1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là một biến cố mà khi đó các khu vực tài chính và các tổ
chức kinh tế có sự vỡ nợ với số lượng lớn, các tập đoàn và định chế tài chính phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn với những hợp đồng đến hạn thanh toán.
2. Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù
2.1 Khủng hoảng tiền tệ (Goldstein, Kaminsky và Reinhart)
Là trạng thái mà ở đó, có một cuộc tấn công vào đồng tiền nội tệ dẫn đến sự thâm
hụt phần lớn dự trữ ngoại hối và làm mất giá nhanh chóng đồng tiền nội tệ.
2.2 Khủng hoảng ngân hàng (Demirgu Kunt và Detragiache 1998)
Khủng hoảng ngân hàng xảy ra nếu ít nhất 1 tiêu chí xảy ra:
+ Tỷ lệ nợ xấu NPLs so với tổng vốn cho vay trong hệ thống ngân hàng vượt quá
10%
+ Chi phí cho hoạt động cứu trợ ngân hàng tối thiểu bằng 2% GDP.
+ Giai đoạn cứu trợ kéo theo hoặc là quốc hữu hóa các ngân hàng ở quy mô lớn,
hoặc là hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt khỏi ngân hàng, hoặc các biện pháp khẩn cấp khác như
đóng băng tiền gửi, cho phép ngân hàng nghỉ giao dịch, phát hành bảo lãnh Chính phủ.
2.3 Khủng hoảng nợ: là tình trạng một quốc gia không có khả năng chi trả các
khoản nợ vay đến hạn.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
1
Tiểu luận
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
2
Lý luận về khủng hoảng tài chính
1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là một biến cố mà khi đó các khu vực tài chính và các tổ
chức kinh tế có sự vỡ nợ với số lượng lớn, các tập đoàn và định chế tài chính phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn với những hợp đồng đến hạn thanh toán.
2. Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù
2.1 Khủng hoảng tiền tệ (Goldstein, Kaminsky và Reinhart)
Là trạng thái mà ở đó, có một cuộc tấn công vào đồng tiền nội tệ dẫn đến sự thâm
hụt phần lớn dự trữ ngoại hối và làm mất giá nhanh chóng đồng tiền nội tệ.
2.2 Khủng hoảng ngân hàng (Demirgu Kunt và Detragiache 1998)
Khủng hoảng ngân hàng xảy ra nếu ít nhất 1 tiêu chí xảy ra:
+ Tỷ lệ nợ xấu NPLs so với tổng vốn cho vay trong hệ thống ngân hàng vượt quá
10%
+ Chi phí cho hoạt động cứu trợ ngân hàng tối thiểu bằng 2% GDP.
+ Giai đoạn cứu trợ kéo theo hoặc là quốc hữu hóa các ngân hàng ở quy mô lớn,
hoặc là hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt khỏi ngân hàng, hoặc các biện pháp khẩn cấp khác như
đóng băng tiền gửi, cho phép ngân hàng nghỉ giao dịch, phát hành bảo lãnh Chính phủ.
2.3 Khủng hoảng nợ: là tình trạng một quốc gia không có khả năng chi trả các
khoản nợ vay đến hạn.
2.4 Khủng hoảng kép.
+ Khủng hoảng kép loại 1: là một cuộc khủng hoảng tiền tệ theo sau khủng
hoảng ngân hàng.
+ Khủng hoảng kép loại 2: là khủng hoảng nợ đi kèm với khủng hoảng tiền tệ.
3. Các mô hình khủng hoảng cơ bản
3.1 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được xây dựng bởi P. Krugman (1979), mô
hình này chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong điều kện tỷ giá
cố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công.
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
3
3.2 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld (1994 và 1995) xây dựng.Mô
hình này đề cập về kỳ vọng của các nhà đầu tư về chính sách tỷ giá của Chính phủ là thả nổi
hay cố định từ đó đưa ra các cuộc tấn công tiền tệ.
3.3 Các mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno (1999) xây dựng,
đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Việc tự
do hóa tài khoản vốn thiếu một trình tự thích hợp đã dẫn đến hai hệ quả là tiền đề cho cuộc
khủng hoảng kép:
+ Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai: đ iều này dẫn
đến sự bành trướng tín dụng, đầu tư và tiêu dùng trong nước quá mức và kém hiệu quả
+ Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn.
I. Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam
1. Mô hình giám sát tài chính hiện hành của Việt Nam
Hiện nay mô hình giám sát tài chính Việt Nam theo mô hình phân tán dựa trên cơ
sở thể chế. Theo đó NHNN thực hiện hoạt động thanh tra giám sát hoạt động các TCTD, Bộ
Tài chính thực hiện giám sát hoạt động chứng khoán và Bảo hiểm (chịu sự giám sát trực tiếp
của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Cục Bảo hiểm).
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
4
2. Định hướng cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống tài
chính Việt Nam - hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo (theo trường phái
Đức – Nhật, các trung gian tài chính, nhất là các ngân hàng đóng vai trò chính) bắt đầu hình
thành rõ nét từ năm 1858, năm Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa của
Pháp. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là
một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị
trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt
động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho
tới ngày nay. Sau sự đổ bể của hệ thống các quỹ tín dụng trong giai đoạn 1986-1990, hai pháp
lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng
Việt Nam từ 1cấp sang 2 cấp – trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động
của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân
hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và
là Ngân hàng của Nhà nước.
Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán,
ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tếquốc dân do các Định chế tài chính Ngân
hàng và phi ngân hàng thực hiện.
3. Bức tranh thị trường tài chính Việt Nam năm 2011 và những triển vọng tài
chính năm 2012
3.1 Bức tranh thị trường tài chính Việt Nam 2011
Bước vào năm 2011, khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Giá
lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao; thị
trường chứng khoán sụt giảm mạnh; khủng hoảng nợ công ở nhiều nước; tăng trưởng kinh tế
thế giới chậm lại, lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia... tác động tiêu cực vào nền kinh tế
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
5
nước ta. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán cân thanh
toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh gây áp lực lên thị trường tiền tệ và tỷ giá;
giá vàng trên thị trường biến động bất thường. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn...
Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã nhất quán điều hành chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt
- Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, cắt giảm đầu tư công;
đồng thời, miễn, giảm nhiều loại thuế cho doanh nghiệp và cá nhân. Kết quả là, bội chi ngân
sách nhà nước cả năm 2011 giảm xuống còn 4,9% GDP (kế hoạch là 5,3%), thu ngân sách
tăng, đáp ứng nhu cầu chi và dành một phần để tăng chi trả nợ.
- Chính sách tiền tệ được xử lý chặt chẽ, linh hoạt và có nhiều quyết đoán mạnh mẽ
hơn: ước cả năm, tổng dư nợ tín dụng tăng 12%, lãi suất tín dụng đã có xu hướng giảm.
- Thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối
của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Mua
bán ngoại tệ và kinh doanh vàng được kiểm soát khá chặt chẽ và có kết quả bước đầu.
- Nợ công được giữ ở mức an toàn (cuối năm 2011 ước khoảng 54,6% GDP).
- Xuất khẩu tăng cao, nhập khẩu được kiểm soát. Nhập siêu giảm mạnh, cả năm dự kiến
khoảng 10 tỷ USD, bằng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch (không
quá 18%), đã góp phần tích cực cải thiện cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá...
Tuy nhiên, năm 2011 vẫn ghi nhận những cú ”sốc” kinh tế trên nhiều lĩnh vực
- Điển hình là việc dồn dập điều chỉnh tỷ giá và tăng giá xăng, dầu, điện.
- Sự chênh lệch kéo dài giá vàng trong và ngoài nước gây khá nhiều tranh cãi và tạo
lúng túng cho ngân hàng
- Những nghi ngại của người dân về cố gắng kiểm soát thị trường ngoại hối theo tinh
thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 23/2/2011 của Chính phủ đặc biệt là các động thái cố gắng
khống chế trần lãi suất huy động và hạn mức t ín dụng, hạn chế đối tượng được tiếp cận giao
dịch tín dụng ngoại tệ, thậm chí tịch thu ngoại tệ buôn bán ”ngoài luồng”; lập rào cản hành
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
6
chính „tiêu chuẩn hóa” nhằm giảm thiểu đối tượng đủ chuẩn được phép thực hiện nhiệm vụ
độc quyền Nhà nước về nhập khẩu, sản xuất và buôn bán vàng miếng.
- Sự gia tăng nợ khó đòi ngân hàng & đổ vỡ tín dụng đen. Dù được tiên liệu từ đầu
năm, song dư luận cũng không tránh khỏi sốc khi nghe tin nợ xấu của khối ngân hàng thương
mại tăng vọt tính đến cuối tháng 10/2011 lên 76000 tỷ đồng, tức tới trên 3,5% tổng dư nợ
(trong khi có tổ chức nước ngoài cho rằng con số thực là 13,5%), trong đó 47% là nợ khó đòi.
Đặc biệt, dư luận càng sốc hơn khi biết các DNNN chiếm tới 60% tổng dư nợ và 70% nợ xấu
của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, những vụ đổ vỡ tín dụng đen bùng nổ trên nhiều địa
phương cả nước, nhất là ở các đô thị lớn vào những tháng cuối năm 2011 làm tăng sự e ngại
về độ lành mạnh và nguy cơ tạo sốc đổ vỡ đômino của thị trường tín dụng trong nước...
- Sự bùng nổ những đợt đại hạ giá các bất động sản và chứng khoán vốn trong tình
trạng ế dài trước đó.
- Sốc giảm giá trên thị trường chứng khoán còn thê thảm hơn, khi mà có những chứng
khoán rớt giá thê thảm, còn không đến 900 đ/cổ phiếu, trong khi tuyệt đại đa số hàng hóa và
dịch vụ khác đều đồng loạt tăng giá theo mức lạm phát....
3.2 Triển vọng tài chính năm 2012
Việt Nam tiếp tục phải xử lý các tồn tại và vấn đề tài chính đã, đang và sẽ tiếp
tục đặt ra. Kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu và biến động chính trị ở nhiều nước trên thế giới có thể đột biến, kéo dài và
nặng nề. Trong năm 2012, do độ mở cửa cao, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác
động tiêu cực mạnh từ xu hướng nói trên của kinh tế thế giới.
Một số khó khăn và thách thức tài chính và thị trường có thể lớn hơn và khó
lường hơn so với dự báo: Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng điện và điện tử sẽ có xu hướng giảm,
giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế có thể tăng
cao dần; thị trường chứng khoán tiếp tục trầm lắng, trì trệ. Tuy nhiên, những cú sốc hạ giá
trên thị trường bất động sản và chứng khoán sẽ còn tiếp diễn chưa có điểm dừng. Đặc biệt,
lạm phát và mặt bằng lãi suất có thể vẫn khá cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
7
gia tăng áp lực; thanh khoản của một số ngân hàng thương mại sẽ thêm khó khăn; nhập siêu,
cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối, tỷ giá, cũng như giá vàng trên thị trường có
nhiều khả năng lớn là sẽ vẫn biến động bất thường. Sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều
lực cản chưa dễ tháo gỡ, dù có dấu hiệu nới lỏng tín dụng từ ngân hàng. Nguy cơ mất ổn định
kinh tế vĩ mô có thể trở thành thách thức lớn hơn nếu không có giải pháp quyết liệt, hiệu quả.
4. Việt Nam đang trải qua giai đoạn khủng hoảng kép?
4.1 Khủng hoảng Ngân hàng
Trong thời gian gần đây, các chuyên gia kinh tế đã bày tỏ lo ngại về sự lành mạnh
của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau khi lạm phát tăng vọt và giá nhà đất sụt mạnh. Có
những lời đồn đoán trong nhiều tháng nay cho rằng một số ngân hàng nhỏ đã vỡ nợ trên lý
thuyết, nhưng chưa có ngân hàng nào sụp đổ một cách công khai và ngân hàng trung ương đã
cam kết ngăn chặn những vụ phá sản của ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu tăng nhanh trong thời
gian gần đây và giới hữu trách đề ra các kế hoạch để tái cơ cấu khu vực gặp khó khăn này đã
làm tăng thêm sự lo ngại về hệ thống tài chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân, do Cổng thông tin điện
tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 12/1/2012 vừa rồi, thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn
Văn Bình đã khẳng định, “chúng ta không có khủng hoảng ngân hàng”. Thống đốc Nguyễn
Văn Bình thừa nhận “nợ xấu đã tăng, và với tốc độ nhanh trong thời gian gần đây, nhưng tình
hình nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát”.
Hiện nay, chúng ta đặt vấn đề tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng không phải là
do hệ thống ngân hàng của chúng ta yếu kém đến mức độ không tái cấu trúc nó thì nó đổ vỡ
ngay lập tức. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay xuất phát từ nhu cầu của đất nước
trong bối cảnh thay đổi lại mô hình phát triển kinh tế. Mỗi nền kinh tế có hệ thống huyết
mạch của nó, cơ thể như thế này thì cần huyết mạch tương ứng. Chúng ta nếu muốn xây dựng
cơ thể khác, thì nội dung cơ bản của cơ thể đó là trái tim và huyết mạch cũng phải có điều
chỉnh khác đi.
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
8
Như vậy, nhu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trước tiên xuất phát từ nhu cầu
tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng chuyển từ kinh tế phát triển theo chiều rộng sang kinh
tế phát triển có chiều sâu, theo hướng từ số lượng sang chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu đó,
chúng ta cũng kèm theo là giải quyết những yếu kém đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng của chúng ta về cơ bản vẫn đáp ứng được những yêu cầu của
cuộc sống đặt ra và trên thực tế những năm vừa qua, ví dụ như năm 2008, lạm phát cao, rất
nhiều khó khăn, hệ thống ngân hàng của chúng ta vẫn đứng vững. Sau đó, năm 2009, khi có
khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân hàng thế giới, kinh tế thế giới chao đảo, hệ thống ngân
hàng của chúng ta vẫn đứng vững.
4.2 Khủng hoảng tiền tệ
Dường như thị trường đã trở nên ngày càng quan ngại về khả năng Việt nam có
thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền tệ tương tự như khủng hoảng tiền tệ châu Á năm
1997 sau việc Fitch Rating chỉnh sửa triển vọng của Việt nam xuống mức thấp hơn. Công ty
Chứng khoán Nomura, Tokyo, trong Nghiên cứu Châu Á và các thị trường đang nổi của mình
đã kiểm tra khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam từ 3 khía cạnh (1) cung cầu
ngoại hối dựa trên cán cân thanh toán quốc tế, (2) khả năng của trụ vững Việt nam nếu luồng
vốn chảy ra dựa trên cơ sở dự trữ ngoại hối và nợ nước ngoài, và (3) chính sách ngoại hối
nhằm giữ tỷ giá hiệu lực ổn định.
Về cán cân thanh toán quốc tế: các luồng vốn của Việt nam chủ yếu là vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các luồng vốn dài hạn
khác, các luồng “tiền nóng” ngắn hạn là hạn chế. Thâm hụt cán cân vãng lai nhanh chóng mở
rộng cũng đáng lo, nhưng ít rủi ro xảy ra khủng hoảng tiền tệ do luồng vốn chảy ra trên quy
mô lớn là nguồn vốn ngắn hạn.
Về khả năng trụ vững nếu các luồng vốn chảy ra: Theo Ngân hàng Phát triển
châu Á, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh trở lại trong thời gian qua. Trong quý
I/2012, theo ước tính của ADB, con số này đã đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng khoảng 3,5 tỷ
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
9
USD so với con số được Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố vào giữa năm 2011. Trong khi đó, năm
2011, nợ nước ngoài bằng 41,5% GDP, vẫn nằm trong phạm vi an toàn 50%.
Về chính sách ngoại hối: Chính phủ đang chuyển dần trọng tâm của chính sách
kinh tế tổng thể từ tăng trưởng kinh tế sang kiểm soát lạm phát. Bài phát biểu của IMF đánh
giá rằng Chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ rất đáng hoan nghênh trong việc ổn định
thị trường ngoại hối.
Như vậy, đồng Việt Nam có ít rủi ro giảm giá mạnh do nhiều luồng vốn ngắn hạn
rút khỏi Việt Nam, thay vì đó, đồng Việt Nam có lẽ sẽ chỉ chịu một sức ép khiêm tốn do nhu
cầu thực tế bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại. Và do đó có thể nói trong giai đoạn
hiện nay Việt Nam chưa xảy ra khủng hoảng tiền tệ.
4.3 Khủng hoảng nợ công
Trước những dư luận trái chiều về vấn đề nợ công tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã
khẳng định “Chỉ số nợ của Việt Nam hiện ở mức trung bình và nằm trong phạm vi an
toàn. Trong cơ cấu nợ của Việt Nam, chủ yếu là nợ vay dài hạn và lãi suất ưu đãi”.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, nợ nước ngoài
của quốc gia ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP năm 2011. Đây
là mức nằm trong phạm vi giới hạn an toàn. Bởi, theo Nghị quyết của Quốc hội, kiểm soát dư
nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP.
Kết luận này cũng phù hợp với đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Các tổ chức này nhận định, Việt
Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có
gánh nặng về nợ (HIPCs).
Nếu xét về khía cạnh bền vững nợ cho thấy, nợ vay dài hạn, lãi suất ưu đãi là chủ
yếu trong cơ cấu nợ của Việt Nam. Trong tổng số nợ của nước ta, số vốn vay ODA chiếm
75% và phần lớn số vốn này có lãi suất thấp.
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
10
Theo Phạm Thế Anh (Trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển bền vững) -
Nợ công Việt Nam: Rủi ro và thách thức, ông nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản về nợ công và
hiện trạng vĩ mô và so sánh với các ngưỡng an toàn gợi ý trong nghiên cứu của Manasse và
Roubini (2005) nhằm có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng nợ công và kinh tế vĩ mô của
Việt Nam
Khả năng thanh toán
Các thước đo khả năng thanh toán nợ của Việt Nam cho thấy, ước tính cho tới hết năm
2010, tỷ lệ nợ công/GDP, nợ nước ngoài/GDP, và nợ công nước ngoài/GDP của Việt Nam
lần lượt ở mức trên 55%, 40%, và 30%. Rất khó có thể đưa ra được ngưỡng an toàn với các
chỉ tiêu này bởi mỗi nghiên cứu thường đưa ra các khuyến cáo khác nhau với từng quốc gia
cụ thể. Ví dụ như nghiên cứu của Li và cộng sự (2010) chỉ ra rằng, các nước Đông Âu và
Trung Á rơi vào khủng hoảng nợ với tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP tăng vọt từ 42 lên tới 88%.
Ngược lại, các nước thu nhập thấp và trung bình thấp lại rơi vào khủng hoảng nợ với các tỷ lệ
nợ nước ngoài thấp hơn nhiều. Tổng nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài ở các nước này
khi rơi vào khủng hoảng chỉ chưa đến 40% GDP. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng
khả năng thanh toán nợ của Việt Nam đang giảm nhanh trong những năm gần đây. Theo số
liệu của MoF, chỉ trong vòng hai năm từ 2008-2010, tỷ lệ nợ công/GDP đã tăng khoảng trên
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
11
20 điểm phần trăm, từ 36,2% lên 57,3%. Trong khi đó tỷ lệ nợ công nước ngoài/GDP cũng
tăng hơn 6 điểm phần trăm, từ 25,1% lên tới hơn 31,1%. Xu hướng này rõ ràng đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính và Việt Nam cần phải có những định hướng điều
chỉnh kịp thời.
Tương tự như vậy, tỷ lệ nợ công/tổng thu ngân sách nhà nước cũng tăng nhanh. Ước
tính đến hết năm 2010, tổng nợ công đã gấp hơn 2 lần tổng thu ngân sách nhà nước, tăng
nhanh so với con số 1,6 lần của năm 2008. Trong khi đó, cán cân ngân sách liên tục thâm hụt
cao trong những năm gần đây và chưa có dấu hiệu được cải thiện trong những năm tới. Kế
hoạch ngân sách cho thấy Chính phủ đang tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa lỏng với
mức thâm hụt ngân sách hàng năm vào khoảng 5% GDP. Nếu điều này xảy ra, con số nợ
công sẽ không dừng ở mức trên 57% như hiện nay.
Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản phản ánh khả năng trả nợ nhanh của Việt Nam đối với các
khoản nợ nước ngoài. Do có tới trên 80% nợ nước ngoài là nợ dài hạn và với lãi suất ưu đãi
nên khả năng thanh khoản nợ nước ngoài của Việt Nam là khá an toàn. Tỷ lệ nợ nước
ngoài/dự trữ ngoại hối chỉ xấp xỉ 20% trong khi nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/dự trữ ngoại hối
hàng năm cũng ở mức thấp, dưới 10%. So với ngưỡng an toàn được khuyến cáo thì các chỉ
tiêu này còn thấp hơn khá nhiều.
MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦY
NHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20
12
Có thể thấy rằng, từ năm 2011 đến 2013, nghĩa vụ nợ của Chính phủ chủ yếu là từ nợ
trong nước. Tổng nghĩa vụ nợ trong nước vào khoảng 215 ngàn tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD)
trong vòng 3 năm tới. Con số này tương đương với hơn 40% tổng thu NSNN trong năm 2010
v