Tiểu luận Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Mọi người đều biết rằng, triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề, trong đó có một vấn đề cơ bản lớn, bao quát và chi phối tất cả các hệ thống triết học - đó là quan hệ giữa tư duy với tồn tại (hay ý thức với vật chất). Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của toàn bộ triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại". Vấn đề cơ bản của triết học thể hiện rõ sự đối lập biện chứng giữa vật chất và ý thức. Sự đối lập này vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức trở thành vấn đề cơ bản lớn của triết học, vì việc giải quyết vấn đề này là điểm xuất phát, là cơ sở để giải quyết tất cả các vấn đề khác của triết học. Đồng thời nó là tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng để xác định lập trường thế giới quan của các nhà triết học và học thuyết triết học của họ. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Thứ nhất, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?. Trong lịch sử triết học, việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã phân chia các nhà triết học và học thuyết của họ thành hai trường phái lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới khoa học Mác – Lênin ; là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật ; là hệ thống quan điểm lý luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học. Do đó, nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênnin.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT CẤU BÀI TIỂU LUẬN ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lịch sử hình thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) II. Quá trình phát triển, bản chất của CNDVBC 1. Quá trình phát triển 2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng III. Vai trò (ý nghĩa phương pháp luận) của CNDVBC 1. vai trò (ý nghĩa phương pháp luận) của chủ nghĩa duy vật biện chứng Xây dựng một phương pháp khách quan trong việc xem xét, giải quyết các hiện thực thế giới Phát huy tính năng động chủ quan kết hợp một cách khoa học giữa điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan chống tư tưởng duy ý chí trong hoạt động thực tiễn 2. Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay KẾT LUẬN ĐẶT VẤN ĐỀ Mọi người đều biết rằng, triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề, trong đó có một vấn đề cơ bản lớn, bao quát và chi phối tất cả các hệ thống triết học - đó là quan hệ giữa tư duy với tồn tại (hay ý thức với vật chất). Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của toàn bộ triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại". Vấn đề cơ bản của triết học thể hiện rõ sự đối lập biện chứng giữa vật chất và ý thức. Sự đối lập này vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức trở thành vấn đề cơ bản lớn của triết học, vì việc giải quyết vấn đề này là điểm xuất phát, là cơ sở để giải quyết tất cả các vấn đề khác của triết học. Đồng thời nó là tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng để xác định lập trường thế giới quan của các nhà triết học và học thuyết triết học của họ. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Thứ nhất, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?. Trong lịch sử triết học, việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã phân chia các nhà triết học và học thuyết của họ thành hai trường phái lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới khoa học Mác – Lênin ; là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật ; là hệ thống quan điểm lý luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học. Do đó, nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênnin. Do vậy, sau thời gian được học môn Triết học và được sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Văn Lực, tôi đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề "Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng". I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG. Triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề chung, nhưng vấn đề trung tâm là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần. Trong thế giới có vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học. Ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen viết tiếp: “Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội... Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay. Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó... những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Phạm trù vật chất là một trong những phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật, nó chứa đựng nội dung thế giới quan và phương pháp luận rất khái quát và sâu sắc, do vậy ta phải nhận thức đúng đắn phạm trù này. Trong các học thuyết triết học duy vật trước, vật chất được coi là thực thể, cơ sở đầu tiên bất biến của tất cả sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Quan niệm về vật chất của các nhà duy vật cổ đại mang tính trực quan cảm tính, thể hiện ở chỗ họ đã đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể, coi đó là cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại. Ví dụ triết học Ấn Độ cổ đại phái Cha-rơ-vác coi cơ sở đầu tiên là đất, nước, lửa và không khí. Trường phái Mi-lê của triết học Hy Lạp cổ đại coi cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là nước (Ta-lét), không khí (A-na-xi-men). Còn Hê-ra-clít lại coi lửa là cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại. Lơ-xíp và Đê-mô-crit, những nhà nguyên tử luận cổ đại, đều thừa nhận có hai cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại đó là nguyên tử và trống rỗng. Các ông cho rằng: sự đa dạng của thế giới phụ thuộc vào sự liên hợp khác nhau của các nguyên tử - các hạt vật chất nhỏ bé nhất không thể phân chia được nữa. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề này mà các học thuyết triết học chia ra làm hai trào lưu chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức. Ý thức phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người. Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản và chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG. 1. Quá trình phát triển Từ khi triết học ra đời, sự phát triển của thế giới quan duy vật gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Tương ứng với ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng a. Triết học duy vật cổ đại (Duy vật chất phác – ngây thơ) Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên với những thành tựu rực rỡ như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Hy lạp - La Mã. Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Vì, quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạn vật, vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác nhưng nó phụ thuộc vào vật chất. Anghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thuỷ, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và người đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất và đã đồng nhất vật chất với một số dạng vật chất cụ thể hoặc thuộc tính của nó. Những kết luận của chủ nghĩa duy vật cổ đại còn mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay Thượng đế. b. Chủ nghĩa duy vật phục hương và cận đại (Duy vật siêu hình) Siêu hình là thuật ngữ triết học phản ánh khuynh hướng phát triển của triết học duy vật từ thời kỳ phục hưng đến thời cận đại, còn được gọi là triết học tự nhiên. Xét về mặt thế giới quan là duy vật, nhưng về phương pháp luận lại ảnh hưởng bởi phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên (phương pháp thực nghiệm) của thời kỳ này, nhất là khoa học vật lý. Chủ nghĩa duy vật siêu hình xuất hiện từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao ở thế kỷ XVII – XVIII. Trước đây, tri thức của các lĩnh vực khoa học còn là một bộ phận trực tiếp của triết học. Đến thời kỳ này nảy sinh nhu cầu các ngành hoa học cụ thể tách ra khỏi triết học trở thành các ngành khoa học cụ thể, độc lập; dùng phương pháp nghiên cứu thật chi tiết nhằm phát hiện các thuộc tính, những qui luật của vật chất như tính năng, tác dụng, độ bền vật liệu… Từ đó làm xuất hiện phương pháp mới trong khoa học tự nhiên – phương pháp thực nghiệm và cũng trên cơ sở đó xuất hiện sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình trong triết học duy vật. Phương pháp siêu hình xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tĩnh tại, không vận động, không biến đổi. Triết học duy vật thời kỳ này đại diện cho những tư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, nhà thờ trung cổ. Trong số các đại biểu cơ bản của triết học duy vật thời kỳ này là triết học duy vật Pháp với những quan điểm của Metri (La Mettrie), Điđơrô (Diderot Denis), Hônbách (Holbach Paul Henri), chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác – Anghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII, đồng thời phát triển CNDV lên một tầm cao mới, nó đã thể hiện được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp nhận thức khoa học.Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực đó. Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người. Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận. Triết học Mác – Lênin còn được coi là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng và sự vận dụng nó trong việc nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu con người. Cho nên triết học Mác – Lênin còn được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghiên cứu triết học Mác – Lênin thực chất là việc khẳng định ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác thực hiện trong lịch sử triết học và được Lênin bổ sung phát triển thêm. Triết học Mác – Lênin không chỉ giải thích về thế giới vật chất và vai trò con người về mặt lý luận mà chủ yếu là sự vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn xã hội để khẳng định vai trò của triết học đối với đời sống xã hội. Sự hình thành và phát triển của phép biện chứng duy vật Mác – Lênin đã bao hàm sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học. Sự hình thành những quan điểm duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin được coi là cơ sở lý luận về mặt thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học để nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu con người. Đó cũng là việc khẳng định sản xuất vật chất được coi là cơ sở đối với sự tồn tại, vận động phát triển của xã hội, khẳng định con người là chủ thể của lịch sử, khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính của lịch sử, đồng thời nhấn mạnh vai trò quyết định tồn tại của xã hội, ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Triết học Mác – Lênin giải quyết mối quan hệ triết học và khoa học hiện đại trên cơ sở nghiên cứu của triết học. Song, nó cũng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân thế giới, là cơ sở lí luận cho sự hoạt động của đảng cộng sản trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới, và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học. Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết học Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng. Lý luận triết học sẽ khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì trước những phát hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học. Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trao dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và phương pháp tư duy siêu hình gây ra. Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tránh cả hai khuynh hướng sai lầm: hoặc xem thường triết học hoặc là tuyệt đối hoá vai trò của triết học. Nếu xem thường triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo. Còn nếu tuyệt đối hoá vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong những trường hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại. 2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC). Bản chất của CNDVBC được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn - cách mạng của nó. a. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn. Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy tồn tại. Ở đây, mối quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất. Vấn đề này, trong khi chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, coi ý thức là nguồn gốc của vật chất, sản sinh ra vật chất thì việc khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, chủ nghĩa duy vật trước Mác đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại chủ nghĩa duy tâm, đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật sau này. Song, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước Mác là duy vật không triệt để (duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội) và không thấy được sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, song nguyên nhân chủ yếu và cũng là "khiếm khuyết chủ yếu" là các nhà duy vật trước Mác thiếu quan điểm thực tiễn. Thực tiễn, với tư cách là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo hiện thực mà những dạng cơ bản của nó là hoạt động thực nghiệm khoa học, được các nhà duy vật biện chứng coi là hoạt động bản chất của con người. Hoạt động này là mắt khâu trung gian trong mối quan hệ ý thức của con người với thế giới vật chất. Thông qua thực tiễn, ý thức con người được vật chất hoá, tư tưởng trở thành hiện thực. Thông qua thực tiễn, ý thức con người đã không chỉ phản ánh thế giới mà còn "sáng tạo thế giới". C.Mác cho rằng thực tiễn là nơi con người chứng minh sức mạnh, chứng minh tính hiện thực và tính trần tục của tư duy. Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó để giải quyết thoả đáng vấn đề cơ bản của triết học. Ở đây, trong khi khẳng định vai trò quyết định của các yếu tố vật chất, các nhà duy vật biện chứng đã "không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng, đến lượt chúng, lại có tác động trở lại, nhưng là tác động cấp hai lên những điều kiện vật chất ấy..."; không loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng"... cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng". b. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng Trước Mac, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về cơ bản bị tách rời nhau. Chủ nghĩa duy vật tuy có chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định, nhưng nhìn chung phương pháp siêu hình giữ vai trò thống trị, đặc biệt trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII. Trong khi đó, phép biện chứng lại đạt đến trình độ đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển của "ý niệm tuyệt đối" trong triết học cổ điển Đức. Việc tách rời giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng đã không chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Mác không hiểu về mối quan hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng. Sự thống nhất này đã đem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới về thế giới - quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vật chất không ngừng vận động, chuyển hoá và phát triển. c. Quan niệm duy vật triệt để Bất kỳ một học thuyết triết học nào cũng phải thể hiện quan niệm của mình về tự nhiên xã hội. Khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác đứng trên quan điểm duy vật vì các nhà duy vật đều khẳng định sự tồn tại của thế giới vật chất và thừa nhận tính thứ nhất của vật chất. Song, vì không hiểu đúng về vật chất, không hiểu đúng về nguồn gốc, bản chất của ý thức, thiếu quan điểm thực tiễn, thiếu phương pháp tư duy biện chứng và một số hạn chế về xã hội, các nhà duy vật trước Mác đã lấy các yếu tố tinh thần như tình cảm, ý chí, nguyện vọng, v.v... làm nền tảng. Vì vậy, chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Khẳng định nguồn gốc vật chất của xã hội; khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, ph