Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử phát triển
nhân loại. Tư tưởng vềquyền con người dựa trên sựtôn trọng nhân phẩm, tự
do, lòng nhân đạo, sựkhoan dung, là những giá trịvốn có trong tất cảcác nền
văn hóa. Tuy nhiên, với tư cách là một thuật ngữ, khái niệm quyền con người
ra đời trực tiếp từcác cuộc cách mạng dân chủtư sản ởphương Tây, tiêu biểu
là cách m ạng Anh với “Luật vềcác quyền” năm 1689; Cách mạng giành độc
lập của Mỹvới “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 và “Hiến pháp”(bổsung) năm
1789 và cách mạng Pháp với “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”, năm
1789. Trước thếkỷXX, khái niệm quyền con người là những chếđịnh trong
pháp luật quốc gia và đương nhiên nội dung của những chếđịnh này còn nhiều
hạn chế.
Sựra đời của Liên hợp quốc sau Chiến tranh thếgiới thứ2 (1939-1945),
là cột mốc quan trọng mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại nói
chung, lịch sửnhân quyền nói riêng –đó là thời đại, các quốc gia, dân tộc đã đi
đến những nhận thức chung vềnhững vấn đềliên quan đến vận mệnh của nhân
loại trong đó có hòa bình, hợp tác giữa các dân tộc, tôn trọng nhân quyền, gắn
liền với sựhình thành một trung tâm điều phối quốc tế; đó còn là thời đ ại quốc
tếhóa các quyền và tựdo cơ bản của con người với những chuẩn mực mới.
Sau khiLiên hợp quốc ra đời, hàng trăm văn kiện vềquyền con người đã
được xây dựng và thông qua. Khái niệm quyền con người hiện đại không chỉlà
các quyền và tựdo của cá nhân, quyền của các nhóm xã hội, mà còn bao hàm
cảquyền của dân tộc, với tư cách là quyềntập thểcủa quyền con người. Quyền
dân tộc tựquyết ra đời là thành quảlớn lao của sựphát triển của lịch sửnhân
loại từsau Chiến tranh thếgiới thứ2. Đồng thời, đây còn là một bước phát
triển quan trọng, là nội dung cơ bản, là cơ sở của thế hệ quyền thứ ba của
quyền con người. Đương nhiên, quyền dân tộc tựquyết không thểkhông ban
2
hàm trong đó các quyền và tựdo của cá nhân, được xem như điều kiện cơ bản
bảo đảm cho các quyền của cá nhân. Nói cách khác, nếu các quyền tựdo của
cá nhân không được tôn trọng và bảo đảm thì quyền dân tộc tựquyết sẽtrởnên
vô nghĩa
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mô hình nhân quyền trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Mô hình nhân quyền trên thế giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
I. Thuận lợi.................................................................................................. 3
1. Những bước phát triển và mô hình nhân quyền trên toàn thế giới .......... 3
2. Xu hướng thế giới về vấn đề nhân quyền. .............................................. 6
3. Hiến chương ASEAN- động lực thúc đẩy xây dựng cơ chế nhân quyền 7
II. Khó khăn .............................................................................................. 10
1. Nguyên tắc không can thiệp nội bộ ...................................................... 10
2. Liên kết nội khối lỏng lẻo .................................................................... 11
3. Sự chênh lệch về mức độ phát triển giữa các nước thành viên ............. 14
4. Sự khác biệt về văn hóa và thể chế chính trị......................................... 16
LỜI KẾT ...................................................................................................... 19
DANH MỤC THAM KHẢO....................................................................... 20
1
LỜI MỞ ĐẦU
Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử phát triển
nhân loại. Tư tưởng về quyền con người dựa trên sự tôn trọng nhân phẩm, tự
do, lòng nhân đạo, sự khoan dung, là những giá trị vốn có trong tất cả các nền
văn hóa. Tuy nhiên, với tư cách là một thuật ngữ, khái niệm quyền con người
ra đời trực tiếp từ các cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở phương Tây, tiêu biểu
là cách mạng Anh với “Luật về các quyền” năm 1689; Cách mạng giành độc
lập của Mỹ với “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 và “Hiến pháp”(bổ sung) năm
1789 và cách mạng Pháp với “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”, năm
1789. Trước thế kỷ XX, khái niệm quyền con người là những chế định trong
pháp luật quốc gia và đương nhiên nội dung của những chế định này còn nhiều
hạn chế.
Sự ra đời của Liên hợp quốc sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945),
là cột mốc quan trọng mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại nói
chung, lịch sử nhân quyền nói riêng – đó là thời đại, các quốc gia, dân tộc đã đi
đến những nhận thức chung về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của nhân
loại trong đó có hòa bình, hợp tác giữa các dân tộc, tôn trọng nhân quyền, gắn
liền với sự hình thành một trung tâm điều phối quốc tế; đó còn là thời đại quốc
tế hóa các quyền và tự do cơ bản của con người với những chuẩn mực mới.
Sau khi Liên hợp quốc ra đời, hàng trăm văn kiện về quyền con người đã
được xây dựng và thông qua. Khái niệm quyền con người hiện đại không chỉ là
các quyền và tự do của cá nhân, quyền của các nhóm xã hội, mà còn bao hàm
cả quyền của dân tộc, với tư cách là quyền tập thể của quyền con người. Quyền
dân tộc tự quyết ra đời là thành quả lớn lao của sự phát triển của lịch sử nhân
loại từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Đồng thời, đây còn là một bước phát
triển quan trọng, là nội dung cơ bản, là cơ sở của thế hệ quyền thứ ba của
quyền con người. Đương nhiên, quyền dân tộc tự quyết không thể không ban
2
hàm trong đó các quyền và tự do của cá nhân, được xem như điều kiện cơ bản
bảo đảm cho các quyền của cá nhân. Nói cách khác, nếu các quyền tự do của
cá nhân không được tôn trọng và bảo đảm thì quyền dân tộc tự quyết sẽ trở nên
vô nghĩa.
Nói tới quốc tế hóa các quyền con người, người ta không thể không nói
tới những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia ghi trong Hiến chương
Liên hợp quốc và cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người được quy định
trong các Công ước và các thủ tục đã được Liên hợp quốc tham gia.
Về cơ chế, ngay sau khi Liên hợp quốc ra đời, một hệ thống các cơ quan
nhân quyền với chức năng hoàn thiện các chuẩn mực, thúc đẩy việc bảo đảm
nhân quyền ở các quốc gia và việc thực hiện giám sát quốc tế đã được hình
thành.
Đồng thời với quá trình quốc tế hóa là quá trình khu vực hóa quyền con
người. Ở các châu lục đã lần lượt ra đời các tổ chức nhân quyền khu vực. Và
Đông Nam Á cũng không nắm ngoài xu hướng đó. Với tiền đề là Hiến chương
ASEAN thông qua tháng 11-2007 tổ chức này đang hướng đến việc thành lập
một ủy ban nhân quyền của khu vực này. Tuy nhiên có nhiều yếu tố trong đó
có cả những thuận lợi và khó khăn đã tác động đến việc thành lập một cơ chế
nhân quyền riêng cho khu vực ASEAN mà qua bài tiểu luận này chúng em
muốn làm rõ.
3
I. Thuận lợi
1. Những bước phát triển và mô hình nhân quyền trên toàn thế giới
Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử
lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua
các hình thái kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền
con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Xã hội càng phát triển, con
người càng nhận ra giá trị và sự cần thiết của nhân quyền. Vì thế xu thế tất yếu
của nhân loại là phát triển hơn nữa nhân quyền trong phạm vi toàn thế giới.
Hiến chương LHQ đã dành nhiều đoạn, mục khẳng định mục tiêu, quy
định nghĩa vụ và trách nhiệm của LHQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy tôn trọng
các quyền và quyền tự do cơ bản của con người. Hiến chương LHQ và Tuyên
ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền.
Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh giá là một trong những thành
tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn
mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người. Ngày
thông qua Tuyên ngôn nhân quyền (10/12/1948) được LHQ lấy làm Ngày
Nhân quyền và hàng năm đều kỷ niệm. Từ đó quyền con người được pháp
điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyền. Bộ luật quốc tế về
nhân quyền ra đời và đến nay phát triển thành 24 Công ước quốc tế về nhân
quyền trong đó quan trọng nhất là 2 Công ước 1966 về các quyền dân sự,
chính trị và về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Lần đầu tiên “quyền tự
quyết của các dân tộc kể cả quyền của họ được tự do sử dụng của cải và nguồn
tài nguyên thiên nhiên của mình” được đảm bảo trong 2 công ước nêu trên
(điều này trước đây không được nêu trong Tuyên ngôn nhân quyền). Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc, kể
cả quyền lựa chọn con đường phát triển cho chính họ. Để đảm bảo thực hiện
và giám sát việc thực thi Nhân quyền, trên toàn thế giới nói chung và từng khu
4
vực nói chung đã và đang xây dựng cho mình những khuôn khổ, cơ chế phù
hợp với hoàn cảnh và điều kiện của từng khu vực.
Hai mươi năm sau Hội nghị Teheran, LHQ đã tổ chức Hội nghị thế giới lần
thứ hai về nhân quyền tại Vienna. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Vienna và
một chương trình hành động, đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa của Cộng
đồng quốc tế trong việc thúc đẩy bảo vệ nhân quyền trên thế giới.
Việc theo đuổi mục tiêu nhân quyền là một lý do chính của việc thành lập
Liên Hiệp Quốc. Sự tàn bạo của Thế chiến thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới
một kết luận chung rằng tổ chức mới này phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ
một thảm kịch nào như vậy trong tương lai. Một mục tiêu ban đầu là tạo ra một
khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vấn đề về vi phạm nhân
quyền. Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên
phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện, và sự tuân thủ, nhân quyền" và tiến
hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về
Nhân quyền, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua
năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành
viên. Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền. Ngày 15 tháng 3
năm 2006 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo để
thay thế Uỷ ban nhân quyền (Human rights Commission) bằng Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc(Human Rights Council). Mục tiêu của nó là giải quyết
các vụ vi phạm nhân quyền. Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình là nhân
tố chủ chốt thúc đẩy và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng trong Tuyên bố
Chung về Nhân quyền. Hỗ trợ kỹ thuật trong việc tổ chức các cuộc bầu cử tự
do và công bằng, cải thiện các cơ cấu pháp lý, khởi thảo hiến pháp, huấn luyện
các nhân viên nhân quyền, và chuyển các phong trào vũ trang thành các đảng
chính trị đã đóng góp rất lớn vào quá trình dân chủ hóa trên khắp thế giới. Liên
Hiệp Quốc đã giúp tổ chức các cuộc bầu cử tại những quốc gia vốn có thành
tích dân chủ yếu kém. Liên Hiệp Quốc cũng là một diễn đàn hỗ trợ quyền phụ
5
nữ tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước họ.
Liên Hiệp Quốc góp phần vào việc hướng sự chú ý của dư luận vào khái niệm
nhân quyền thông qua các hiệp ước của nó và sự chú ý của tổ chức này vào
những vụ lạm dụng đặc biệt thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng hay
Hội đồng bảo an hay thông qua những quyết định của ICJ.
Không những chỉ Liên Hợp Quốc ,các khu vực cũng đều đã và đang hoàn
thiện dần cơ chế nhân quyền riêng phù hợp với điều kiện khu vực mình. Đã có
ba khu vực trên thế giới phê chuẩn các điều ước khu vực về nhân quyền có quy
mô rộng rãi và có tính chất ràng buộc, đó là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi.
Các điều ước nhân quyền khu vực chủ yếu đều có cơ chế giám sát. Công ước
Châu Âu về nhân quyền đã có một hệ thống tư pháp, một Tòa án thường trực
và các cá nhân của mỗi quốc gia thành viên đều có quyền kiện lên tòa án đó.
Công ước nhân quyền Châu Mỹ lại có một hệ thống hai cấp gồm Ủy ban có
khả năng chấp nhận và nỗ lực để đạt được hòa giải và một Tòa án ( Tòa án
Liên Mỹ về nhân quyền). Trong khi đó, Hiến chương Châu Phi về quyền con
người và quyền dân tộc lập ra một Ủy ban có quyền điều tra và báo cáo về các
đơn kiện vi phạm nhân quyền. Mặc dù Tòa án đó đã được nhất trí thành lập
nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động. Cơ chế thuộc Công ước châu Âu về nhân
quyền được sử dụng tích cực nhất và là cơ chế phát triển nhất hiện nay nếu xét
trên góc độ cá nhân sử dụng cơ chế này và các quốc gia tuân thủ cơ chế này.
Cơ chế liên Mỹ đang hoạt động tích cực trong việc đưa các ý kiến tư vấn lẫn
việc xem xét các đơn kiện của cá nhân. Còn cơ chế châu Phi đã bắt đầu cho
thấy những dấu hiệu tiến bộ nhất định. Chính tác động tổng hợp của các cơ chế
khu vực đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của luật nhân quyền quốc tế nói
chung, thúc đẩy các khu vực cùng quan tâm phát triển cơ chế nhân quyền ở
khu vực mình.
Cho tới thời điểm hiện tại, khu vực Đông Nam Á vẫn chưa có một cơ chế
nhân quyền khu vực nào cả, trong khi các quốc gia đều đồng long muốn xây
6
dựng một cơ chế như thế để đảm bảo việc thực thi quyền con người ở khu vực.
Mô hình nhân quyền trên thế giới cũng như ở các khu vực đã dần dần được
thiết lập; đó cũng chính là những mẫu mô hình mà qua đó ASEAN có thế xem
xét và học tập, nhằm tìm kiếm cho mình một mô hình thích hợp dựa trên việc
tiếp thu những mặt tích cực của các cơ chế nhân quyền trên thế giới. Điều này
là một trong những điều kiện thuận lợi nhất dành cho ASEAN trong việc hoàn
chỉnh một cơ chế nhân quyền thích hợp.
2. Xu hướng thế giới về vấn đề nhân quyền.
Theo xu hướng thế giới hiện nay, càng ngày càng có nhiều quốc gia tham
gia vào các Điều ước quốc tế về nhân quyền. Mỗi quốc gia trên thế giới đều đã
phê chuẩn ít nhất một điều ước quốc tế về bảo vệ nhân quyền. Thực tế này cho
thấy mức độ quan trọng của luật nhân quyền quốc tế hiện nay với tư cách là
một bộ phận của hệ thống luật pháp quốc tế. Có một số lượng lớn các điều ước
quốc tế về nhân quyền và các văn kiện khác đã được ra đời thông qua sự đồng
lòng của các quốc gia trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc nhằm bảo vệ một số
quyền con người cụ thể. Ví dụ như: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc năm 1966, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử đối với phụ nữ năm 1979, Công ước quyền trẻ em năm 1989, Tuyên bố
về quyền phát triển năm 1986. Việc xuất hiện ngày càng nhiều những văn kiện
quốc tế và sự thiện chí của các quốc gia trong việc tham gia đã thế hiện nhận
thức ngày càng tăng về tính quan trọng của nhân quyền đối với cộng đồng xã
hội. Tính thiện chí và ý thức ngày càng cao về vấn đề nhân quyền theo xu
hướng xã hội cũng là một trong những nhân tố thuận lợi cho việc thúc đẩy xây
dựng một cơ chế nhân quyền ASEAN.
Vấn đề nhân quyền có một tác động quan trọng đối với luật pháp quốc tế,
đặc biệt là đối với vấn đề chủ quyền quốc gia . Hiện nay có một sự nhất trí
chung rằng luật pháp quốc tế là một vấn đề cần quan tâm chính đáng của cộng
đồng quốc tế và xứng đáng là một bộ phận cấu thành của hệ thống luật pháp
7
quốc tế. Điều này được chứng minh ở một số lượng lớn các văn kiện khu vực
và quốc tế về vấn đề nhân quyền nói chung và một số quyền con người cu thể.
Do đó quốc gia không còn có thể cho rằng nhân quyền là vấn đề hoàn toàn
thuộc phạm vi “quyền tài phán trong nước” như điều 2(7) của Hiến chương
Liên Hợp Quốc quy định và cũng không thể cho rằng cộng đồng quốc tế không
thể quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong phạm vi quôc gia đó. Ngược lại, giờ
đây việc một quốc gia đối xử như thế nào với các cá nhân trong lãnh thổ nước
mình không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề của luật pháp quốc tế.
Chính vì điều này nên một xu hướng trên thế giới nữa đó là việc các quốc gia
đang thể chế hóa nhân quyền vào nội luật quốc gia. Điều này sẽ đáp ứng được
việc giải quyết một cách năng động những vấn đề nhân quyền nhạy cảm của
mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia trong đó có các quốc gia Đông Nam Á đều
đã đưa vấn đề nhân quyền vào nội luật, điều này chứng tỏ sự quan trọng của
nhân quyền theo xu thế hiện nay. Tuy nhiên chỉ như vậy thôi chưa đủ, phải còn
có một cơ chế chung của toàn khu vực mới giúp hoàn thiện và nâng cao nhân
quyền tại Đông Nam Á. Việc các quốc gia đang dần từng bước đưa thế chế hóa
nhân quyền trong nội luật cũng là một thuân lợi để ASEAN tạo ra một cơ chế
nhân quyền thực sự của khu vực.
3. Hiến chương ASEAN- động lực thúc đẩy xây dựng cơ chế nhân quyền
Như ta đã biết, ASEAN ra đời ngày 8/8/1967 từ một văn kiện chính trị là
Tuyên bố Bangkok. Trải qua 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã có
những bước thăng trầm với nhiều thành tựu quan trọng, nhất là khi ASEAN trở
thành Hiệp hội gồm tất cả 10 nước Đông Nam Á. Được đánh giá là một trong
những tổ chức khu vực thành công nhất, ASEAN đã có những đóng góp tích
cực cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở
Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
8
Trên nền tảng của thành công đó, ASEAN đã xác định mục tiêu phát triển
cao hơn trong giai đoạn mới là xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh
trên ba trụ cột là Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa - Xã hội vào 2015.
Để đạt mục tiêu này, ASEAN sẽ phải khắc phục triệt để những hạn chế còn tồn
tại như thiếu một khung pháp lý chặt chẽ, chưa có tư cách pháp nhân, các hoạt
động hợp tác còn lỏng lẻo, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động chưa
hiệu quả… Chính vì vậy, ASEAN đã khẳng định sự cần thiết xây dựng một
Hiến chương ASEAN làm văn kiện pháp lý tổng thể tạo khung pháp lý và
khuôn khổ thể chế nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác của Hiệp hội,
thiết thực hỗ trợ các nỗ lực gia tăng liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng.
Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực, 30 ngày
sau khi được cả 10 nước thành viên nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn. Hiến
chương, về cơ bản, giữ các nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của
ASEAN, nhất là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết
định bằng đồng thuận… Những điểm mới đáng chú ý nhất là Hiến chương tạo
ra khung pháp lý và khuôn khổ thể chế mới của ASEAN, nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của Hiệp hội và thiết thực hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng
và liên kết ASEAN. Đồng thời, Hiến chương trao cho ASEAN tư cách pháp
nhân.
Cũng trong Hiến chương này, ASEAN đã dành hẳn Điều 14 về Cơ quan Nhân
quyền ASEAN để thấy rõ ý nguyện và sự tích cực hướng đến xây dựng một cơ
chế nhân quyền hữu hiệu tại khu vực Đông Nam Á này.Ở Điều 14 ghi rõ:
1. Phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về
thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ
lập một cơ quan nhân quyền ASEAN.
2. Cơ quan nhân quyền ASEAN này sẽ hoạt động theo Quy chế do Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết định.
9
Kể từ khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, đã có rất nhiều hội nghị của
các nhà lãnh đạo trao đổi về vấn đề xây dựng Cơ quan nhân quyền ASEAN.
Tại Hội nghị Bộ trường Ngoại giao ASEAN lần thứ 42 tại Phuket- Thái Lan,
các nhà lãnh đạo đã đồng ý về nguyên tắc xây dựng Quy chế hoạt động của cơ
quan nhân quyền ASEAN. ASEAN đã đạt được một bước tiến lịch sử trong
hợp tác phát triển nhân quyền trong khu vực khi Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN thông qua điều khoản quy chiếu cho Cơ quan nhân quyền này .
“Quyết định này của các ngoại trưởng ASEAN sẽ góp phần củng cố việc xây
dựng nên Cộng đồng ASEAN… Dân chủ và nhân quyền là hai nguyên tắc cơ
bản trong Hiến chương và bây giờ chúng ta đang tiến hành các biện pháp để thi
hành các nguyên tắc trên cho người dân của khu vực” – Tổng Thư ký ASEAN
nhận định. 5 mục đích chính của Ủy ban Liên chính phủ về nhân quyền
ASEAN: Thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản của người
dân ASEAN; Bảo vệ quyền được sống trong hòa bình, phẩm giá, và thịnh
vượng của người dân ASEAN; Đóng góp vào việc hiện thực hóa các mục tiêu
của ASEAN được trình bày trong bản Hiến chương ASEAN, nhằm thúc đẩy sự
ổn định và hài hòa trong khu vực, tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
thành viên của ASEAN, cũng như sự phồn vinh, sinh kế, thịnh vượng và sự
tham dự của người dân ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Hua Hin,
Thái Lan. Tại hội nghị lần này, một trong những nội dung được quan tâm nhất
là việc thành lập Cơ quan nhân quyền của khu vực - đã được thống nhất với
tên gọi Ủy ban Liên chính phủ về Nhân quyền của ASEAN. Tương lai xây
dựng một Cơ chế nhân quyền mang rõ tính đặc thù và làm việc hiệu quả của
ASEAN có lẽ sẽ không xa tầm tay.
10
II. Khó khăn
1. Nguyên tắc không can thiệp nội bộ
Trở ngại lớn nhất cho việc xây dựng một cơ quan nhân quyền ASEAN
chính là nguyên tắc chính yếu của tổ chức này, nguyên tắc “không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau”, nguyên tắc vốn đã tạo nên sự thành công của
“phương cách ASEAN”. Ngoài ra, ASEAN cũng có các nguyên tắc của mình
trong đối nội và đối ngoại như tìm kiếm đồng thuận và hài hòa, nguyên tắc về
sự nhạy cảm, không đối đầu... Những nguyên tắc này tiêu biểu cho tinh thần
của ASEAN mà theo cựu Tổng Thư ký ASEAN, ông Rodolfo C. Severino,
được cấu thành từ bốn yếu tố. Thứ nhất, cách thức thân mật mà ASEAN giải
quyết các vấn đề nội bộ. Các quyết định của tổ chức này hầu như không ràng
buộc về mặt pháp lý, và các thể chế chính thức của nó không phát triển ở mức
quá cao. Thứ hai, cách thức tiếp cận mọi vấn đề của ASEAN không mang ý
thức hệ mà mang tính thực dụng và rất linh hoạt. Thứ ba, ASEAN bám sát
nguyên tắc về chủ quyền dân tộc và không xâm phạm vào công việc nội bộ của
các quốc gia thành viên khác. Thứ tư, các quốc gia thành viên đều bình đẳng,
không có thành viên nào được công nhận như là lãnh đạo của khu vực.
Vi phạm nhân quyền là vấn đề thuộc phạm vi thái độ đối xử của một quốc
gia đối với công dân của mình. Như vậy, liệu các quốc gia có lập luận rằng
nhân quyền là một vấn đề thuộc vào “công việc nội bộ” của mình và việc bất
cứ một lực lượng bên ngoài nào can thiệp vào cũng sẽ bị coi là xâm phạm
nguyên tắc tôn chỉ của tổ chức là “không can thiệp vào công việc nội bộ” của
các quốc gia thành viên? Một cơ chế nhân quyền khu vực sẽ được thành lập
với mục đích giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân qu