Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực:chính trị ,kinh tế,xã hội,khoa học ,từ thế giới tự nhiên đến thế giới tư duy trừu tượng.Mâu thuẫn là một phần tất yếu của sự vật ,hiện tượng và tồn tại khách quan.Theo Lênin,quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “ hạt nhân” của phép biện chứng để giải thích thế giới khách quan. Nước ta từ năm 1986,nước ta đã thực hiện đổi mới chính sách kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.theo đó đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thời kì quá độ nước ta là nền kinhtế nhiều thành phần.trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cũng có rất nhiều mâu thuẫn như :mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản,mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất,mâu thuẫn giữa tư tưởng cũ và mới,.Yêu cầu hiện nay đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là làm sao giảI quyết tốt các mâu thuẫn.vậy các mâu thuẫn quá trình xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là gì? thực trạng các vấn đề đó ra sao? Hướng giảI quyết như thế nào?.

doc44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO -Văn kiện đại hội Đảng VI -Văn kiện đại hội Đảng IX -Văn kiện đại hội Đảng X -Tap chí cộng sản điện tử -Báo điện tử Đảng cộng sản VIỆT NAM -Báo nhân dân online -Gíao trình triết học MÁC –LÊNIN -Giáo trình kinh tế chính trị MáC LÊNIN A.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực:chính trị ,kinh tế,xã hội,khoa học … ,từ thế giới tự nhiên đến thế giới tư duy trừu tượng.Mâu thuẫn là một phần tất yếu của sự vật ,hiện tượng và tồn tại khách quan.Theo Lênin,quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “ hạt nhân” của phép biện chứng để giải thích thế giới khách quan. Nước ta từ năm 1986,nước ta đã thực hiện đổi mới chính sách kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.theo đó đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thời kì quá độ nước ta là nền kinhtế nhiều thành phần.trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cũng có rất nhiều mâu thuẫn như :mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản,mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất,mâu thuẫn giữa tư tưởng cũ và mới,...Yêu cầu hiện nay đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là làm sao giảI quyết tốt các mâu thuẫn.vậy các mâu thuẫn quá trình xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là gì? thực trạng các vấn đề đó ra sao? Hướng giảI quyết như thế nào?... Đó là lí do vì sao em chọn đề tài :”Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần“ để làm đề tài tiểu luận triết. B.NỘI DUNG CHÍNH I.CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập *Mặt đối lập Mỗi sự vật hiện tượng luôn chứa đựng những mặt tráI ngựơc nhau.Những mặt tráI ngược nhau đó phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Vậy,mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm ,những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau Ví dụ:trong nguyên tử có điện tích dương và điện tích âm,trong sinh vật có đồng hoá và dị hoá,trong kinh tế có quy luật cung và cầu,trong vật lí có quá trình ngưng tụ và bay hơi…. Các mặt đối lập tồn tại độc lập, khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật ,hiện tượng. Nhưng chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau (Sự chuyển hoá này tạo thành nguồn gốc động lực, đồng thời quy định bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật) thì có hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn. Trong một sự vật hiện tượng không phảI chỉ tồn tại hai mặt đối lập mà có thể tồn tại nhiều mặt đối lập một lúc.Các mặt đối lập tạp nên mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng.Quan hệ giữa các mặt đối lập gồm hai mặt :thống nhất và đấu tranh *Sự thống nhất giữa các mặt đối lập Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau ,không tách rời nhau giữa các mặt đối lập,sự tồn tại của mặt này phảI lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập trong một sự vật hiện tượng mà không có sự thống nhất thì không thể tạo thành sự vật.Sự thống nhất này là sự thống nhất từ bên trong,do nhu cầu tồn tại ,nhu cầu vận động và phát triển của các mặt đối lập,nếu bị phá huỷ thì sự vật không còn tồn tại nữa. Và nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Ví dụ: Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển thì cùng với nmó quan hệ sản xuất cũng phát triển. Hai hình thức này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất. Nhưng trong quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải thoả mãn một số yêu cầu sau: - Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khai quát từ các mặt phù hợp khác nhau phản ánh được banr chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. - Thứ hai: Đó phải là một khái niệm “động” phản ánh được trạng thái biến đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. - Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ý nghĩa nhận thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được coi là thoả đáng phái có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho việc xây dựng quan hệ sản xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất. Theo nghĩa hẹp sự thống nhất được hiểu là sự đồng nhất ,sự phù hợp,sự tác động ngang nhau,hay nói cách khác là giữa các mặt đối lập có các điểm giống nhau.Thống nhất trong trường hợp này được hiểu như là một trạng tháI mà những yếu tố chung của hai mặt đối lập giữ vai trò chi phối.Đó là một trạng tháI cân bằng của mâu thuẫn.Tuy nhiên , khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối,tạm thời. *Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ phủ định lẫn nhau Sự đấu tranh chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,tuỳ thuộc vào tính chất ,vào mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng. Đấu tranh trongmỗi lĩnh vực ,mỗi thời kì lịch sử,mỗi trình độ,và bản thân từng mâu thuẫn cũng khác nhau. Qúa trình đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn:lúc đầu mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản ,nhưng thưo xu hướng trái ngựoc nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những khác nhau tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì hai mặt đối lập ây mới hình thành bước đầu cuả một mâu thuẫn..Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện ,mâu thuẫn nảy sinh và yêu cầu phải giải quyết mâu thuẫn . Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai cấp có đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuât lạc hậu kìm hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng rất nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản.Kết quả của quá trình đấu tranh là cả hai cùng mất hoặc một mất một còn,hoặc cả hai cùng còn hoặc chúng chuyển hoá lẫn nhau Sự đấu tranh mang tính tuyệt đối ,khi một mâu thuẫn được giải quyết thì mâu thuẫn mới lại nảy sinh.Đấu tranh diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật,kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất *Sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập Sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập là tất yếu ,là kết quả của sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập khi mâu thuẫn được giải quyết. Hình thức chuyển hoá rất đa dạng:chuyển hoá một phần hoặc toàn bộ Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phất triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện càn thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ và phủ định nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy moc. Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức: + Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật. Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới ở trình độ cao hơn. + Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn. Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nến kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. *Mâu thuẫn là nguồn gốc,động lực của sự vận động và phát triển Có nhiều hình thức đấu tranh nhưng tính chất chung,cơ bản của mọi cuộc đấu tranh là đi đến cái mới ,xoá bỏ cái cũ,cái không phù hợp. . Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp lên cao.Vậy,đấu tranh là động lực của sự phát triển.Lênin khẳng định “sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đôi lập”. Vậy, Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Trong một mâu thuẫn có sự thống nhất của các mặt không tách rời sự đấu tranh của chúng, bất cứ một sự thống nhất nào của các mặt đối lập mang tính chất tạm thời tương đối còn sự đấu tranh là tuyệt đối. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự phát triển. 2,CƠ SỞ THỰC TẾ Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế hàng hoá nhiêù thành phần Theo quan điểm của đại hội VI của Đảng đến nay, theo đường lối đổi mới, đất nước ta đã từng bước chuyển sang nên kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Xét về thời gian, dưới góc độ kinh tế thị trường, tư duy của chúng ta cũng được đổi mới qua nhiều bước. Bước I: Thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi nền kinh tế của ta là kinh tế thị trường. Nói cơ chế thị trường là chỉ nói về mặt cơ chế quản lý chứ không phải nói về toàn bộ đặc điểm, tính chất và nội dung của nền kinh tế. Do đó, trong khi phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế (một bộ phận của đường lối đổi mới toàn diện), Đại hội VI khẳng định: “thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ Phát triển thêm một bước, Đại hội VII (qua Cương lĩnh) đã xác định nền kinh tế của ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”. Bước II: Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) nhận định: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phầ đang hình thành. Và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế. Có nghĩa là nền kinh tế của ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn có chế vận hành của nền kinh tế đó là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Gần cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, tại một nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận đã nhận định: “Thị trường và kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại”. Theo nhận định này, thị trường, kinh tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước chủ nghĩa tư bản, trong chủ nghĩa tư bản và cả sau chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản nó vận động và phát triển ở mức khởi phát, manh nha, còn ở trình độ thấp thì trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó, làm cho người ta nghĩa rằng nó chính là chủ nghĩa tư bản. Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại là tất yếu. Vấn đề ở đây là liệu kinh tế thị trường có đối lập với chủ nghĩa xã hội không, và liệu việc xây dựng chủ nghĩa xã hội có đi đến phủ định kinh tế thị trường để rồi tạo nên một nền kinh tế hoàn toàn khác về chất là kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận động theo các quy luậtd dặc thù của chủ nghĩa xã hội hay không? Câu trả lời là không. Quan điểm này cũng chính là quan điểm của Đại hội VIII (1996) khi Đại hội chủ trương: “Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng, xã hội chủ nghĩa”. Bước III: Coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội IX của Đảng (2001) ghi rõ: Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Kinh tế thị trường định hướng xã hội có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Theo Nghị quyết của Đại hội IX, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần đó bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bước IV: Gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị trương toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và đầy đủ hơn. Đại hội X của Đảng chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bốn nội dung quan trọng nhất là: nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta, nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất, kinh doanh. II. THựC TRạNG VấN Đề PHáT TRIểN KINH Tế HàNG HOá NHIềU THàNH PHầN ở VIệT NAM 1.TÍNH TẤT YẾU CỦA NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trên là tất yếu khách quan ,được quyết định bởi : -Sự phát triển của lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp ,không đồng đều ,tương ứng với mỗi trình độ tất yếu có một kiểu quan hệ kinh tế .Do đó ,nền kinh tế xét về phưong diện cơ cấu kinh tế xã hội ,phảI là kinh tế nhiều thành phần.Vậy nền kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất .Sự phù hợp này ,đến lượt nó lại thúc đẩy tăng năng suất lao động ,tăng trưởng kinh tế ,tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có quan hệ hữu cơ với nhau ,tạo thành cơ cấu kinh tế . -Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cảI tạo và xây dựng XHCN như kinh tế nhà nước ,kinh tế tập thể ,kinh tế tư bản nhà nước Sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như :giảI phóng sức lao động ,khai thác và phat huy nguồn lực của đất nước qua việc khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp ,tạo việc làm,kích thích động lực cạnh tranh và phát triển kinh tế thị trường ,thúc đẩy đổi mới kĩ thuật và công nghệ,tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền,phát triển lực lượng sản xuất ,giảm sự căng thẳng về cung cầu hàng hoá ,nâng cao đời sống của nhân dân -Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế , nhà nước XHCN phảI tiến hành hợp tác đầu tư với nước ngoài .Do đó ,tất yếu phảI cùng với nhà nước tư bản,các công ty trong và ngoài nước tiến hành hợp tác kinh doanh ,tạo lập lực lượng kinh tế dân tộc ,làm ra đời và phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tư bản nhà nước Khẳng định sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở VIệT NAM ,đảng ta nêu quan điểm :”chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài ,có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đI lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế bảo đảm cho mọingười được tự do làm ăn theo pháp luật “.Nhà nước cần có chính sach phù hợp với từng thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phat triển và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội 2,§Æc ®iÓm nÒn kinh tÕ nhiÒu thµnh phÇn ë VIÖT NAM *Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có 5 thành phần -kinh tế nhà nước -kinh tế tập thể -kinh tế tư nhân: bao gồm kinh tế cá thể , tiểu chủ ,tư bản tư nhân -kinh tế tư bản nhà nước -kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài *Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo ,là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chế độ công hữu dưới hình thức kinh tế nhà nước hiện nay là tiêu biểu cho nhân tố xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta. Tuy nhiên, nhân tố đó không tồn tại biệt lập, mà đan xen, xâm nhập vào các thành phần kinh tế khác, tạo nên những mầm mống xã hội chủ nghĩa trong lòng các thành phần kinh tế tư nhân; thông qua những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước. *Các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh .Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phàn đI đôI với tăng cường quản lí của nhà nước về kinh tế xã hội . *Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta vừa vận động theo cơ chế thị trường ,vừa theo định hướng xã hôI chủ nghĩa Trong cơ chế thị trường,cá chủ thể kinh tế có tính độc lập,có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.Gía cả do thị trường quyết định ,hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành và lĩnh vực .Nền kinh tế vận đọng theo cơ chế thị trường khách quan Tuy nhiên , Sự vận động của nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết hết các vấn đề do chính cơ chế đó và bản than đời sống kinh tế - xã hội đặt ra. Những tình trạng và hiện tượng trên ở những mức độ khác nhau, trực tiếp hay giàn tiếp đều có sự tác động ngược lại làm cản trở sự phát triển "bình thường" của một xã hội nói chung và nền kinh tế hàng hóa nói riêng. Vì vậy sự tác động của Nhà nước – một chủ thể có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật khác vào nền kinh tế là một tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để cho nền kinh tế thị trường tự do hoạt động, thì việc điều hành nền kinh tế nước ta sẽ không có hiệu quả 3.NHỮNG THÀNH CÔNG SAU HƠN 20 NĂM XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN 3.1- Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân 7,5%/năm. Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tương đương khoảng 640 USD). Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới, bình quân lương thực đầu người tǎng.Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến.Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư nhiều hơn. Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân, kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước được cải thiện. Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đạt được kết quả bước đầu. Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước đạt 574 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2006; trong đó, khu vực ngoài
Luận văn liên quan