Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, tồn tại và gắn
chặt với nền kinh tế thị trường. Một số nhà kinh tế cho rằng: Lạm phát là tình trạng
mức giá trung bình (level price) của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian
nhất định, nhưng một số khác lại khẳng định rằng Lạm phát là hiện tượng tiền
giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa và xuất hiện khi
các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, nhất là quy
luật lưu thông tiền tệ.
Trong bộ "Tư bản", C. Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn
ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình".
Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy phát hành vào lưu thông vượt quá số
lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền giấy giảm xuống và lạm phát xuất hiện
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
Tiểu luận
Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010,
thực trạng và giải pháp
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 1 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT
Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, tồn tại và gắn
chặt với nền kinh tế thị trường. Một số nhà kinh tế cho rằng: Lạm phát là tình trạng
mức giá trung bình (level price) của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian
nhất định, nhưng một số khác lại khẳng định rằng Lạm phát là hiện tượng tiền
giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa và xuất hiện khi
các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, nhất là quy
luật lưu thông tiền tệ.
Trong bộ "Tư bản", C. Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn
ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình".
Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy phát hành vào lưu thông vượt quá số
lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền giấy giảm xuống và lạm phát xuất hiện.
2. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN:
- Giảm phát: là tình trạng mức giá trung bình của nền kinh tế giảm xuống
trong một thời gian.
- Giá trung bình của túi thị trường (market basket) là số bình quân gia quyền
các mức giá của các sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng mua.
- Chỉ số giá cả: là chỉ tiêu phản ánh tương quan giá cả trung bình của một
thời kỳ so với thời kỳ gốc.
- Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ (%) giữa số người thất nghiệp với tổng số lực
lượng lao động xã hội. (những người thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao
động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là giá trị của toàn bội lượng hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một nước tính trong một thời kỳ (thường
là 1 năm).
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, được tính trong một thời kỳ (thường
là trong 1 năm).
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 2 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
3. BIỂU HIỆN CỦA LẠM PHÁT:
Mức giá chung của hàng hóa dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất
định, giá trị đồng tiền giảm.
4. ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT:
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát tính bằng GNP danh nghĩa/GNP
thực tế. Trong thực tế nó được thay thế bằng chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán
buôn.
Ip = ∑ip . d .
(ip: chỉ số giá cả từng loại nhóm hàng; d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng)
Một cách tính chỉ số lạm phát (tỷ lệ lạm phát) khác dựa vào tỷ lệ thay đổi của
chỉ số giá.
Tỷ lệ lạm phát: là tỷ lệ tăng hàng năm (%) trong mức giá trung bình của hàng
hóa dịch vụ. Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tỷ lệ (%) thay đổi của chỉ số giá cả. Chỉ số
giá cả có các loại như sau: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI).
Chỉ số giá năm (t) – Chỉ số giá năm (t-1)
r(t) =
% Chỉ số giá năm (t-1)
Trong đó:
Giá trung bình của túi thị trường năm (t)
CPI năm t =
Giá trung bình của túi thị trường năm gốc
(năm gốc = năm cơ sở = base year)
5. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT:
- Có nhiều cách phân loại lạm phát, khi căn cứ vào những tiêu thức khác nhau,
ta có cách phân loại khác nhau. Nhưng nhìn chung có 2 cách phân loại lạm phát.
5.1. Căn cứ vào khả năng dự báo:
- Lạm phát dự báo: là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến, lạm phát này không
xảy ra những tỗn thất lớn cho nền kinh tế vì dự báo và kiểm soát được. Tuy nhiên lạm
phát dự báo có hai ảnh hưởng không tốt với nền kinh tế đó là: tạo chi phí cơ hội cho
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 3 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
việc giữ tiền và kích thích gia tăng khối tiền giao dịch trong nền kinh tế.
- Lạm phát ngoài dự báo: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự báo của mọi
người. Khi đó:
Tỷ lệ lạm phát thực = TLLP dự đoán + TLLP ngoài dự đoán.
Loại lạm phát này rất nguy hiểm nó gây ra sự phân phối lại của cải trong dân chúng
(giữa người đi vay và người cho vay, người trả lương và người hưởng lương,…)
5.2. Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát:
- Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10%/năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này
nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định
đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra với
tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…Có thể nói lạm phát vừa
phải tạo tâm lý cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này
các hãng kinh doanh có khoảng thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho
sản xuất, kinh doanh.
- Lạm phát phi mã : Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2
con số 1 năm. Ở mức 2 con số, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng,
gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích
trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất
bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế
nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh
khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực tế của người lao động bị
giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố
thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.
Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.
Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường
diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Vì vậy các
nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 4 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
lạm phát dưới 50% một năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ
lệ lạm phát trên 50%; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%
một năm.
6. NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chẳng hạn thời tiết không thuận,
mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên. Giá nguyên vật liệu
tăng làm cho giá hàng tiêu dùng tăng lên. Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũng
tăng theo, dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng. Tăng lương đẩy giá lên cao. Tóm lại,
lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3
cách.
- Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức
cung tiền.
- Theo học thuyết Keynes, lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch
vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo).
- Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất (chi
phí đẩy).
Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên
nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau.
7. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ:
7.1. Đối với lĩnh vực sản xuất:
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến
động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của
đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản
xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu
một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản
rất lớn.
7.2. Đối với lĩnh vực lưu thông:
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá.
Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 5 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do đó nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên
lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong
lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều
này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.
7.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số
người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do
lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay,
cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không
làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi
vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng.
Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng
kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi
khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
7.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước:
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá. Khi lạm
phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho
thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và
kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ
sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành,
các lĩnh vực dự định được Chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không
có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng
cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được.
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 6 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
Chương 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2006-2009
Trong điều hành vĩ mô phát triển kinh tế, mọi quốc gia trên thế giới đều phải
quan tâm tới chính sách tài chính, tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế, chống lạm phát.
Theo dõi tình hình lạm phát là công việc thường xuyên của mọi nhà nước. Ở Việt nam
trong giai đoạn 2006-2009, từ công bố qua các năm của tổng cục thống kê Việt Nam ta
có biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu
dùng nhằm phán ánh tình hình lạm phát như sau:
SO SÁNH CPI VÀ GDP CỦA VIỆT NAM
TỪ 2006 - 2009
25.00% 22.97%
20.00%
15.00% 12.63% CPI
8.17% 8.38% GDP
10.00% 6.60% 6.88%
6.23% 5.32%
5.00%
0.00%
2006 2007 2008 2009
(Nguồn: Tổng CụcThống Kê)
1. CÁC LOẠI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM:
Theo các chuyên gia, lạm phát hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm phát
tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làm
cho tình trạng nay càng trở nên xấu hơn.
1.1. Lạm phát tiền tệ:
Do việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ không nghiêm, quản lý yếu
kém… dẫn tới lượng cung tiền trong lưu thông đã vượt quá lượng tiền cần có trên thị
trường nhiều lần do đó dẫn tới lạm phát.
Sự mất cân đối cơ cấu đầu tư và kém hiệu quả - đặc biệt là khu vực đầu tư công
với những khoản chi tiêu ngân sách (cụ thể là: chi tiêu ngân sách năm sau cao hơn năm
trước, các vụ việc tiêu cực, hiệu quả chi tiêu ngân sách thấp, nhiều công trình kéo dài,
tốn kém, hiệu quả thấp..) đã đưa một lượng tiền mặt lớn ra thị trường.
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 7 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
Đó là cơ chế nới lỏng tiền tệ ưu tiên tăng trưởng từ các năm trước. Khi nhìn vào
2 con số: tốc độ tăng M2 tính dồn từ 2005 đến 2007 tăng 92%. Như vậy, tốc độ tăng
M2 trong 3 năm trước đã gấp 3,7 lần tốc độ tăng GDP là quá cao so với cũng con số
này bình quân tại các nước trong khu vực thường không lớn hơn 1,5 lần.
Đó là việc lượng ngoại tệ tăng mạnh. Năm 2007 đầu tư nước ngoài vào Việt
nam tăng cao, kiều hối cũng tăng đáng kể, riêng hai khoản này cũng đã gần 30 tỷ
USD. Với lượng tiền đó đòi hỏi phải có lượng tiền VNĐ lớn tung ra thị trường, làm
cho lượng tiền mặt trên thị trường tăng lên. Tình trạng Đôla hoá ở Việt Nam còn khá
nặng nề, đã trở thành một nhóm trong những nhóm nhân tố tác động trực tiếp đến
chính sách tiền tệ (CSTT) nên việc kiểm soát lạm phát càng trở nên khó lường hơn.
Khi USD lên giá rất mạnh so với VND ngay cả khi chính đồng USD lúc đó đang bị
mất giá mạnh so với các đồng tiền thông dụng quốc tế khác. Trong khi tại Việt Nam,
đồng USD sau khi mất giá mạnh so với VND vào quí I/2008, có lúc tỷ giá tụt xuống
15.300đ/USD, lại lên giá tới 9,38%: 16000đ/USD tháng 10/2007 so với hơn
17.500đ/USD cuối tháng 6/2008.
1.2. Lạm phát cầu kéo:
Bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế, thường chỉ diễn ra đối với từng nền kinh tế cá
biệt. Nguyên nhân là tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô đầu tư lớn và dàn trải, hiệu
quả đầu tư thấp, vượt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên tiềm năng của nền kinh tế.
Năm 2006, 2007 , nền kinh tế phát triển nóng khiến cho nhu cầu quá lớn trong khi khả
năng cung ứng có hạn, mất cân đối này làm giá cả tăng liên tục với tỷ lệ cao. Điều này
thể hiện rõ nhất ở mất cân đối cao giữa cung cầu, cung luôn thấp hơn cầu (năng lượng,
nhân lực chất lượng cao, tắc nghẽn mạch thông tin liên lạc, hạ tầng quá tải, công trình
– dự án chậm tiến độ ...). Nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,5 – 9% trong năm
2008 dẫn tới mất cân đối cung cầu làm lạm phát tăng cao.
1.3. Lạm phát chi phí đẩy:
Nguyên nhân là giá vật tư đầu vào tăng. Trong năm qua, nhiều loại nguyên vật
liệu giá tăng rất cao như dầu mỏ, than đá, sắt thép, nhựa, … Những loại chi phí tăng
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 8 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất cao đối với
nhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệp tăng giá bán
hàng hoá của mình. Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thị trường tăng mạnh
mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát.
Năm 2007 và năm 2008, giá dầu tăng cao tác động tới hầu hết các ngành sản
xuất trong nước, dẫn tới tăng giá bán ở đầu ra. Giá dầu tăng đã thực sự đẩy lạm phát
cao. Do vậy, việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ những nền kinh tế tăng trưởng nóng
cũng bao hàm việc nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó.
2. CÁC NHÓM NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM:
Theo TS Nguyễn Đình Thọ, Đại học ngoại thương Hà Nội thì cho rằng tại thời
điểm năm năm 2007 lạm phát ở Việt Nam hội tụ đủ các nguyên nhân như sau:
2.1. Nhóm thứ nhất có nguồn gốc từ các yếu tố bên trong của nền kinh tế.:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua và việc gia nhập WTO
đầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Sự mở rộng
mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổng
cầu tăng nóng. Tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỉ đồng,
chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỉ
USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm 2006. Tổng chi ngân
sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 11,7% so với dự toán năm. Bội
chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 4,95% GDP. Thâm hụt cán cân
thương mại là 14,12 tỉ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp hơn 2,5
lần so với năm 2006. Tổng cầu tăng nóng vượt quá khả năng của một nền kinh tế còn
tồn tại nhiều vấn đề "thắt cổ chai" liên quan tới hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp luật đã
làm gia tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận việc gia tăng đầu tư nước
ngoài và đầu tư công vào kết cấu hạ tầng tạo cơ hội nhiều hơn thách thức, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề "thắt cổ chai", tạo đà phát triển bền
vững trong dài hạn.
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 9 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
2.2. Nhóm thứ hai có nguồn gốc từ các yếu tố bên ngoài:
Đó là giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với sự
mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào,
đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003. Giá dầu lửa đã tăng từ
53,4 USD/thùng tháng 1-2007 lên 89,4 USD/thùng tháng 12-2007, và đạt đỉnh mới
125,96 USD/thùng vào ngày 9-5-2008. Tốc độ tăng giá năng lượng, đặc biệt là giá
lương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là nguyên nhân dẫn tới tình
trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới. Đến cuối năm 2007, lạm
phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% và đến tháng 4-2008, tỷ lệ này
đã là 21,42%. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn gấp đôi mức lạm phát của
một số nước trong khu vực.
Tác động của lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam thường cao hơn gấp đôi các
nước khác trong khu vực là do Việt Nam thực thi chính sách neo giá đồng nội tệ với
USD. Kết quả là, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2004 đến nay, đồng Việt Nam có
xu hướng mất giá danh nghĩa, trong khi đồng tiền của các nước khác trong khu vực có
xu hướng lên giá danh nghĩa so với đồng USD.
Giá hàng hóa, nguyên liệu trên thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây là do
tăng trưởng cầu thế giới tăng nhanh hơn tốc độ tăng cung với bằng chứng là lượng
hàng tồn kho hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh. Đồng USD mất giá danh nghĩa làm
cho giá hàng hóa tính theo đồng tiền khác như EUR, GBP giảm tương đối và càng
khuyến khích cầu. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư trên thế giới gia tăng mua hàng hóa đề
phòng vệ rủi ro mất giá USD. Kết quả là giá hàng hóa nguyên liệu tăng lên cao hơn
mức bình thường, tăng do tăng cầu và tăng do USD mất giá.
Các nước trong khu vực có điều chỉnh nâng giá nội tệ tương ứng với mức mất
giá danh nghĩa của Mỹ (đo bằng chỉ số tỷ giá hiệu lực danh nghĩa NEER) sẽ điều
chỉnh giảm được tác động tăng giá do mất giá đồng USD. Hình 3 minh họa mức biến
động giá lương thực theo nội tệ của các nước so với giá danh nghĩa của đồng USD và
tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER). Có thể nhận thấy, giá lương thực thế giới tính theo
VNĐ cao hơn mức giá tính theo USD do đồng Việt Nam mất giá so với USD. Giá
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp Đêm 01 – Cao học K19 - 10 -
“Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, thực trạng và giải pháp”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Hằng
lương thực theo bạt (Thái Lan) và nhân dân tệ (Trung Quốc) còn có phần rẻ hơn mức
tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) của Mỹ. Chính nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt,
Thái Lan và Trung Quốc giảm được tác động sốc giá lương thực từ nước ngoài. Việt
Nam thi hành chính sách neo tỷ giá và vì vậy đã nhập khẩu lạm phát giá lương thực
theo USD. Đây có thể là nguyên nhân chính làm cho lạm phát ở Việt Nam cao hơn các
nước trong khu vực.
2.3. Nhóm nguyên nhân tiếp theo
Đó là yếu tố tiền tệ với tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tăng quá
nhanh trong những năm vừa qua. Trong ba năm từ 2005 đến 2007, cung tiền tăng
135% nhưng GDP chỉ tăng 27%. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín
dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006. Tính đến 31-12-2007,
tổng