Tiểu luận Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý phòng, khoa, bô môn
Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO với mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề phát triển nguồn lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực con người. Yêu cầu phát triển kinh tế không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia. Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp các tri thức hiện đại, đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế. Ngoài thế mạnh về nông nghiệp và vị trí địa lí thì ĐBSCL còn một tiềm lực quan trọng khác là con người. Nguồn nhân lực này vừa là thế mạnh nhưng cũng là điểm yếu. Nó tồn tại hai mâu thuẫn lớn: lực lượng lao động dồi dào (chiếm 22% dân số cả nước) nhưng đa số thiếu chuyên môn (chỉ 14,33% qua đào tạo), nhân tài không thiếu nhưng hiếm người trở về phục vụ quê hương. Nâng cao trí tuệ là cái đang cần ở ĐBSCL. Yêu cầu đào tạo, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực ở chính các địa phương này là nhiệm vụ cấp thiết nhất. Tri thức không chỉ góp phần mang lại hiệu quả cho chính người sản xuất nông nghiệp mà còn có thể tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục ”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIEU LUAN ABC.doc
- MUC LUC TIEU LUAN.doc