Phạm vi hoạt động :toàn cầu, các rào cản thâm nhập thị trường có thể bị hạ
thấp, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của các doanh nghiệp và người
tiêu dùng được nâng cao.
Ví dụ như các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tìm hiểu thị trường Châu
Âu, Mỹ, Nhật thông qua các website thông tin thị trường
- Đa dạng hóa sản phẩm :do khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm,
dịch vụ hơn đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa
3
(customize) sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng
nhờ khả năng thu thập thông tin về khách hàng qua internet dễ dàng hơn.
Ví dụ để mua máy tính, khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm của
nhiều nhà sản xuất khác nhau thông qua website của họ, so sánh giá cả,
thông số kỹ thuật.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Marketing phi truyền thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Marketing phi truyền thống
2
A. Giới thiệu về marketing phi truyền thống
1. Định nghĩa marketing phi truyền thống:
Marketing phi truyền thống: là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân
phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu và
mong muốn của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử ,
internet và thông qua các phương tiện truyền thông khác (P.Kotler)
2. Những ưu điểm và khuyết điểm của Marketing phi truyền thống:
a. Ưu điểm:
- Tốc độ giao dịch :nhanh hơn.
Ví dụ quảng cáo qua email, phân phối các sản phẩm số hóa như âm nhạc,
game, phần mềm, e-books, hỗ trợ khách hàng qua các forum, netmeeting...
- Thời gian hoạt động: liên tục 24/7, tự động hóa các giao dịch.
Ví dụ như mua sắm trên Amazon.com, mua vé máy bay qua mạng tại
Priceline.com, đấu giá qua mạng trên eBay.com,…
- Phạm vi hoạt động :toàn cầu, các rào cản thâm nhập thị trường có thể bị hạ
thấp, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của các doanh nghiệp và người
tiêu dùng được nâng cao.
Ví dụ như các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tìm hiểu thị trường Châu
Âu, Mỹ, Nhật thông qua các website thông tin thị trường
- Đa dạng hóa sản phẩm :do khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm,
dịch vụ hơn đồng thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa
3
(customize) sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng
nhờ khả năng thu thập thông tin về khách hàng qua internet dễ dàng hơn.
Ví dụ để mua máy tính, khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm của
nhiều nhà sản xuất khác nhau thông qua website của họ, so sánh giá cả,
thông số kỹ thuật...
- Tăng cường quan hệ khách hàng : nhờ khả năng tương tác, chia sẻ thông
tin giữa doanh nghiệp với khách hàng cao hơn, dịch vụ tốt hơn, thời gian
hoạt động liên tục 24/7 thông qua các dịch vụ trực tuyến, các website diễn
đàn, FAQs…
- Tự động hóa các giao dịch : thông qua các phần mềm thương mại điện tử
(shopping cart), doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tốt hơn với chất
lượng dịch vụ ổn định hơn.
b. Hạn chế:
- Không phải tất cả khách hàng mục tiêu của bạn đều online hay thường
xuyên lướt Web
- Mức độ thông tin trên mạng rất khác nhau,ai cũng có thể cung cấp thông
tin lên mạng, nên khả năng kiểm soát thông tin trên mạng rất khó khăn,các
doanh nghiệp cần thực sự tỉnh táo và bản lĩnh để sử dụng yếu tố PR trên
mạng.
- Sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ thông tin làm cho các công
ty rất khó nắm bắt.
Ví dụ: Tại Việt Nam các công ty quảng cáo dịch vụ Marketing phần lớn vẫn
chưa bắt kịp các thay đổi về công nghệ, các công ty hoạt động về CNTT thì
có rất ít kiến thức về nghiệp vụ Marketing, trong khi doanh nghiệp thì không
hiểu rõ mình muốn gì với Marketing phi truyền thống,nên việc triển khai
ứng dụng vẫn còn nhiều trở ngại.
4
3. Sự khác nhau và giống nhau giữa Marketing truyền thống và phi
truyền thống:
a. Điểm giống:
Bản chất: Marketing phi truyền thống không khác gì so với Marketing truyền
thống là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và quảng bá sản phẩm, mang
sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Mục tiêu: Đối với doanh nghiệp, mục tiêu của marketing điện tử không khác
với marketing truyền thống, đều là doanh số, lợi nhuận, thị phần...
b. Điểm khác:
Đặc điểm Marketing phi truyền thống Marketing truyền thống
Môi trường
kinh doanh
Tập trung vào các hoạt
động Marketing trong môi
trường internet,web,các
mạng thông tin di động
Tập trung vào các hoạt
động marketing trong cuộc
sống hằng ngày.
Phương thức
sử dụng
Internet và trên các thiết bị
số hóa, không phụ thuộc
vào các hãng truyền
thông.Vd: web, e-mail, cơ
sở dữ liệu, multimedia,
PDA, điện thoại di động
Chủ yếu sử dụng các
phương tiện truyền thông
đại chúng. Vd: như tạp chí,
tờ rơi, thư từ, điện thoại,
fax...
Không gian
Không bị giới hạn bởi biên
giới quốc gia và vùng lãnh
thổ
Bị giới hạn bởi biên giới
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thời gian Mọi lúc mọi nơi, phản ứng
nhanh, cập nhập thông tin
sau vài phút,chính xác
Chỉ vào một số giờ nhất
định. mất vài ngày để in
lại brochure hay mất nhiều
thời gian và công sức để
điều chỉnh một quảng cáo
báo hay truyền hình,chứa
đựng nhiều sai số.
5
Chi phí
Chi phí thấp,với ngân sách
nhỏ vẫn thực hiện được và
có thể kiểm soát được
Chi phí cao, ngân sách
quảng cáo lớn, được ấn
định dùng một lần.
Lưu trữ thông
tin
Lưu trữ thông tin khách
hàng dễ dàng, nhanh chóng
, sau đó gởi thông tin,liên
hệ trực tiếp tới đối tượng
khách hàng
Rất khó lưu trữ được thông
tin của khách hàng.
Sự tương tác
của khách
hàng
Khách hàng dễ dàng phản
hồi các thông tin về sản
phẩm, về chất lượng, giá
cả, hình thức,nhu cầu đến
công ty thông qua các chức
năng trên website hoặc các
diễn đàn, blog sẽ được DN
trả lời ngay lập tức đồng
thời thông qua đó người
làm tiếp thị,doanh nghiệp
sẽ có đầy đủ thông tin của
khách hàng cần gì và muốn
gì về sản phẩm của mình.
Không chọn được một
nhóm đối tượng cụ
thể.Mất một thời gian dài
mới trả lời phản hồi của
khách hàng.
4. Các hình thức marketing phi truyền thống:
- Marketing điện tử
- Marketing bao quanh
- Marketing qua truyền hình
B. Các hình thức marketing phi truyền thống
I. Marketing điện tử
6
1.Website
Web là hình thức quảng bá không thể thiếu của các doanh nghiệp, là bộ mặt của doanh
nghiệp trên internet.
Mà hiện nay internet là mạng toàn cầu vì thế mà những gì nó chuyển tải sẽ đến tận
hang cùng ngõ hẻm trên thế giới vào bất kì lúc nào. Vì thế dù mới xuất hiện nhưng lợi
thế về công nghệ hiện đại đã khiến việc truyền bá thông tin thương mại điện tử trên
internet ngày càng phổ biến với nhiều hình thức đa dạng.
So với các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo giấy, đài phát thanh, truyền
hình.. thì lượng thông tin quảng cáo trên mạng là vô biên. Trong khi truyền hình giới
hạn 30giây/clip quảng cáo, hoặc với báo giấy nhiều nhất cũng chỉ chiếm chỗ được 1
trang với tần suất 1 lần xuất hiện/số thì website chứa đựng một không gian thông tin bất
tận theo ý muốn.
Các hình thức quảng cáo qua website
7
Thật ra, các hệ thống quảng cáo trực tuyến thì có rất nhiều và cách thể hiện chúng cũng
rất khác nhau. Nhưng chung quy lại chúng cũng chỉ bao gồm trong các loại: Direct Ads,
CPM, CPC, CPA. Lựa chọn hệ thống quảng cáo nào và kiếm tiền từ nó như thế nào là
lựa chọn riêng của mỗi người.
Direct Ads
Đây là hình thức bán quảng cáo trực tiếp. Blogger và các nhà quảng cáo sẽ tự liên hệ
với nhau, tự thỏa thuận giá cả và phương thức thanh toán.
Đây là loại quảng cáo mà các blogger rất khó bán được vì không phải lúc nào nhu cầu
của nhà quảng cáo và nội dung trên blog của bạn cũng phù hợp với nhau. Do vậy, nếu
có một lời đề nghị được đặt quảng cáo nào đó trên blog của bạn thì bạn hãy tận dụng
triệt để cơ hội này.
CPM
CPM là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Million hay Cost Per thousand Impression. Đây
là loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Blog của bạn càng có nhiều người xem và
số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ
là đặt quảng cáo trên blog, thu hút thêm nhiều người xem và kiếm tiền mà không phải
bận tâm đến điều gì khác.
CPC
CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là hình hệ thống quảng cáo trả tiền cho
từng cú click lên quảng cáo. Công việc lúc này của bạn không còn đơn giản là đặt
quảng cáo, chờ nó hiển thị để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức để tối
ưu nó sao cho người đọc click vào thì bạn mới kiếm được tiền. Để người đọc click vào
quảng cáo không phải là một việc đơn giản. Bạn cần phải có nội dung phù hợp với
quảng cáo, cần phải có vị trí đặt quảng cáo, màu sắc, kích cỡ thích hợp thì mới có được
nhiều click. Bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn nếu muốn kiếm tiền từ
CPC.
CPA
CPA (Cost per Action), hay còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead)
hay CPS (Cost per Sales). Đây là loại quảng cáo có yêu cầu cao nhất trong các hình
thức trên, nhưng bù lại bạn lại kiếm được nhiều tiền nhất nếu như thực hiện tốt. Đúng
8
như tên gọi, Cost per Action, không chỉ có để cho quảng cáo hiển thị như CPM, không
chỉ click là có tiền như CPC, mà CPA đòi hỏi người dùng phải click vào quảng cáo và
thực hiện một hoặc một chuỗi hành động tiếp theo cú click đó thì chúng ta mới có tiền.
Các hành động này sẽ do nhà quảng cáo quy định. Đơn giản nhất là đăng ký thành viên,
đăng ký nhận email giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tham gia trả lời các
survey, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới, v.v.. cho đến mức cao nhất là
người dùng phải bỏ tiền túi ra để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà nhà quảng
cáo chào bán thì bạn mới kiếm được tiền. Lúc này, có thể coi như bạn là một đại lý bán
hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho các nhà quảng cáo.
Luật quy định:
Điều 22. Quảng cáo trên báo điện tử
1. Không quảng cáo trên trang chủ (trang nhất).
2. Quảng cáo không vượt quá 10% diện tích, trừ chuyên trang chuyên quảng
cáo.
3. Diện tích sản phẩm quảng cáo chỉ được đặt ở bên trái hoặc bên phải khuôn
hình của báo, không vượt quá 10% khuôn hình các chuyên trang của báo.
4. Cơ quan báo chí có nhu cầu quảng cáo quá 10% diện tích phải xin phép ra
chuyên trang chuyên quảng cáo.
5. Người đứng đầu các cơ quan báo điện tử chịu trách nhiệm về hoạt động
quảng cáo trên báo của mình.
Điều 25. Quảng cáo trên trang tin điện tử Internet.
1. Diện tích quảng cáo không được vượt quá 10% diện tích trang của trang tin
điện tử.
2. Diện tích thể hiện sản phẩm quảng cáo chỉ được thể hiện ở phía bên phải hoặc
bên trái của trang tin điện tử, không được vượt quá 10% diện tích khuôn hình.
3. Người đứng đầu trang tin điện tử Internet phải chịu trách nhiệm về hoạt động
quảng cáo trên trang tin của mình.
Ví dụ:
2. Banner
1.Định nghĩa:
9
Chúng ta có thể hiểu theo định nghĩa chung thì "Banner” là Biểu ngữ , lá cờ , khẩu
hiệu chính trị . Hiểu theo nghĩa nôm na nó là tấm bảng đại diện, là cái người ta đem treo
ở những nơi nhiều người qua lại nhất nhằm thu hút sự chú ý, tạo dấu ấn thương hiệu ,
sản phẩm , dịch vụ ...
2.Ví dụ:
Bạn đặt quảng cáo banner trên trang chủ của 24h.com website có 40.000 máy tính
đặt làm trang nhà ( Home page ) . Cứ sau mỗi giờ có khoảng 100.000 lượt người vào
xem trang đó ( Số ước tính thôi ) và chỉ cần 20 người có một người để ý đến banner của
bạn ( Điều này phụ thuộc vào độ hấp dẫn của cái banner ) thì sau 1h bạn sẽ được
100.000/20 = 5000 người biết đến quảng cáo của bạn. Ngày làm việc 8 tiếng x 5000 =
40.000 lượt người sẽ được quảng cáo theo kiểu " Mắt thấy" đối với dịch vụ mà bạn
muốn quảng bá .
3.Phân loại:có 3 loại hình quảng cáo banner phổ biến:
10
-Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads): là hình thức quảng cáo
banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm
cả hoạt ảnh GIF và JPEG, có khả năng kết nối đến một trang hay một website khác.
Quảng cáo banner truyền thống là một hình thức quảng cáo phổ biến nhất và được
nhiều người lựa chọn nhất bởi vì thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn
vào website nhất.
-Quảng cáo In-line (In-line ads) : Hình thức quảng cáo này được định dạng trong một
cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang web. Cũng như quảng cáo banner
truyền thống, quảng cáo in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một
đường link, hay có thể chỉ là là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với
những phông màu hay đường viền.
-Quảng cáo pop-up (Pop up ads): Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra trên
một màn hình riêng, khi bạn nhap chuột vào một đường link hay một nút bất kỳ nào đó
trên website. Sau khi nhấn chuốt, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nhỏ được mở ra với
những nội dung được quảng cáo. Tuy nhiên một số khách hàng tỏ ra không hài lòng về
hình thức quảng cáo này, bởi vì họ phải nhắc chuột để di chuyển hay đóng cửa sổ đó lại
khi muốn quay trở lại trang cũ.
-Hiện nay có 1 hình thức Banner được sử dụng phổ biến đó là Banner Blog: . Kích
thước nguyên sơ của banner blog là tấm bảng chiều rộng 500pixel x chiều cao 80 pixel .
Cách tính phí cho Banner:
Tính phí theo số lần xem: giả sử khách hàng đặt Banner với mức chi phí cho
100 lần xem, như vậy sẽ đặt giá trị trong Impressions Purchased là 100, khi số lần
xem vượt hơn 100 thì Banner sẽ bị xóa. Nếu khách hàng gia hạn thêm (trả thêm
phí) thì tăng thêm Impressions Purchased tương ứng.
Tính phí theo số lần nhấn (Click) chuột vào Banner: Khi nhấn chuột vào
Banner người dùng sẽ được chuyển tới trang web của khách hàng, số lần truy cập
thông qua Banner này sẽ được hiển thị trong phần thống kê trên Host của khách
hàng, khách hàng sẽ căn cứ vào đó để thanh toán tiền.
II. Biểu phí đặt banner:
11
Khoản mục Kích thước Trang chủ Trang chuyên mục
QC trên cùng Top Banner 1 (Hình
mẫu )
468 px x 60 px 2.000.000 VNĐ 800.000 VNĐ
Banner lớn giữa (Hình mẫu) 670 px x 100 px 2.000.000 VNĐ 800.000 VNĐ
Banner bên phải trên (Hình mẫu) 155 px x 130 px 500.000 VNĐ 300.000 VNĐ
Banner bên phải dưới(Sample) 155 px x 130 px 450.000 VNĐ 250.000 VNĐ
Banner bên dưới(Sample) 670 px x 100 px 800.000 VNĐ 500.000 VNĐ
Phí thiết kế banner:
+ Banner Gif: 300.000 VNĐ/banner
+ Banner Flash: 1.500.000 VNĐ/banner
+ Banner đặc biệt: 2.500.000 VNĐ/banner
+ Lưu ý: Khách hàng chỉnh sửa thiết kế tối đa không quá 03 (ba) lần, từ lần thứ 04 (bốn) chi phí sẽ
được tính thành 200.000 VNĐ/ lần chỉnh sửa.
Giá quảng cáo Banner đặt trên trang chủ
Hình minh họa Vị trí Kích thước File Size Giá VNĐ 1 tháng
1 130 * 60 pixel 12 K 1.500.000
12
2 300 * 80 pixel 25kb 3.000.000
3 300 * 130 pixel 30kb 5.000.000
4 442 * 45 pixel
top banner
30kb 8.000.000
5 780 * 120 pixel (bottom
banner)
50kb 10.000.000
6 100 x 430 pixel (vị trí trượt
theo trang bên trái, phải)
50kb 15.000.000
Đăng ký quảng cáo trực tuyến
13
Hình minh họa Vị trí Kích thước File Size Giá VNĐ 1 tháng
* Danh bạ doanh nghiệp
* Catalog sản phẩm
* Thương hiệu Việt Nam
* Xúc tiến thương mại
* Hội chợ triển lãm
* Dịch vụ web
7 130 * 60 pixel 12 K 300.000
8 130 * 100 pixel 15kb 500.000
9 446 * 60 pixel 20kb 2.000.000
10 442 * 45 pixel
top banner
30kb 2.000.000
11 780 * 120 pixel (bottom
banner)
50kb 3.000.000
12 100 x 430 pixel (vị trí trượt
theo trang bên trái, phải)
50kb 5.000.000
Dang ky quang cao truc tuyen
Bảng giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%. Giá trên tính theo từ tháng. Thời hạn hợp đồng: tối
thiểu 1 tháng và tối đa 01 năm.
14
Được thiết kế miễn phí 1 banner trên tất cả các vị trí, nếu khách hàng chưa có website chúng tôi
sẽ thiết kế miễn phí cho 1 website từ 1 đến 10 trang đẹp, ấn tượng.
Thay đổi banner hàng tháng phù hợp với chương trình của khách hàng miễn phí
Đưa lên mạng trong vòng 24h đối với banner và 1 tuần với website
Các dịch vụ quảng cáo trực tuyến khác:
Dịch vụ tư vấn quảng bá website: 4.800.000đ
Dịch vụ tối ưu hóa website và đăng ký vào các công cụ tìm kiếm toàn cầu như Google:
1.600.000đ (KH cũng có thể sử dụng dịch vụ này miễn phí trên website của chúng tôi)
Đăng ký website vào danh bạ website của VietnamTradeFair.com: 200.000đ
Quy định chung:
Giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10% và chi phí thiết kế.
Quảng cáo yêu cầu vị trí cộng thêm 10%
Các quảng cáo có yêu cầu vị trí, đề nghị liên hệ trực tiếp.
Các quảng cáo yêu cầu cố định trong trang, cộng thêm 10% giá thành.
Quảng cáo thời hạn dưới 01 tháng (trừ pop-under, pop up) được tính như sau:
o Từ 1 đến 10 ngày: 50% giá nguyên tháng
o Từ 11 đến 20 ngày: 70% giá nguyên tháng
o Từ 21 đến 29 ngày: 100% giá nguyên tháng
3. Marketing qua Email
1. Định nghĩa:
Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể
được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy
tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới
một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.
Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được
15
các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư
điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp
HTML.
2. Hoạt động marketing bằng email:
Marketing bằng email là một hình thức mà người marketing sử dụng email, sách điện
tử hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến
quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ.
Hoạt động marketing bằng email gồm 2 hình thức:
Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited
Commercial Email),đây là hình thức hiệu quả nhất.
Email marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email
Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam. Đây là hai hình
thức marketing bằng email đầu tiên xuất hiện trên Internet.
Việc sử dụng email marketing sẽ phù hợp cho các chiến dịch promotion, các chiến dịch
giới thiệu hay bán sản phẩm và dịch vụ mới, công bố cho khách hàng một chương trình
16
khuyến mãi trong ngắn hạn.Theo thống kê thì hiện tại số lượng người sử dụng internet
tại Việt Nam lên đến hơn 20 triệu người, và chắc chắn một điều rằng số lượng địa chỉ
mail sẽ lên đến hằng 30 triệu - 40 triệu email theo nghiên cứu thì ít nhất mỗi cá nhân sẽ
có 1 địa chỉ email thường xuyên.
Lợi ích của email marketing
- Lợi ích về thời gian :
Nếu có đầy đủ kinh nghiệm và công cụ chuyên nghiệp, bạn có thể chuyển một
thông điệp quảng cáo qua email tới hàng trăm nghìn người trong vài tiếng.
Email marketing cho kết quả phản hồi rất nhanh. Bạn có thể có khách hàng chỉ vài
tiếng sau khi bạn phát đi thông điệp quảng cáo.
- Lợi ích về chi phí:
Email marketing là hình thức quảng cáo có chi phí thấp nhất trong các hình thức
quảng cáo trực tuyến. Trung bình trên thị trường hiện nay, chi phí cho 1 email dao động
từ 80 VNĐ đến 200 VNĐ tùy theo số lượng, số lượng càng nhiều chi phí càng
thấp.Quảng bá qua email gần như không tốn chi phí xuất bản, bạn chỉ cần thiết kế một
nội dung và có thể gửi tới vô số khách hàng.
Quảng bá qua email gần như không tốn chi phí chỉnh sửa, cập nhật nội dung. Nếu
quảng cáo qua truyền hình, truyền thanh, bạn sẽ phải ghi hình, ghi âm lại khá tốn kém
khi cần chỉnh sửa, cập nhật nội dung quảng cáo.
Nếu quảng cáo qua các loại hình in ấn (báo chí, catalog,…), bạn cũng tốn chi phí
không nhỏ cho thiết kế, ra film, in ấn lại.
- Lợi ích liên quan tới nội dung:
Bạn có thể trình bày bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, video trong nội dung quảng cáo
của một email.
Nhờ tính năng liên kết, bạn có thể dẫn dắt khách hàng xem thêm những phần thông
tin mở rộng không giới hạn.
Bạn hoàn toàn chủ động, dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật nội dung email và nhanh
chóng gửi tới khách hàng, đối tác.
Hiệu quả của email marketing:
17
Gửi email tiếp thị là một trong những hình thức tiếp thị trực tuyến hiệu quả nhất tại
Việt Nam hiện nay. Ngay cả với hình thức gửi email không được sự cho phép của người
nhận (spam), hiệu quả phản hồi vẫn có thể tới hàng chục %.
Bạn có thể không hài lòng, thậm chí bực mình khi nhận được một email "không mời
mà đến" nhưng có thể bạn vẫn trở thành khách hàng nếu sản phẩm, dịch vụ được giới
thiệu trong email có giá cả và chất lượng hấp dẫn.
3. Phí dịch vụ: Trung bình trên thị trường hiện nay, chi phí cho 1 email dao động từ 80
VNĐ đến 200 VNĐ tùy theo số lượng, số lượng càng nhiều chi phí càng thấp.
VD:Vietwebpro chỉ tiếp tục nhận gửi email hàng loạt (có cá nhân hóa từng email) theo
danh sách địa chỉ email do quý khách hàng cung cấp. Số lượng gửi tối đa không quá
500 email/lần. Phí dịch vụ trọn gói là 200.000VNĐ.
4.Luật ph