Trong nền kinh tế thị trường các tranh chấp về quyền và lợi ích dân sự
luôn diễn ra mạnh mẽ, phức tạp; thậm chí còn phát sinh những tiêu cực gâ y
tổn hại trực tiếp đến quyền lợi cá nhân, tổ chức, nhà nước và toàn xã hội.
Pháp luật dân sự là cơ sở pháp lý để quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệ m
của từng chủ thể trong quan hệ dân sự nhằm đảm bảo quyền bình đẳng, tự
nguyện, quyền con người trong quan hệ xã hội; ủồng thời loại bỏ những
hành vi, những yếu tố gây cản trở trong quan hệ dân sự lành mạnh tạo nền
tảng ổn định cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong những vấn đề của luật dân sự nổi bật nhật là vấn đề trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm
trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần phát sinh do lỗi
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài
sản. của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác.
Qua đó,vai trò và kỹ năng của luật sư trong các vụ án tranh chấp bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng được đề cao.
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong các vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Kỹ năng của luật sư trong các vụ án tranh
chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường các tranh chấp về quyền và lợi ích dân sự
luôn diễn ra mạnh mẽ, phức tạp; thậm chí còn phát sinh những tiêu cực gây
tổn hại trực tiếp đến quyền lợi cá nhân, tổ chức, nhà nước và toàn xã hội.
Pháp luật dân sự là cơ sở pháp lý để quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của từng chủ thể trong quan hệ dân sự nhằm đảm bảo quyền bình đẳng, tự
nguyện, quyền con người trong quan hệ xã hội; ủồng thời loại bỏ những
hành vi, những yếu tố gây cản trở trong quan hệ dân sự lành mạnh tạo nền
tảng ổn định cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong những vấn đề của luật dân sự nổi bật nhật là vấn đề trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm
trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần phát sinh do lỗi
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài
sản... của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác.
Qua đó,vai trò và kỹ năng của luật sư trong các vụ án tranh chấp bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng được đề cao.
NỘI DUNG
3
I..Hành vi có lỗi và trách nhiệm bồi thường
II.Kỹ năng của luật sư trong vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
III.Những vấn đề lý luận và thực tiễn
I.Hành vi co lỗi và trách nhiệm bồi thường:
1.Hành vi có lỗi:
Hành vi có lỗi, theo quy định tại Điều 309 BLDS thì "Người không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:.
Khoản 1 Điều 309 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự
4
thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. Theo quy định của khoản 2 Điều 309 BLDS thì
nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng. Khoản 2 Điều 309 quy định: "Cố ý gây thiệt hại là trường
hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà
vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại
xảy ra".
Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận
thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện, cho dù
người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt
hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm mục
đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ:
- Mong muốn có thiệt hại xảy ra.
- Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người
đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện,
thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hai.
Theo nội dung khoản 2 điều 309 BLDS, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ những
quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại.
Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn
thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó
xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên quan đến hình thức
lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của
chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi.
Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với những hành
vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra. Đó là hành vi
gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ được qui định tại Điều
11 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được dẫn chiếu vì
5
điều luật này không những được áp dụng trong lĩnh vực luật hình sự, mà còn có ý
nghĩa trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài hợp
đồng. Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm
phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó.
2.Hành vi gây thiệt hại:
Mối liên hệ giữa các yếu tố trên không thể làm phát sinh TNDS ngoài hợp đồng do
thiếu yếu tố lỗi của người gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại không phải là hành vi
trái pháp luật. Không có mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại. Nói các khác, người có hành vi liên quan đến thiệt hại không phải là người gây
thiệt hại do nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn
thực hiện, đồng thời người có hành vi đó không thể hiện ý chí mong muốn hoặc
không mong muốn nhưng để mặc thiệt hại xảy ra cho người khác. Như vậy, người có
hành vi thuộc trường hợp bất ngờ thì hành vi của người đó không có lỗi tồn tại ở hình
thức này hay hay hình thức kia, ở mức độ này hay mức độ khác. Theo qui định của
pháp luật, thì người có hành vi đó không chịu trách nhiệm dân sự.
Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự (TNDS) ngoài hợp
đồng, cần thiết phảiỉ đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lý khác,
mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối là những
căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Sự biến pháp
tương đối là một sự kiện pháp lý mà sự khởi phát của nó do hành vi của con người
tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi
thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong khoa học pháp
lý các nhà luật học đều thừa nhận sự biến pháp lý tương đối là sự biến do con người
tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó con người không kiểm soát được. Như
vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp
luật. Theo khoản 2 Điều 309 BLDS. lỗi vô ý được xác định là "trường hợp một người
không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc
có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được". Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra
mà là do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo
ra thì người có hành vi đó phải bồi thường.
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt
6
hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vố ý hoặc cố ý nhưng
phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây
thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức
khác, ở mức độ này hay ở mức độ khác thì người có đó không phải bồi thường. Người
gây thiệt phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn
thuộc về phía người bị gây thiệt hại. Mối quan hệ nhân qủa giữa hành vi gây thiệt hại
với thiệt hại xảy ra luôn luôn xác định được trong một thiệt hại cụ thể. Nhưng trách
nhiệm pháp lý có phát sinh ở người có hành vi gây thiệt hại hay không còn tùy thuộc
vào sự kiện xảy ra hoàn tòan hay không hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại để có
cơ sở quy trách nhiệm dân sự cho người có hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt
hại, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Thứ hai, trong BLDS năm 1995 của nước CHXHCN Việt Nam khong có điều luật nào
qui định về mức độ lỗi, àm chỉ qui định tại Điều 309 về hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô
ý. Việc áp dụng hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc áp dụng Điều 621 BLDS trong
việc giải quyết trách nhiệm dân sự hỗn hợp được dựa trên mức độ lỗi như thế nào.
Lỗi không tự nó có vị trí độc lập với các yếu tố khác trong việc xác định trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi cũng không phải là không thể xác định. Theo
nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, thì hình thức lỗi nếu xét
về người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không ảnh hưởng tới mức độ và trách
nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi
gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do
hành vi có lỗi của mình gây ra. Không vì người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý
trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên,
trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài
hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường (do Tòa án xem xét quyết định).
Những trường hợp phổ biến trong việc miễn giảm mức bồi thường cho người gây
thiệt hại thường phát sinh trong các trường hợp sau đây:
- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế
trước mắt và lâu dài của mình (Khoản 2 điều 610);
- Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại thỏa thuận với nhau về mắc bồi thường
thấp hơn thiệt hại.
Trường hợp thứ nhất, pháp luật qui định người gây tiệt hại bồi thường thấp hơn thiệt
7
hại do hành vi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với điều kiện bồi thường của người
gây thiệt hại. Qui định này đã loại trừ người gây thiệt hại có lỗi cố ý và pháp luật
không qui định xem xét để giảm mức bồi thường. Tuy nhiên trong trường hợp người
gây thiệt hại có lỗi cố ý nhưng có sự thỏa thuận với người bị thiệt hại về mức bồi
thường thấp hơn thiệt hại, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội
và được Tòa án thừa nhận, thì người gây thiệt hại do lỗi cố ý được miễn giảm phần
bồi thường thiệt hại do mình gây ra, thuộc về trường hợp thứ hai.
Thứ ba, Điều 621 BLDS qui định về trách nhiệm hỗn hợp trong trường hợp người bị
thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong BLDS của nước CHXHCN Việt nam
không có qui định về mức độ lỗi, di vậy việc xác định trách nhiệm hỗn hợp trong
trường hợp cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi gây ra thiệt hại thì
mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ lỗi của mình. Mức độ lỗi
trong trường hợp này được xác định dựa trên những cơ sở lý luận pháp luật hình sự
trong việc phân biệt mức độ lỗi vô ý vì quá cẩu thả, vô ý vì quá tự tin của một người
mà gây ra thiệt hại thì tương ứng với nó mức bồi thường thiệt hại có khác nhau. Như
cách đặt vấn đề ở phần đầu bài viết này, thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lý của con
người, có tác động trực tiếp đến hành vi của người đó và thiệt hại xảy ra do hành vi
vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin mà gây ra thiệt hại đã phản ánh yếu tố tâm lý chủ
quan của người đó. Việc xác định trách nhiệm hỗn hợp căn cứ vào mức độ lỗi của
mỗi bên đã có tính thuyết phục, bởi tính hợp lý của cách xác định đó. Qua phânt ích
trên, chúng tôi đã loại trừ trường hợp cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại đều
có lỗi cố ý trong việc gây thiệt hại, mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhau và cho
chính bản thân mình.
Khi phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng cần
thiết phải hiểu rõ quy định tại Điều 621 BLDS: "Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
của người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường".
Hiểu như thế nào về trường hợp người bị thiệt hoàn tòan có lỗi, và lỗi đó là lỗi vô ý
hay cố ý. Mối liên hệ giữa lỗi vô ý của người gây thiệt hại và lỗi cố ý của người bị
thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của các bên? Giải đáp những vấn đề nêu ra ở trên, cần tuân theo những nguyên
tắc sau đây:
8
a. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý
hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không
phải bồi thường. Trường hợp này phù hợp với việc gây tiệt hại trong tình thuống bát
ngờ.
b. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây
ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.
c. Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lôi cố ý thì người gây thiệt hại
không phải bồi thường.
Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở
hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt
hại không có trách nhiệm bồi thường.
3. Trách nhiệm bồi thường:
Từ cơ sở lý luận, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải thỏa mãn bốn
điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật; có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; người gây thiệt hại có lỗi.
Khi nhận thức về lỗi, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng lỗi trong
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải do pháp luât qui định về hình thức và mức
độ. Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng; lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng còn do suy đoán. Tuy nhiên, hai quan điểm khác nhau trong việc nhận thức về
lỗi vẫn tồn tại, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ vấn đề này để có sự thống nhất
trong việc nhận thức về lỗi và do pháp luật qui định trước hay do suy đoán mà có?
Điều 309 BLDS xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự.
Khoản 1 Điều 309 qui định: "Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác."
Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thể thiếu được
9
trong việc xác định trách nhiệm dân sự. Hơn nữa, tại khoản 2 điều 309 BLDS đã qui
định rất rõ về hình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm rõ khoản 1, đồng thời nội dung
của nó cũng giải thích làm rõ lỗi là gì. cơ sở để xác định lỗi, hình thức lỗi, theo chúng
tôi đều do pháp luật qui định trước, mà không thể do suy đoán. Bởi vì, lỗi "cố ý gây
thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vấn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc
cho thiệt hại xảy ra". Và lỗi "vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn chặn được".
Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng do pháp luật qui định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình thức lỗi. Từ
những cơ sở pháp lý trên, có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán, mà do pháp luật qui định trước.
Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, cần phải xác định yếu
tố lỗi để có căn cứ qui trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật - người có
hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những
trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định
của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như vậy, không cần thiết
phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài
hợp đồng là do suy đoán. Nhận thức như trên không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi
vì lỗi, hình thức lỗi đã được qui định rất rõ và đầy đủ tại Điều 309 BLDS. Những suy
diễn ngoài nội dung Điều 309 BLDS, do vậy không cần thiết và cũng không đúng.
10
4.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc: bồi thường “toàn bộ” và “kịp
thời”. Bồi thường “toàn bộ” thể hiện triết lý rằng, không ai được lợi từ việc bị thiệt hại
và không ai phải bồi thường vượt quá phần thiệt hại mà mình đã gây ra. Nguyên tắc
này đảm bảo cho các chủ thể cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý, tránh tình trạng
tạo dựng những tình huống gây ra thiệt hại để kiếm lời.
Tuy nhiên, pháp luật ở một số nước lại cho phép bồi thường gấp ba lần thiệt hại thực
tế xảy ra, thậm chí, trong nhiều trường hợp, pháp luật còn buộc người có hành vi vi
phạm phải bồi thường gấp rất nhiều lần đối với một số loại hành vi vi phạm nhất
định (chẳng hạn vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng) với lý do “răn đe người có
hành vi gây thiệt hại” và “khuyến khích người bị thiệt hại khởi kiện”.
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có thiệt hại xảy ra
b) Có hành vi trái pháp luật
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
d) Người gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Đây là một sự khẳng định về mặt pháp lý đối với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định nh khoản 2 là
chưa đủ để luận giải vì sao cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
con vị thành niên, vì sao pháp nhân phải bồi thường do người của tổ chức mình gây
ra và nhiều trường hợp tương tự khác.
11
5.Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân :
- Người từ đủ mời tám tuổi trở lên gây thiệt hại, thì phải tự bồi thường.
- Khi người chöa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có
cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được
giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài
sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu
người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không
phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định nêu trên cha thống nhất, vì khoản 1 đã khẳng
định rằng “(mọi) người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”,
trong khi đó, khoản 3 lại quy định trường hợp bồi thường đối với người mất năng lực
hành vi dân sự (bất kể ở độ tuổi nào, tức là bao gồm cả độ tuổi thành niên). Do đó,
khoản 1 Điều 595 cần bổ sung nh sau: “người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất
năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
6.Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp đặc biệt:
a.Điều 598 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
-Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực
tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức
thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Khoản tiền cấp dỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng,nếu có.
Như chúng ta đã biết, một người khi thực hiện cấp dưỡng cho những người mình có
nghĩa vụ cấp dưỡng thì mức cấp dưỡng không thể vượt quá khả năng thu nhập của
họ. Vì vậy, điểm b khoản 1 đã xác định, khoản thiệt hại cần phải bồi thường là phần
thu nhập bị mất của người bị thiệt hại, trong khi, điểm d lại quy định người gây thiệt
hại phải cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dỡng. Có
hai vấn đề cần xem xét:
12
Thứ nhất, cách xác định thiệt hại như trên đã vô tình buộc người gây thiệt hại phải
bồi thường đến hai lần cho một thiệt hại xảy ra,đó là: thu nhập bị mất và khoản tiền
mà người đó phải cấp dỡng cho người khác, trong khi, thu nhập mà người bị thiệt hại
mất đi trên thực tế đã bao gồm cả nghĩa vụ cấp dỡng của người đó (nếu có). Quy
định này rõ ràng là trái với nguyên tắc bồi thường toàn bộ tại Điều 595 của Dự thảo.
Thứ hai, quy định tại điểm b khoản 1 cũng chưa hợp lý, nhất là trong trường hợp
thiệt hại xảy ra đối với những người mà tại thời điểm bị gây thiệt hại, họ cha có thu
nhập thực tế nhng hoàn toàn có khả năng tạo thu nhập trong tơng lai nh: học sinh,
sinh viên, ngư