Tiểu luận Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm sữa không đường lactoza tại công ty Lothamilk

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài tiểu luận Ngày nay với nhu cầu ngày càng cao trong đời sống; không chỉ bia, nước giải khát hay cà phê, mà ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tươi, cũng đang chứng minh mình là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu ở mức 2 con số trong các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Sữa được xem là một thực phẩm lý tưởng bởi vì trong sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Có thể nói, thị trường sữa đang có những bước phát triển nhanh chưa từng thấy trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Bình quân, ngành này tăng trưởng 17%/năm trong giai đoạn 2011 -2016.

doc24 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 4232 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm sữa không đường lactoza tại công ty Lothamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC -----š›&š›----- TIỂU LUẬN LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM SỮA KHÔNG ĐƯỜNG LACTOZA TẠI CÔNG TY LOTHAMILK GVHD: PGS.TS.NGƯT VÕ PHƯỚC TẤN HVTH: Nguyễn Thị Thanh Thủy MSHV: 16000062 Lớp : 16CH01 – Khoá 9 Bình Dương – Năm 2017 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài tiểu luận Ngày nay với nhu cầu ngày càng cao trong đời sống; không chỉ bia, nước giải khát hay cà phê, mà ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tươi, cũng đang chứng minh mình là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu ở mức 2 con số trong các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Sữa được xem là một thực phẩm lý tưởng bởi vì trong sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Có thể nói, thị trường sữa đang có những bước phát triển nhanh chưa từng thấy trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Bình quân, ngành này tăng trưởng 17%/năm trong giai đoạn 2011 -2016. Đối với trẻ nhỏ và cả người lớn, nhu cầu uống sữa để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa như canxi và vitamin D là rất lớn. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa gặp phải những triệu chứng như trên, người ta ngại uống sữa hoặc thậm chí dừng hẳn việc hấp thu nguồn dinh dưỡng quan trọng này. Do đó, nắm được thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tôi chọn đề tài tiểu luận: “LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI: SỮA KHÔNG ĐƯỜNG LACTOZA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA LOTHAMILK” làm bài tiểu luận của mình. Mục tiêu tiểu luận Tìm hiểu về nhu cầu sữa không đường lactoza hiện nay tại Việt Nam, công ty cổ phần sữa Lothamilk tạo ra sản phẩm mới: “sữa không đường lactoza” nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đem đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn phù hợp nhất và sự biến chuyển mạnh mẽ của doanh nghiệp khi đưa ra một sản phẩm mới. Phân tích, đánh giá thực trạng Marketing sản phẩm mới: “sữa không đường lactoza” của công ty cổ phần sữa Lothamilk. Định hướng chiến lược cho hoạt động Marketing sản phẩm mới Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới: “sữa không đường lactoza” của công ty cổ phần sữa Lothamilk. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: tình hình marketing về sản phẩm sữa không đường lactoza nói chung và thực trạng marketing sản phẩm mới của công ty cổ phần Lothamilk. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Một số nội dung chủ yếu nhất của Lý luận Marketing; nghiên cứu tài liệu và xem xét thực trạng Marketing sản phẩm sữa không đường lactoza; khảo sát tình hình Marketing tại các công ty sữa khác từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của công ty cổ phần sữa Lothamilk Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, nghiên cứu là chủ yếu, đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Số liệu sử dụng trong bài tiểu luận là số liệu thứ cấp từ sách báo, truyền hình, internet, và các tài liệu tham khảo liên quan. Kết cấu đề tài: gồm 03 chương. Chương I: Cơ sở lý luận về Quản trị Marketing. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần sữa Lothamilk. Chương III: Lập kế hoạch Marketing sản phẩm sữa không đường lactoza cho công ty CP sữa Lothamilk. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ MARKETING Khái niệm Marketing chính là hoạt động của các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch nhằm tạo ra, truyền tải thông tin, phân phối và trao đổi hàng hóa có giá trị cho khách hàng, các đối tác phân phối và cho toàn xã hội. Một cách ngắn gọn và chính xác nhất theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra” Mục tiêu của Marketing Mang đến giá trị cho khách hàng bằng cách giúp khách hàng thỏa mãn hơn, việc đánh giá của khách hàng về hàng hóa và dịch vụ theo hướng hàng hóa hay dịch vụ đó có thõa mãn nhu cầu và mong đợi của họ hay không. Giá trị mang đến cho khách hàng là giá trị bằng với lợi ích trừ cho chi phí. Lợi ích: là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng mong đợi ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhất định, có thể bao gồm lợi ích cốt lõi của sản phẩm, lợi ích từ các dịch vụ kèm theo sản phẩm, chất lượng và khả năng nhân sự của nhà sản xuất, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Chi phí: là toàn bộ chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. Người mua đánh giá các chi phí này cùng với chi phí tiền bạc để có một ý nhiệm đầy đủ vể tổng chi phí của khách hàng. Sự thỏa mãn của khách hàng là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi ích mà một sản phẩm thực tế đem lại so với những gì người đó kỳ vọng. Phân loại Marketing: Ta có thể phân loại Marketing theo hai loại sau: 1.3.1 Marketing truyền thống hay Marketing cổ điển: Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó trên các kênh lưu thông. Như vậy, về thực chất Marketing cổ điển chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh chóng những hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và không chú trọng đến khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn nếu chỉ quan tâm đến khâu tiêu thụ thì chưa đủ mà còn cần quan tâm đến tính đồng bộ của cả hệ thống. Việc thay thế Marketing cổ điển bằng lý thuyết Marketing khác là điều tất yếu. 1.3.2 Marketing hiện đại: Sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Marketing hiện đại đã chú trọng đến khách hàng hơn, coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa và khách hàng và nhu cầu của họ đóng vai trò quyết định. Mặt khác do chú ý đến tính đồng bộ của cả hệ thống nên các bộ phận, đơn vị đều tập trung tạo lên sức mạnh tổng hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của Marketing là tối đa hoá lợi nhuận nhưng đó là mục tiêu tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn lại là sự thoả mãn thật tốt nhu cầu khách hàng. Đặc trưng của ngành sữa Việt Nam Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực. Giai đoạn 2006-2016, mức tăng trưởngng bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc. Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại vẫn đang ở mức thấp. Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu dùng sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Mức tiêu dùng sữa bình quân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều so với các nước châu Á khác. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA LOTHAMILK 2.1 Giới thiệu tổng quan về Lothamilk 2.1.1 Lịch sử hình thành: Công ty cổ phần Lothamilk tiền thân là Công ty liên doanh Bò sữa Đồng Nai TNHH đi vào hoạt động từ năm 1997. Công ty Cổ phần Lothamilkhoạt động theo giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần. Mã số doanh nghiệp 3600361211. Đăng ký lần đầu ngày: 30 tháng 6 năm 2008. Đăng ký lần 2 ngày: 17 tháng 9 năm 2015. 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh: - Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. - Chăn nuôi trâu, bò. - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm thủy sản. - Hoạt động của các cơ sở thể thao. - Kho bãi lưu giữ hàng hóa. - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. - Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ, hội họp, đám cưới... ). - Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí. - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ: Lothamilk với chức năng sản xuất và cung cấp cho thị trường các dòng sữa chiết xuất từ thiên nhiên. Hiện công ty đang cung cấp 10 loại sản phẩm thuộc 03 nhóm: sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn, sữa chua uống thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Lothamilk với lợi thế thu mua rồi tự sản xuất ra thị trường. Do đó, nhiệm vụ của công ty phải làm như thế nào để giữ vững và phát triển các liên minh cung cấp sữa tạo ra nguồn cung bền vững cho công ty. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, sữa tươi thanh trùng, sữa chua uống, yogurt mang hương vị thuần khiết như những buổi sớm cao nguyên được vận chuyển khắp miền nam vượt bao cung đường để sát cánh cùng những người sành ăn, luôn muốn thưởng thức những điều mới mẻ, tinh khiết và độc đáo. Lothamilk mang trên vai mình truyền thống và kỳ vọng của thế hệ đi trước sẽ tiếp tục viết nên giấc mơ về một cao nguyên trắng, góp phần cho sự lớn mạnh về tầm vóc và trí tuệ của người Việt. 2.1.4 Kết quả kinh doanh: Công ty Cổ phần Lothamilk có vốn pháp định 1,96 triệu USD (trước là Công ty Liên doanh Bò sữa Đồng Nai). Công ty Great Water International Corporation Limited - Đài Loan (do ông Wang Tai Shan đại diện) góp 70% vốn bằng tiền mặt và thiết bị. Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai góp 30% vốn bằng 48 ha đất với thời hạn 35 năm. Năm 2008, liên doanh này chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần. Sau chuyển đổi, Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai chiếm 30% vốn điều lệ; Dofico chiếm 22%, Công ty Great Water International Corporation Limited chiếm 48%. Tuy những năm gần đây kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Lothamilk không đạt như kỳ vọng do rủi ro trong đầu tư bất động sản và chứng khoán nhưng Lothamilk – một thương hiệu sữa cho miền nam Việt Nam, Lothamilk muốn vươn mình đứng dậy bằng một sản phẩm mới: sữa không đường lactoza! 2.2 Phân tích môi trường Marketing: phân tích SWOT của Công ty cổ phần Lothamilk 2.2.1 Điểm mạnh. Thương hiệu: Đi sau những ông lớn của ngành sữa, nhưng với những bước cơ bản của mình, Lothamilk đang củng cố một chỗ đứng vững chắc trên thị trường sữa trong nước. Thương hiệu Lothamilk gắn liền với các sản phẩm sữa thanh trùng, sữa chua ăn, và sữa chua uống với nhiều hương vị khác nhau. Marketing hiệu quả: Các chương trình quảng cáo, PR, Marketing mang lại hiệu quả cao. Mạng lưới phân phối: sản phẩm được hệ thống các siêu thị, cửa hàng phân phối có uy tính như: siêu thị Co.op Mart: là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Citi Mart: hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi tập trung ở các khu trung tâm và dân cư cao cấp, Maxi Mart: siêu thị quy mô lớn, kèm thu mua sắm với các quầy hàng cá nhân,đa dạng hàng hóa và phân bố ở khu vực trung tâm đông dân cư, Lotte Mark: là tập đoàn bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc với kế hoạch phát triển dài hạn tại Việt Nam, đây cũng là nguồn lực marketing không phải công ty nào cũng đạt được. Dịch vụ cung ứng tối ưu – 24h sản phẩm từ nhà máy đến người tiêu dùng Lãnh đạo và quản lý giỏi giàu kinh nghiệm: Nguồn lực tài chính lớn, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, năng động với các chuyên gia về quản lý nước ngoài. Nguồn nguyên liệu: Công ty có thế mạnh là tự sản xuất và chế biến nên không bị động về phần nguyên liệu. Hoàn toàn là sữa tươi nguyên chất từ trang trại bò sữa của công ty, khí hậu ôn đới quanh năm. Mối quan hệ với các nguồn cung cấp nguyên liệu, máy móc, các cổ đông chiến lược là góp phần lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Quy trình công nghệ Kỹ thuật sản xuất hiện đại với công nghệ thanh trùng cao. Quy trình sản xuất khép kín từ đồng cỏ đến ly sữa sạch. Quản lý chất lượng từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất và phân phối. Không chất bảo quản. Sữa được chế biến bằng máy móc và thiết bị nhập hoàn toàn từ Machinechdel Lekkerkerker (The Netherlands)_công ty này cũng là nhà cung cấp hệ thống làm sạch tự động CIP cho toàn nhà máy. Hộp giấy được nhập khẩu 100% từ Sam Ryoong Co (Korea). Máy rót và đóng hộp tự động: Shikoku Kakoki Co (Japan). Thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm: Dai han Scientific (Korea). Bằng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và chuỗi cung ứng được quản lý khoa học, Lothamilk xin góp vào thực đơn của giới sành ăn một hương vị mới, hương vị của cỏ khô, bắp non, của sương sớm và tình yêu thật từ cao nguyên. 2.2.2 Điểm yếu Thương hiệu cũng còn non trẻ trên thị trường nên cũng chưa được nhiều người quan tâm. Sản phẩm còn nhiều hạn chế chưa đa dạng, chưa sản xuất được sữa đặc như vinamik hay sữa bột như nutifood, Chi phí vận chuyển cao. 2.2.3 Cơ hội Với quy mô dân số trên 95 triệu dân, tốc độ tăng trưởng bình quân 1.2%/ năm thì Việt Nam là thị trường hấp dẫn thị trường tiêu thụ sữa nước có tiềm năng tăng trưởng. Theo đánh giá của Euromonitor International, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, năm 2014 doanh thu ngành sữa Việt Nam đạt 75.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% và và năm 2015 ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23%. Euromonitor International cũng khẳng định, sữa  là một trong những ngành tiêu dùng tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam năm 2014, với mức 17% năm 2013. Trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ được dự báo tăng trưởng 9%/năm, đạt mức 27 - 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020, trong khi ở thời điểm 2014 là 19 - 20 lít sữa/người/năm. 2.2.4 Thách thức. Thị trường sữa cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu lớn như Vinamilk, dutch lady, Nutifood, MeadJonhson, Abbott, Anline, Enfa, Đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mọi sai sót về chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương hiệu. Tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam là thử thách lớn đối với Lothamilk và các doanh nghiệp trong ngành. CHƯƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM SỮA KHÔNG ĐƯỜNG LACTOZA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN LOTHAMILK 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển Lothamilk quyết tâm trở thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chính trong thị trường sữa Việt Nam bằng việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cùng những dịch vụ tuyệt vời nhất đến tất cả đối tượng khách hàng thân thương.  Lothamilk chân thành, chăm chỉ và hiếu khách,... Đó là truyền thống, là bản sắc, là giá trị mà Lothamilk muốn mang đến. 3.2 Kế hoạch Marketing sản phẩm sữa mới không đường Lactoza cho công ty cổ phần Lothamilk 3.2.1. Nghiên cứu thị trường Thị trường sữa Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng của ngành năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 17%/năm trong giai đoạn 2011-2015 Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2015 ngành sữa Việt Nam đã ghi nhận mức sản lượng sản xuất sữa các loại cao nhất từ trước đến nay, với 97.3 nghìn tấn sữa bột và 1,103.8 triệu lít sữa tươi.  Sau khi đi ngang về tăng trưởng trong các năm 2011 và 2012 thì đến năm 2013, doanh thu toàn ngành đã bắt đầu tăng mạnh, năm sau tăng cao hơn năm trước. Cho đến năm 2015, tổng doanh thu toàn ngành ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,7% so với năm trước, là mức cao nhất trong lịch sử ngành. Thực tế, tiềm năng tiêu thụ của thị trường sữa Việt Nam được đánh giá còn rất lớn. Theo dự báo của Euromonitor International, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, trong những năm tới ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 9%/năm và đạt mức 27-28 lít sữa/người/năm vào năm 2020, nhờ vào một số yếu tố sau: Dân số đông: Việt Nam là quốc gia đông dân với quy mô hơn 91 triệu dân trong năm 2015 và tốc độ tăng trưởng trung bình là 1.2%/năm; Thu nhập bình quân tăng: Bình quân từ năm 2008 đến năm 2014 tỷ lệ tăng trưởng GDP/người của Việt Nam khoảng 14.8%/năm và thu nhập bình quân đầu người bình quân tăng 17.7%/năm. Trung bình cả nước có thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2014 là 2.64 triệu VNĐ/tháng; Mức sống đang tăng: Cùng với sự gia tăng trong thu nhập, mức sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao, thể hiện ở mức chi tiêu bình quân mỗi người có xu hướng gia tăng qua các năm. Theo dự đoán, với thu nhập tăng lên và chi tiêu ngày càng thoải mái, người Việt sẽ uống sữa ngày càng nhiều và đạt mức 27 -28 lít sữa/người/năm vào năm 2020. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa nước khác nhau, có đủ mùi hương, đủ thành phần như nha đam, dâu, kiwi,Đa số đều tiếp cận đến đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ, người trưởng thành cho đến người lớn tuổi. Bên cạnh đó cũng có một số đối tượng không thể dùng sữa được do triệu chứng sôi bụng khó tiêu do cơ thể không dung nạp đường lactose. Đối thủ cạnh tranh của Lothamilk là lothamilk, vinamilk, dutch lady, Đặc biệt, với sản phẩm sữa mới không đường lactoza này hiện đã được Vinamilk - nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam – tự hào cho ra đời lần đầu tiên tại Việt Nam sản phẩm mới sữa tiệt trùng không Lactoza bổ sung thêm Canxi và Vitamin D từ tháng 11/2013, dòng sản phẩm sữa này đã được người tiêu dùng Việt Nam biết đến và sử dụng ngày càng nhiều. 3.2.2. Phân khúc thị trường và định hướng nhóm khách hàng mục tiêu - Công ty sẽ tồn tại và phát triển thành công hơn trong một phân khúc thị trường nhất định chứ không phải tất cả khách hàng đều là khách hàng của doanh nghiệp. Thị trường ngày nay đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp là mối đe dọa cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, khách hàng mục tiêu của công ty là dành cho tất cả mọi người thì sẽ không có ai là khách hàng của doanh nghiệp. - Công ty cần có được một bức tranh rõ ràng để doanh nghiệp hướng theo. Hãy nắm bắt và hướng theo đúng phân khúc mà doanh nghiệp lựa chọn, phải chắc chắn rằng phân khúc đó lôi cuốn doanh nghiệp và việc tiếp xúc nó ít có trở ngại nhất. Tất cả sẽ rất tồi tệ nếu như phân khúc thị trường mà doanh nghiệp không thể đối thoại được với nó hay bạn phải tiêu tốn một khoản tiền rất lớn trong lúc tiếp cận nó. Thị trường tôi chọn là nhóm khách hàng người già và trẻ em. Nhóm khách hàng mục tiêu là có độ tuổi từ trên 45 và dưới 10 tuổi. 3.2.3. Hình thành ý tưởng về sản phẩm - Những lựa chọn trong ý tưởng về sản phẩm như giá trị, nhu cầu và mong muốn nào của khách hàng cần được thỏa mãn. - Việc hình thành ý tưởng về sản phẩm gắn liền với việc xây dựng thông điệp marketing của doanh nghiệp không chỉ giúp khách hàng nhìn thấy triển vọng của doanh nghiệp mà nó còn thuyết phục họ trở thành khách hàng của mình. Vì thông điệp marketing phải được hổ trợ bởi tất cả các ý tưởng, nguồn lực của doanh nghiệp và được đẩy mạnh hơn nhờ các công cụ marketing như quảng cáo. - Yếu tố hình thành về sản phẩm thể hiện triển vọng của doanh nghiệp đối với một vấn đề nào đó, và chắc chắn rằng vấn đề đó là quyết tâm, là sự sống còn của doanh nghiệp. Nhấn mạnh được yếu tố chỉ có doanh nghiệp của mình là duy nhất đưa ra được sản phẩm đó bên cạnh nhấn mạnh được lợi ích khách hàng sẽ nhận được và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Lợi ích của sản phẩm: Sản phẩm này giúp người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm thưởng thức hương vị thơm ngon của sữa và hấp thu các dưỡng chất từ sữa mà không ngại hiện tượng không sôi bụng, khó tiêu do cơ thể không dung nạp lactose. Lactose có trong sữa đã được chuyển hóa thành 2 loại đường dễ hấp thu gồm glucose và galactose. Lactose là một loại đường chủ yếu có trong sữa và được tiêu hóa trong ruột nhờ sự trợ giúp của men lactase. Men lactase giúp cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản dễ hấp thu hơn là galactose và glucose. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể bạn sẽ không dung nạp được lactose, dẫn đến tình trạng đường lactose (không được hấp thu) bị lên men, gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy Đặc điểm: Không Lactoza giúp hạn chế hiện tượng sôi bụng, dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm Canxi & Vitamin D giúp phòng ngừa loãng xương. Sữa được xử lý bằng công nghệ tiệt trùng hiện đại, hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản. Sản phẩm này tuy không bổ sung đường nhưng có vị ngọt nhẹ tự nhiên nhờ công nghệ lên men tiên tiến. 3.2.4. Thiết lập mục tiêu và marketing hỗn hợp Tiếp thị hỗn hợp (Marketing M
Luận văn liên quan