Tiểu luận Luật kinh doanh Ban kiểm soát công ty cổ phần

Sau 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hơn 10 năm xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận ra rằng cần phải có những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, làm tiền đề thúc đẩy các thành phần kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi một loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Công ty cổ phần xuất hiện từ lâu ở các nước tư bản và nó rất phổ biến ở các nước đó. Nhưng ở Việt Nam công ty cổ phần chỉ được chú ý và phát triển trong một thập kỷ gần đây. Khi chưa có Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty nhưng lúc Luật doanh nghiệp ra đời ( tháng 12 năm 1999) thì công ty cổ phần được xác định rõ ràng và đầy đủ hơn, là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp. Cũng từ đó mà công ty cổ phần phát triển mạnh hơn và ngày càng phát huy được những ưu thế của nó trong nền kinh tế. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần có ưu thế trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng. M ặt khác với việc hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta thì công ty cổ phần là điều kiện quan trọng và tiên quyết cho sự hoạt động của thị trường này. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy vậy, để kiểm soát được hoạt động của công ty cổ phần nhằm mục đích đem lại lợi ích cho tất cả cổ đông cũng như nâng cao hoạt động của công ty thì cần phải có những quy định cụ thể, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của loại hình công ty cổ phần.

pdf20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Luật kinh doanh Ban kiểm soát công ty cổ phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 1 Tiểu luận luật kinh doanh Ban kiểm soát công ty cổ phần Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 2 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Cơ sở hình thành đề tài ....................................................................... 2 2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 3 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 5. Bố cục của bài tiểu luận ....................................................................... 3 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Khái quát chung về công ty cổ phần. 1.1. Khái niệm. ................................................................................. 4 1.2. Đặc điểm ................................................................................... 4 2. Những quy định về ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành. 2.1. Ban kiểm soát. .......................................................................... 5 2.2. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát. ....... 5 2.3. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát. .................................. 6 2.4. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát................ 7 2.5. Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát. .......... 7 2.6. Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát .................................. 8 2.7. Miễn nhiệm, bãi nhiệm ban kiểm soát .................................... 9 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở nước ta. 3.1. Thực tiễn hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay. ......................................................................... 10 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay. ...................................... 14 III. KẾT LUẬN: .............................................................................................. 17 Tài liệu tham khảo Phụ lục: Một số Báo cáo của Ban kiểm soát của các công ty cổ phần năm 2011 Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 3 I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Cơ sở hình thành đề tài Sau 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hơn 10 năm xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận ra rằng cần phải có những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, làm tiền đề thúc đẩy các thành phần kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi một loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Công ty cổ phần xuất hiện từ lâu ở các nước tư bản và nó rất phổ biến ở các nước đó. Nhưng ở Việt Nam công ty cổ phần chỉ được chú ý và phát triển trong một thập kỷ gần đây. Khi chưa có Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty nhưng lúc Luật doanh nghiệp ra đời ( tháng 12 năm 1999) thì công ty cổ phần được xác định rõ ràng và đầy đủ hơn, là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp. Cũng từ đó mà công ty cổ phần phát triển mạnh hơn và ngày càng phát huy được những ưu thế của nó trong nền kinh tế. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần có ưu thế trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng. Mặt khác với việc hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta thì công ty cổ phần là điều kiện quan trọng và tiên quyết cho sự hoạt động của thị trường này. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy vậy, để kiểm soát được hoạt động của công ty cổ phần nhằm mục đích đem lại lợi ích cho tất cả cổ đông cũng như nâng cao hoạt động của công ty thì cần phải có những quy định cụ thể, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của loại hình công ty cổ phần. Thực tiễn cho thấy, hiện nay những quy định của pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam còn nhiều lỗ hổng lớn, còn nhiều kẽ hở, bất cập trong việc thi hành. Đặc biệt là trong cơ cấu tổ chức, vận hành của công ty cổ phần. Ban kiểm soát trong công ty cổ phần đóng một vai trò quan trọng là giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc nhằm ngăn chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung đột lợi ích trong việc quản lý, điều hành công ty. Ban kiểm soát còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục,cải tiến hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy vậy, thực tế ở Việt Nam cho thấy Ban kiểm soát đã chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư, do đó rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ sự hoạt động kém hiệu quả của Ban kiểm soát là rất lớn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trên cũng do những quy định Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 4 của pháp luật về hoạt động của ban kiểm soát trong công ty cổ phần còn nhiều kẽ hở dẫn đến hiệu quả của ban kiểm soát không cao gây nhiều tổn thất cho công ty cũng như các cổ đông của công ty cổ phần. Nhận biết tầm quan trọng của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần với những kiến thức còn hạn chế, em chọn đề tài “ Hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay”. 2. Ý nghĩa của đề tài. Ban kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều việc làm sai trái của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ảnh hường nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông nhưng không hề có tiếng nói cảnh cáo từ Ban kiểm soát cho đến khi sự việc được phát hiện. Có thể thấy, Ban kiểm soát trong công ty cổ phần chưa phát huy hết được vai trọng của mình trong việc giám sát hoạt động của công ty cổ phần, giảm rủi ro và đem lại lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư. Với ý nghĩa như trên, bài nghiên cứu “ Hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay” nhằm mục đích: - Đánh giá tổng quát quá trình hoạt động của Ban kiểm soát trong các công ty cổ phần hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2005. - Phân tích và phát hiện các quy định bất cập, chưa hợp lý, còn thiếu sót của Luật doanh nghiệp 2005 về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. - Đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm góp phần xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, giúp Ban kiểm soát phát huy được hết vai trò của mình trong công ty cổ phần. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi các công ty cổ phần ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp 2005. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các công ty cổ phần từ tháng 1 năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin: Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 5 + Tham khảo sách, báo. + Các trang thông tin trên Internet - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh hoạt động của Ban kiểm soát trong các công ty cổ phần. - Phương pháp tổng hợp thông tin, sử dụng và kế thừa các nghiên cứu của các tổ chức. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp để làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần từ đó đưa ra phương hướng hoàn thành pháp luật về hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần 5. Bố cục của bài tiểu luận. Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần Chương 2: Những quy định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 6 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Khái quát chung về công ty cổ phần. 1.1. Khái niệm. Theo Điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 1.2. Đặc điểm. a) Về thành viên góp vốn: Thành viên góp vốn trong công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức, gọi chung là cổ đông số lượng ít nhất là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Đặc điểm này cho phép công ty cổ phần có thể phát triển rất lớn về số lượng cổ đông tham gia. b) Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn đã góp và được tự do chuyển nhượng cổ phần: Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp (không ảnh hưởng đến các tài sản còn lại của cổ đông) và trong quá trình nắm giữ cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần này cho bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì việc chuyển nhượng cổ phần phải chịu một số giới hạn. c) Công ty có tư cách pháp nhân: Công ty được xem như có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn của công ty, gọi là vốn điều lệ, là phần vốn góp của các cổ đông. Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 7 d) Công ty được quyền phát hành tất cả chứng khoán: Đây là đặc điểm cho phép công ty cổ phần có thể thu hút nguồn vốn rất lớn và rất nhanh vì trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được quyền phát hành tất cả chứng khoán để huy động vốn. 2. Những quy định về ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành. 2.1. Quy định về thành lập Ban kiểm soát - Theo Điều 95, Luật Doanh nghiệp, Ban Kiểm soát sẽ phải được thành lập khi công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty. - Việc biểu quyết bầu thành viên Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Ban kiểm soát và cổ dông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng viên. 2.2. Cơ cấu Ban kiểm soát Công ty cổ phần. - Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. - Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. - Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. (Theo điều 121 Luật Doanh Nghiệp 2005) 2.3. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát Theo điều 122 Luật Doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - - Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 8 - - Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác. - - Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. 2.4. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát - Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. - Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị. - Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. - Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỉ lệ nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ. - Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. - Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 9 - Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật này thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. 2.5. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát - Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị. - Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị. - Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc. - Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát. (Theo điều 124 Luật Doanh Nghiệp 2005) 2.6. Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định sau đây: - Thành viên Ban kiểm soát được trả thù lao theo công việc và được hưởng các lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức thù lao và ngân sách hoạt động hàng năm của Ban kiểm soát căn cứ vào số ngày làm việc dự tính, số lượng và tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hàng ngày của thành viên; Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 10 - Thành viên Ban kiểm soát được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hàng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác; - Thù lao và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty. 2.7. Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát Theo điều 126 Luật kinh doanh, nghĩa vụ của Ban kiểm soát viên được quy định như sau: - Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty. - Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì các thành viên Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà thành viên Ban kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này đều thuộc sở hữu của công ty. - Trường hợp phát hiện có thành viên Ban kiểm soát vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Lut kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nht 11 2.8. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát Theo điều 127 Luật kinh doanh thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây: - Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 122 của Luật này; - Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; - Có đơn xin từ chức; - Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. - Ngoài các trường hợp quy định trên, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. - Trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét và miễn nhiệm Ban kiểm soát đương nhiệm và bầu Ban kiểm soát mới thay thế. 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở nước ta. Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam ra đời và phát triển với nhiều nguyên nhân nhưng có 2 nguyên nhân chủ yếu là: Thứ nhất, sự phức tạp trong quá trình quản lý công ty và quan hệ giữa các cổ đông. Thực tế cho thấy rằng, trong công ty cổ phần lớn thì có phức tạp trong quá trình quản lý, đan xen giữa lợi ích của các cổ đông, người chủ sở hữu thực sự và người điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty . Điều nảy xảy ra vì chủ sở hữu là các cổ đông và người quản lý công ty nhiều khi khác nhau về lợi ích, nhiều công ty có thể thuê Giám đốc điều hàn
Luận văn liên quan