Tiểu luận Luật hành chính - Qui đinh về khiếu nại tố cáo

Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức và quyền tố cáo của cá nhân là quyền có vị trí, vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nhà nước nào cũng rất quan tâm quy định và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện tùy mục đích khác nhau. Ngay trong Bộ luật 12 bảng của nhà nước La Mã cổ đại đã có quy định đặt một thùng thư nơi “công cộng” để ai cũng có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Các nhà nước phong kiến Trung Quốc và Việt Nam đều áp dụng các hình thức khác nhau như đặt thùng thư hay trống ở cổng hay sân “công đường” để dân có thể đưa đơn khiếu nại, tố cáo hoặc “đánh trống kêu oan”. Hoàn thiện thêm một bước và với yêu cầu đổi mới của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo của công dân ngày 07-05-1991 thay thế Pháp lệnh khiếu nại tố cáo 1981. Việc thay đổi pháp lệnh có ý nghĩa chính trị -Thông qua việc khiếu nại tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp các thông tin về vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân để điều tra, xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhằm khôi phục những quyền và lợi ích đã bị xâm hại, đồng thời thông qua việc khiếu nại, tố cáo, đề cao được trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức khi thi hành nhiệm vụ công vụ. Căn cứ vào điều 74 của hiến pháp năm1992 cùng với tinh thần pháp lý quan tr ọng ở chỗ Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo 1981 nghiêng về quy định nhiệm vụ của Nhà nước, còn Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo 1991 nhấn mạnh đến quyền của công dân.

pdf45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Luật hành chính - Qui đinh về khiếu nại tố cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………….. Tiểu luận Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cá nhân, tổ chức và quyền tố cáo của cá nhân là quyền có vị trí, vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nhà nước nào cũng rất quan tâm quy định và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện tùy mục đích khác nhau. Ngay trong Bộ luật 12 bảng của nhà nước La Mã cổ đại đã có quy định đặt một thùng thư nơi “công cộng” để ai cũng có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Các nhà nước phong kiến Trung Quốc và Việt Nam đều áp dụng các hình thức khác nhau như đặt thùng thư hay trống ở cổng hay sân “công đường” để dân có thể đưa đơn khiếu nại, tố cáo hoặc “đánh trống kêu oan”. Hoàn thiện thêm một bước và với yêu cầu đổi mới của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo của công dân ngày 07-05-1991 thay thế Pháp lệnh khiếu nại tố cáo 1981. Việc thay đổi pháp lệnh có ý nghĩa chính trị -Thông qua việc khiếu nại tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp các thông tin về vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân để điều tra, xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhằm khôi phục những quyền và lợi ích đã bị xâm hại, đồng thời thông qua việc khiếu nại, tố cáo, đề cao được trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức khi thi hành nhiệm vụ công vụ. Căn cứ vào điều 74 của hiến pháp năm1992 cùng với tinh thần pháp lý quan trọng ở chỗ Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo 1981 nghiêng về quy định nhiệm vụ của Nhà nước, còn Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo 1991 nhấn mạnh đến quyền của công dân. Đổi mới ngày càng sâu sắc, bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng tốt hơn, ngày 02-12-1998 Luật khiếu nại, tố cáo đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung trong hai năm liên tiếp 2004 và 2005. Về nội dung Luật này có rất nhiều đổi mới so với các pháp lệnh. Do đó, với những tài liêu do thầy Lê Minh Nhựt cung cấp và các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn, nhóm quyết định chọn nghiên cứu đề tài những quy định vế khiếu nại và tố cáo để hiểu rõ hơn, tường tận hơn vấn đề khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo những quy định hiện hành như thế nào. 2. Lợi ích của đề tài Tìm hiểu một cách tổng quan về các quy định của pháp luật đối với vấn đề khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giúp hiểu rõ hơn quy định, quy trình về vấn đề khiếu nại, tố cáo cũng như thực tiễn của hoạt động này tại một địa phương cụ thể. Từ đó, đề xuất góp ý để thực hiện tốt hơn vấn đề này trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 3 Đề tài nghiên cứu bằng nhiều phương pháp chuyên ngành luật học cũng như một số phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê, tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, mô hình hoá,… 4. Giới hạn đề tài Đề tài là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng của chuyên ngành luật học, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nghiên cứu nên nhóm nghiên cứu chỉ giới hạn nghiên cứu đề tài xoay quanh Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005 cũng như một số quy định pháp luật hiện hành (không tính những quy định pháp luật đã có nhưng chưa có hiệu lực). 5. Bố cục đề tài Đề tài bố cục gồm 2 phần chính, nội dung cụ thể như sau: I. Các vấn đề về khiếu nại và tố cáo: 1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2. Quy định về khiếu nại và tố cáo 2.1. Cơ sở pháp lý (văn bản pháp luật) về khiếu nại, tố cáo 2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2.3. Tố cáo và giải quyết tố cáo 2.4. Sự khác biệt giữa khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, yêu cầu 3. Vị trí, vai trò của các cơ quan Thanh tra (nhà nước) trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo II. Vấn đề khiếu nại, tố cáo trong thực tiễn đời sống xã hội và một số đề xuất, kiến nghị: 1. Mối quan hệ giữa khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng 2. Những lỗi bất cập của cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay và cách giải quyết: a. Những bất cập của cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo b. Đề xuất giải pháp, kiến nghị B. PHẦN NỘI DUNG Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 4 I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ KHIẾU NẠI – TỐ CÁO 1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta luôn coi giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân, là quyền dân chủ của công dân. Khiếu nại, tố cáo là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta luôn coi giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức thể hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Do đó, việc quan tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà nuớc, việc giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân. Trong thư gửi đồng bào Liên khu IV, Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1995, Hồ Chủ tịch viết: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn,vv… Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết với nhân dân với Chính phủ. Khi ai có điều gì oan ức thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào biết rõ và khéo dùng quyền ấy”. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt đã xác định một trong những nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc biệt là “nhận các đơn khiếu nại của nhân dân”. Hiến Pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng đã ghi nhận các quyền và tự do dân chủ hoàn toàn là của người dân Việt Nam như quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài, quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở,… Cùng với việc ghi nhận các quyền và tự do cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 1946 còn quy định việc xây dựng các thiết chế của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “Nước Việt Nam là một nước dân chủ Cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,…”(Điều 1Hiến pháp 1946). Hiến pháp năm 1946 đã ấn định các quyền và tự do cơ bản của công Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 5 dân cùng với bộ máy nhà nước bảo đảm các quyền và tự do dân chủ đó, đã gián tiếp khẳng định quyền năng chủ thể khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước. Tuy Hiến pháp năm 1946 chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, song thể chế dân chủ mà Hiến pháp này tạo dựng nên đã là nền tảng cơ bản hình thành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thực tế. Kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã chính thức ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 29 Hiến pháp 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước. Các khiếu nại, tố cáo cần phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại do những việc làm trái pháp luật gây ra có quyền được bồi thường”. Điều 73, Hiến pháp 1980 và Điều 74, Hiến pháp 1992 đều ghi nhận với tinh thần: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, quyền tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Như vậy, có thể khẳng định rằng quyền khiếu nại, tố cáo chính là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, một quyền có tính chất chính trị và pháp lý của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Qua đó, nó còn là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Mặt khác, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ trực tiếp, một chế định của nền dân chủ trực tiếp để công dân thông qua đó thiết thực tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. - Khiếu nại, tố cáo là phương thức giám sát của nhân dân đối với Nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước và luôn đề cao vai trò giám sát của quần chúng đối với cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Người viết: “Kiểm soát có hai cách: một cách là trên xuống. Tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 6 cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên”. Trong “Thư gửi đồng bào Liên khu IV”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Cán bộ cấp trên phải luôn luôn đôn đốc và kiểm tra công việc cán bộ cấp dưới. Nhân dân thì giúp Chính phủ và Đoàn thể kiểm tra công việc và hành vi của các cán bộ”. Những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã được quán triệt, thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tại Điều 8 Hiến pháp 1992 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân”. Chỉ thị số18/TTg ngày 15/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cũng nêu rõ: “Trong tình hình hiện nay, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những yếu cầu cấp bách và quan trọng... nhằm góp phần vào việc ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, tiêu pha lãng phí của công và các tệ nạn xã hội khác”. Thực tế cho thấy sự yếu kém của tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, những vấn đề bất cập trong chính sách, pháp luật được phát hiện, kiến nghị với lãnh đạo các cấp, các ngành đa phần được phát hiện từ thực tiễn công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn những hạn chế, yếu kém, nhiều vụ việc giải quyết không đúng chính sách pháp luật, sự phối hợp giải quyết chưa tốt, còn đùn đẩy, công tác vận động tuyên truyền pháp luật còn chưa hiệu quả. Tính chất giám sát của nhân dân đối với Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo được thể hiện ở chỗ khi khiếu nại, tố cáo nhân dân đã chuyển đến cho cơ quan nhà nước những thông tin, phát hiện về những việc làm vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trên cơ sở đó Nhà nước kiểm tra lại hoạt động, hành vi của các cơ quan và các cán bộ của mình, kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm, thậm chí loại trừ ra khỏi bộ máy nhà nước những người không xứng đáng, làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. - Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là góp phần củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Người nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”. Người đã nhiều lần chỉ ra ý nghĩa chính trị sâu sắc của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Trong bài nói chuyện với cán bộ thanh tra tại Hội nghị Thanh tra toàn miền Bắc ngày 5/3/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, tố cáo, hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại, tố cáo. Ta Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 7 phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn”. Theo quan điểm của Người, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Trong trường hợp các khiếu nại, tố cáo được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời và thỏa đáng thì những người dân đi khiếu nại, tố cáo và thậm chí cả những người sống chung quanh họ sẽ cảm thấy Nhà nước đã tôn trọng, lắng nghe ý kiến của họ, quan tâm, lo lắng đến quyền lợi của họ và cũng tự nhiên họ thấy Nhà nước gần gũi, gắn bó với họ và đã thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng ngược lại nếu các khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị của dân được các cơ quan, cán bộ Nhà nước đón nhận bằng một thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm thì cũng chính những người dân đó sẽ hình thành tâm trạng thiếu tin tưởng và có xu hướng xa lánh các cơ quan quản lý. Vì vậy, việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, gắn liền với nó là việc khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý nghiêm minh những người sai phạm tất yếu sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt hơn. 2. Quy định về khiếu nại và tố cáo: 2.1. Cơ sở pháp lý (văn bản pháp luật) về khiếu nại, tố cáo: Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định cụ thể hơn trong các quy định pháp luật về khiếu nại - tố cáo. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Thông qua việc khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp các thông tin về vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế – xã hội và cá nhân để điều tra, xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhằm khôi phục những quyền và lợi ích đã bị xâm hại. Đồng thời, cũng thông qua việc khiếu nại, tố cáo, đề cao được trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Ngoài ra, khiếu nại, tố cáo còn tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền, thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nhanh chóng, công minh, thỏa đáng nhằm bảo vệ tích cực lợi ích của nhà Tiểu Luận: Luật Hành Chánh GVHD: ThS.LS Lê Minh Nhựt SVTH: Nhóm 9 Trang 8 nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm 1991, Luật Khiếu nại - tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại - tố cáo năm 2004 và năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2006). Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố. Ngoài ra, để thực hiện các quy định của Luật khiếu nại – tố cáo hiện hành, các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản cụ thể, chi tiết hoá thành các quy định, quy trình về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực cụ thể. 2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đặc điểm: - Phạm vi những người cĩ quyền khiếu nại rộng, bao gồm mọi cơng dn, cơ quan, tổ chức bị xm hại quyền lợi v cn bộ, cơng chức bị kỷ luật. - Đối tượng của việc khiếu nại l cc quyết định hnh chính, hnh vi hnh chính v quyết định kỷ luật cn bộ, cơng chức. Vì vậy, cĩ thể nĩi khiếu nại theo Luật khiếu nại, tố co thực chất l khiếu nại hnh chính. - Mục đích của người khiếu nại l để nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp php của mình khi họ cĩ căn cứ cho rằng những quyền v lợi ích đĩ bị cc cơ quan nh nước hoặc cn bộ, cơng chức xm hại. - Về cơ bản, các khiếu nại được giải quyết theo thủ tục hành chính và thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước. 2.2.2 . Đối tượng khiếu nại: Đối tượng của việc khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền
Luận văn liên quan