Tiểu luận Kĩ năng thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường

Bảng câu hỏi là một công cụ được dung trong nghiên cứu định lượng. Để thu thập thông tin về một vấn đề nào đó từ nhiều đối tượng khác nhau. Muốn có một kết quả tốt, nhất thiết chung ta phải có một bảng câu hỏi hoàn chỉnh và thật sự logic,thì người được phỏng vấn mới hiểu vấn đề và trả lời một cách chính xác, đúng theo mong muốn của người khảo sát. Và để làm được điều đó trước tiên chúng ta phải biết được cách thiết kế một bảng câu hỏi tốt để thảo mãn những yêu cầu trên. Việc thiết kế bảng câu hỏi đòi hỏi một quá trình suy nghĩ thận trọng. Bảng câu hỏi phải có cấu trúc logic, ngắn gọn, súc tích và đơn giản, một bảng câu hỏi dài sẽ làm người đọc cảm thấy mệt mỏi và không muốn trả lời ngay từ lúc đầu. Mở đầu nên viết một đoạn giới thiệu về mục đích của việc điều tra và các hướng dẫn chung. Các câu hỏi nên được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó trả lời. Thường chúng ta sử dụng ba loại câu hỏi: Câu hỏi cho phép người trả lời có thể có nhiều chọn lựa, câu hỏi đóng/mở và câu hỏi mà người trả lời phải viết ý kiến riêng của mình.

docx39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 17012 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kĩ năng thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU I/- KHÁI NIỆM 1 II/CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC QUYỆT ĐINH TRONG THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 1 III/ NHỮNG LƯU Ý TRONG THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI: 2 IV/LOẠI CÂU HỎI VÀ TỪ NGỮ 11 1. Câu hỏi đóng 11 2.Câu hỏi mở 15 4.Câu hỏi hồi cố 18 V/ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI: 20 VIII/-Kết luận 26 Tài liệu tham khảo: 27 PHỤ LỤC 28 Kịch bản cho buổi thuyết trình: 28 Trò chơi lớn cho bốn bạn trả lời được câu hỏi 38 LỜI NÓI ĐẦU Bảng câu hỏi là một công cụ được dung trong nghiên cứu định lượng. Để thu thập thông tin về một vấn đề nào đó từ nhiều đối tượng khác nhau. Muốn có một kết quả tốt, nhất thiết chung ta phải có một bảng câu hỏi hoàn chỉnh và thật sự logic,thì người được phỏng vấn mới hiểu vấn đề và trả lời một cách chính xác, đúng theo mong muốn của người khảo sát. Và để làm được điều đó trước tiên chúng ta phải biết được cách thiết kế một bảng câu hỏi tốt để thảo mãn những yêu cầu trên. Việc thiết kế bảng câu hỏi đòi hỏi một quá trình suy nghĩ thận trọng. Bảng câu hỏi phải có cấu trúc logic, ngắn gọn, súc tích và đơn giản, một bảng câu hỏi dài sẽ làm người đọc cảm thấy mệt mỏi và không muốn trả lời ngay từ lúc đầu. Mở đầu nên viết một đoạn giới thiệu về mục đích của việc điều tra và các hướng dẫn chung. Các câu hỏi nên được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó trả lời. Thường chúng ta sử dụng ba loại câu hỏi: Câu hỏi cho phép người trả lời có thể có nhiều chọn lựa, câu hỏi đóng/mở và câu hỏi mà người trả lời phải viết ý kiến riêng của mình. Để tìm hiểu sâu hơn về việc thiết kế một bảng câu hỏi sao cho thật hoàn chỉnh, cùng với những việc cần tránh khi thiết kế một bảng câu hỏi nhóm chúng tôi xin giới thiệu bài tiểu luận Thiết kế bảng câu hỏi I/- KHÁI NIỆM Bản câu hỏi (questionnaire) là dung công cụ dùng để phỏng vấn, hỏi han, thu thập những thông tin cần thiết.Bảng câu hỏi gồm những câu hỏi được soạn sẵn thông qua một tiến trình nghiêm ngặt. Nó được sử dụng cả trong 2 trường hợp nghiên cứu theo cấu trúc và không theo cấu trúc Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ nhiều người, và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu. Đó là vì bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc này là nền tảng cho các hành vi của con người. Mục đích không phải chỉ để hiểu hành vi này – từ đó để tiến đến bước giải thích, mà còn để vượt qua những rào cản do chính những hành vi này tạo ra II/CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC QUYỆT ĐINH TRONG THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI Chúng ta có hai đối tượng trong việc thiết kế một bảng hỏi: Tối ưu hóa sự cân đối của chủ đề các câu trả lời Nhằm khám phá các thông tin chính xác cho cuộc điều tra của chúng ta. Để tối đa hóa các câu trả lời, chúng ta phải cân nhắc cẩn thận xem làm thế nào để có thể quản lý chúng, thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa chúng, giải thích mục đích của cuộc điều tra và xem có ai không trả lời câu hỏi hay không. Độ dài của câu hỏi nên được cân nhắc cẩn trọng để có thể phát hiện những thông tin chính xác, chúng ta phải tự đặt ra các câu hỏi như chúng ta sẽ hỏi những câu hỏi nào, hỏi chúng ra sao?, thứ tự của chúng trong bảng hỏi và phác thảo chung của bảng hỏi sẽ gồm những phần nào?. *Quyết định hỏi những gì Có 3 loại thông tin cơ bản sau đây: Thông tin căn bản mà chúng ta quan tâm, các biến phụ thuộc Thông tin có thể giải thích các biến phụ thuộc – các biến độc lập. Các yếu tố khác liên quan đến cả hai biến phụ thuộc và độc lập có thể làm sai lệch các kết quả và phải được điều chỉnh – đó là các biến xáo trộn. Hãy lấy ví dụ một cuộc điều tra quốc gia để tìm ra các nhân tố sự báo trình độ kiến thức hiện tại, kỹ năng và thái độ của sinh viên đại học chuyên ngành y khoa. Các yếu tố phụ phụ thuộc bao gồm các yếu tố liên quan đến trình độ kiến thức, các kỹ năng và thái độ, GCSE và A level grades, hiện trạng kinh tế xã hội, dân tộc,..v..v..Các biến dễ gây bối rối có thể bao gồm các kiểu và chất lượng giảng dạy trong mỗi trường y khoa. Đôi khi các câu hỏi thêm được sử dụng để phát hiện ra sự tin cậy trong câu trả lời. Ví dụ: một số người có xu hướng chọn cả “đồng ý” và “không đồng ý” trong tất cả các câu trả lời. Các quan điểm trái ngược nhau này có thể được sử dụng để phát hiện ra các xu hướng này. Cách diễn đạt các câu hỏi rất quan trọng và thường có một vài quy luật để cấu trúc các câu hỏi trong một bảng hỏi. III/ NHỮNG LƯU Ý TRONG THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI: Mục tiêu điều tra cụ thể Xây dựng bảng câu hỏi điều tra mà thiếu mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì sẽ không thể thu thập được đầy đủ và chính xác những thông tin cần tìm. Mục tiêu “xác định mức độ hài lòng của thực khách về chất lượng phục vụ của nhà hàng X” nghe có vẻ rõ ràng, đầy đủ nhưng thực ra vẫn chưa ổn. Nhà nghiên cứu cần nêu rõ ràng hơn về cụm từ “chất lượng phục vụ” ở đây có nghĩa là gì? Tiêu chí hài lòng được đo lường ra sao? Rất nhiều yếu tố như giá cả, sự ngon miệng, tốc độ phục vụ, vệ sinh, vị trí nhà hàng, sự lịch thiệp của nhân viên, độ tươi của thực phẩm, số lượng món ăn, sự đa dạng của thức uống… đều có ảnh hưởng lớn đến cái gọi là “chất lượng phục vụ” của nhà hàng. Đôi khi khảo sát kỹ lưỡng tất cả các yếu tố trên là điều không thể nên người ta thường chỉ chọn khảo sát khoảng 3 - 5 tiêu chí quan trọng nhất. Nhưng tiêu chí quan trọng nhất là tiêu chí nào? Muốn biết, hãy thực hiện phỏng vấn nhóm. Không hỏi thừa Khác với việc phỏng vấn trực tiếp, bảng câu hỏi khảo sát không cần những câu hỏi mang tính xã giao, làm quen. Những câu hỏi không xác đáng lắm, kiểu như: “Bạn có hoạt động giải trí nào vào ngày nghỉ cuối tuần không?” chỉ làm cho người được hỏi mất hứng trả lời. Nếu bạn muốn tìm hiểu về thói quen xem phim ở rạp của giới trẻ, hãy đi thẳng luôn vào vấn đề. Câu hỏi có nội dung tương tự với một vấn đề trước đó đã được hỏi sẽ làm cho bảng câu hỏi dài thêm và sự hăng hái của người trả lời ít đi. Câu hỏi dạng “thích nhất, yêu nhất, ghét nhất” có thể gây hứng thú cho người trả lời vì được dịp thể hiện cá tính riêng của mình nhưng sự chênh lệch và khác biệt của các câu trả lời có khi làm cho người phân tích chóng mặt, mất tự tin vào chất lượng khảo sát. Nếu bạn sản xuất loại nước ngọt A, đừng hỏi: “Bạn thích uống nước giải khát nào nhất?” mà hãy hỏi trực tiếp: “Bạn chọn uống loại nước ngọt nào trước tiên trong các nhãn hiệu A, B, C, D?” Nếu bốn loại nước ngọt này đã chiếm đến trên 90% thị trường, đừng cố cho thêm một lựa chọn nữa: “A, B, C, D hoặc Khác:...”. Khảo sát thật kỹ về một việc nhỏ không thể làm cho vấn đề chủ chốt của cuộc khảo sát được rõ ràng hơn. Thư ngỏ             Cho dù bạn gửi bảng câu hỏi qua bưu điện hay qua thư điện tử thì thư ngỏ là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Sẽ là ý tưởng hay nếu nghĩ rằng thư ngỏ là một phần của bảng câu hỏi, vì nó khá quan trọng trong quyết định trả lời hay không đối với người nhận. Hãy nhớ rằng về cơ bản có ba loại thông tin mà thư ngỏ phải cung cấp: • Nó cần nêu ra mục đích của cuộc khảo sát. • Nó cần đưa ra lý do tại sao người nhận đã được chọn để khảo sát. • Nó cần đưa ra lý do tại sao người nhận phải tham gia vào cuộc khảo sát (ví dụ: có gì đó có lợi cho họ). Điểm cuối cùng thì là đặc biệt quan trọng. Các bảng khảo sát qua thư điện tử thường được mở đầu ngắn gọn với một câu như "Chúng tôi muốn nhờ bạn đóng góp quan điểm của bạn” nhưng người ta lại ít khi quan tâm đến những gì “chúng tôi” muốn. Thư ngỏ cũng nên kèm theo các phong bì phản hồi đã được đóng tiền bưu phí, mà bạn muốn gởi kèm với bảng câu hỏi. (Nếu nó là một thư lớn thì nó đó hoàn toàn nằm ngoài ngân sách của bạn, bạn sẽ muốn soạn một thư ngỏ thật sự xuất sắc.) Có bốn loại cách tiếp cận cơ bản để sử dụng thư ngỏ nhằm để lôi kéo sự tham gia của người nhận như sau: 1. Thể hiện cái tôi: Nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị to lớn mà người nhận đóng góp vào nghiên cứu – “ý kiến của bạn là rất quan trọng để ...” 2.  Tính xã hội: Nhấn mạnh phản hồi của người nhận sẽ giúp ích cho những người khác –“Câu trả lời của bạn sẽ cho phép người tiêu dùng khác ...” 3. Tính hữu ích đối với các nhà tài trợ: Nhấn mạnh các phản hồi sẽ tạo ra lợi ích cho các công ty tài trợ -“Chúng tôi cần sự giúp đỡ của bạn nếu chúng tôi định ...” 4.  Kết hợp: Kết hợp hai hoặc nhiều cách trên “Kiến thức tiêu dùng của bạn có thể được sử dụng để trợ giúp những người tiêu dùng khác” Cách tiếp cận hiệu quả nhất thay đổi tùy thuộc vào công ty tài trợ cho cuộc khảo sát. Lời kêu gọi thích hợp cho một trường đại học là "tiện ích xã hội", trong khi phương pháp tiếp cận ”thể hiện cái tôi” có vẻ như thành công nhất cho các nhà tài trợ thương mại. Nhìn chung, cách tiếp cận tiện ích xã hội dường như là ít thành công nhất. Hỏi thật hay mà dễ hiểu Chất lượng mẫu khảo sát phụ thuộc vào khả năng và hứng thú trả lời của người được phỏng vấn. Không hiểu câu hỏi thì không thể trả lời đúng được. Khi bạn ghi “7:00AM”, vẫn có nhiều người không biết tiếng Anh và không hiểu đó là bảy giờ sáng. Nếu không phân biệt được 7:00AM và 7:00PM thì câu hỏi “Bạn thường nghe đài vào lúc nào trong ngày?” sẽ không được trả lời đúng. Thử nghiệm “Metallic Metals Act” của Sam Gill thực hiện từ năm 1947 vẫn là dẫn chứng thú vị cho dân trong nghề NCTT. Sam đã hỏi về một đạo luật hoàn toàn không có thật, nhưng chỉ có 4,7% số câu trả lời là phù hợp. Số còn lại cho rằng đạo luật đó là đúng hoặc không, tức thừa nhận sự tồn tại của đạo luật này. Người trả lời phỏng vấn luôn có khuynh hướng thể hiện khả năng của mình, ngay cả ở những vẫn đề không thực sự hiểu biết. Cố gắng đừng để người trả lời phỏng vấn rơi vào tình huống như đi thi trắc nghiệm, số gắng trả lời mà không biết câu trả lời đúng. Chọn bừa đáp án sẽ làm cho kết quả điều tra bị sai lệch. Phải suy nghĩ để trả lời, cảm xúc của người tham gia phỏng vấn thay đổi dần theo từng câu hỏi. Giữ cho người được hỏi hứng thú với đề tài, trả lời thẳng thắn và trung thực thì thông tin khảo sát thu được mới có giá trị cho việc tổng hợp và phân tích về sau. Sử dụng các câu văn ngắn gọn và đơn giản Các câu văn ngắn, đơn giản nhìn chung ít gây bối rối và mơ hồ hơn các câu văn phức tạp. Như một quy tắc, các câu văn nên bao hàm một đến hai mệnh đề. Các câu văn có nhiều hơn 3 mệnh đề nên được nhắc lại. Chỉ nên hỏi một khía cạnh của vấn đề một lúc Ví dụ, “Hãy đánh giá về nội dung và trình bày của bài giảng” yêu cầu hai loại thông tin cùng lúc. Nó nên được chia ra làm hai phần: “Hãy ước lượng bài giảng trên phương diện (a) nội dung và (b) trình bày” Nên tránh sử dụng các câu hỏi phủ định Các câu hỏi phủ định nên sử dụng một cách hạn chế. Ví dụ, thay vì hỏi sinh viên đồng ý hay không với quan điểm cho rằng “Không nên bỏ hình thức đào tạo theo nhóm?”, “Đào tạo theo nhóm nhỏ nên được tiếp tục?” Cả hai dạng phủ định này đều nên được tránh. Hỏi những câu hỏi chính xác Các câu hỏi có thể trở nên phức tạp vì một từ hay một thuật ngữ có nhiều nghĩa khác nhau. Lấy ví dụ, nếu chúng ta yêu cầu sinh viên đánh giá mức độ quan tâm vào “y học”, thuật ngữ này có thể mang nghĩa “y khoa nói chung” (như khi so sánh với việc chữa bệnh) nhưng bao gồm tẩt cả liên quan đến chuyên ngành khám và điều trị bệnh nhân (như trong sự tương phản với nghề ngoài y khoa). Một nguyên nhân khác dẫn đến sự mơ hồ là sai lầm trong bố cục. Ví dụ trong câu hỏi “Bạn có thường mượn sách ở thư viện không?” thì thời gian mà câu hỏi ám chỉ đã bị mất. Nó có thể được cấu trúc lai như sau: “Bạn đã mượn tổng cộng bao nhiêu sách từ thư viện trong vòng 6 tháng qua?” Đảm bảo những người hỏi phải có đủ kiến thức cần thiết Lấy ví dụ trong cuộc phỏng vấn một giảng viên đại học về những thay đổi gần đây ở nền giáo dục đại học thì câu hỏi “Bạn có đồng ý với những lời khuyến cáo trong báo cáo của Haward về nền giáo dục đại học không?” là không hài lòng bởi một vài lý do. Không chỉ nó hỏi tới nhiều khía cạnh của thông tin cùng lúc mà còn cho rằng tất cả giảng viên đều biết về những khuyến cáo đó. Mức độ chi tiết Hỏi đúng mức độ chi tiết theo như yêu cầu là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể không hoàn thoành mục đích của cuộc điều tra nếu bỏ sót một vài chi tiết quan trọng. Thêm vào đó cần thiết phải tránh những chi tiết không cần thiết. Mọi người không có khuynh hướng hoàn thành những bảng câu hỏi dài. Điều này đặc biệt quan trọng với những thông tin riêng tư nhạy cảm như là các vấn đề tài chính của bản thân hay là các mối quan hệ hôn nhân. Các vấn đề nhạy cảm Rất khó đạt được sự chính xác trong các câu trả lời đối với các câu hỏi nhạy cảm. Rõ ràng, câu hỏi “Bạn đã bao giờ quay bài chưa?” dường như sẽ không thu được câu trả lời hoặc nếu có thì thông tin đó thường không có nhiều giá trị và do vậy, cách tiếp cận ít trực tiếp hơn nên được gợi ý ở đây. Trước tiên, cách tiếp cận ngẫu nhiên: “Nhân tiện, đã bao giờ xảy ra việc bạn quay bài của người khác chưa?” có thể được dùng như một phần cuối của câu hỏi mồi khác. Thứ hai, phương pháp dùng thẻ: Hãy tick chọn một hoặc nhiều hơn nội dung phù hợp với những gì bạn vừa trả lời các câu hỏi đến thi cử vừa rồi”. Trong danh sách lựa chọn bao gồm “quay bài của người khác” trong nhiều phương án lựa chọn khác nữa. Thứ ba, phương pháp cào bằng: “Như tất cả chúng ta đều biết, hầu hết sinh viên đều quay bài của bạn’. Bạn có là một trong số đó?” Thứ tư, một số người lại có cách tiếp cận khác. Phương pháp này đã được sử dụng trong điều tra của sinh viên thời gian gần đây. Trong nghiên cứu này, các sinh viên đã đưa ra viễn cảnh “Hoa sao chép bài của Mai trong kỳ thi.” Sau đó họ hỏi, “Bạn có nghĩ việc làm của Hoa là sai?, hình phạt nào nên được dành cho Hoa và bạn đã bao giờ làm hay có ý định làm việc này chưa??” Độ dài của bảng hỏi Không có một thống nhất chung về độ dài tối ưu nhất của bảng hỏi. Nó phụ thuộc vào người trả lời. Tuy nhiên, các câu hỏi ngắn thường thu hút sự quan tâm cao hơn đối với những câu hỏi dài. Sắp xếp các câu hỏi Thứ tự các câu hỏi cũng rất quan trọng. Một vài quy luật là: Đi từ tổng quát đến chi tiết. Đi từ dễ tới khó. Đi từ hiện thực tới trừu tượng. Bắt đầu với các câu hỏi đóng. Bắt đầu với những câu hỏi liên quan đến chủ đề chính. Không bắt đầu với những câu hỏi về nhân khẩu và cá nhân. Nên sử dụng đa dạng và linh hoạt các dạng câu hỏi như nhìn thấy ở hình trên nhằm duy trì sự thích thú của người trả lời. Khi một chuỗi các thước đo khác nhau được sử dụng, dường như là một ý tốt nếu chúng ta kết hợp các câu hỏi phủ định và khẳng định. Ví dụ, Điều này sẽ làm cho người trả lời suy nghĩ hơn và tránh được xu hướng chọn các phương án trả lời giống nhau cho các câu hỏi. Việc lọc các câu hỏi là rất có ích nhằm bảo đảm rằng người trả lời chỉ trả lời các câu hỏi có liên quan. Tuy nhiên, cần đặc biệt tránh các cách thức lọc quá phức tạp. Nên sử dụng hợp lý các mũi tên và các hộp để làm cho dễ hiểu. Phần mở đầu và kết thúc Sẽ là rất tốt nếu như có thư giới thiệu hoặc ít nhất là một lời giới thiệu ngắn gọn về mục đích của cuộc điều tra, tầm quan trọng của sự tham gia, ai chịu trách nhiệm về cuộc điều tra và một giấy tờ làm tin. Một lá thư cá nhân có thể dễ dàng tạo thông qua công cụ xử lý văn bản. Việc cảm ơn người trả lời cũng là một việc rất quan trọng sau khi kết thúc cuộc điều tra. Làm thế nào để quản lý bảng hỏi? Có vài cách để quản lý bảng hỏi. Nó có thể tự…hoặc được đưa ra bởi những người phỏng vấn. Việc tự đánh giá bảng hỏi có thể thông qua cách gửi qua đường bưu điện, email. Các bảng hỏi phỏng vấn có thể thực hiện thông qua điện thoại hoặc tiếp xúc cá nhân. Ưu điểm của bộ câu hỏi tự chuẩn bị bao gồm: • Rẻ và dễ quản lý. • Được bảo vệ cẩn thận. • Có thể được hoàn thành với sự vui vẻ của các bên. • Có thể được quản lý trong một cách thức chuẩn. Ưu điểm của phỏng vấn với bộ câu hỏi được chuẩn bị trước bao gồm: • Cho phép sự tham gia của cả những người ít học. • Cho phép làm sáng tỏ các vấn đề mơ hồ. Phương pháp tối ưu nhất phụ thuộc vào việc ai sẽ là đối tượng cuộc phỏng vấn. Ví dụ, giảng viên đại học có thể thích hợp hơn với phỏng vấn qua email, những người già hơn thì dùng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại, các hành khác đi trên tàu phỏng vấn trực tiếp. Thí điểm và đánh giá bộ câu hỏi Công việc này thường bị bỏ qua và đôi khi gặp khó khăn thậm chí với các chuyên gia ngay trong lần đầu tiên áp dụng. Bộ câu hỏi phải được kiểm tra trước – hay nói cách khác là phải thí điểm trước – trong một phạm vi nhỏ có các đặc điểm trong cuộc khảo sát. Trong một khảo sát nhỏ, có lẽ chỉ cần thử trước các câu hỏi phác thảo. Còn trong một khảo sát có quy mô lớn hơn, cần thiết phải tiến hành 3 giai đoạn thí điểm. Trong phần đầu, chúng ta có thể hỏi mỗi người một lượng giới hạn các câu hỏi: hiệu quả của việc dùng từ, cái gì hiện ra trong đầu họ khi đưa ra câu trả lời đặc biệt, làm cách nào họ hiểu các từ đặc biệt (chuyên ngành)…. Trong giai đoạn thứ hai toàn bộ các câu hỏi được góp ý bởi những người được phỏng vấn. Phân tích các câu trả lời và các phản hồi của người phỏng vấn được cho là sẽ cải thiện chất lượng của bộ câu hỏi hơn. Theo lý thuyết, sẽ có sự đa dạng trong số các câu trả lời giữa những người phỏng vấn; mỗi câu hỏi nên đánh giá các đặc tính khác nhau – quả thật, sự tương tác giữa hai thành tố bất kỳ nào không nên có sự tương quan với nhau quá chặt chẽ – và tỷ lệ các câu không được trả lời nên giảm thiểu. Trong giai đoạn thứ ba, sự thăm dò được nói đến để cải thiện thứ tự các câu hỏi, lọc các câu hỏi và xem xét bố cục của chúng. IV/LOẠI CÂU HỎI VÀ TỪ NGỮ Nhiệm vụ thiết kế bảng câu hỏi là nhiệm vụ không dễ dàng và nó nhấn mạnh quan điểm nghiên cứu là một quá trình. Nếu không có sự hiểu biết về đề tài của bạn, căn cứ vào công việc sơ bộ như tìm kiếm tài liệu, bạn không thể bắt đầu đặt câu hỏi hợp lý và có liên quan theo một cách đạt hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, thật đáng để suy nghĩ cẩn thận về đặc điểm của đối tượng điều tra của bạn. Ví dụ, nếu đối tượng điều tra là các chuyên gia có trình độ cao về đề tài bạn đang nghiên cứu, hoặc chỉ là một nhóm người chung, bạn cần phải xem xét cả hai vấn đề là dạng câu hỏi và từ ngữ. Sau đây là những ví dụ về các câu hỏi khảo sát chia thành hai nhóm: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Bạn nên làm quen với dạng câu hỏi này và suy nghĩ về cách mỗi câu hỏi có thể được sử dụng trong đề tài của bạn. Hãy nghĩ về kiểu dữ liệu mà câu hỏi được thiết kế để trình bày và những kết luận bạn có thể rút ra: 1. Câu hỏi đóng Do đảm bảo được tính khuyết danh và không mất nhiều công sức khi người trả lời chỉ việc đánh dấu vào những phương án lựa chọn, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số điểm khi sử dụng câu hỏi đóng. Thứ nhất, các phương án của câu hỏi đóng cần phản ánh đầy đủ các chiều cạnh của hiện tương nghiên cứu nhằm giúp người được hỏi có thể lựa chọn được phương án phù hợp với mình. Thứ hai, các phương án đưa ra phải được liệt kê theo một hệ thống logic nhất định, các phương án có thể đối lập nhau nhưng tránh trường hợp phương án này bao hàm phương án khác. Thứ ba, các phương án trả lời cũng không nên quá dài, tạo ra tâm lý chán nản, mệt mỏi khiến người trả lời đánh dấu bừa bãi cho xong. Thứ tư, cần có hướng dẫn cụ thể trong việc trả lời với câu hỏi đóng lựa chọn (chỉ chọn 1 phương án) hay câu hỏi đóng tùy chọn (có thể chọn nhiều phương án, chọn tối đa 3 phương án...) để tạo thuận lợi cho cả người trả lời cũng như người nhập số liệu và xử lý thông tin. Cuối cùng, để tránh việc trùng lặp do tâm lý của người trả lời, có thể đánh dấu điểm bắt đầu đọc các phương án trả lời một cách ngẫu nhiên, điều này thường được áp dụng trong các bảng hỏi nghiên cứu thị trường.  a.  Câu hỏi phân đôi Một câu hỏi đưa ra hai  lựa chọn cho câu trả lời. Ví dụ: Có phải đây là lần đầu tiên bạn tham gia trả lời phỏng vấn? Có hoặc Không b.  Câu hỏi nhiều lựa chọn Một câu hỏi đưa ra ba hoặc nhiều hơn sự lựa chọn cho câu trả lời. Ví dụ: Bạn thường tham quan mô hình khuyến nông với ai? Một mình - Vợ - Người thân / Bạn bè - Nhóm tổ chức phối hợp kinh doanh. c.  Thang đo Likert Một phát biểu mà người trả lời cho thấy mức độ cụ thể của sự đồng ý hoặc không đồng ý. Ví dụ: Những tư vấn của cán bộ khuyến nông giúp tôi tự tin hơn
Luận văn liên quan