Tiểu luận Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam

Trong sựnghiệp phát triển kinh tếxã hội của các quốc gia trên thếgiới và ở Việt Nam, thì lạm phát là một vấn đề đáng quan tâm bởi tác động của nó đối với sựnghiệp phát triển kinh tế. Là một trong những chỉtiêu đánh giá trình độphát triển kinh tếcủa một quốc gia nhưng cũng là một trong những trởngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Càng ngày, cùng với sựphát triển đa dạng phong phú của nền kinh tếthì nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đối với nước ta, trong sựnghiệp phát triển kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cơchếmới sẽlà môi trường thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tếtheo xu hướng hiện đại. Trong đó, lạm pháp nổi lên nhưlà một vấn đềhết sức nghiêm trọng. Vì vậy, việc nguyên cứu vềlạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết, sẽgiúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn, đúc kết được kinh ngiệm đểxây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới.

pdf28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 1  ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT DÌE GVHD: PGS – TS. Nguyễn Văn Luân LẠM PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM  TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2  SVTH: Phan Thị Ngọc Ái MSSV: K084010002 Lớp : K08401T  Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 2  Phần 1: Mở Đầu Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, thì lạm phát là một vấn đề đáng quan tâm bởi tác động của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Càng ngày, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế mới sẽ là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại. Trong đó, lạm pháp nổi lên như là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Vì vậy, việc nguyên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết, sẽ giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn, đúc kết được kinh ngiệm để xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 3  Phần 2: Nội Dung CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 1.1 Khái niệm về lạm phát Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Trong mỗi công trình của các nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm về lạm phát. Theo K.Marx trong bộ tự bản: “lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt”. Ở đây Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, dẫn tới người ta có thể hiểu lạm phát là do nhà nước do giai cấp tư bản, để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản. Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: lạm phát là biểu thị một sự tăng lên của mức giá chung. Milton Friedmen thì quan niệm: “lạm phát và việc tăng giá cả nhanh và kéo dài”. Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. 1.2 Phân loại lạm phát 1.2.1 Căn cứ vào mức độ lạm phát • Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát dưới 10%. Làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro. • Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hoặc 3 con số một năm. Giá cả tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 4  • Siêu lạm phát: lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. 1.2.2 Căn cứ vào định tính • Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng . Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nói chung. Lạm phát không cân bằng :Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra . • Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường Lạm phát dự đoán trước : là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn .Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý ,người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế . Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện .Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý ,đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút . Đối với các nước đang phát triển lạm phát thường kéo dài , do đó các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau : lạm phát kinh liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm ,lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm . 1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.3.1 Lạm phát do cầu kéo Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp, hay nói cách khác là nền kinh tế đã vượt qua mức sản lượng tiềm năng của nó. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 5  Lúc này thì đồng tiền cầu sẽ vượt quá mức cung hàng hóa có giới hạn và sẽ làm cho chúng tăng giá. Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt qua mức sản lượng tiềm năng , việc tăng mức cầu dẫn tới lạm phát do cầu kéo . Vì tổng mức chi đối với C + I + G tăng, chi tiêu tăng lên trong khi có một mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, phần lớn tổng mức chi cao hơn dẫn đến giá cả cao hơn . Do đó chính mức cầu cao hơn kéo giá lên cao hơn , đó là lạm phát do cầu kéo 1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy Đây là sự gia tăng được duy trì của mức giá chung do sự gia tăng tự định của các chi phí. Điều này có thể do quyết định của người công nhân yêu cầu lương thực tế cao hơn, do chủ thuê tăng biên lợi nhuận của họ lên hoặc có thể do việc tăng tự định giá nhập khẩu. Những điều này được minh họa bằng sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường tổng cung. Tuy nhiên, người ủng hộ lý thuyết trọng tiền cho rằng những mức tăng này sẽ gây ra lạm phát nếu chúng đi kèm với tăng thích ứng trong lượng cung tiền danh nghĩa khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nếu lượng cung tiền không tăng, những người theo phái thích tiền mặt có thể cho rằng chi phí đẩy sẽ dẫn đến giảm phát. Những người theo trường phái Keynes cực đoan sẽ phủ nhận việc chính sách tiền tệ có thể tạo ra ảnh hưởng hạn chế đối với sức ép chi phí đẩy trong khi những người theo trường phái Keynes ôn hòa lại nhấn mạnh rằng lượng cung tiền chủ yếu đóng một vai trò thụ động và mở rộng để tạo điều kiện cho những sức ép này. 1.3.3 lạm phát do cung cầu tiền tệ tăng cao và liên tục Cung tiền tăng (chẳng hạn do [ngân hàng trung ương] mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua [công trái] theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều, vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế́. Có thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 6  1.3.4 Các nguyên nhân khác • Lạm phát do cầu thay đổi: giả sử lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. • Lạm phát do xuất khẩu: xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. • Lạm phát do nhập khẩu: khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. 1.4 Tác động của lạm phát Ảnh hưởng chung đến tổng thể nền kinh tế không những là tăng giá mà là sự thay đổi giá cả tương đối. Đổng thời làm biến dạng cơ cấu sản xuất. 1.4.1 Lạm phát không dự kiến được 9 Tác động đến lĩnh vực sản xuất -Tiêu cực : tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và giá đầu ra biến động không ngừng gây ra sự mất ổn định đối với nhà sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm cho nghiệp vụ kế toán không còn chính xác nữa. Những doanh nghiệp có tỷ xuất lợi nhuận thấp sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. -Tích cực : Tuy nhiên một tỉ lệ lạm phát vừa phải và ổn định có tác động tích cực đến nền kinh tế, nó làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, do đó cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và người dân. 9 Tác động đến tỉ lệ thất nghiệp Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 7  Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại. Theo “ lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm” của A.W.Phillips thì một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỉ lệ lạm phát cao hơn. 9 Tác động đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Lạm phát làm cho quan hệ thương mại, tín dụng, ngân hàng bị thu hẹp. Lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, người dân chuyển sang tích trữ vàng và các kênh đầu tư khác do đó ngân hàng gặp khó khăn trong viêc huy động vốn, hệ thông ngân hàng phải luôn cố gắng duy trì mức lãi suất ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Trong khi đó, người đi vay là những người có lợi từ sự mất giá của đồng tiền. Do vậy hoạt động của hệ thống ngân hang không còn bình thường nữa, chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế. 9 Tác động đến cán cân ngân sách – chính sách tài chính của nhà nước Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa. Khi lạm phát xảy ra thì những thộng tin trong xã hội bị phả hủy do biến động của giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn. Khi đó khó cố thể phân biệt được doanh nghiệp làm ăn tốt hay kém. Đồng thời làm cho nhà nước thiếu vốn, giảm các nguồn thu. Do đó, các khoản chuyển nhượng, trợ cấp, phúc lợi xã hội hay các khoản đầu tư của nhà nước trong các ngành nghề, lĩnh vực đều bị cắt giảm. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiên và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện. 9 Tác động làm phân phối lại của cải trong xã hội Lạm phát không chỉ gây ra rối loạn kinh tế, ngừng trệ sản xuất, và bóp méo hoạt động phân bổ nguồn lực xã hội, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của mọi tầng lớp nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người nghèo và người có thu nhập thấp trong xã hội, do thu nhập không thay đổi kịp với tốc độ thay đổi giá. Lạm phát giá lương thực có thể xóa tan thành quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong nhiều năm qua của các nước đang phát triển trên thế giới. Lạm phát có xu hướng phân phối lại của cải từ những người có tài sản với lãi suất danh Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 8  nghĩa cố định sang tay những người có những khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định. 1.4.2 Lạm phát dự kiến được Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội: 9 Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô. lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm. 9 Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế. 9 Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 9  CHƯƠNG 2: LẠM PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 2.1 Thực trạng và các giải pháp chống lạm phát đã thực hiện ở VN 2.1.1 Giai đoạn 1986- 1993 * Siêu lạm phát 1986-1988: Tiếp tục hậu quả từ quy định về sức mua đồng tiền mới năm 1985. Năm 1986 nền kinh tế nước ta bước vào thời kì lạm phát phi mã với tỉ lệ tăng đến 3 chữ số, năm 1986 CPI tăng lên đến 775%, kéo dài trong 2 năm tiếp theo 223% năm 1987 và 394% năm 1988. Chỉ số giá bán lẻ năm 1988 tăng 181,48 lần so với năm 1985. Trong giai đoạn này lạm phát xảy ra ban đầu là do chi phí đẩy, sau đó là do tăng mức cung ứng tiền, năm 1987 lại là lạm phát chi phí đẩy, tiếp tục sau đó lạm phát cầu kéo xảy ra. Hệ quả của siêu lạm phát là rất nặng nề, ảnh hưởng đến giá cả trong quan hệ xuất nhập khẩu, tính chất công khai của lạm phát được bộc lộ rõ rệt trong giai đoạn này. * Giai đoạn kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cao (1989-1993): Sau giai đoạn siêu lạm phát, con số lạm phát của nước ta đã được hạ sốt xuống còn 2 con số kéo dài từ năm 1989 – 1992. Năm 1992, lạm phát là 17.5% con số này cũng khá cao nhưng so với những năm trước đó thì con số này là thấp, lạm phát giảm nhanh và giảm dần song song với tiến trình đổi mới kinh tế, chuyển hẳn và chuyển toàn diện sang kinh tế thị trường. Đến năm 1993 tỉ lệ lạm phát giảm xuống một chữ số là 5,2%. Điều này cho thấy nước ta đã có những biện pháp tương đối có hiệu quả để kiềm chế và kiểm soát lạm phát cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 10  Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 Tăng trưởng(%) 2.33 3.78 5.1 8 0.1 6 8.6 8.1 Lạm phát(%) 748 223.1 394 34.7 67.4 67.6 17.6 5.2 Bảng tỉ lệ tăng trưởng và tỉ lệ lạm phát các năm trong giai đoạn 1986-1993 ™ Giải pháp: a. Chính sách tiền tệ Thực hiện chính sách lãi suất thực dương, nhằm thu hồi lượng tiền trong lưu thông về. Từng bước giảm dần lãi cho vay thông qua việc giảm dần lãi huy động từ 12% xuống 9% rồi 6%/năm; 1,4% xuống 0,9% rồi 0,85%/ tháng. NHNN có bước tiến quan trọng trong điều chỉnh tỉ giá hối đoái cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Một trong những quyết định quan trọng ghi nhận được lúc đó là việc lần đầu tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VND vào cuối năm 1988, và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991, trước khi bước vào giai đoạn đóng băng tỷ giá từ năm 1992. Việc áp dụng tỉ giá hối đoái thực tế đã làm cho người dân không còn tích trữ hàng hoá , vàng, đô la mà bắt đầu tích luỹ bằng đồng nội tệ. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 11  Cải cách mạnh mẽ việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ . Đã xác định được khối lượng tiền cung ứng hàng năm phù hợp với múc tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát . b. Chính sách tài chính Chính phủ cắt giảm chi tiêu công, các đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn không hiệu quả bị giải thể, G giảm làm tổng cầu, giá giảm và cuối cùng là lạm phát giảm. Thâm hụt ngân sách được trang trải bằng cách phát hành trái phiếu thay vì in thêm tiền, lạm giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế. 2.1.2 Giai đoạn 1995 – 2006 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Lạm phát (%) 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 0,06 0,8 4,0 3,0 9,5 8,5 6,6 Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 12  Đến năm 1993, cùng với việc đầu tư nước ngoài tăng cao (tăng 85,6% so với năm 1992) là việc các hãng nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước, do đó cầu ngoại tệ tăng cao làm cho giá USD tăng, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá từ 10.600 đồng/1USD vào năm 1993 đến 11.050đồng/1USD năm 1995. Trong những năm này tiếp tục trên đà phát triển và mục tiêu đặt ra là kiểm soát chặt chẽ sự lạm phát. Tuy trong 1999 giá cả thị trường có nhiều diễn biến bất thường, giá cả liên tục giảm. Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999. Do đó chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để kích cầu. Trong giai đoạn này, nền kinh tế vì thế đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển khá bền vững. Giải pháp kiềm chế lạm phát được thực hiện là: Để duy trì mức lạm phát thấp trong giai đoạn này, Ngân hàng nhà nước đã bán trái phiếu, tín phiếu gần 2000 tỷ VNĐ kỳ hạn 2-3 tháng cho các ngân hàng thương mại làm giảm mức cung tiền tệ trong giai đoạn này. Thực hiện dự trữ bắt buộc mở rộng đối với các tổ chức tín dụng. Năm 1995 quy định tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỉ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho tất cả các TCTD là 10% cho các loại tiền gửi dưới một năm, và trong cơ cấu tièn gửi bắt buộc phải có 70% gửi tại NHNN vàcác TCTD phải thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN theo từng ngày, kiên quyết xử phạt đối với những TCTD không chấp hành theo quy định này. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát của Việt Nam Bài tiểu luận kinh tế vĩ mô 2  Page 13  Kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng tái cấp vốn đối với các NHTM và hạn mức của NHTM đối với nền kinh tế. Nâng lãi suất chiết khấu làm giảm việc cho vay của các ngân hàng thương mại. Cung ứng ngoại tệ, phục vụ cho mục tiêu mua bán, giao dịch, làm cầu giả về ngoại tệ giảm, làm cho giá của nhiều mặt hàng khác giảm giá, người dân nắm nhiều tiền đồng hơn, lạm phát được kiểm soát. Tất cả đều làm mức tăng cung tiền tệ bị hạn chế mạnh mẽ và lãi suất tăng lên, chi tiêu giảm, cầu giảm, giá cả giảm . 2.1.3 Giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007-2009 2.1.3.1 Thực trạng 2.1.3.1 2.1.3.2 2.1.3.3 Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng đạt 8,48%, cao hơn mức trung bình 5 năm giai đoạn 2003 - 2007 (8%/năm), là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Dấu hiệu lạm phát cao bắt đầu xuất hiện từ tháng 06 năm 2007 khi CPI tháng 06 tăng đột biến xấp xỉ 1%, và tỉ lệ lạm phát tăng tới 12,6% so năm 2006, và đến năm 2008 mức tăng CPI lên tới 19,9% so với năm 2007. Giai đoạn lạm phát 2007-2009 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam. Hai lĩnh vực bị ảnh hưởng được đề cập nhiều nhất là xuất khẩu và FDI như đã nhiều lần xảy ra trong khủng hoảng năm 1997. Tốc độ tăng lạm phát ở Việt Nam vào năm 2007 và 2008 (từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008) 2007 2008 12.6% 9.9% Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát
Luận văn liên quan