Tiểu luận Lướt sóng Toàn cầu hóa: Châu Á và Toàn cầu hóa Tài Chính dưới góc độ Bộ Ba Bất Khả Thi

Việc lựa chọn “bộ ba bất khả thi”, bao gồm các chính sách về Độc lập tiền tệ , Ổn định tỷ giá và Hội nhập tài chính, có liên quan đến mức biến động sản lượng của nền kinh tế và mức độ lạm phát trung hạn như thế nào, luôn là một câu hỏi cho các nhà phân tích kinh tế vĩ mô cũng như các chuyên gia tài chính. Bài nghiên cứu “Lướt sóng Toàn cầu hóa: Châu Á và Toàn cầu hóa Tài Chính dưới góc độ Bộ Ba Bất Khả Thi” của Joshua Aizeman và các cộng sự (2010) cho chúng ta th ấy được một cái nhìn rất mới về bộ ba chính sách này, nhằm trả lời câu hỏi trên. Do đó, trong phạm vi bài tiểu luận môn học Tài chính quốc tế, nhóm 6 – TCDN K20 ngày 1 - dựa trên bài nghiên cứu sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến bộ ba bất khả thi nhằm cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích

pdf49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lướt sóng Toàn cầu hóa: Châu Á và Toàn cầu hóa Tài Chính dưới góc độ Bộ Ba Bất Khả Thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: SURFING THE WAVES OF GLOBALIZATION: ASIA AND FINANCIAL LOBALIZATION IN THE CONTEXT OF THE TRILEMMA Lướt sóng Toàn cầu hóa: Châu Á và Toàn cầu hóa Tài Chính dưới góc độ Bộ Ba Bất Khả Thi + GVHD : Ts Nguyễn Khắc Quốc Bảo + Nhóm thực hiện : Nhóm 6 1/ Phan Kim Tuyến 2/ Nguyễn Minh Hiển 3/ Phạm Nguyên Anh 4/ Võ Thị Mỹ Hạnh 5/ Trần Viết Lâm 6/ Võ Nguyễn Huỳnh Nam 7/ Nguyễn Chí Thành 8/ Nguyễn Chí Trung 9/ Nguyễn Tấn Trung 10/ Vũ Thị Vinh 11/ Trần Thị Hải Yến 12/ Ngô Thị Mỹ Hằng 13/ Dư Minh Hiếu 14/ Nguyễn Thị Lệ Huyền 15/ Dương Kim Phú 16/ MaiVăn Luông + Lớp : TCDN NGÀY 1 – K20 TP HCM, năm 2012 2 MỤC LỤC ---oOo--- LỜI MỞ ĐẦU Trang 3 PHẦN I – DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỔNG QUAN (*) 1- Tóm tắt 2- Giới thiệu Trang 4 Trang 5- 11 PHẦN II – CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ BA BẤT KHẢ THI (*) 1- Sự phát triển của thước đo bộ ba bất khả thi 2- Phân tích hồi quy 3- Các kết quả ước lượng từ các mô hình cơ bản 3.1. Sự biến động của sản lượng 3.2. Sự biến động của lạm phát 3.3 Mức lạm phát trung bình 4- Những gợi ý đối với Châu Á 5- Nghiên cứu thêm về sự bất ổn trong tăng trưởng và những sự lựa chọn bộ ba bất khả thi 5.1. Các kênh dẫn đến bất ổn trong tăng trưởng 5.2. Một cái nhìn cận cảnh hơn về các kênh truyền dẫn và các gợi ý chính sách cho khu vực châu Á Trang 12-43 PHẦN III – KẾT LUẬN (*) PHỤ LỤC: : THƯỚC ĐO BỘ BA BẤT KHẢ THI Trang 44-46 Trang 47-48 (*): Tên chương không có trong bài nghiên cứu mà do nhóm tự đặt để dễ theo dõi 3 LỜI MỞ ĐẦU Việc lựa chọn “bộ ba bất khả thi”, bao gồm các chính sách về Độc lập tiền tệ , Ổn định tỷ giá và Hội nhập tài chính, có liên quan đến mức biến động sản lượng của nền kinh tế và mức độ lạm phát trung hạn như thế nào, luôn là một câu hỏi cho các nhà phân tích kinh tế vĩ mô cũng như các chuyên gia tài chính. Bài nghiên cứu “Lướt sóng Toàn cầu hóa: Châu Á và Toàn cầu hóa Tài Chính dưới góc độ Bộ Ba Bất Khả Thi” của Joshua Aizeman và các cộng sự (2010) cho chúng ta thấy được một cái nhìn rất mới về bộ ba chính sách này, nhằm trả lời câu hỏi trên. Do đó, trong phạm vi bài tiểu luận môn học Tài chính quốc tế, nhóm 6 – TCDN K20 ngày 1 - dựa trên bài nghiên cứu sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến bộ ba bất khả thi nhằm cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích. Trong điều kiện hạn chế về thời gian và rút gọn trong phạm vi một tiểu luận, bài viết chắc rằng có nhiều chỗ còn hạn chế, rất mong được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và các bạn đề bài viết được hoàn chỉnh hơn, xin chân thành cảm ơn. Trân trọng Nhóm 6, lớp Ngày 1 TCDN – Khóa 20 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EMG : Các quốc gia mới nổi ERS : Ổn định tỷ giá FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài IDC : Các quốc gia công nghiệp hóa IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế IR : Dự trữ ngoại hối KAOPEN : Độ mở tài khoản vốn LDC : Các quốc gia đang phát triển MI : Độc lập tiền tệ 5 PHẦN I TÓM TẮT & GIỚI THIỆU 1/ TÓM TẮT “Chỉ số bộ ba bất khả thi” được phát triển bởi Aizenman và cộng sự (2008) để đo lường mức độ đạt được trong từng mục tiêu chính sách. Đó là: 1/ Độc lập tiền tệ 2/ Ổn định tỷ giá 3/ Hội nhập tài chính Trong bài viết này chúng tôi nghiên cứu xem các cấu trúc chính sách tác động như thế nào đến hiệu quả kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào các nền kinh tế trong khu vực châu Á. Chúng tôi thấy rằng việc lựa chọn 3 chính sách này có liên quan đến mức độ bất ổn định trong tăng trưởng và mức độ lạm phát trung hạn. Chính sách tiền tệ càng độc lập thì mức độ bất ổn định trong tăng trưởng càng thấp, trong khi tỷ giá hối đoái càng ổn định thì mức độ bất ổn định trong tăng trưởng càng cao, mức độ bất ổn này có thể được giảm nhẹ nếu mức dự trữ ngoại hối của quốc gia vượt quá một ngưỡng nào đó (thường vào khoảng 20% GDP). Độc lập tiền tệ càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao, trong khi tỷ giá hối đoái càng ổn định và thị trường tài chính hội nhập càng sâu thì càng góp phần làm giảm mức độ lạm phát. Chúng tôi phát hiện rằng cấu trúc bộ ba bất khả thi và tài trợ nước ngoài tác động đến mức độ bất ổn định trong tăng trưởng thông qua đầu tư hoặc kênh thương mại dựa trên mức độ hội nhập của các nền kinh tế. Sự ổn định tỷ giá ở mức độ cao có thể làm ổn định tỷ giá hối đoái thực, nó cũng có thể làm đầu tư biến động, bởi vì mức độ biến động của đầu tư do chính sách ổn định tỷ giá tạo ra có thể bị triệt tiêu bằng cách sở hữu một lượng dự trữ ngoại hối lớn. Các kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng các nhà tạo lập chính sách trong một nền kinh tế mở thích theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá hơn khi có một lượng lớn dự trữ ngoại hối. Các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á được trang bị các cấu trúc chính sách vĩ mô giúp các nền kinh tế này làm giảm sự biến động của tỷ giá hối đoái thực. Lượng dự trữ ngoại hối đáng kể của các nền kinh tế này dường như củng cố hiệu ứng ổn định hóa của việc lựa chọn chính sách bộ ba, và qua đó góp phần giải thích hiện tượng tích trữ ngoại hối gần đây của các quốc gia trong khu vực châu Á. 6 2/ GIỚI THIỆU Khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, làn sóng khủng hoảng toàn cầu lan nhanh đến nền kinh tế nhiều nước, trong đó có các nước ở khu vực châu Á, vào mùa hè năm 2008, tàn phá các nền kinh tế trên quy mô toàn cầu cuối năm 2008. Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) thì nước Mỹ, các nước ở khu vực châu Âu và Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng âm trong năm 2009, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Nền kinh tế của các nước mới nổi và các nước đang phát triển được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 1,7%, tụt giảm nhiều so với mức 8,3% trong năm 2007 và 6% trong năm 2008. Châu Á cũng không là ngoại lệ; các nước công nghiệp hóa mới của khu vực châu Á được dự báo giảm 2,4% trong năm 2009, và 2 quốc gia tăng trưởng cao – Trung Quốc và Ấn Độ - được dự báo sẽ giảm mạnh xuống mức 7,5% và 5,4%. Rõ ràng rằng, các quốc gia đang trãi qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tệ nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2009, đã có một vài tín hiệu hồi phục trong số những nền kinh tế này. Thậm chí ở Mỹ, tâm chấn của cuộc khủng hoảng, đã bắt đầu cho thấy các dấu hiệu hồi phục vào mùa hè 2009. Tuy các nền kinh tế nhỏ hơn dường như vẫn ở trong tình trạng yếu ớt, nhưng các nền kinh tế mới nổi lớn hơn ở châu Á đã bắt đầu cho thấy việc phục hồi vững chắc từ các số liệu kinh tế thu nhận được. Vào quý 2 của năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước mới nổi ở khu vực châu Á đã tăng trung bình hàng năm hơn 10% trong khi nền kinh tế Mỹ giảm 1%. Vào tháng 7/2009, Trưởng ban Kinh tế của Ngân hàng phát triển châu Á Jong-Wha Lee nhận định “Các nước mới nổi ở khu vực Đông Á mới nổi có thể phục hồi theo dạng chữ V, với tăng trưởng đạt tới điểm đáy trong năm 2009 trước khi đi lên trong năm 2010”.1 Kiểu phục hồi theo dạng chữ V ở châu Á không phải là một tiền lệ mà trước đây chưa từng xảy ra. Trong thực tế, nhiều nền kinh tế trong vùng đã có kiểu hồi phục như thế từ sau hậu quả của cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-1998. Bất chấp sự sụt giảm sản lượng nghiêm trọng trong năm 1998, các quốc gia bị khủng hoảng châu Á vẫn cho thấy một sự phục hồi rõ rệt với sự tăng trưởng vững chắc trong xuất khẩu và sản lượng trong năm 1999. Park và Lee (2002) cho rằng việc phục hồi nhanh là nhờ thuộc tính của việc mở cửa của những nền kinh tế 1 Tạp chí Asia Development Bank, xuất bản ngày 23 tháng 7 năm 2009, www.adb.org/Media/Articles/2009/12944-east-asian-economics-growths/ 7 này, và sự gần gũi của họ đối với phần các nước khác. Sự phục hồi mạnh mẽ của châu Á lần này không những ấn tượng mà còn gây ngạc nhiên vì, không như sự phục hồi từ hậu quả của cuộc khủng hoảng châu Á, nền kinh tế Mỹ không cung cấp “nhu cầu cuối cùng” (Aizenman và Jinjarak, 2008), những nhu cầu có thể được dự báo trước trong nền kinh tế thế giới. Nếu các quốc gia châu Á cho thấy sự phục hồi ổn định trong khi những quốc gia tiên tiến khác không làm được, có lẽ là do 2 lý do sau. Thứ nhất, sự phục hồi vững chắc là một bằng chứng cho thấy nền kinh tế của các quốc gia châu Á được “tách rời” những nền kinh tế tiên tiến. Thứ hai, các quốc gia châu Á, hầu hết đều có nền kinh tế hội nhập giao thương quốc tế về hàng hóa và tài sản tài chính, đều có bước chuẩn bị tốt hơn để đối phó với khủng hoảng kinh tế trong một môi trường toàn cầu hóa cao. Hình 1 cho thấy tính bất ổn trong tăng trưởng – được đo lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ lệ tăng trưởng GDP theo đầu người – của các nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á được duy trì ở mức thấp tương ứng so với những nước công nghiệp hóa. Một sự phỏng đoán thú vị là những quốc gia này đã thừa nhận các chính sách kinh tế quốc tế buộc họ phải hoàn thiện hiệu quả kinh tế vĩ mô. Trong khi chúng tôi vẫn phải chờ thêm vài năm nữa để có thể thu thập cho đủ dữ liệu nhằm tiến hành phân tích đầy đủ luận điểm “tách rời”, chúng tôi có thể nghiên cứu xem liệu kinh tế châu Á có được chuẩn bị tốt để đương đầu với toàn cầu hóa bằng việc xem xét những gì đã xảy ra trong 2 thập kỷ vừa qua. Đây là chủ điểm chính của bài nghiên cứu này. 8 Để xem xét các cấu trúc của chính sách trong bối cảnh vĩ mô quốc tế, bài nghiên cứu này tập trung vào một giả thuyết chính trong tài chính quốc tế, được gọi là “bộ ba bất khả thi”. Giả thuyết này cho rằng một quốc gia chỉ có thể lựa chọn cùng một lúc đồng thời hai trong ba mục tiêu là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Các quốc gia châu Á mới nổi đã có một sự tăng trưởng ổn định hơn các quốc gia đang phát triển, có lẽ việc điều hành chính sách vĩ mô quốc tế của những nước này, chúng bị chi phối bởi lý thuyết bộ ba bất khả khi, đã góp phần giúp các quốc gia này làm giảm các tác động xấu đã bị làm trầm trọng thêm bởi quá trình toàn cầu hóa. Trong nghiên cứu này, mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu cách thức mà các cấu trúc chính sách dựa trên nền tảng bộ ba bất khả thi tác động đến hiệu quả kinh tế vĩ mô, tập trung ở những nước châu Á mới nổi. Bằng cách đưa ra các lựa chọn chính sách năng động và hiệu quả vĩ mô, thật thích hợp và hiệu quả khi tiến hành phân tích bảng dữ liệu để tháo gỡ những sự 9 khác biệt, nếu có, từ các chính sách vĩ mô quốc tế của những quốc gia này. Cụ thể, bằng việc sử dụng “các chỉ số bộ ba” được phát triển bởi Aizenman và cộng sự (2008) để đo lường mức độ hịêu quả của từng mục tiêu chính sách, chúng tôi xem xét cách thức các cấu trúc chính sách dựa trên bộ ba ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như: mức độ bất ổn của tăng trưởng, mức độ bất ổn định của lạm phát, và tỷ lệ lạm phát trung hạn đối với các nước đang phát triển. Hơn nữa, nghiên cứu này tập trung vào sự bất ổn trong tăng trưởng và cố gắng chỉ ra các kênh mà các lựa chọn chính sách bộ ba tác động đến độ bất ổn trong tăng trưởng. Các thực nghiệm của chúng tôi đưa đến những kết luận về cách thức các cấu trúc chính sách có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ hội nhập của nền kinh tế. Đầu tiên, chúng tôi tóm lược lại lý thuyết bộ ba bất khả thi và đánh giá sự phát triển của ba chính sách vĩ mô dựa trên lý thuyết bộ ba bằng cách sử dụng “các chỉ số bộ ba”. Tiếp theo, chúng tôi tiến hành phân tích chính thức về tác động của các lựa chọn chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô, chẳng hạn như mức độ bất ổn của tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, và độ bất ổn định của lạm phát. Chúng tôi đánh giá ý nghĩa của các kết quả ước đóan đối với kinh tế châu Á. Kế đến, chúng tôi mở rộng nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi để khám phát các kênh mà các cấu trúc chính sách vĩ mô quốc tế thông qua để tác động đến sự bất ổn của tăng trưởng. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra các kết luận. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi không biết rằng của cuộc khủng hoảng toàn cầu sẽ kéo dài bao lâu và diễn biến như thế nào. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã đặt câu hỏi cho kiến trúc tài chính quốc tế hiện tại cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô riêng lẻ – vấn đề này được chú trọng trong một loạt những cuộc họp G20 tại Washington, D.C., London, và Pittsburgh. Bất kỳ cấu hình của kiến trúc tài chính quốc tế hoặc chính sách kinh tế vĩ mô nào cũng được xem xét thận trọng bởi các nhà hoạch định chính sách, họ không thể tránh khỏi việc đương đầu với Bộ Ba Bất Khả Thi – một lý thuyết cho rằng một quốc gia chỉ có thể lựa chọn đồng thời 2 trong 3 mục tiêu: độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính – không thể chọn tất cả. Bộ ba bất khả thi được minh họa như hình tam giác. Ba cạnh của tam giác là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính mô tả mục tiêu mong muốn tiềm năng, không thể cùng một lúc đạt được ba cạnh của tam giác, Ví dụ: Đỉnh của tam giác là “thị trường vốn 10 đóng” kết hợp với việc tự chủ trong chính sách tiền tệ, tỉ giá hối đoái cố định nhưng không hội nhập tài chính.2 Lịch sử đã chỉ ra rằng hệ thống tài chính quốc tế cố gắng để đạt được sự kết hợp 2 trong 3 mục tiêu chính sách, như là hệ thống Gold Standard – hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá; Hệ thống Bretton Woods - với chính sách độc lập tiền tệ & ổn định tỷ giá. Thực tế các quốc gia đã thay thế các phối hợp giữa chúng nhằm ứng phó với cơn khủng hoảng hoặc sự kiện kinh tế diễn ra để ám chỉ rằng mỗi sự lựa chọn trong 3 chính sách có thể là sự lựa chọn đúng đắn hoặc sai lầm trong điều kiện kinh tế vĩ mô có quản lý.3 Chính sách tiền tệ càng độc lập cho phép các nhà làm chính sách ổn định kinh tế thông qua chính sách tiền tệ mà không lệ thuộc vào các biến số kinh tế vĩ mô khác, qua đó giúp cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, trong nền kinh tế với giá cả và tiền lương cứng nhắc, các nhà hoạch định chính sách có thể thực hiện các chiến lược tăng trưởng méo mó (ít nhất là trong ngắn hạn), vì vậy dẫn đến sự bất ổn trong tăng trưởng và tiềm ẩn lạm phát. Hơn thế nữa, nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể lạm dụng sự độc lập trong chính sách tiền tệ để tiền tệ hóa chi tiêu chính phủ bằng cách phát hành tiền trang trãi cho thâm hụt ngân sách, hậu quả là nền kinh tế rơi vào tình trạng mất ổn định và lạm phát cao. Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp ổn định giá cả.4 Cái neo này làm cho nhận thức của các nhà đầu tư đối với rủi ro của nền kinh tế giảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ. Tất cả giúp làm cho môi trường đầu tư tốt lên. Vào thời kỳ khủng hoảng, việc giữ cho tỷ giá hối đoái cố định cũng làm tăng lòng tin của các nhà hoạch định chính sách và vì thế góp phần dẫn đến sự tăng trưởng ổn định (Aizenman, và các cộng sự, 2005). Tuy nhiên, tỷ giá quá ổn định sẽ làm cho chính phủ mất đi một công cụ để hấp thụ các cú sốc bên ngoài truyền dẫn vào nền kinh tế. Prasad (2008) chứng minh rằng tính quá cứng nhắc của tỷ giá còn ngăn cản không cho những nhà làm chính sách sử dụng công cụ chính sách phù hợp với thực tế diễn biến của nền kinh tế, nhất là khi nền kinh tế đang có dấu hiệu bong bóng tài sản. Nhìn chung, tỷ giá quá cứng nhắc chẳng những có khả năng dẫn đến bất ổn trong tăng trưởng, rủi ro lạm phát cao mà còn dẫn đến phân bổ sai 2 Tham khảo thêm Obstfeld, Shambaugh, and Taylor (2005) về những tranh luận và những vấn đề liên quan đến bộ ba chính sách. 3 Aizenman và cộng sự (2008) đã thống kê những cú sốc bên ngoài xảy ra trong bốn thập kỷ gần đây, bao gồm sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods, khủng hoảng nợ năm 1982, khủng hoảng Châu Á năm 1997-98, là nguyên nhân dẫn đến phá vỡ cấu trúc bộ ba chính sách. 4 Aghion và cộng sự (2005) tranh luận rằng, những quốc gia có thị trường tài chính phát triển tốt, thì sự phân bổ vốn hiệu quả có thể dẫn đến năng suất sản lượng cao hơn. 11 nguồn lực và tăng trưởng không bền vững, Tự do hóa tài chính có lẽ là một vấn đề được tranh luận sôi nổi nhất và là chính sách được cân nhắc nhiều nhất trong bộ ba bất khả thi. Một mặt thị trường tài chính mở có thể đem lại sự phát triển kinh tế bằng cách mở đường cho sự phân bổ nguồn lực hiệu quả, làm giảm sự bất cân xứng thông tin, nâng cao/bổ sung quỹ tiết kiệm nội địa, và giúp chuyển giao công nghệ hoặc kinh nghiệm quản trị.5 Hơn nữa, việc tiếp cận thị trường vốn dễ dàng hơn giúp ổn định kinh tế nhờ vào việc chia sẻ rủi ro và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Mặt khác, tự do hóa tài chính gây ra bất ổn định trong nền kinh tế, đặc biệt trong 2 thập kỷ vừa qua, bao gồm cả cuộc khủng hoảng hiện tại. Dựa trên quan điểm này, hội nhập tài chính cũng có thể làm bốc hơi các dòng vốn xuyên biên giới, kết quả là sự dừng lại đột ngột hoặc đảo ngược dòng vốn, làm cho nền kinh tế bị tổn thương dẫn đến phá sản ( Kaminsky và Schmukler, 2006)6 Vì vậy, học thuyết chỉ ra rằng mỗi sự lựa chọn chính sách bộ ba có thể là con dao hai lưỡi, cần được giải thích mở rộng và tiến hành điều tra thực nghiệm trên mỗi sự lựa chọn trong bộ ba chính sách.7 Hơn nữa, có 3 cách để kết hợp 2 chính sách trong bộ ba chính sách, hiệu quả của mỗi sự lựa chọn chính sách có thể khác nhau phụ thuộc vào cách lựa chọn chính sách nào sẽ đi với nó.8 Vì vậy, quan trọng là cần có những phân tích thực nghiệm về sự kết hợp của 3 loại chính sách này một cách có hệ thống và toàn diện. 5 Henry (2006) tranh luận rằng chỉ khi thay đổi cơ bản sự tăng trưởng sản lượng thông qua sự phát triển của thị trường tài chính tương ứng với các chính sách tự do hóa tài chính mới có tác động dài hạn đến đầu tư và tăng trưởng sản lượng. Mặt khác, ảnh hưởng của tự do hóa tài chính chỉ là trong ngắn hạn, điều này giúp giải thích mối liên hệ yếu ớt giữa tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế. 6 Tham khảo Henry (2006) và Prasad và Rajan (2008) để có cái nhìn tổng quan về chi phí và lợi ích của tự do hóa tài chính. 7 Độc lập tiền tệ thường được thảo luận trong bối cảnh liên kết với tính độc lập của Ngân hàng Trung ương hay lạm phát mục tiêu (tham khảo Alesina và Summers (1993), Cechetti và Ehrmann (1999) và nhiều tác giả khác). Đối với tác động của chế độ tỷ giá hối đoái xin tham khảo Ghosh và các cộng sự (1997), Levy-Yeyati và Sturzenegger (2003), và Eichengreen và Leblang (2003). Các lý thuyết thực nghiệm về sự ảnh hưởng của tự do hóa tài chính được khảo sát bởi Edison và cộng sự (2002), Henry (2006), Kawai và Takagi (2008), và Prasad cùng cộng sự (2003). 8 Chẳng hạn như, ổn định ổn định tỷ giá có thể thất bại khi kết hợp với hội nhập tài chính, nhưng lại thành công nếu kết hợp với chính sách độc lập tiền tệ ở mức độ cao hơn (ví dụ như nền kinh tế đóng). 12 PHẦN II CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ BA BẤT KHẢ THI 1/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯỚC ĐO BỘ BA BẤT KHẢ THI Mặc dù công nhận tính phổ biến của bộ ba bất khả thi nhưng hầu như chúng chưa từng được nghiên cứu một cách có hệ thống. Nhiều bài nghiên cứu cho vấn đề này thường tập trung vào một hoặc hai biến của bộ ba bất khả thi,nhưng không cung cấp một phân tích toàn diện tất cả các khía cạnh bộ ba chính sách.9Một phần là do thiếu các số liệu thích hợp để đo lường sự thành công trong chính sách bộ ba mục tiêu.Aizenman và cộng sự (2008) đã khắc phục bằng cách phát triển một tập hợp chỉ số bộ ba bất khả thi, cho rằng thước đo mức độ mỗi một lựa chọn trong bộ ba chính sách được thực thi bởi nền kinh tế. Chúng tôi đã sử dụng các chỉ số này để kiểm tra xem liệu các chỉ số này có tương quan tuyến tính với nhau hay không,và đã xác nhận rằng bất kỳ một biến nào thay đổi thì đều dẫn đến một sự thay đổi ngược chiều ở mức trung bình có trọng số của hai biến còn lại. Điều này có nghĩa, với những dự đoán mang tính lý thuyết, nền kinh tế phải đối mặt với sự đánh đổi trong việc lựa chọn chính sách bộ ba này. Chúng tôi đã tạo ra “chỉ số bộ ba chính sách” cho hơn 170 nền kinh tế trong khoảng từ năm 1970 đến 2007. Chỉ số độc lập tiền tệ (MI) được dựa trên sự tương quan giữa lãi suất của quốc gia sở tại với lãi
Luận văn liên quan