Tiểu luận Lý luận về dân chủ và nhân quyền

Hy lạp – La mã cổ đại là một tên gọi được sử dụng phổ biến để gọi một nền văn minh rực rỡ thời kì cổ đại, cội nguồn trực tiếp của văn minh phương Tây. Đây cũng là nơi đạt được những thành tựu lớn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và đặc biệt là khoa học chính trị. Dựa trên một nền kinh tế phát triển cao thời bấy giờ, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, bộ máy cai trị ở đây cũng có những nét tiến bộ so với nhiều nền văn minh khác cùng thời đại vì vậy chính nơi đây là nơi đầu tiên nảy sinh mẫu hình của một chế độ dân chủ, dù còn rất sơ khai nhưng đó chính là nền dân chủ đầu tiên của nhân loại. Nền chính trị dân chủ được thiết lập đầu tiên xuất hiện ở một số quốc gia Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là ở Athen. Nền dân chủ ở Athen là kết quả của một nền kinh tế hàng hóa, hoạt động thương mại phát triển cao và đặc biệt là đóng góp của hàng loạt những cả cách chính trị quan trọng gắn liền với tên tuổi của các nhà cải cách kinh tế, chính trị, xã hội xuất sắc dưới các thời kỳ Solon, Clixten, Ephientet, Periclet. Chế độ dân chủ Athen đạt tới sự phát triển hoàn bị nhất dưới thời của Periclet (495 – 429). Sau này dưới thời kỳ La mã, những tư tưởng dân chủ của Athen có ảnh hưởng rất to lớn đến cách thức tổ chức của nền chính trị La mã, mặc dù tính dân chủ thời kỳ này gần như bị thu hẹp lại rất nhiều so với dưới thời kỳ Hy lạp nhưng cơ bản vẫn giữ được những nét của một nền dân chủ. Nền dân chủ thời kỳ này (tiêu biểu là Athen) là mô hình điển hình của một nền dân chủ trực tiếp. Tính chất dân chủ được thể hiện qua một số đặc điểm sau:

doc3 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận về dân chủ và nhân quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Cao Hồng Thanh K53 – Chính Trị Học BÀI TIỂU LUẬN Môn: lý luận về dân chủ và nhân quyền Chủ đề: Nền dân La chủ Hy lạp – mã cổ đại. Hy lạp – La mã cổ đại là một tên gọi được sử dụng phổ biến để gọi một nền văn minh rực rỡ thời kì cổ đại, cội nguồn trực tiếp của văn minh phương Tây. Đây cũng là nơi đạt được những thành tựu lớn về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và đặc biệt là khoa học chính trị. Dựa trên một nền kinh tế phát triển cao thời bấy giờ, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, bộ máy cai trị ở đây cũng có những nét tiến bộ so với nhiều nền văn minh khác cùng thời đại vì vậy chính nơi đây là nơi đầu tiên nảy sinh mẫu hình của một chế độ dân chủ, dù còn rất sơ khai nhưng đó chính là nền dân chủ đầu tiên của nhân loại. Nền chính trị dân chủ được thiết lập đầu tiên xuất hiện ở một số quốc gia Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là ở Athen. Nền dân chủ ở Athen là kết quả của một nền kinh tế hàng hóa, hoạt động thương mại phát triển cao và đặc biệt là đóng góp của hàng loạt những cả cách chính trị quan trọng gắn liền với tên tuổi của các nhà cải cách kinh tế, chính trị, xã hội xuất sắc dưới các thời kỳ Solon, Clixten, Ephientet, Periclet. Chế độ dân chủ Athen đạt tới sự phát triển hoàn bị nhất dưới thời của Periclet (495 – 429). Sau này dưới thời kỳ La mã, những tư tưởng dân chủ của Athen có ảnh hưởng rất to lớn đến cách thức tổ chức của nền chính trị La mã, mặc dù tính dân chủ thời kỳ này gần như bị thu hẹp lại rất nhiều so với dưới thời kỳ Hy lạp nhưng cơ bản vẫn giữ được những nét của một nền dân chủ. Nền dân chủ thời kỳ này (tiêu biểu là Athen) là mô hình điển hình của một nền dân chủ trực tiếp. Tính chất dân chủ được thể hiện qua một số đặc điểm sau: Thứ nhất, chính quyền nằm trong tay toàn thể dân chúng. Đây chính là cốt lõi, là linh hồn của một nền dân chủ và là sáng tạo lớn nhất của nền văn minh Hy lạp – La mã cổ đại. Điều này được thể hiện thông qua việc bầu cử, đây là nơi đầu tiên trên trái đất tiến hành công việc này. Người dân (tuy nhiên không phải ai cũng được coi là “dân”) có thể tự do tham gia vào công việc chính trị thông qua việc lựa chọn những người có tài năng và phẩm hạnh. Những người được nhân dân bầu trở thành những đại diện là tiếng nói của nhân dân, họ tập hợp thành những cơ quan và trực tiếp tham gia điều hành quản lý đất nước. Những cơ quan này hoạt động và quyết định dựa trên số đông, thành phần của nó được chia theo tỉ lệ số dân cũng như các tầng lớp giai tầng trong xã hội (tất nhiên trừ những tầng lớp không được coi là “dân”) để nó trở thành đại diện cho toàn xã hội. Thứ hai, trước pháp luật mọi người đều bình đẳng. Luật pháp là một “phát minh” lớn của nền văn minh Hy Lạp – La Mã (mặc dù nó đã tồn tại ở các nền văn minh khác nhưng chưa nơi nào đạt đến sự hoàn thiện như ở đây), nó cực kì quan trọng cho một nền dân chủ. Sự ra đời của luật pháp đảm bảo sự bình đẳng của mọi người đặc biệt là giữa người dân và chính quyền, một điều kiện tối quan trọng để có được nền dân chủ. Thứ ba, tài năng, phẩm chất và những cống hiến cho quốc gia của cá nhân được xem trọng, tức là chính quyền được thành lập và cai trị bởi những nhà “thông thái” chứ không phải được cai trị bởi một chế độ đẳng cấp hay cha truyền con nối (một phương thức tồn tại ở rất nhiều nền văn minh khác thời kỳ này). Tuy nhiên, nền dân chủ Hy Lạp – La Mã còn mang nhiều sự thiếu sót của một nền dân chủ sơ khai. Thứ nhất, nền dân chủ này còn mang nặng tính hình thức, mang nặng những dấu ấn ảnh hưởng của xã hội thị tộc, bộ lạc và những tiền đề kinh tế - xã hội lúc này chưa đủ cho sự xuất hiện của “con người tự do”. Một câu hỏi đặt ra là có hay không một nền dân chủ không đặt trên nền tảng của tự do. Thứ hai, nền dân chủ này đã loại ra khỏi đời sống chính trị lực lượng sản suất chính của xã hội đó là lực lượng nô lệ, những người mà không được coi là “người”. Thứ ba, trong nền chính trị này chưa tồn tại một định chế phân quyền (một điều kiện quan trọng cho nền dân chủ) mặc dù đã có manh nha về những tư tưởng phân quyền. Những tư tưởng của nền dân chủ Hy Lạp – La Mã đã có những ảnh hưởng rất lớn cho đến tận ngày nay nhưng bản thân nó đã mang những khuyết điểm của thời đại vì vậy cả hai khuynh hướng hoặc là ca tụng hoặc là phủ nhận những giá trị của nền dân chủ này một cách cực đoan sẽ đều không đúng.
Luận văn liên quan