Tiểu luận Mô hình nhị khuyết và mô hình tam khuyết

Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, khu vực công nghiệp chế biến và nông nghiệp luôn phụ thuộc vào lượng giá trị đầu vào nhập khẩu, mà đầu vào này không thể sản xuất được trong nước hoặc sản xuất rất tốn kém. Cả hai khu vực nói trên không thể hoạt động được nếu không có ngoại tệ để chi trả cho lượng giá trị đầu vào nhập khẩu trung gian. Phương trình số 6 về tổng giá trị nhập khẩu được tách ra thành hai thành phần: nhập khẩu hàng hóa vốn (Mk, tỷ l ệ với mức đầu tư) và nhập khẩu hàng hóa trung gian trong quá trình sản xuất (Mi, tỷ l ệ với mức sản lượng). Thay thế I = Mk/m k vào phương trình số 1 ta có phương trình số 7. Thay thế phương trình 6 và 8 ta có phương trình số 9. Thay phương trình 9 vào phương trình số 7 và chia 2 vế cho Y ta có được phương trình số 10. Phương trình số 10 cho biết m ức tăng trưởng kinh tế từ xuất khẩu ròng và tiết ki ệm nước ngoài.

pdf8 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mô hình nhị khuyết và mô hình tam khuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 1 Tiểu luận Mô hình nhị khuyết và mô hình tam khuyết Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 2 1.1) Mô hình nhị khuyết Hai sự thiếu hụt đó là: sự thiếu hụt về tiết kiệm (tiết kiệm trong nước thấp hơn so với so với đầu tư cần thiết để đạt mức tăng trưởng mong muốn) và sự thiếu hụt về ngoại tệ (nhập khẩu để đáp ứng đầu tư cần thiết cao hơn so với thu nhập từ xuất khẩu) (Chenery Strout, 1996). (1) (2) (3) (4) (5) Y = kI Y = C + I + X – M S = Y – C F = M – X g = Y/Y (6) (7) (8) (9) (10) M = Mk + Mi = mkI + miY Y = (k/mk)Mk X = eY Mk = F + eY – miY g = (k/mk)(F/Y + e – mi) Phương trình thứ nhất cho biết sự thay đổi sản lượng (Y) được xác định do mở rộng tổng nguồn vốn (I) và mức gia tăng sản lượng trên vốn (k). Phương trình thứ hai là phương trình cân bằng giữa thu nhập (Y) và các thành phần tiêu dùng (C), đầu tư (I), xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M). Tiết kiệm (S) và tổng luồng vốn đầu tư ròng từ bên ngoài vào (F) được xác định ở phương trình số 3 và số 4. Phương trình số 5 xác định mức tăng trưởng kinh tế do tác động của tiết kiệm trong nước và tiết kiệm nước ngoài. Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 3 Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, khu vực công nghiệp chế biến và nông nghiệp luôn phụ thuộc vào lượng giá trị đầu vào nhập khẩu, mà đầu vào này không thể sản xuất được trong nước hoặc sản xuất rất tốn kém. Cả hai khu vực nói trên không thể hoạt động được nếu không có ngoại tệ để chi trả cho lượng giá trị đầu vào nhập khẩu trung gian. Phương trình số 6 về tổng giá trị nhập khẩu được tách ra thành hai thành phần: nhập khẩu hàng hóa vốn (Mk, tỷ lệ với mức đầu tư) và nhập khẩu hàng hóa trung gian trong quá trình sản xuất (Mi, tỷ lệ với mức sản lượng). Thay thế I = Mk/mk vào phương trình số 1 ta có phương trình số 7. Thay thế phương trình 6 và 8 ta có phương trình số 9. Thay phương trình 9 vào phương trình số 7 và chia 2 vế cho Y ta có được phương trình số 10. Phương trình số 10 cho biết mức tăng trưởng kinh tế từ xuất khẩu ròng và tiết kiệm nước ngoài. Mô hình này có thể sử dụng để tính toán lượng vốn đầu tư ròng từ bên ngoài cần thiết để đạt được mức tăng trưởng như mong muốn, hoặc mô hình này cũng có thể sử dụng để tính toán mức tăng trưởng kinh tế do lượng vốn ngoại sinh từ bên ngoài tạo ra (White, 1992). Phương trình số 5 cho biết mức tăng trưởng kinh tế được xác định do tiết kiệm trong nước và tiết kiệm nước ngoài và phương trình số 10 cho biết mức tăng trưởng từ xuất khẩu ròng và tiết kiệm nước ngoài. Mô hình này được ứng dụng rộng rãi ở các nước. Tuy nhiên, có nhiều tác giả phê phán mô hình này ở các luận điểm sau: (1) White (1992) cho rằng (a) mô hình này không tính đến sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất (chẳng hạn như vốn và lao động) cũng như sự phân bố lại các yếu tố sản xuất giữa các ngành; (b) mô hình này quá đơn giản trong việc giải thích tăng trưởng (chỉ có nhân tố tích lũy vốn); và (c) mô hình này cũng không cho biết bằng cách nào mà sự gia tăng của viện trợ lên một mức bằng với sự gia tăng của đầu tư, chi tiêu phát triển của chính phủ và ngoại tệ. (2) Luồng vốn nước ngoài có thể tác động đến xuất khẩu và cán cân thương mại: (a) Luồng vốn nước ngoài có thể dẫn đến sự xuống giá của đồng đô la so với đồng nội tê, điều này sẽ làm giảm nhập khẩu (Van Wijnbergen, 1986; White, 1992); (b) Luồng vốn viện trợ nước ngoài đi vào khu vực nhà nước thì được đầu tư vào khu vực phi mậu dịch, trong khi đó luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có khuynh hướng xuất khẩu ra bên ngoài mà còn có khuynh hướng nhập khẩu cao so với đầu tư Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 4 trong nước (Jansen, 1993); (c) Vốn đầu tư có thể tạo ra khan hiếm ngoại tệ do nợ nước ngoài, trang trải lãi suất và hoàn trả nợ (Jansen, 1995); và (d) Viện trợ nước ngoài có thể dẫn đến sự suy thoái sản xuất trong ngắn hạn, bởi vì nó có thể làm suy yếu mức cầu so với mức cung tiềm năng trong nền kinh tế (Amit Bhaduri và Rune Skarstein, 1996). (3) Mô hình này giả định rằng tỷ lệ tiết kiệm là không đổi, giả định này không đúng trong thực tiễn. Trong giai đoạn đầu, mức vốn đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ dẫn đến gia tăng tiêu dùng lẫn đầu tư. Trong giai đoạn đầu tiên này, khi tiêu dùng tăng thì tiết kiệm sẽ giảm. Nhưng trong giai đoạn sau, khi đầu tư tăng sẽ dẫn đến thu nhập tăng và vì vậy mà tiết kiệm cũng tăng cùng với mức thu nhập tăng này (Jansen, 1990). (4) Griffin (1970) đã phê phán mô hình nhị khuyết là ở chỗ: Tất cả luồng vốn bên ngoài đều đem sử dụng cho đầu tư. Theo Griffin thì ý tưởng này không đúng, bởi vì có thể luồng vốn bên ngoài sử dụng để tiêu dùng hơn là đầu tư, hệ quả là tiết kiệm trong nước giảm và mức gia tăng đầu tư sẽ thấp hơn mức gia tăng vốn. (5) Ý tưởng của mô hình nhị khuyết cho rằng luồng vốn bên ngoài bổ sung vào tiết kiệm trong nước và dẫn đến một mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Jansen (1990) cho rằng một mức tăng trưởng kinh tế cao hơn này chỉ có thể duy trì nếu luồng vốn bên ngoài đi vào đất nước một cách đều đặn và chuyện này hiển nhiên là không đúng trên thực tế. Để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, phải từng bước một làm giảm sự lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài, việc này đòi hỏi phải tăng khuynh hướng tiết kiệm trung bình hoặc là làm giảm tỷ lệ mức gia tăng vốn trên sản lượng. 1.2) Mô hình tam khuyết Để khắc phục một số nhược điểm của mô hình nhị khuyết, một khiếm khuyết thứ ba được đưa thêm vào đó là khiếm khuyết về tài khóa. Ý tưởng của mô hình này là các nước đang phát triển không chỉ bị hạn chế vì thiếu hụt tiết kiệm, hoặc thiếu hụt ngoại hối, mà còn là sự thiếu hụt các nguồn lực để tài trợ ngân sách chính phủ. Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 5 (11) Y = Cp + Cg + Ip + Ig + X – M (12) Sp = Y – Cp – T (13) Sg = T – Cg (14) M – X = Fp + Fg (15) I = Ip + Ig = T – G + Sp + Fp + Fg (16) Ip = a Ig (17) I = (1+a) Ig (18) PSBR = Ig – (T–Cg) – Fg (19) g = k (1+a) (PSBR/Y + Sg/Y + Fg/Y) Chú ý: Tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm và các luồng vốn nước ngoài được tách ra làm 2 thành phần tư nhân (chỉ số p) và chính phủ (chỉ số g); T là thuế và PSBR là yêu cầu vay mượn của khu vực chính phủ. Ở các quốc gia đang phát triển, thị trường tài chính trong nước nhỏ do vậy các khoản vay mượn trong nước bị giới hạn. Tài trợ các yêu cầu vay mượn của khu vực chính phủ thông qua nguồn tài chính lạm phát (inflationary finance) có thể bị giới hạn ý muốn chính phủ có muốn chấp nhận lạm phát hay là có thể làm giảm tiết kiệm tư nhân (có nghĩa là lạm phát cao có thể làm cho luồng vốn dịch chuyển ra nước ngoài). Cho trước một mức yêu cầu vay mượn của khu vực chính phủ được tài trợ trong nước, chúng ta có thể xác định đầu tư chính phủ và tổng đầu tư. Với mức tổng đầu tư này có thể làm hạn chế tỷ lệ tăng trưởng. Như vậy, các luồng vốn đầu tư đi vào khu vực chính phủ có thể cần thiết để xóa đi rào cản đối với tăng trưởng. Mô hình tam khuyết trên cũng cho rằng một mức đầu tư chính phủ lớn hơn có thể thu hút đầu tư tư nhân hơn (tác động bổ sung), bởi vì đầu tư chính phủ có thể tạo ra các điều kiệm làm cho đầu tư tư nhân có lợi nhuận hơn (giảm phí), cung cấp một lực đẩy cầu và vì vậy mà có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân (Taylor, 1988). Nhưng cũng có thể là mức tăng lên các khoản vay mượn trong nước của khu vực chính phủ hoặc lạm phát trong nước, đi song hành với mức gia tăng của chi tiêu công và điều này làm giảm đầu tư tư nhân (tác động lấn lướt). Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 6 Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 7 Danh mục tài liệu tham khảo Bao, Nguyen Hoang (1996). ‘Foreign Capital, Its Economic Effects and Economics Growth: A Case Study of Thailand, 1970 – 1992’, Master’s Thesis in Economics of Development, Institute of Social Studies, The Hague, The Netherlands. Bhaduri, A. và R. Skarstein (1996). ‘Short–period Macroeconomic Aspects of Foreign Aid’, Cambridge Journal of Economics 20, pp 679–206. Chenery, Hollis B. và William Strout (1996). ‘Foreign Assistance and Economic Development’, American Economic Reviews 66, pp 679–733. Griffin Keith (1970). ‘Foreign Capital, Domestic Savings, and Economic Development’, Bulletin of the Oxford University Institution of Economics and Statistics 32, pp 99–112. Jansen, K. (1995). ‘The Macroeconomic Effects of Direct Foreign Investment: The Case of Thailand’, World Development, Vol. 23, No. 2, pp 193–210. Jansen, K. (1993). ‘Direct Foreign Investment and Adjustment: The Case of Thailand’, Working Paper, Series on Money, Finance and Development (The Hague: Institute of Social Studies). Jansen, K. (1990). ‘Finance, Growth, and Stability: Financing Economic Development in Thailand, 1960–1986’, Gower Publishing House. Van Wijnbergen, S. (1986). ‘Macroeconomic Aspects of the Effectiveness of Foreign Aid: The Two–gap Model, Home Goods Disequilibrium and Real Exchange Rate Misalignment’, Journal of International Economics, Vol. 21, pp 163–240. Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005 8 White, Howard (1992). ‘The Macroeconomic Impact of Development Aid: A Critical Survey’, Journal of Development Studies 28, pp 163–240.
Luận văn liên quan