Lạm phát thể hiện giá cả chung cả nền kinh tế trong nước tăng lên theo thời gian, là sự mất giá của đồng bản tệ theo đó sức mua của đồng tiền bị giảm sút, về quan hệ đối ngoại, lạm phát còn là sự phá giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền của nước khác. Tùy theo mức độ lạm phát mà có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế xã hội và uy tín của quốc gia trên trường quôc tế, vì vậy, lạm phát luôn là vấn đề được quốc gia quan tâm. Trong điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của mỗi nước.
Trải qua cuộc khùng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009, đến nay nền kinh tế thế giới vẫn còn chưa ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2011, kinh tế thế giới liên tục phục hồi nhưng có nhiều dấu hiệu bất ổn, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Lạm phát có xu hướng tăng cao trên toàn cầu khiến chính sách thắt chặt tiền tệ lan rộng tại hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường tài chính biến động, giá vàng liên tục tăng và lập các kỷ lục mới, đồng USD giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác, vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách diễn biến phức tạp ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Dưới tác động của bối cảnh kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khá lớn và đang đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao. Với nhiều dự báo, Việt Nam có thể lạm phát nằm trong top 4 của thế giới. Điều đó cho thấy tồn tại nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khá cao về bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11942 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lạm Phát Việt Nam 2011: Thực trạng, giải pháp và cái nhìn về tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCMKhoa Tín Dụng
Tiểu luận: Nhập môn Tài Chính – Tiền Tệ
Đề Tài: Lạm Phát Việt Nam 2011 – Thực trạng, giải pháp và cái nhìn về tương lai.
Lớp: T08. (Nhóm 3)
GVHD: Nguyễn Văn Nghiện
Sinh viên:
Huỳnh Ngọc Đan Thanh. MSV: 030125090724
Trần Đại Trí. MSV: 030125090955
TPHCM – 8/11/2011
Mục lục:
Lời nói đầu ……………………………………………………………………Trang 31.Tình hình lạm phát ở Việt Nam 2011………………………………………..Trang 41.1. Đánh giá tình hình lạm phát 7 tháng đầu năm 2011……………………Trang 41.2 Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam……………………………………Trang 5 1.2.1. Nguyên nhân tích tụ từ giai đoạn trước……………………………..………Trang 51.2.2. Nguyên nhân xuất hiện trong năm 2011……………………………….……Trang 71.3. Dự báo lạm phát Việt Nam những tháng cuối 2011……………………Trang 92.Các chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam……………………….…Trang 102.1.Các chính sách kiềm chế lạm phát 6 tháng đầu 2011..............................Trang 112.1.1 Chính sách tiền tệ………………………………..………………………….…Trang 112.1.2 Chính sách tài chính……………………………..……….……………………Trang 162.2 Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 6 tháng cuối năm 2011 như thế nào?…………………………………...…………………………………….…Trang 182.3 Các giải pháp phối hợp để kiểm soát lạm phát tại Việt Nam……………Trang 20Lời kết…………………………………………………………………………Trang 23Tư liệu tham khảo…………………………………………………………….Trang 24
LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát thể hiện giá cả chung cả nền kinh tế trong nước tăng lên theo thời gian, là sự mất giá của đồng bản tệ theo đó sức mua của đồng tiền bị giảm sút, về quan hệ đối ngoại, lạm phát còn là sự phá giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền của nước khác. Tùy theo mức độ lạm phát mà có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế xã hội và uy tín của quốc gia trên trường quôc tế, vì vậy, lạm phát luôn là vấn đề được quốc gia quan tâm. Trong điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của mỗi nước.
Trải qua cuộc khùng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009, đến nay nền kinh tế thế giới vẫn còn chưa ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2011, kinh tế thế giới liên tục phục hồi nhưng có nhiều dấu hiệu bất ổn, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Lạm phát có xu hướng tăng cao trên toàn cầu khiến chính sách thắt chặt tiền tệ lan rộng tại hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường tài chính biến động, giá vàng liên tục tăng và lập các kỷ lục mới, đồng USD giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác, vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách diễn biến phức tạp ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ,… Dưới tác động của bối cảnh kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khá lớn và đang đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao. Với nhiều dự báo, Việt Nam có thể lạm phát nằm trong top 4 của thế giới. Điều đó cho thấy tồn tại nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khá cao về bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
Trước tình trạng này, Chính phủ nước ta đã có những biện pháp về “điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát và từng bước ổn định vĩ mô”. Đánh giá lại qua 6 tháng đầu năm, những chính sách trên đã có những tác động nhất định, nhưng song song đó vẫn còn nhiều thách thức đặt ra. Bài tiểu luận này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề kinh tế nóng bỏng này.
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2011
Tiếp theo năm 2009, năm 2010 cũng là năm được đánh giá là nền kinh tế khó khăn, chỉ số CPI tăng 11,75% nhưng Việt Nam đã vượt qua để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6,78%. Cũng trong năm 2010 chúng ta kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn trong năm 2011 nên đã đặt mục tiêu định hướng kiềm chế CPI dưới 7%, đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7,5%, tuy nhiên kinh tế thế giới đã có những diễn biến bất ngờ, giá vàng, nhiên liệu tăng, bên cạnh đó Nhật Bản bị thảm họa động đất sóng thần; tình hình chính trị bất ổn ở Lybia, tình hình khủng hoảng nợ công châu Âu… đã có những tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi tại châu Á phải đối mặt với bài toán khó, đó là kìm chế lạm phát nhưng vẫn bảo đảm phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó diễn biến lạm phát của Việt Nam năm 2011 gia tăng nhanh có nguy cơ lặp lại kịch bản của năm 2008. Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực thực phẩm gia tăng, tác động không nhỏ đến đời sống thường ngày của người dân. Bên cạnh đó, lạm phát khiến cho mặt bằng lãi xuất, chi phí các yếu tố đầu vào tăng lên khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp trở nên khó khăn.
1.1. Đánh giá tình hình lạm phát 7 tháng đầu năm 2011
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 năm 2011 tăng 22,16% so với cùng kỳ năm 2010, cao gấp 3 lần so với mức tăng tương ứng của năm 2010 (8,19%) và cũng là mức tăng rất cao so với nhiều năm gần đây ( chỉ thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là năm lạm phát tăng cao đột biến).
Bình quân 7 tháng tăng 16,95%, so với tháng 12 năm 2010 tăng 14,64%; trong đó tháng 7: 1,17%; tháng 6 1,29%; tháng 5 2,21%; tháng 4 3,32%; tháng 3: 2,17%; tháng 2:2,09% ; tháng 1 :1,74%. Lạm phát cơ bản tháng 6 tăng 14,88% so với cùng kỳ 2010 và tưang 9,1% so với tháng 12 năm 2010, tốc độ tăng có xu hướng chậm lại từ tháng 5 (tháng 1: 1,58%; tháng2: 1,57%; tháng 3: 1,63%; tháng 4:1,83%; tháng 5: 1,39%, tháng 6:0,76%)
Trong rổ hàng hóa tính CPI, cấu phần có ảnh hưởng lớn nhất đến CPI chung là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 21,2% và chiếm tỉ trọng 59,1% (lương thực tăng 9,8% và chiếm tỉ trọng 5,6%; thực phẩm tăng 26,12% và chiếm tỉ trọng 44,5%); tiếp đến nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tăng 19,05% (chiếm tỉ trọng 11,8%); nhóm nhà ở,vật liệu xây dựng tăng 14,15%(chiếm tỉ trọng 10,6%); nhóm đồ dùng và dịch vụ khác tăng 8,51%(chiếm tỉ trọng 1,99%); nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 8,65%( chiếm tỉ trọng 4,4%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 6,48%(chiếm tỉ trọng 3,92%); còn các nhóm hàng còn lại giao động từ mức 4,32% đến 6,36%; trừ mặt hàng bưu chính viễn thông đạt mức -1,74%.
Mặc dù CPI có xu hướng giảm tốc từ tháng 5 nhưng trong cả giai đoạn, CPI hàng tháng đều có tốc độ tăng cao hơn so với tháng trước. Tiếp theo đà của những tháng cuối năm 2010, CPI tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm nay, cá biệt CPI tháng 4 tăng đột biến 3,32% so với tháng trước và là mức tăng cao nhất so với cùng thời điểm trong vòng 3 năm qua. Sau đó CPI đã đổi hướng giảm dần trong 2 tháng tiếp theo và CPI tháng 6 dừng ở con số 1,09% - mức thấp nhất trong vòng 6 tháng đầu năm. Tuy CPI chỉ tăng nhẹ ở mức 1,17% trong tháng 7 nhưng đã khiến gia tăng quan ngại về lạm phát tăng tốc trong những tháng cuối năm và đòi hỏi tiếp tục thực hiện nghiêm túc và triệt để các chính sách kiềm chế lạm phát theo định hướng đề ra.
1.2 Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam
1.2.1. Nguyên nhân tích tụ từ giai đoạn trước
Thứ nhất, giai đoạn 2009 – 2010 chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhanh chóng được nới lỏng trở lại để khôi phục tăng trưởng kinh tế trong khi những bất ổn nội tại của nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để. Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế, chính phủ đã thực thi chính sách kích cầu cũng như gia tăng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước để phục hồi tăng trưởng với mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng GDP trở lại mức trước khủng hoảng, trong khi đó hiệu quả đầu tư công vẫn còn thấp. Mặc dù lạm phát năm 2010 đã quây trở lại mức 2 con số nhưng đầu năm 2011, quốc hội vẫn đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7 -7,5% trong khi mục tiêu kiểm soát lạm phát chỉ ở mức 7%, vì vậy có thể nói các chính sách kinh tế bị động trước tình trạng lạm phát tăng cao trong năm nay.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu do mở rộng đầu tư thay vì chú trọng đến hiệu quả đầu tư, vốn đầu tư cũng chưa được phân bổ một cách hiệu quả. Theo số liệu từ trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển bền vững (CSDP), giai đoạn 2006-2010 chỉ số ICOR của khu vực nhà nước vào khoảng 10,2 trong khi của khu vực tư nhân chỉ là 5. Hơn nữa, lĩnh vực thu hút đầu tư lại là lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản. Trong khi đó, những ngành nghề cần được đẩy mạnh đầu tư để gia tăng năng lực sản xuất thực sự cho đất nước như các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp, giáo dục đào tạo… lại chưa được đầu tư đúng mức. Việc phát triển nền kinh tế không bền vững, lệ thuộc nhiều vào dòng vốn từ nước ngoài được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng lạm phát cao của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Thứ ba, giá lương thực thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên tế giới đã có tác động nặng nề đến các nước, trong đó có Việt Nam. Tính bình quân trong vòng 10 năm qua, giá lương thực thực phẩm đã tăng 2,6 lần trong khi các hàng hóa khác tăng 1,7 lần. Đây cũng là nhân tố làm lạm phát ở Việt Nam tăng mạnh do nhóm các hàng hóa này chiếm hơn 40% khi tính CPI tại Việt Nam.
1.2.2. Nguyên nhân xuất hiện trong năm 2011
Giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao:
Mở đầu cho việc tăng giá mặt hàng thiết yếu là ngày 24/2 năm 2011, giá xăng trên thị trường nội địa Việt Nam tăng lên mức 19.300đồng/lít và đến ngày 26/7/2011 là 21.300đồng/lít. Sau chuỗi tăng giá xăng thì thị trường Việt Nam còn phải chịu thêm gánh nặng của việc ngành điện quyết định tăng giá trong tháng 3 năm 2011. Theo đánh giá của giới chuyên môn lần tăng giá này là cần thiết và hợp lý vì lâu nay ngành điện luôn phải bù lỗ để có mức giá ưu đãi cho nhân dân. Tuy nhiên trong tình trạng giá cả leo thang, các công trình thủy điện đang xây dựng gian dở cần huy động thêm vốn thì việc tiếp tục bù lỗ trở thành điều không thể đối với ngành điện. Với việc 2 nguồn nhiên liệu chủ yếu của xã hội là xăng và điện cùng tăng giá thì việc các loại hàng hóa trong xã hội cũng dần dần tăng giá theo là một điều khó tránh khỏi.
Lạm phát tăng cao và nhanh ở 3 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm; thuốc tân dược và vật liệu xây dựng. Cả 3 mặt hàng này đều liên quan trực tiếp và thường xuyên đến đời sống của đông đảo quần chúng, đặc biệt là những người hưởng lương, những người dân có hoàng cảnh khó khăn và không có nguồn thu nhập. Sự tăng cao của giá cả tiêu dùng có rất nhiều lý do nhưng các lý do sau đây cần phải quan tâm:
Về tình hình sản xuất: Một số các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải thu hẹp sản xuất vì thiếu vốn do lãi xuất vay ngân hàng cao có khi phải vay 25-26%, hiện nay tuy có giảm cũng đang nằm ở mức 21-23%, sản phẩm sản xuất giảm trong khi nhu cầu thiết yếu của người dân cần sử dụng đã đẩy giá lên cao. Một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có nguồn vốn dồi dào thì thực hiện khép kín từ khâu mua nguyên liệu vật liệu sản xuất để sản xuất ra nhiều sản phẩm với giá thành sản phẩm thấp, lại tìm cách chiễm lĩnh thị phần có thể khống chế mặt hàng, nâng giá cả lên cao thu lợi lớn.
Về khâu phân phối: Các kênh phân phối hoàn toàn khó kiểm soát cũng là lý do đẩy giá lên cao. Nạn đầu cơ, buôn lậu khó kiểm soát tạo thế lực trong phân phối, quyết định giá cả các mặt hàng đặc biệt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Ngoài ra nguyên nhân tác động kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh…
Tác động tâm lý:
Sức mua của đồng Việt Nam giảm sút nhanh càng khiến cho người dân hướng tới vàng và ngoại tệ như một phương tiện cất trữ tài sản. Tâm lý tích trữ vàng và ngoại tệ nhất là đô la Mỹ của một bộ phận lớn dân cư đã góp phần đẩy giá vàng và đô la lên cao, đồng thời ngày càng làm mất giá trị của tiền đồng. Vòng lẩn quẩn ấy đã khiến cho tình hình lạm phát ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011 tiền đồng của Việt Nam đã mất giá 8,5%. Đặc biệt NHNN Việt Nam đã phải quyết định tỉ giá 1 đô la Mỹ từ 18.643VND lên đến 20.900VND theo tỉ giá hối đoái chính thức (giá chợ đen lên đến khoảng 21.500VND) hiện nay giá vàng lên rất cao đạt 40,05 triệu đồng/lượng trong ngày 27/7/2011.
Nguyên nhân từ sự thiếu hụt thanh khoản của các ngân hàng thương mại, điều này đã đẩy lãi suất cho vay của NHTM tăng cao và làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự thiếu hụt thanh khoản của các NHTM từ nhiều nguyên nhân nhưng một số khía cạnh đáng chú ý như:
Hoạt động của thị trường liên ngân hàng: Theo NHNN lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng từ giữa tháng 5 đến tháng 7 có xu hướng giảm so với thời gian trước, hiện nay lãi suất cho vay qua đêm ở mức 13%/năm, lãi suất cho vay 1 tuần ở mức 15%/năm lãi suất cho vay 2 tuần đến 1 tháng ở mức 18%/năm. Tuy nhiên, thời gian trước, lãi suất thị trường liên ngân hàng liên tục tăng cao, có thời điểm lãi suất lên đến 25-27%. Nguyên nhân do việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của NHNN đã khiến một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản. Trong khi đó, các NH này bị hạn chế về thương hiệu, mạng lưới khiến khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng lớn trong việc huy động vốn, nhất là khi NHNN ấn định trần lãi suất huy động tối đa chỉ là 14%/năm. Các NH này cũng gặp khó khăn trong việc đi vay từ NHNN trên thị trường mở do thiếu giấy tờ có giá để giao dịch; NHNN cũng đang hạn chế lượng tiền cung ứng để kiềm chế lạm phát. Khó khăn về thanh khoản khiến các NHTMCP nhỏ thường xuyên phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng dư vốn đã tận dụng tình trạng này để cho vay các NHTM thiếu vốn với lãi suất cao có lúc lên đến 20-21%/năm. Thực trạng này làm mất đi ý nghĩa vốn có của thị trường liên ngân hàng là nơi đi vay và cho vay ngắn hạn giữa các ngân hàng với nhau, là nơi “bấu víu” của các NH tạm thời thiếu thanh khoản. Không những vậy, việc làm này còn khiến đồng vốn chỉ chạy lòng vòng trong các ngân hàng mà không đi vào vùng kinh tế để phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Thậm chí nhiều NHTM nhỏ không chấp nhận kiểu đi vay này đã quay trở lại thị trường 1 để huy động vốn bằng mọi giá. Và khi các NHTM nhỏ khởi động cuộc đua, để giữ chân khách hàng và duy trì nguồn vốn ổn định, các NHTM lớn cũng buộc phải đẩy lãi suất huy động lên cao khiến cuộc đua lãi xuất bùng phát.
Thiếu sự hỗ trợ thanh khoản đối với các ngân hàng TM từ công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Việt Nam đã có nhiều văn bản đề cập đến việc chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi NH bị phá sản, song đây không phải là nhiệm vụ chính yếu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một kênh rất quan trọng hỗ trợ cho các NHTM khi họ gặp khó khăn về thanh khoản nhưng đến nay vẫn chưa có luật bảo hiểm tiền gửi để làm minh bạch cho nhiệm vụ và quyền lợi của NHTM, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, người gửi tiền.
Sự hỗ trợ thiếu hụt thanh khoản từ số dư tiền gửi bắt buộc từ NHNN: NHNN có thể tăng, giảm tỉ lệ dự trữ bắc buộc để tác động đến mở rộng, thu hẹp hoạt động kinh doanh của NHTM khi các NHTM chấp hành thực hiện chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi dự trữ bắc buộc tại NHNN. Nếu các NH chấp hành tốt thì thực sự làm mạnh hệ thống thanh khoản đối với hệ thống NH. NHNN có thể sử dụng số tiền này để hỗ trợ sự thiếu hụt thanh khoản của một số NH, đảm bảo an toàn hệ thống NHTM. Hiện nay điều này chưa được đề cập chức năng này của NHNN trong việc hỗ trợ thanh khoản từ kênh tiền dự trữ bắt buộc.
1.3. Dự báo lạm phát Việt Nam những tháng cuối 2011
Nhiều chuyên gia nhận định rằng lam phát Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào tháng 8, tháng 9 sau đó giảm dần đến cuối năm:
Tổng cục thống kê nhận định lạm phát tiếp tục tăng cao đến khoảng tháng 8-9/2011 sau đó giảm dần.
World Bank dự báo lạm phát Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào tháng 6 với mức tăng 22% so với cùng kỳ và giảm dần, đến tháng 12 đạt khoảng 15%.
Trong những tháng tới lạm phát chịu nhiều sức ép tăng do:
Giá hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá các nguyên, nhiên vật liệu cơ bản và giá lương thực thực phẩm như: gạo, xăng dầu, gas, cao su, phôi thép, đồng, thiết… có thể đứng ở mức cao trong thời gian tới (theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới công bố tháng 6/2011, IMF dự báo giá dầu năm 2011 tăng 34,5%, giá các hàng hóa phi dầu tăng 21,6% - mặc dù thấp hơn mức dự báo tương ứng là 35,6% và 25,1% hồi tháng 4/2011 nhưng vẫn ở mức cao).
Tình hình thời tiết, dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, bão lũ ( nhất là trong quý 3 năm 2011) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm.
Giá các mặt hàng do nhà nước quản lý và giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu có thể tăng do ảnh hưởng của giá thế giới và chính phủ tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường.
Nhập siêu có thể gia tăng gây áp lực tỉ giá/giảm giá VND.
Chính sách tài khóa, đặc biệt là việc cắt giảm đầu tư công chưa thể hiện được quyết tâm chống lạm phát.
Kỳ vọng lạm phát gia tăng do giá các mặt hàng thiết yếu tăng, tiền lương tăng, giá thế giới tăng.
Dự báo lạm phát năm 2011 của Việt Nam có thể ở mức 17,5-19,5%.
CÁC CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM:
Trong năm 2011, với các bất ổn về chính trị ở Lybi, Bắc Phi, Triều Tiên… các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần Nhật Bản ngày 11/3/2011, giá hàng hóa tăng (dầu hỏa, vàng, lương thực, năng lượng…), tình hình phục hồi kinh tế toàn cầu chưa vững chắc ở 2 quý đầu năm. Nền kinh tế Mỹ nổi bật với thất nghiệp 10%, thị trường nhà đất dễ tổn thương, tốc độ phục hồi kinh tế chậm, có khả năng giảm phát, gói kích thích kinh tế lần 2 (QE2) với 600 tỷ USD sẽ kết thúc tháng 11/2011. Châu Âu đang phải đối mặt với nợ công trầm trọng từ tháng 4/2010 (110% GDP ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha 85,1%, Bỉ 100,9%, Tân Ban Nha 69,1%...). Lạm phát cao ở Châu Á đã khiến các quốc gia ở châu lục này phải ưu tiên kiềm chế lạm phát trong năm 2011. Sự trỗi dậy của Trung Quốc –nền kinh tế thứ 2 thế giới- đã khẳng định vai trò đầu tàu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khả năng vươn lên của đồng nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Tại Việt Nam, sau hơn 25 năm đổi mới kinh tế và 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng 6,78%, cao hơn mức 5,32% của năm 2009 và 6,31% của năm 2008 – là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất trong khu vực. Năm 2010 cũng là năm thứ 2 liên tiếp đánh dấu nhiều thành công, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đặt ra, nhưng bên cạnh đó cũng để lại nhiều lo ngại vĩ mô. Bước sang 2011, các bất ổn vĩ mô ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là LẠM PHÁT tăng mạnh, nếu lạm phát ở mức vừa phải có thể xem là một “liều thuốc kích thích” góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng ở mức cao 2 con số như hiện nay lại là vấn đề cần bàn để có những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát, nếu không sẽ đe dọa hoạt động kinh tế cả nước và an sinh xã hội.
Trong phạm vi của phần viết này, tôi xin đưa ra những chính sách mà chính phủ đã thực hiện để kiềm chế căn bệnh nan y Lạm Phát trong 6 tháng đầu năm 2011, cũng như đưa ra cái nhìn và đề xuất trong 6 tháng cuối năm 2011.
CÁC CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CỦA CHÍNH PHỦ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
Chính sách tiền tệ giữ vai trò trực tiếp và gián tiếp trong những cố gắng của chính phủ, nhằm mở rộng hoạt động kinh tế trong những thời kì thất nghiệp và công suất dư thừa, và giảm bớt hoạt động đó trong những thời kì cầu quá lớn và lạm phát.
Ngân hàng Trung Ương (NHTW) là cơ quan công quyền lớn nhất có chức năng thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Về cơ bản, chính sách tiền tệ tác động mạnh nhất đến hai yếu tố cung tiền và lãi suất. Để kiểm soát mức cung tiền và do đó điều chỉnh được lãi suất trong nền kinh tế. Để thực hiện chính sách tiền tệ NHTW có thể sử dụng 3 công cụ chính là: hoạt động trên thị trường mở (nghiệp vụ thị trường tự do), thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tài chính, tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát thì tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng tính đến tháng 6/2011 là 13,29%. Chính phủ đã 2 lần nới chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng từ 7% lên 15% (vào cuối tháng 5/2011), ngay sau đó điều chỉnh lên 17% (cuối tháng 6/2011). Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6% (so với 6,16% cùng kì 2010 và 7-7,5% chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2011). Ngày 22/4/2011 Chính Phủ ban hành nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổ