Đơn xin việc của bạn có thể là mối liên lạc đầu tiên cho công ty. Công ty sẽ căn cứ
vào đơn xin việc để quyết định bạn có phải là ứng cử phù hợp cho vị trí họ cần, và họ sẽ mời
bạn tới phỏng vấn. Vì vậy cần phải cẩn thận khi soạn đơn xin việc, bạn phải soạn đơn sao
cho các thông tin phải rõ ràng và dễ đọc.
Bạn nên in đơn ra giấy kích cỡ phù hợp. Không nên dùng giấy tập cũ . Cố gắng soạn
đơn xin việc một cách chuyên nghiệp bằng cách đánh máy hay bằng máy tính. Bạn nên ghi
phai vào đĩa mềm. Cách này sẽ giúp bạn năng động hơn khi bạn soạn các đơn xin việc khác.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7177 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kỹ năng phỏng vấn xin việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 0
Tiểu luận
Kỹ năng phỏng vấn xin việc
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 1
MỤC LỤC
I. Giai đoạn chuẩn bị. .................................................................................................... 2
1. Chuẩn bị thư xin việc và sơ yếu lý lịch. ................................................................ 2
2. Chuẩn bị các thông tin có liên quan đến ngành nghề, nhà tuyển dụng.................. 3
3. Dự báo các tình huống có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn. .......................... 5
4. Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi lại nhà tuy n d ng. ........................................................... 6
II. Giai đoạn phỏng vấn trực tiếp. ................................................................................. 6
1.Tác phong chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn. .......................................................... 6
2.Kỹ Năng khi đi Phỏng Vấn ..................................................................................... 8
3. Phản ứng lại các tình huống khó trong cuộc phỏng vấn. ..................................... 10
4.Lỗi cơ bản khi đi phỏng vấn ................................................................................. 12
5.Kỹ năng đàm phán, thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng ................................... 14
III.Giai đoạn hậu phỏng vấn. ....................................................................................... 16
1.Gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng. .......................................................................... 16
2.“Nhắc nhở” khi nhà tuyển dụng quên thông báo kết quả. .................................... 17
IV.Kết luận. ................................................................................................................. 19
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 2
I. Giai đoạn chuẩn bị
1. Chuẩn bị thư xin việc và sơ yếu lý lịch
Đơn xin việc của bạn có thể là mối liên lạc đầu tiên cho công ty. Công ty sẽ căn cứ
vào đơn xin việc để quyết định bạn có phải là ứng cử phù hợp cho vị trí họ cần, và họ sẽ mời
bạn tới phỏng vấn. Vì vậy cần phải cẩn thận khi soạn đơn xin việc, bạn phải soạn đơn sao
cho các thông tin phải rõ ràng và dễ đọc.
Bạn nên in đơn ra giấy kích cỡ phù hợp. Không nên dùng giấy tập cũ . Cố gắng soạn
đơn xin việc một cách chuyên nghiệp bằng cách đánh máy hay bằng máy tính. Bạn nên ghi
phai vào đĩa mềm. Cách này sẽ giúp bạn năng động hơn khi bạn soạn các đơn xin việc khác.
Đơn xin việc
Có rất nhiều cách viết đơn xin việc. Sau đây là một cách.
Bắt đầu là địa chỉ, số điện thoại liên lạc của bạn, và ngày viết đơn. Tên người bạn gửi
đơn luôn phải là người có tên trong quảng cáo tuyển dụng. Nếu không có chi tiết tên người
tuyển dụng, bạn cần viết lời chào cho phù hợp.
Nội dung
Viết về công việc, bạn đã thấy thông báo tuyển dụng ở đâu và khi nào.
Trình bày bất cứ thông tin nào về công việc bạn làm trước đây. Nếu bạn đã từng
làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng, hãy chắc chắn bạn trình bày việc này và nhấn
mạnh về điều đó để gây chú ý.
Cuối thư, bạn nên có các thông tin liên lạc của bạn, gồm cả số điện thoại liên lạc,
địa chỉ email vv...
Sau cùng bạn nên giải thích tại sao bạn là ứng cử phù hợp với công việc. Hãy làm
cho người đọc có ấn tượng về bạn.
Ký tên rõ ràng và tên đầy đủ của bạn ở dưới chữ ký nếu bạn gửi thư tay. Các thư
được gửi bằng đường điện tử thường không cần ký trừ khi khi phải scan. Sau khi gửi thư
điện thử, bạn có thể đồng thời gửi thư tay nếu người tuyển dụng yêu cầu. Nhưng phần lớn họ
không yêu cầu điều này.
Luôn ghi nhớ
Trước khi viết đơn xin việc, bạn hãy cố gắng tìm hiểu về việc làm đó càng nhiều
càng tốt.
Hãy chuẩn bị những điều bạn sẽ viết trong đơn.
Hãy viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi bạn bằng lòng với nội dung đơn
Hãy chắc chắn bạn phải viết đúng ngữ pháp và kiểm tra chính tả vì người ta sẽ tìm
ra nếu bạn viết lỗi.
Soạn đơn bằng cách đánh máy hoặc bằng chương trình soạn thảo trên máy tính,
nếu không bạn có thể viết tay thật đẹp. Cách trình bày trong đơn rất quan trọng.
Hãy dùng loại giấy phù hợp để viết đơn. Nếu có thể, bạn gửi kèm với các thư giới
thiệu và bằng cấp chứng chỉ liên quan. Giữ tất cả bản gốc. Nhưng đơn xin việc bạn phải gửi
bản gốc, không gửi bản copy.
Hãy thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với
công ty nào. Người tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ trước khi quyết định mời bạn phỏng
vấn.
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 3
Luôn giữ một bản copy đơn xin việc của bạn.
Phô tô vài bản lý lịch của bạn để mỗi lần gửi đơn xin việc bạn có thể kèm một bản
lý lịch. Nếu có thể, hãy điều chỉnh lại lý lịch cho phù hợp với công việc bạn đang xin.
Luôn cập nhật lý lịch của bạn.
Ví dụ:
MẪU ĐƠN XIN VIỆC
(Tên và địa chỉ của bạn)
Ngày…………
(Tên và địa chỉ công ty bạn gửi đơn)
Thưa.......
Tôi gửi đơn này xin vào vị trí (tên vị trí) quảng cáo trên báo (trên báo và ngày).
Tôi đã tốt nghiệp đại học với bằng (tên bằng cấp) tại trường (tên trường). Tôi đã học các môn
(tên môn học) và đạt kết quả (chi tiết kết quả để thu hút sự chú ý của người tuyển dụng).
Hiện nay tôi đang làm (chi tiết việc bạn đang làm) (nếu hiện nay bạn không làm việc, hãy
trình bày các công việc trước kia bạn đã làm). Tôi mong muốn tìm một công việc lâu dài và
tôi có thể sử dụng các kiến thức tôi mới học.
Tôi xin gửi kèm lý lịch.
Tôi rất tự tin với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của mình, tôi có thể thực hiện
nhiệm vụ có hiệu quả và tôi có thể sẵn sàng phỏng vấn vào bất cứ lúc nào tiện cho ông/bà.
Ông/bà có thể liên lạc với tôi qua (điện thoại liên lạc của bạn và địa chỉ email nếu có).
Kính thư,
Họ và tên.
2. Chuẩn bị các thông tin có liên quan đến ngành nghề, nhà tuyển dụng
Tìm hiểu nhà tuyển dụng là một trong những bước quan trọng cần làm trước khi bước
vào phỏng vấn cũng như khi đưa ra quyết định nghề nghiệp. 5 nguyên tắc quan trọng sau sẽ
giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp mặt đầu tiên.
2.1. Nghiên cứu về công việc dự tuyển:
Đọc thật kỹ những thông tin mà nhà tuyển dụng đưa ra về công việc trong thông báo
tuyển dụng, nếu vẫn chưa rõ bạn hãy gọi điện hoặc email trực tiếp đến họ để hỏi nội dung cụ
thể cho công việc. Sau khi tìm hiểu hãy tự đặt ra và trả lời những câu hỏi như: Những yêu
cầu của công việc có phù hợp với chuyên môn, sở thích, đời sống xã hội của bạn không? Bạn
có thể đưa ra những ai làm “nhân chứng” cho những khả năng và kinh nghiệm của mình?
Bạn có kiến thức đặc biệt gì trong những lĩnh vực mà công việc yêu cầu không? Bạn có thể
đưa ra những dẫn chứng chứng minh rằng bạn có khả năng học hỏi những điều mới một cách
nhanh chóng và hiệu quả không?
2.2. Nghiên cứu về tổ chức và văn hóa của cơ quan:
Hãy tìm hiểu thông qua phòng hành chính nhân sự và những nhân viên đang làm việc
tại cơ quan về những quy tắc ứng xử, những quy tắc đang được áp dụng cho tất cả mọi người
trong cơ quan. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có “cảm tình” với những ứng viên đã tìm hiểu
và có khả năng thích ứng với văn hóa của cơ quan, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp…
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 4
2.3. Nghiên cứu về người sẽ tiến hành phỏng vấn bạn:
Nếu nhà tuyển dụng không thông báo ai sẽ là người phỏng vấn bạn, đừng ngần ngại
hỏi và cố gắng tìm hiểu những thông tin trước về họ. Họ đang nắm giữ vị trí gì trong cơ
quan? Họ đã làm việc trong cơ quan này bao lâu rồi? Chuyên ngành, bằng cấp của họ? Hãy
giải thích với họ rằng bạn cần xin những thông tin đó để chuẩn bị một số câu hỏi với nhà
tuyển dụng để biết thêm thông tin hoạt động của công ty. Với lí do này chắc chắn phòng
nhân sự sẽ không ngần ngại mà cung cấp cho bạn.
2.4. Nghiên cứu về quá trình tuyển dụng:
Hãy hỏi phòng nhân sự hoặc ban tuyển dụng xem bạn sẽ phải trải qua 1 vòng phỏng
vấn hay nhiều hơn, nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở ứng viên? Bạn có cần phải trải qua
một vòng thi trắc nghiệm, bài thi viết hay không? Bạn được phép mang những gì vào phòng
phỏng vấn. Thông tin càng rõ ràng bao nhiêu, bạn càng chuẩn bị tốt hơn bấy nhiêu. Cơ hội
được tuyển dụng sẽ cao hơn rất nhiều.
2.5. Nghiên cứu về yêu cầu của nhà quản lý tương lai:
Điều cuối cùng bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng chính là yêu cầu của nhà quản lý
trong tương lai, nếu người đó trực tiếp phỏng vấn bạn (với những tổ chức lớn, có thể bạn chỉ
được gặp người quản lý trực tiếp sau khi bạn bắt đầu công việc của mình). Bằng việc tìm
hiểu kỹ những yêu cầu này bạn sẽ giải thích được với họ tốt hơn bạn thích hợp với vị trí này
thế nào, bạn có thể đáp ứng những yêu cầu đó ra sao…
Ví dụ: Bạn ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng Kinh doanh lẻ của Công ty TNHH Fuji
Xerox Việt Nam, ngành nghề thiết bị văn phòng. Ngoài đơn xin việc, sơ yếu lý lịch tốt, các
thông tin, kỹ năng cá nhân cần thiết, theo chúng tôi bạn nên chuẩn bị trước thông tin về
ngành nghề, nhà tuyển dụng, đối thủ cạnh tranh và có thể tổng hợp thành bảng cụ thể như
sau:
Nhãn hàng Sản phẩm chính Đặc điểm Khách hàng mục tiêu
Fuji Xerox Máy photocopy,
máy in tốc độ cao…
Thương hiệu mới, mạnh
về máy photocopy trắng
đen tầm cao.
Khách hàng nước ngoài có
nhu cầu in ấn lớn, đặc biệt
là khách hàng Nhật Bản.
Canon Máy in, máy đa
chức năng, máy
scan, máy
photocopy, máy
fax, máy chiếu…
Sản phẩm đa dạng, công
nghệ cao, có thị phần
lớn ở thị trường Mỹ và
Châu Âu.
Khách hàng nước ngoài,
quốc tịch Mỹ-Châu Âu, các
doanh nghiệp xây dựng,
thiết kế có nhu cầu in màu.
Ricoh Máy photocopy,
máy fax, máy in…
Thương hiệu lâu đời, thị
phần lớn, mạnh về máy
photocopy trắng đen
Có sẵn lượng khách hàng
trung thành, chủ yếu là
khách hàng trong nước.
Sharp Máy in, máy
photocopy, máy
tính tiền…
Thương hiệu mới, giá
rẻ, chi phí bản chụp thấp
Khách hàng nhà nước, các
dự án thầu.
Toshiba Máy photocopy,
máy chiếu…
Thương hiệu mới, giá
rẻ, chi phí bản chụp thấp
Khách hàng nhà nước, các
dự án thầu.
Konica
Minolta
Máy in, máy
photocopy…
Chi phí thấp, mạnh về
sản phẩm tầm thấp và
Khách hàng có nhu cầu in
ấn thấp hoặc các công ty
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 5
máy photocopy màu xây dựng, thiết kế có nhu
cầu in màu.
HP Máy in, máy đa
chức năng, máy
scan…
Sản phẩm nhỏ gọn, tích
hợp nhiều chức năng…
Khách hàng cá nhân, các tổ
chức vừa và nhỏ
Những thông tin trên sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong buổi phỏng vấn và sẽ giúp
bạn “ghi điểm” thật nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.
3. Dự báo các tình huống có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn
Thông thường, tùy vào vị trí tuyển dụng, ngành nghề, tùy vào yêu cầu, tiêu chí của
công ty mà các nhà tuyển dụng sẽ soạn sẵn “kịch bản” để kiểm tra, đánh giá ứng viên. Nhưng
nhìn chung, ngày nay các cuộc phỏng vấn đều được soạn thảo theo mẫu nhất định. Dưới đây
là 2 tình huống thường gặp khi dự phỏng vấn.
3.1. Một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp:
1/ Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
2/ Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ và chọn công việc này?
3/ Hãy giới thiệu về bản thân bạn?
4/ Hãy nói về những thành tích trong công việc của bạn?
5/ Đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu của bạn?
6/ Hãy nói về kế họach của bạn trong vòng năm năm tới?
7/ Bạn thích làm việc một mình hay làm việc theo nhóm? Và vì sao?
8/ Nếu bạn không thể hoàn thành công việc của mình đúng như thời hạn và
cam kết bạn sẽ làm gì?
9/ Hãy mô tả một dự án khó nhất mà bạn đã từng làm và bạn đã khắc phục
những khó khăn ấy như thế nào?
10/ Theo bạn người cấp trên như thế nào là một cấp trên lý tưởng?
(Theo Le & Associates)
3.2. Các dạng bài thi tuyển:
1/ Bài kiểm tra về “Chỉ số thông minh” (IQ Test):
Đây là dạng bài nhằm đánh giá tổng quát năng lực của ứng viên về tất cả các mặt.
Ngoài ra, dạng bài kiểm tra này còn kiểm tra khả năng phản xạ của ứng viên như sự nhanh
trí, khả năng phân tích, khả năng tính toán…Bài kiểm tra này thường được thể hiện dưới
dạng bài trắc nghiệm và bao gồm các câu hỏi về số học, toán học, ngữ pháp tiếng Việt…Để
làm tốt được dạng bài này đòi hỏi bạn phải nhận biết được quy luật của vấn đề, hiểu biết về
tính logic, biết các phương pháp tổng hợp, phân tích vấn đề. Chẳng hạn nhà tuyển dụng có
thể hỏi bạn con số tiếp theo là số gì trong một dãy số đã cho hay chữ cái tiếp theo là gì trong
một dãy chữ cái…
2/ Bài kiểm tra về “Chỉ số cảm xúc” (EQ Test)
Đây là dạng bài để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống, khả năng giao
tiếp của ứng viên. Thông qua bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng cũng có thể đoán biết một
phần tính cách của bạn và quyết định xem bạn có phù hợp với vị trí hiện tại không. Nội dung
của những bài kiểm tra này là những tình huống cho sẵn và nhiệm vụ của bạn là chọn một
trong những cách giải quyết đã cho. Khi làm dạng bài này, bạn nên đọc kỹ đề và trả lời trung
thực vì những câu trả lời của bạn sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn thuộc tuýp người nào.
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 6
3/ Bài kiểm tra Tiếng Anh
Đối với bài kiểm tra này, tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng mà đề bài có thể dễ hay khó.
Tuy nhiên, các công ty vẫn thường cho ứng viên làm các bài kiểm tra về từ vựng, văn phạm,
đọc hiểu và viết luận. Vì thông qua các bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá
chính xác nhất khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên. Đây cũng được coi là bài kiểm tra
không thể thiếu trong bất kỳ một cuộc thi tuyển dụng nào. Để làm tốt bài kiểm tra này đòi
hỏi bạn phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao vốn ngoại ngữ của mình. Nếu bạn không
có nhiều thời gian thì ít nhất bạn cũng phải nắm rõ các điểm ngữ pháp cơ bản và bạn cũng
phải có khả năng viết lách, đọc hiểu được các văn bản tiếng Anh
4/ Bài kiểm tra về kiến thức tổng quát
Bài kiểm tra này để đánh giá kiến thức về mọi lĩnh vực của ứng viên. Nếu nhân viên
có kiến thức tổng quát rộng sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong việc xử lý tình huống, giải
quyết vấn đề và thậm chí cả trong giao tiếp. Thông thường bài kiểm tra này bao gồm các câu
hỏi thuộc tất cả các lãnh vực như xã hội, khoa học, thể thao, văn học, tóan học, văn hóa, tin
học…. Để trả lời chính xác các câu hỏi này đòi hỏi ứng viên phải thường xuyên cập nhật
thông tin từ các nguồn. Tất nhiên là bạn không thể biết hết được kiến thức thuộc mọi lĩnh
vực. Vì vậy, bạn nên trả lời những câu hỏi mà bạn đã biết nếu còn dư thời gian bạn hãy quay
lại những câu hỏi khó. Bạn không nên mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi và cũng cẩn
thận khi trả lời những câu hỏi này vì nếu không bạn sẽ bị mắc bẫy.
(Theo Jobviet.com)
4. Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng
Một số điều bạn có thể hỏi như:
Những chi tiết khác liên quan đến công việc như giờ làm việc, nội quy công ty,
các chế độ đãi ngộ, chế độ phúc lợi xã hội….
Những triển vọng gì hứa hẹn thăng tiến và được đào tạo.
Tại sao vị trí này đang trống.
Lương bạn sẽ được trả bao nhiêu? Khi nào trả? Bạn có phải đóng góp lương của
bạn vào hoạt động gì. Hãy thận trọng không quan trọng quá vấn đề tiền lương vì điều quan
trọng hơn là bạn quan tâm đến công việc hơn là tiền. Tương tự, bạn hãy đưa ra giá trị năng
lực của bạn và trình độ học vấn, và nếu người ta trả bạn với mức thấp hơn so với thị trường,
hãy cho họ biết.
II. Giai đoạn phỏng vấn trực tiếp
1. Tác phong chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn
Trong cuộc phỏng vấn xin việc, không chỉ những
điều bạn nói là quan trọng, cách bạn nói và dáng vẻ của bạn
như thế nào cũng quan trọng không kém.
Hãy bước vào phòng một cách tự tin. Dù bạn mới lần
đầu tiên đi dự phỏng vấn, bạn vẫn cứ thật bình tĩnh, đầu
ngẩng cao (nhưng đừng thái quá, sẽ bị xem là tự cao), nở
một nụ cười và chắc chắn rằng bạn đang rất nhiệt tình chờ
đón cơ hội phỏng vấn này.
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 7
Những câu phỏng vấn sẽ không phải lúc nào cũng thú vị, nhưng nếu bạn đã chuẩn bị
trước tâm lý và kiến thức cho những câu hỏi "kinh điển" thì dáng vẻ của bạn sẽ bộc lộ thái độ
tự tin ấy.
Những bài nghiên cứu gần đây cho thấy 10 phút đầu của cuộc phỏng vấn quyết định
thái độ của nhà tuyển dụng đối với bạn. Những ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn không
chỉ phụ thuộc vào những lời nói của bạn mà còn phụ thuộc vào những cử chỉ hay còn gọi là
ngôn ngữ cơ thể của bạn. Đó là giọng nói của bạn, là cách bạn ngồi…
1.1. Đừng bắt tay một cách... ủ rũ. Trong một số môi trường chuyên nghiệp, cái bắt
tay có thể nói rất nhiều về một con người. Hãy chắc là cái bắt tay của bạn đủ mạnh mẽ,
không rụt rè... ẻo lả! Cũng đừng bắt tay quá trớn. Hẳn bạn cũng không muốn bị "ghi sổ" như
một người làm hỏng cuộc phỏng vấn chỉ vì những ngón tay!
1.2. Cố gắng phản chiếu người phỏng vấn của bạn. Hãy luôn "theo sát" người
phỏng vấn bạn và cố gắng phản chiếu lại thái độ và những hành động của anh ta hay cô ta
một cách tinh tế. Nếu người phỏng vấn bạn đang rất hào hứng, hãy cố gắng bắt kịp cảm xúc
đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa khuyên bạn làm những gì người phỏng vấn bạn làm!
1.3. Đừng rung rung đôi chân của bạn, gõ nhịp bàn chân, vặn vẹo đôi bàn tay,
xoắn vài lọn tóc hoặc cắn móng tay... Tất cả những hình ảnh đó phản ánh sự thiếu tự tin và
sợ hãi và hoàn toàn có thể làm lãng phí những lời nói của bạn. Hãy làm sao cho người nghe
tập trung vào những câu trả lời hay nhất của bạn, chứ không phải là cách cư xử bồn chồn -
không yên ấy!
1.4. Quan tâm đến tư thế của bạn. Hãy cố gắng ngồi thẳng và có một dáng điệu tốt,
điều này sẽ giúp bạn nói với người đang phỏng vấn bạn rằng bạn là một người tự tin và có cá
tính. Ngược lại, dáng đi lừ đừ sẽ vẽ nên một chân dung lười biếng và yếu kém về bạn.
1.5. Đừng vắt chéo đôi cánh tay trước người của bạn. Ngồi với đôi tay bắt chéo
trước bạn có thể sẽ chỉ ra một tính cách phòng thủ, sự kháng cự, tính công kích và một suy
nghĩ không cởi mở. Sử dụng đôi bàn tay diễn cảm những gì bạn đang nói. Khi người phỏng
vấn đang nói, hãy đặt đôi bàn tay vào lòng bạn, thoải mái với đôi cánh tay dựa vào ghế của
bạn.
1.6. Giữ đôi mắt nhìn thẳng. Luôn hướng đôi mắt về người phỏng vấn bạn sẽ giúp
bạn thật sự nối kết với họ và hãy làm điều này dù bạn là người nhút nhát. Vâng, việc hướng
mắt về người phỏng vấn có thể làm bạn lúng túng nhưng đó là một cách thức rất quan trọng.
1.7. Tương tự, cố gắng vận dụng những ngôn ngữ hình thể khác để gây một ấn
tượng tốt như gật đầu, nghiêng nghiêng đầu, nhướng lông mày lên khi người khác đang nhấn
mạnh quan điểm của họ.
1.8. Đừng thường xuyên thay đổi tư thế ngồi. Hãy tìm một tư thế cho đôi chân của
bạn, sao cho thoải mái và cố gắng duy trì tư thế này. Nếu bạn chọn cách ngồi bắt chéo chân,
hãy chắc rằng bạn có thể bắt chéo chân suốt buổi phỏng vấn.
1.9. Quan tâm đến giọng điệu của bạn. Giống như những cử động lý tính, giọng nói
sẽ nói rất nhiều về bạn. Hãy chắc là bạn đã trả lời những câu hỏi bằng một giọng điệu mạnh
mẽ, phù hợp. Tránh việc trả lời quá nhỏ nhẹ, hoặc nói lầm bầm, hoặc nói quá nhanh.
Điều tốt nhất bạn nên nhớ là trước khi trả lời một câu hỏi là hãy hít một hơi thở sâu,
suy nghĩ một vài giây và sau đó hãy bắt đầu trả lời. Điều này sẽ giúp bạn "khống chế"
Nhóm thực hiện: Nhóm 11 lớp HCTM 15_001 Trang 8
được sự căng thẳng và giúp bạn thể hiện mình tốt nhất khi bạn đưa ra những câu trả lời quan
trọng.
Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể về nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ cơ thể trong cuộc phỏng vấn xin việc:
a. Những ấn tượng ban đầu
Khi bạn chào nhà tuyển dụng, hãy mỉm cười thật tươi cùng với ánh mắt “biết nói” và
bắt tay với nhà tuyển dụng thật dứt khoát. Hãy nói với nhà tuyển dụng “Rất vui được gặp
ông/bà” để thể hiện thái độ thân thiết.
Janine Driver, một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể cho hay giao tiếp bằng mắt thể hiện
thái độ tôn trọng và quan tâm. Bà khuyên các ứng viên nên nhìn vào phần giao giữa mũi và
lông m