Bài nghiên cứu phát triển các mô hình lý thuyết quản trị rủi ro doanh nghiệp khi phát sinh
chi phí kiệt quệ tài chính và kiểm định mô hình bằng bộ dữ liệu toàn diện. Tác giả chỉ ra rằng
các cổ đông lựa chọn tối ưu bằng cách tham gia vào hoạt động quản trị rủi ro sau đó (ví dụ như
sau khi phát hành nợ) ngay cả khi không có một cam kết trước. Mô hình dự báo mối quan hệ
giữa đòn bẩy và phòng ngừa rủi ro đối với các công ty có đòn bẩy tài chính vừa (lớn) thì đồng
biến (nghịch biến). Phù hợp với lý thuyết, thực nghiệm cho thấy một mối quan hệ không đơn
điệu giữa đòn bẩy và phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, tác động của đòn bẩy lên phòng ngừa rủi ro
là cao hơn đối với các công ty trong ngành công nghiệp tập trung cao độ.
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kiệt quệ tài chính và quản trị rủi ro doanh nghiệp lý thuyết và thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
Tiểu luận
KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO DOANH NGHIỆP
LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM
Amiyatosh Purnanandam
Ross School of Business, University of Michigan, Ann Arbor, M I 48109, USA
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 1
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
Tóm tắt:
Bài nghiên cứu phát triển các mô hình lý thuyết quản trị rủi ro doanh nghiệp khi phát sinh
chi phí kiệt quệ tài chính và kiểm định mô hình bằng bộ dữ liệu toàn diện. Tác giả chỉ ra rằng
các cổ đông lựa chọn tối ưu bằng cách tham gia vào hoạt động quản trị rủi ro sau đó (ví dụ như
sau khi phát hành nợ) ngay cả khi không có một cam kết trước. Mô hình dự báo mối quan hệ
giữa đòn bẩy và phòng ngừa rủi ro đối với các công ty có đòn bẩy tài chính vừa (lớn) thì đồng
biến (nghịch biến). Phù hợp với lý thuyết, thực nghiệm cho thấy một mối quan hệ không đơn
điệu giữa đòn bẩy và phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, tác động của đòn bẩy lên phòng ngừa rủi ro
là cao hơn đối với các công ty trong ngành công nghiệp tập trung cao độ.
1. Giới thiệu
Các tài liệu hiện có cho thấy rằng, bằng cách giảm giá trị thiệt hại phá sản thì phòng ngừa
rủi ro có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Các tài liệu hiện có cho thấy phòng ngừa rủi ro
có thể làm tối đa hóa giá trị công ty bằng cách hạn chế thiệt hại gánh nặng phá sản (xemSmith
vàStulz, 1985) Những mô hình này chứng minh hành vi quản lý rủi ro trước kia trên một phần
của công ty; sau đó, Các cổ đông của công ty sử dụng đòn bẩy sẽ không nhận thấy sự tối ưu
trong những hoạt động quản lý rủi ro bởi vì cơ chế chuyển giao rủi ro của họ (Jensen và
Meckling, 1976).Tác giả phát triển các lý thuyết hiện tại bằng cách giải thích động lực quản trị
rủi ro sau khi phát hành nợ của doanh nghiệp.Tác giả thiết lập một mô hình đơn giản bằng các
tạo ra những dự đoán tiêu biểu mới liên quan tới các đặc tính của công ty như là: đòn bẩy tài
chính, chi phí kiệt quệ tài chính, và kỳ hạn dự án để có động lực quản trị rủi ro. Tác giả kiểm tra
các dự đoán của mô hình với dữ liệu của COM PUSTAT-CRSP với những công ty mà đáp ứng
một số tiêu chí lựa chọn mẫu trong năm tài chính 1996-1997. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
với mẫu lớn trước tiên cung cấp bằng chứng về yếu tố quyết định mức độ phòng ngừa rủi ro và
đưa ra những phát hiện mới
Giả định quan trọng của tác giả là sự khác biệt giữa kiệt quệ tài chính và vỡ nợ.Tác giả
giả sử rằng ngoài tình trạng có khả năng thanh toán và vỡ nợ, một công ty phải đối mặt với một
trạng thái trung gian được gọi là kiệt quệ tài chính. Kiệt quệ tài chính được định nghĩa là trường
hợp dòng tiền không đủ đáp ứng hoặc đáp ứng một cách khó khăn nhưng không phải vỡ nợ.
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 2
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
Quan điểm được ưu tiên trong các tài liệu thì cho rằng Kiệt quệ tài chính là tình trạng khác tình
trạng vỡ nợ. Titman (1984) sử dụng một giả định tương tự để nghiên cứu tác động của cấu trúc
vốn vào tính thanh khoản của một doanh nghiệp.
Có ba yếu tố quan trọng phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính. Đầu tiên, một công ty có thể
sẽ mất khách hàng, các nhà cung cấp quan trọng, và nhân viên chủ chốt.Opler và Titman (1994)
cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng các công ty kiệt quệ tài chính mất những đối tác lớn
chiếm thị phần đáng kể trong thời kỳ ngành công nghiệp đang suy thoái. Sử dụng dữ liệu từ
ngành công nghiệp siêu thị, (Chevalier 1995a , b) tìm thấy bằng chứng thì nợ làm suy yếu tình
trạng cạnh tranh của một công ty. Thứ hai, một công ty kiệt quệ tài chính có nhiều khả năng vi
phạm các thỏa thuận về các khoản vay nợ hoặc chưa thanh toán lãi suất/vốn gốc mà không bị vỡ
nợ. Những vi phạm này sẽ xử phạt theo hành chính, yêu cầu trả nợ nhanh, hoạt động thiếu linh
hoạt, và thời gian quản lý và chi cho các cuộc đàm phán với các chủ nợ. Cuối cùng, một công ty
kiệt quệ tài chính có thể phải từ bỏ dự án NPV dương do chi phí tài chính bên ngoài tốn kém,
như trong Froot , Scharfstein, và Stein ( 1993). Trong bài báo này, tác giả tập trung trước tiên
vào những chi phí này, tức là, các chi phí liên quan đến kiệt quệ tài chính .
Tác giả phát triển một mô hình linh hoạt mà việc phát hành của vốn cổ phần và trái phiếu
zero-coupon để đầu tư vào tài sản rủi ro. Công ty thực hiện đầu tư ban đầu với sự đồng ý của
các trái chủ. Sau đó, các cổ đông có thể thay đổi rủi ro đầu tư bằng cách thay thế các tài sản hiện
có bằng tài sản khác. Giá trị tài sản của công ty phát triển theo một quá trình ngẫu nhiên. Nếu
giá trị tài sản giảm xuống dưới một ngưỡng quá thấp thì công ty đang trong tình trạng kiệt quệ
tài chính. Trong trạng thái này, công ty sẽ mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh và do đó
không có đủ điều kiện để lựa chọn các dự án đầu tư, khi mà điều kiện ngành công nghiệp được
cải thiện. Vỡ nợ xảy ra vào ngày đáo hạn nếu giá trị công ty thấp hơn giá trị nợ, và do đó trái
chủ giành quyền kiểm soát của công ty. Khả trả nợ của các cổ đông phụ thuộc vào giá trị tài sản
vào thời điểm đáo hạn này.
Dưới quan điểm của các cổ đông, mức độ rủi ro đầu tư tối ưu được xác định bởi sự đánh
đổi giữa kiệt quệ tài chính và giá trị liên quan đến vấn đề trách nhiệm nợ của cổ đông. Không
giống như các mô hình dịch chuyển rủi ro của Jensen và Meckling (1976), theo tác giả thì giá trị
doanh nghiệp không phải luôn luôn tăng theo rủi ro. Khi một dự án có rủi ro cao làm tăng giá trị
nợ của công ty, điều này làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính lên các cổ đông. Do những tổn thất
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 3
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
này, các cổ đông tìm một chiến lược quản lý rủi ro tối ưu ngay cả không có một cam kết trước
đó.
Rủi ro đầu tư tối ưu trong mô hình của tác giả phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính, ranh giới
của kiệt quệ tài chính, kỳ hạn của dự án và các chi phí kiệt quệ tài chính. Giống như trong các
mô hình (Smith và Stulz, 1985), tác giả thấy rằng công ty có đòn bẩy cao thì có động lực cao hơn
trong phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, sẽ biến mất với các công ty có đòn bẩy rất cao. Động lực
phòng ngừa rủi ro do chi phí kiệt quệ tài chính phát sinh và các chi phí này phát sinh khi công ty
dễ dàng mất thị phần vào đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu thực nghiệm của Opler và Titman
(1994) và Chevalier (1995a , b) cho thấy, nợ làm suy yếu vị thế cạnh tranh của một công ty trong
ngành công nghiệp. Hơn nữa, những hậu quả tiêu cực của đòn bẩy thì ảnh hưởng nhiều hơn trong
ngành công nghiệp tập trung.Thúc đẩy từ các nghiên cứu này nên tác giả thấy rằng ngành công
nghiệp tập trung thì đại diện tốt cho chi phí kiệt quệ tài chính. Các công ty có đòn bẩy cao trong
ngành công nghiệp tập trung thì dễ mất vị thế cạnh tranh nhiều hơn, tức là, dự kiến sẽ phải chịu
chi phí kiệt quệ tài chính cao hơn.Như vậy, mô hình dự đoán cho thấy một công ty có đòn bẩy
cao nên phòng ngừa rủi ro nhiều hơn.
Mô hình này cho thấy động lực phòng ngừa rủi ro tăng lên cùng với kỳ hạn dự án vì khả
năng xảy ra kiệt quệ tài chính cũng như sự tình trạng vỡ nợ tăng lên theo thời gian của dự án.
Những công ty gặp tình trạng kiệt quệ tài chính nhưng vẫn còn khả năng thanh toán vào ngày
đáo hạn thì động lực quản trị rủi ro tăng lên. Nếu không có chi phí kiệt quệ tài chính thì quản trị
rủi ro sẽ biến mất. Mặt khác, nếu chi phí này quá cao, sự khác nhau giữa kiệt quệ tài chính và vỡ
nợ giảm đi.Với một mức độ của tổn thất là động lực quản lý rủi ro trong một công ty. Do đó, mô
hình của tác giả dự đoán có mối quan hệ hình chữ U giữa chi phí kiệt quệ tài chính và phòng
ngừa rủi ro.
Các dự đoán của tác giả có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu thực nghiệm. Để kiểm
tra các lý thuyết hiện có, tác giả hồi quy các yếu tố đo lường chi phí kiệt quệ tài chính lên hoạt
động quản trị rủi ro của các công ty. Nếu các công ty có kiệt quệ tài chính rất cao có thể là do ít
phòng ngừa rủi ro, điều này có thể không chính xác.Sự chênh lệch có thể lớn đối với mẫu nhỏ.
Không có gì phải ngạc nhiên nếu nghiên cứu thực nghiệm hiện tại có thể thiên vị có thể đặc biệt
nghiêm trọng trong các nghiên cứu nhỏ mẫu. Các nghiên cứu thực nghiệm nếu có kết quả khác
nhau thì không có gì ngạc nhiên như Haushalter (2000) and Grahamand Rogers (2002) thấy mối
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 4
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
quan hệ đồng biến giữa hai biến chi phí kiệt quệ và phòng ngừa còn Nance, Smithand Smithson
(1993), Mian (1996), and Tufano (1996) thì không thấy điều này.
Tác giả góp phần vào lý thuyết quản trị rủi ro qua thực nghiệm bằng cách phân tích hoạt
động quản trị rủi ro của các công ty phi tài chính về ngoại tệ và hàng hóa với mẫu toàn diện. Khi
số liệu về hoạt động phòng ngừa rủi ro của các công ty (bằng công cụ tài chính phái sinh) không
có sẵn, các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực này được dựa trên các mẫu nhỏ hoặc chỉ điều
tra dựa trên các quyết định có hoặc không phòng ngừa rủi ro. Điều này đã tạo ra hai thách thức
lớn. Đầu tiên, sự hiểu biết hiện tại của tác giả chủ yếu dựa trên các phân tích tương tự cho những
công ty có cường độ phòng ngừa rủi ro khác nhau, điều này hạn chế khả năng để điều tra động
cơ phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp. Thứ hai, tác giả chỉ có thể đạt được một giới hạn nhất
định về ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù ngành đến quyết định phòng ngừa rủi ro.
Tác giả kiểm tra các dự đoán với dữ liệu hơn 2.000 công ty cho năm tài chính 1996-1997.
Do kích thước mẫu lớn từ các ngành công nghiệp khác nhau, Tác giả đưa ra bằng chứng thực
nghiệm mới là cấu trúc ngành ảnh hưởng đến quyết định phòng ngừa rủi ro. Phù hợp với lý
thuyết, tác giả tìm thấy bằng chứng rằng các công ty có đòn bẩy cao thì phòng ngừa rủi ro cao
hơn, mặc dù động lực phòng ngừa rủi ro biến mất đối với các công ty có đòn bẩy rất cao. Cũng
phù hợp với lý thuyết của tác giả, tác giả thấy rằng các công ty kiệt quệ tài chính trong các ngành
tập trung cao thì phòng ngừa rủi ro nhiều hơn. Kết quả thực nghiệm của tác giả là thuyết phục
khi lựa chọn đại diện cho kiệt quệ tài chính (chẳng hạn như đòn bẩy, đòn bẩy ngành công nghiệp
được điều chỉnh và chỉ số Altman Z-score), và cách khác để đo lường các hoạt động phòng ngừa
rủi ro (bảng câu hỏi về quyết định có hay không phòng ngừa và tổng số tiền phòng ngừa rủi ro
ước tính) và các chiến lược kiểm soát phòng ngừa rủi ro phi phái sinh. Tiếp tục với mẫu của 200
công ty sản xuất, tác giả có được dữ liệu về các hoạt động phòng ngừa rủi ro cho năm tài chính
1997-1998 và 1998-1999 và cho thấy các kết quả cơ bản vẫn tương tự liên quan đến những thay
đổi trong hoạt động phòng ngừa rủi ro. Khi các công ty với mức đòn bẩy vừa phải thì tăng các
hoạt động phòng ngừa rủi ro còn các công ty với mức tăng đòn bẩy cực lớn làm giảm phòng
ngừa rủi ro. Miễn là các công ty không thường xuyên thay đổi chiến lược phòng ngừa rủi ro
(chẳng hạn như mở nhà máy ở nước ngoài để ngăn rủi ro về ngoại tệ) thì bằng phân tích hồi quy
dựa trên sự thay đổi thì vững chắc với các biến công cụ phi phái sinh– dựa trên chiến lược phòng
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 5
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
ngừa. Các hồi quy về sự thay đổi cũng cho phép gỡ rối ảnh hưởng của động cơ phòng ngừa rủi ro
trước và sau khi phát hành nợ
Phần còn lại của bài nghiên cứu như sau: trong phần 2 tác giả mô tả mô hình. Phần 3, tác giả
phân tích các chính sách quản trị rủi ro tối ưu. Phần 4, kết quả thực nghiệm và phần 5 là kết luận.
Người đọc quan tâm phần thực tiễn của bài nghiên cứu có thể đọc ngay vào phần 3.1, cung cấp
tóm tắt đặc điểm chính của mô hình lý thuyết.
2. Mô Hình
Tác giả thiết kế một mô hình với các giao dịch liên tục trong thời gian ước tính [t0, T]. Có
ba ngày quan trọng trong mô hình được thảo luận dưới đây. Mặc dù, mô hình thời gian không
liên tục cũng có thể được sử dụng để tìm kết quả nghiên cứu nhưng với thời gian liên tục cho
phép việc phân tích được dễ dàng hơn đối với các chi phí gián tiếp. Ngoài ra, mô hình với thời
gian liên tục giúp dự đoán liên quan đến kỳ hạn của dự án đối với động cơ phòng ngừa rủi ro của
dự án.
i
Tại t = t0, công ty đưa ra quyết định cấu trúc vốn và đầu tư vào các tài sản rủi ro A (i là
viết tắt của đầu tư ban đầu ), gọi là “EBIT-generating machine” (Goldstein , Ju và Leland ,
2001). Những quyết định này có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận với trái chủ. Các tài sản
rủi ro (Ai) được xác định theo giá thị trường và được tài trợ từ phát hành trái phiếu zero-coupon
và vốn chủ sở hữu. Cho L là mệnh giá của trái phiếu zero-coupon trả vào thời điểm T, và t là giá
trị của cổ phiếu ở thời điểm t. Có lợi về thuế về phát hành nợ, đó là động cơ để phát hành nợ
trong mô hình của tác giả. Để đơn giản lợi ích từ tấm chắn thuế là *L. Cấu trúc vốn tối ưu được
xác định bởi sự đánh đổi giữa lợi ích từ tấm chắn thuế và chi phí phá sản. Để đơn giản, không có
sự tác động nội sinh đối với quyết định cấu trúc vốn. Tuy nhiên, những dự đoán chính của mô
hình vẫn đúng đối với những mô hình tổng quát (không được báo cáo) nên vẫn giải quyết tốt vấn
i i
đề quyết định cấu trúc vốn. Tiền mặt được tạo ra từ A và giá trị tài sản của A t được được tính
toán theo chuyển động Brownian với các thuộc tính thông thường .
Tại thời điểm sau đó, t = t1 (t1 thuộc( t0 , T)), các cổ đông (hoặc người quản lý đại diện
cho họ đưa ra quyết định quản trị rủi ro. Sau khi quyến định về cấu trúc vốn thì tại thời điểm này,
có thể ngay lập tức hoặc vài ngày hoặc vài tháng, họ có thể thay đổi rủi ro của tài sản mà không
cần sự chấp thuận của trái chủ. Để nắm bắt được động lực chuyển dịch rủi ro, tác giả cho rằng
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 6
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
các trái chủ không thể thay đổi các giao kèo đã thỏa thuận với các cổ đông tại thời điểm t = t1.
Hơn nữa, tác giả giả sử rằng qua việc giao kèo vay nợ thì hai bên không thể kí kết về việc lựa
chọn quản lý rủi ro tại thời điểm t0. Những giả định sau đây tăng động lực chuyển dịch rủi ro hơn
trong mô hình của tác giả. Giả định này trong nhiều lý thuyết là do nền kinh tế và tài chính
không hoàn hảo (Bolton và Dewatripont, 2005). Tiền đề ở đây là quá tốn kém để xác định được
tình trạng trong mỗi thời kỳ để ghi vào giao ước nợ mà sẽ làm hạn chế hành vi cổ đông liên quan
đến quản trị rủi ro. Ngay cả khi có trong giao ước thì cũng quá tốn kém để thực hiện chúng đặc
biệt là tại các công ty có đòn bẩy rất cao khi các cổ đông có một động lực lớn để vỡ nợ với giao
ước.
Giả định này là tinh thần của Jensen và Meckling với lập luận rằng'' Để bảo vệ hoàn toàn
các trái chủ từ ảnh hưởng của động cơ chuyển dịch rủi ro, các quy định này phải cực kỳ chi tiết
và kiểm soát hầu hết các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp bao gồm những giới hạn về rủi
ro của một dự án. Các chi phí liên quan trong điều khoản, các chi phí kiểm soát những điều
khoản đó và làm giảm lợi nhuận của công ty (các giao ước đôi khi hạn chế khả năng quản lý với
một số vấn đề nhất định) có thể sẽ là rất lớn.Trong thực tế, khi quản lý là một quá trình ra quyết
định liên tục thì nó hầu như không thể hoàn thành các điều kiện nếu không có trái chủ thực hiện
chức năng quản lý.
Sau khi các quyết định quản lý rủi ro đã được thực hiện, công ty mua một EBIT-
generating machine mới. EBIT-generating machine tạo ra dòng tiền t mãi mãi theo mô hình
chuyển động Brownnian. Giá trị EBIT-generating machine này, tức là giá trị của một công ty
không vay nợ, kí hiệu At. t là vectơ đại diện cho tình trạng ngành công nghiệp của công ty. Tác
giả cho rằng sự thay đổi trong rủi ro đầu tư tài sản (từ Ai đến A ) không có tác động lên dòng tiền
của công ty tại thời điểm t = t1. Điều này thấy rằng điều kiện giới hạn ban đầu trong mô hình, cụ
i
thể là At1 = A t1. Hơn nữa, để đơn giản phân tích giả sử tổng thanh toán (cho trái chủ và các cổ
đông ) của công ty bằng 0 trong thời gian [t0,T), với lợi nhuận ròng cuối cùng tại t = T. Các cổ
đông nhận được giá trị cổ phiếu tại ngày đáo hạn. Để cho phân tích đơn giản, tác giả giả sử rằng
ngày cuối cùng trong mô hình tương ứng với ngày đáo hạn nợ tại thời điểm t=T. Các trái chủ
nhận được mệnh giá nợ (L) nếu công ty vẫn còn khả năng thanh toán vào ngày đáo hạn t = T,
nếu không họ nhận được giá trị còn lại của công ty. Mô hình này được thể hiệnnhư sau:
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 7
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
Khuôn khổ mô hình này cho phép tác giả giải quyết vấn đề trước và sau hành vi quản lý
rủi ro của công ty mà có động lực chuyển dịch rủi ro của các cổ đông. Bây giờ Tác giả thảo luận
về những giả thuyết chính của bài báo, cụ thể là, sự phân biệt kiệt quệ tài chính và vỡ nợ?.
2.1. Kiệt quệ tài chính và vỡ nợ
Nếu trong thời gian (t0, T) giá trị tài sản At giảm xuống dưới ranh giới K (L), công ty
đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính. Mặt khác, vỡ nợ xảy ra vào ngày đáo hạn T nếu giá trị
công ty tại ngày đáo hạn(VT) ít hơn so với nghĩa vụ nợ . Vì vậy, trong tình trạng kiệt quệ tài
chính, kiểm soát của các công ty không chuyển sang các trái chủ ngay lập tức, nhưng công ty
không phải chịu chi phí khi tăng đòn bẩy. Opler và Titman (1994) cho thấy các công ty kiệt quệ
tài chính (có đòn bẩy cao) bị mất thị phần đáng kể cho đối thủ cạnh tranh trong thời kỳ ngành
công nghiệp suy thoái. Sự sụt giảm doanh số bán hàng của máy tính Apple và Chrysler trong thời
kỳ khó khăn tài chính cung cấp bằng chứng cho thấy sự thiệt hại nặng nề. Trong mẫu của 31 giao
dịch có đòn bẩy cao (HLTs), Andrade và Kaplan (1998) phân biệt ảnh hưởng của kiệt quệ kinh tế
từ kiệt quệ tài chính và ước tính chi phí kiệt quệ tài chính khoảng 10-20% giá trị công ty.
Asquith , Gertner và Scharfstein (1994) cho thấy các công ty kiệt quệ tài chính bán 12% tài sản
là kế hoạch tái cơ cấu nhà máy của họ.
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 8
Paper 4: Financial distress and corporate risk management: Theory and evidence
Bảng 1: Hình vẽ thể hiện ba đường của sự phát triển giá trị công ty. Tác giả giả sử không có tấm
chắn thuế trong trình bày. Ba đường là ba tình trạng trong mô hình của tác giả. Đường trên cùng
với tình trạng tốt, đường ở giữa là tình trạng kiệt quệ tài chính (ở thời điểm ), nhưng công ty
vẫn có khả năng trả nợ ở thời điểm T. Trong tình trạng này, giá trị công ty tại thời điểm cuối kỳ,
tổn thất ròng ((AT)), vẫn nằm trên giá trị nợ (L). Do đó, đây là tình trạng mà (AT)>L hoặc
-1
AT> (L). Cuối cùng, đường phía dưới là tình trạng “vỡ nợ”.
Chevalier (1995a , b) sử dụng thông tin chi tiết từ các ngành công nghiệp siêu thị nội địa
để cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho hành vi thâu tóm ở thị trường này. Bà cho thấy siêu thị có
đòn bẩy bị mua dưới hình thức mua lại và sáp nhập doanh nghiệp bằng nguồn tài chính đi vay
(LBOs), giá giảm tại các thị trường nội địa, trong đó các công ty đối thủ có đòn bẩy thấp và được
tập trung. Hơn nữa, giá giảm thì liên quan đến các công ty LBO trong thị trường nội địa nữa.
Những phát hiện này cho thấy rằng các đối thủ cố gắng để đối thủ của mình theo kiểu LBO.
Phillips (1995) nghiên cứu sự tương tác giữa thị trường sản phẩm và cơ cấu tài chính cho bốn
ngành công nghiệp và tìm thấy bằng chứng phù hợp là nợ làm suy yếu vị thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp (xem thêm Kovenock và Phillips, 1997; ARP, 2000). Bỏ quy định của ngành công
nghiệp vận tải đường bộ là một cú sốc ngoại sinh, nghiên cứu sự tương tác giữa cấu trúc tài
TCDN Đêm 4 – Nhóm 11 Trang 9
Paper 4: Financial distress and corporate risk man