ nước ngoài và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công. 20
2.3.2. Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ: 22
2.3.2.1. Xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc: 22
2.3.2.2. Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng: 22
2.3.2.3. Đầu tư trực tiếp FDI giảm nhanh đáng kể : 22
2.3.2.4. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm: 22
2.3.2.5. Cắt giảm chi tiêu: 23
2.3.2.6. Lạm phát và thất nghiệp: 23
2.4. EU và IMF đã làm gì đề cứu Hy lạp và Ireland? 24
PHẦN 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 26
VÀ GIẢI PHÁP 26
3.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam: 26
3.1.1. Nợ công tăng liên tục trong những năm qua, tiềm ẩn nhiều rủi ro: 26
3.1.2. Việt nam sử dụng nợ công chưa thật sự hiệu quả : 27
3.1.3. Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng dẫn đến tính bền vững của nợ công bị giảm sút: 29
3.1.4. Nợ công của Việt Nam xếp top cuối về tính minh bạch: 29
3.2. Các giải pháp để Việt Nam không rơi vào khủng hoảng nợ công: 30
3.2.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế: 30
3.2.1.1. Tăng năng suất lao động: 30
3.2.1.2. Tăng cường chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và môi trường đầu tư: 30
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến việc vay và sử dụng nợ công hiệu quả: 31
3.2.2.1. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm hạn chế việc vay nợ: 31
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn vay: 31
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ công: 32
3.2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và xây dựng khung pháp lý: 32
3.2.3.2. Đảm bảo an toàn, bền vững nợ: 32
3.2.3.3. Công khai và minh bạch hóa thông tin về nợ công: 34
KẾT LUẬN 34
TRÍCH DẪN BIỂU ĐỒ VÀ SỐ LIỆU 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bên cạnh khủng hoảng tài chính, ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn một loại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợ công”. Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia. Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất là một số nước trong khu vực EU như Hy Lạp và Ireland. Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình. Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát cao. Do đó, với kiến thức hạn hẹp của Nhóm 7, chúng em trình bày một số hiểu biết khái quát về những vấn đề sau:
Phần 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công.
Phần 2: Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến tình hình tài chính tiền tệ ở 2 nước điển hình là Hy Lạp và Ireland.
Phần 3: Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp.
Trong suốt quá trình làm việc mặc dù nhóm đã cố gắng. Tuy nhiên, có những hạn chế khách quan mà nhóm khó có tránh nên đôi khi cũng có chỗ sai xót. Mong cô và các bạn nghiên cứu, đồng thời góp ý để bài tiểu luận thêm phần hoàn thiện
PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.1. Nợ công:
1.1.1. Định nghĩa:
Theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 thì nợ công bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Như vậy, Các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công.
1.1.2. Phân loại nợ công:
Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài.
Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh..
Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA); vay ưu đãi; vay thương mại.
Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;
Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.
Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân.
Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công trái và các công cụ nợ khác.
1.1.3. Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công:
Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:Nợ công so với GDP(chủ yếu);Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu..
Ngưỡng an toàn của nợ công:
Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER): khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
Theo qui định của Khối sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên là 60% GDP, thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3% GDP
Tuy nhiên để xét một cách toàn diện thì cần đặt trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn... cũng như những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công.
1.2. Khủng hoảng nợ công:
1.2.1. Thế nào là khủng hoảng nợ công?
Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm.
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công:
Việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước…, đặc biệt, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục.
Chính phủ không minh bạch các số liệu về tình trạng ngân sách của quốc gia,sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, tệ nạn tham nhũng phát triển(Hy Lạp)
Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi( cắt giảm thuế, trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt chẽ….)
Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán.. (điển hình Argentina)
Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng tạo thành bong bóng. Mặt khác còn lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ. ( Ireland)
Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
1.3. Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ: (ở đây xem xét đại diện là nợ chính phủ)
Khủng hoảng nợ công tác động đến nền kinh tế thông qua các chỉ số sau:
Cán cân ngân sách thâm hụt
Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng
Lạm phát tăng.
Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP giảm.
Thất nghiệp tăng
Khủng hoảng nợ công, cán cân ngân sách thâm hụt, Chính phủ cần huy động để trả nợ buộc phải vay của công chúng bằng cách phát hành trái phiếu, vay mượn ở ngân hàng trung ương hoặc cầu viện cứu trợ từ các nước khác, từ các tổ chức quốc tế như IMF...hoặc tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách bên cạnh đó phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi tiêu. Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, lãi suất trái phiếu tăng vì chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua.
Khi cán cân ngân sách thâm hụt, ngân hàng trung ương sẽ tài trợ thâm hụt bằng cách phát hành thêm tiền làm tăng khối cung tiền gây ra áp lực lạm phát.
Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp, kìm hãm kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút ( chỉ số nợ/GDP tăng). Việc giảm chi tiêu, giảm đầu tư sẽ dẫn đến tình trạng việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng.
Mặt khác, cán cân ngân sách thâm hụt đã gây ra sự mất lòng tin của người dân và của nhà đầu tư mới đối với các nền kinh tế quốc gia khiến đồng tiền quốc gia sụt giá. Điều đó có thể dẫn tới một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu làm giá chứng khoán bị sụt giảm.
1.4. Vỡ nợ dưới con mắt của kinh tế học: tại sao Hy Lạp và Ireland không tuyên bố vỡ nợ?
Khi khủng hoảng nợ xảy ra với qui mô lớn thì mục đích của ngân hàng chủ nợ và các nước phát triển là tránh không để bất cứ một quốc gia nào tuyên bố vỡ nợ, đồng thời thường thì các nước con nợ không bao giờ muốn tuyên bố vỡ nợ vì chi phí thanh toán nợ thường thấp hơn các phí tổn phải chịu khi tuyên bố vỡ nợ.
Những phí tổn liên quan tới lợi ích quốc gia:
Thứ nhất: mất khả năng vay nợ trong tương lai: khi 1 quốc gia tuyên bố võ nợ thì đồng nghĩa với việc từ bỏ khả năng vay nợ nước ngoài trong tương lai: từ các nước , IMF ,World Bank,..=>tốc độ tăng truỏng kinh tế bị kìm hãm.
Thứ hai:giảm lợi ích từ thương mại quốc tế: các nước chủ nợ sẽ áp dụng những biện pháp bảo hộ thương mại để trừng phạt, xuất khẩu bị tịch thu khi chạm đến biên giới quốc tế, khó khăn trong nhập khẩu.=>khối lượng ngoại thương giảm.
Thứ ba:tịch thu những tài sản hải ngoại: các chủ nợ sẽ thuyết phục chính phủ phong tỏa hay tịch thu những tài sản của nước con nợ còn nằm trên lãnh thổ của nước chủ nợ.
Giả sử ta goi những lợi ích ròng từ việc vỡ nợ là NRT còn những phí tổn liên quan tới việc vỡ nợ là C. Nước con nợ sẽ chưa tuyên bố vỡ nợ khi nào “Lợi ích ròng” còn nhỏ hơn “phí tổn vỡ nợ’, nghĩa là:
NRT < C
Phương trình trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chủ nợ để thực thi các biện pháp khác nhau nhằm khích lệ các con nợ không đi đến tuyên bố vỡ nợ.
PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG & TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở 2 NƯỚC ĐIỂN HÌNH LÀ HY LẠP VÀ IRELAND
2.1. Tình hình nợ công của thế giới thời gian vừa qua.
Ngày 12 tháng 8 năm 1982, chính phủ Mexico ra tuyên bố rằng nước này đã mất khả năng hoàn trả $80 tỷ cho các ngân hàng quốc tế và chính phủ nước ngoài. Đây được coi là tín hiệu đầu tiên về một cuộc khủng hoảng nợ quốc tế.
Từ trước tới nay vấn đề nợ công chủ yếu tập trung ở các nước kém phát triển, chủ yếu tập trung ở khu vực Mỹ La Tinh và Châu phi. Trong đó 4 nước luôn ở trong tình trạng có nguy cơ vỡ nợ cao nhất là:Mexico, Argentina, Brazil, Venezuela. Bước sang đầu thế kỉ XXI tiếng chuông cảnh báo đầu tiên cũng xuất phát từ một nhân vật không mấy xa lạ trong vấn đề này là việc Argentina tuyên bố vỡ nợ vào năm 2001, ngay sau khi quỹ tiền tệ IMF ngừng cấp tín dụng cho nước này để thanh toán các khoản nợ.
Nhưng từ năm 2008 tới nay vấn đề nợ công lại xuất phát từ những nước phát triển, những nền kinh tế hàng đầu thế giới mà không mấy ai ngờ tới. (Hình 2.1)
Kinh tế thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng dữ dội nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1933 và đang chật vật hồi phục. Thế nhưng, sự hồi phục hiện nay của kinh tế thế giới rất mong manh, bấp bênh và không loại trừ khả năng có thể bị suy thoái trở lại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng nợ công tràn lan ở nhiều nước là một nguyên nhân quan trọng.
Trong các nước đang bị các núi nợ đè lên thi nước Mỹ chính là con nợ lớn thuộc loại hàng đầu thế giới với tổng số nợ lên tới 13.590 tỷ USD, chiếm khoảng 93.2% GDP năm 2010. Mới đây ngày 02/08/2011 quốc hội Mỹ đã thông qua trần nợ công lên thêm 2.400 tỷ USD so với mức cũ là 14.300 tỷ USD.Chính vì những khoản nợ khổng lồ đó mà Standard & Poor’s (S&P) (tổ chức xếp hạng tín dụng thế giới) đã hạ bậc tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+.
Còn nếu tính theo Tỉ lệ Public debt/ GDP thì chúng ta sẽ giật mình khi nhìn vào con số của nhật bản là 220,3% và mức thâm hụt ngân sách 7.04% (năm 2010). Trận động đất và sóng thần hồi đầu tháng 3-2011 sẽ góp phần làm tình trạng nợ công của nhật bản thêm trầm trong hơn nữa, theo một thống kê mới nhất của IMF thì hiện tại nợ công của Nhật Bản đã lên tới khoảng 229% GDP.
Nhưng vấn đề nợ công lớn nhất trong đợt khủng hoảng này lại nằm ở “lục địa già” nơi tập trung những nền kinh tế lâu đời, phát triển ổn định nhất trên thê giới. Xem xét mạng lưới nợ công chính phủ thì 5 nước Hy Lạp – Ireland - Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha – Italia đang ở trên bờ vực của sự phá sản. tình hình tồi tệ nhất cho tới hiện nay nằm ở hai nước đó là Hy lạp và Ireland chúng ta sẽ xem xét ở phần sau. Theo tờ The New York Times đánh giá: "nguy cơ thực sự nằm ở Tây Ban Nha và Italia".
Ngày 03/8, các thị trường tài chính Italia và Tây Ban Nha đã đứng trước một "cơn sốt mới" khi lãi suất vay mượn của chính phủ tăng cao tới mức kỷ lục kể từ khi lưu hành đồng euro:
Tại Tây Ban Nha, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên tới 6,45%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được lưu hành đầu năm 1999
Cùng ngày, tại Italia, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng lên tới 6,18% , cao hơn mức được ghi nhận vào ngày 21/7, khi Liên minh châu Âu (EU) thông báo về kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng nợ, trong đó có gói cứu trợ tài chính thứ hai cho Hy Lạp.
Cuộc khủng khoảng nợ công còn xảy ra ở những nước có nền kinh tế đang phát triển cực thịnh mà chúng ta không ngờ tới. con số báo cáo tỷ lệ Public debt/ GDP năm 2010 của Ấn Độ chỉ là 69,2% nhưng theo các chuyên gia thì thực tế con số này có thể lên tới hơn 80%. Sự minh bạch về các con số nhạy cảm như vậy còn đáng lo Ngại hơn ở Trung Quốc, nước đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và nhiều nước có nền Kinh tế phát triển. Theo con số chính thức mà Bắc Kinh công bố thì số nợ của chính phủ Trung Quốc chỉ là 1,04 nghìn tỉ USD, Mức nợ này chỉ tương đương với khoảng 17% GDP. Tuy nhiên, Theo Wall Street Journal, tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới 75-77% GDP.
Trên đây là những nước trong thời gian qua được thế giới nhắc nhiều tới các khoản nợ công của nhật bản. vậy thì nguyên nhân của các khoản nợ công đó từ đâu ra? Nó tác động gì đến tình hình các quốc gia? các hướng giải quyết mà thế giới đã, đang và nên áp dụng là gì? Và nó rút ra nhưng bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi đó nhóm chúng tôi xin phân tích cuộc khủng hoảng nợ công của hai nước điển hình nhất trong thời gian vừa qua đó là Hy lạp Và Ireland. Từ đó liên hệ tới tình hình của Việt Nam.
2.2. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT:
2.2.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công Hy Lạp:
Điểm mạnh: Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15% GDP. Các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh.
2.2.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP:
Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào giữa năm 2001 cho đến năm 2010, Hy Lạp luôn vượt chỉ tiêu nợ công theo quy định của hiệp hội các nước thuộc khu vực EURO là 60%/ GDP, có lúc tỷ lệ nợ công của quốc gia này lên đến 142,8% GDP vào năm 2010, nợ chính phủ lên đến 328,6 tỷ EUR (năm 2010) vượt xa chỉ tiêu mà khu vực EURO cho phép, hiện nay số nợ của Hy lạp ước tính đã lên tới hơn 350 tỷ EUR, chiếm khoảng 130,2%GDP. (Hình 2.2)
2.2.1.2. Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp:
Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là nợ vay nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn, có thể lên đến 80%. Ước tính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu chính phủ phát hành. Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu. Các nước Ý, Ireland cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, nhưng không bị đánh giá nghiêm trọng bằng Hy Lạp (Hình 2.3). Sở dĩ như vậy vì các nước này có nền kinh tế tương đối lớn, ngân sách lớn, khả năng kiểm soát nợ trong nước cao hơn, các chỉ số về cơ cấu nợ cũng như các biến số về phát triển kinh tế vĩ Mô tốt hơn hy lạp.
Tính theo thời gian Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn phải thanh toán 8,5 tỉ euro (tương đương 11,3 tỉ đô la Mỹ) trái phiếu chính phủ vào ngày 19-5-2010. Chưa đến một năm, một đợt trả nợ kế tiếp diễn ra vào tháng 3/2011, với số tiền 8.6 tỷ Euro.
Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ (Hình 2.4).
2.2.1.3. Thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài.
Hy lạp thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài, ngay từ khi đã gia nhập vào khu vực đồng tiền chung Euro, nhưng tình trạng thâm hụt vẫn không được cái thiện mà có xu hướng ngày càng tăng, đến tháng tám năm 2011,Hy Lạp báo cáo thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương với 145 triệu EUR. (Hình 2.5)
Sự thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp bắt nguồn từ sự thâm hụt thương mại của nước này, cũng như tình tr