Tiểu luận Mối quan hệ giữa chi phí giáo dục và dân số ở khu vực miền núi

Trong xu hướng phát triển kinh tế ngày nay, dân số đã trở thành một mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số quá nhanh bởi vì các vấn đề thuộc dân số luôn đi liền với các vấn đề phát triển bền vững của quốc gia. Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển dân số khá cao và quy mô dân số đúng thứ 13 trên thế giới. Sự gia tăng dân số quá nhanh này chủ yếu do mức sinh cao và giảm chậm, trong khi mức chết đã giảm xuống mức thấp. Chính mức gia tăng dân số nhanh như vậy là một nhân tố cản trở sự phát triển xã hội bền vững. Trong nhiều năm qua , Nhà nước đã coi trọng công tác dân số kế hoạch hoá gia đình (DS- KHHGĐ) với mực tiêu chủ yếu là giảm tỷ lệ sinh đẻ, thực hiện quy mô gia đình ít con. Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi nước ta. Có nhận định cho rằng : “ trên thế giới, cứ khi nào chi phí kinh tế cho giáo dục tăng lên thì quy mô gia đình lại thu hẹp. Để giảm tỷ lệ sinh ở các vùng quê, vùng núi ở Việt Nam , chúng ta nên tăng học phí”. Nhận định trên có đúng hay không? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn thông qua bài tiểu luận sau đây của nhóm.

docx15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa chi phí giáo dục và dân số ở khu vực miền núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ GIÁO DỤC VÀ DÂN SỐ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong xu hướng phát triển kinh tế ngày nay, dân số đã trở thành một mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số quá nhanh bởi vì các vấn đề thuộc dân số luôn đi liền với các vấn đề phát triển bền vững của quốc gia. Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển dân số khá cao và quy mô dân số đúng thứ 13 trên thế giới. Sự gia tăng dân số quá nhanh này chủ yếu do mức sinh cao và giảm chậm, trong khi mức chết đã giảm xuống mức thấp. Chính mức gia tăng dân số nhanh như vậy là một nhân tố cản trở sự phát triển xã hội bền vững. Trong nhiều năm qua , Nhà nước đã coi trọng công tác dân số kế hoạch hoá gia đình (DS- KHHGĐ) với mực tiêu chủ yếu là giảm tỷ lệ sinh đẻ, thực hiện quy mô gia đình ít con. Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi nước ta. Có nhận định cho rằng : “ trên thế giới, cứ khi nào chi phí kinh tế cho giáo dục tăng lên thì quy mô gia đình lại thu hẹp. Để giảm tỷ lệ sinh ở các vùng quê, vùng núi ở Việt Nam , chúng ta nên tăng học phí”. Nhận định trên có đúng hay không? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn thông qua bài tiểu luận sau đây của nhóm. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tỷ lệ sinh phụ thuộc vào quyết định sinh con của mỗi gia đình. Sự sinh con của mỗi gia đình phụ thuộc vào thu nhập, chi phí con cái, trình độ học vấn của cha mẹ…Ở đây, ta giả định sự sinh con phụ thuộc vào thu nhập và chi phí con cái (chi phí giáo dục). Các gia đình phải cân đối thu nhập cho chi phí con cái và hàng hóa tiêu dùng hàng ngày. Hàm lợi ích của các gia đình: U = U(N,X) Đường giới hạn ngân sách của các gia đình: I = PNN + PxX Với N là số con trong gia đình, X là hàng hóa tiêu dùng, PN là giá cả (chi phí) con cái, PX là giá cả hàng hóa tiêu dùng. Các gia đình sẽ chi tiêu trong giới hạn ngân sách của mình sao cho lợi ích là tối đa, bao gồm lợi ích từ việc sử dụng hàng hóa và nuôi dạy con cái. Điểm quyết định nắm tại điểm tiếp tuyến của đường ngân sách và đường đẳng ích. (a) Thu nhập tăng làm cho đường ngân sách của gia đình dịch chuyển cũng làm cho điểm tiếp tuyến dịch chuyển từ điểm P lên điểm R và khuyến khích gia đình có thêm con và tăng tiêu dùng. (b) Giá của con cái tăng xoay đường ngân sách vào bên trong. Đầu tiên gia đình muốn có 3 con (điểm P); giá cả của con cái tăng làm giảm nhu cầu xuống còn một con (điểm R). Sự chuyển dịch từ điểm P đến điểm R có thể phân tích thành hiệu ứng thu nhập giảm (P tới Q) do chi phí con cái tăng lên làm giảm thu nhập thực tế của gia đình và hiệu ứng thay thế (Q đến R) là do sự tăng giá của con cái xui khiến các gia đình tiến hàng thay thế từ con cái sang hàng tiêu dùng. Mô hình chuẩn này hiện được sử dụng để phân tích ảnh hưởng sự thay đổi của thu nhập và giá cả đến quyết định số con của các hộ gia đình. sự tác đông của việc tăng thu nhập đến quyết định số con trong gia đình, giá cả hiện tại không thay đổi . Sự tăng thu nhập gia đình di chuyển đường ngân sách lên trên và thay đổi giỏ hàng hóa tiêu dùng tối ưu của hộ gia đình. Cho rằng con cái là hàng hóa đắt tiền, sự tăng thu nhập gia đình sẽ tăng cần đối với trẻ em. Tác động thu nhập này tạo ra sự tương quan giữa thu nhập và sự sinh con của các gia đình. Mô hình đơn về quyết định sinh con của chúng ta đã được mở rộng trong một số hướng quan trọng. Chiều mở rộng đó là cơ sở lý thuyết nhận biết rằng hộ gia đình có lợi ích không chỉ từ số con mà họ có, mà còn từ chất lượng của chúng. Cuối cùng, đa số chi phí liên quan đến nuôi dạy con cái trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển còn liên quan đến sự đầu tư của cha mẹ vào vốn đầu tư của con người của con cái, như giáo dục, học hành và y tế. Chi phí kinh tế cho giáo dục bao gồm: Chi tiêu công ( chính phủ ) cho đầu vào nhân lực và vật chất cần thiết cho cung cấp các dịch vụ giáo dục. Các chi phí cơ hội của đất nước Các chi phí tư nhân từ học sinh và gia đình Chi phí xã hội từ phía cả cộng đồng Như vậy khi cuộc sống tốt hơn, giá cả của con cái tương đối đắt tiền, và gia đình muốn có ít con hơn. Trình độ học vấn và sở thích Thường thì trình độ học vấn của cha và mẹ là các yếu tố ngoại sinh, các yếu tố này có thể thay đổi và ảnh hưởng tới hành vi sinh con của họ. Trình dộ học vấn càng cao thì tỷ lệ sinh con càng giảm vì người ta nhận thức được và cần nhiều thời gian để nuôi dạy con cái và học hành nghỉ ngơi. Ngoài ra, chúng ta chắc chắn phải nói tới những thay đổi trong niềm tin về vai trò của phụ nữ trong xã hội cũng như sự gia tăng lớn trong số phụ nữ làm việc bên ngoài với trình độ ngày càng cao, chứ không phải là nội trợ cũng làm thay đổi quyết định này. Vì vậy, nâng cao trình độ học vấn cho người dân nói chung và phụ nữ nói riêng là một trong biện pháp bảo đảm kiểm soát tốc độ gia tăng dân số hiệu quả. THỰC TRẠNG DÂN SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tỷ lệ sinh trong các giai đoạn ở Việt Nam Trong những năm qua, tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) liên tục giảm: Từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 2,09 con năm 2006 (dưới mức sinh thay thế, được các nhà khoa học tính toán là 2,1 con - số con đủ thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời họ). Liên tục từ đó đến nay, chúng ta luôn ở dưới mức sinh thay thế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Việt Nam có bức tranh dân số rất khác nhau giữa các vùng, miền và các tỉnh. Các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ mức sinh thấp, trong khi các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và ở miền Trung mức sinh còn khá cao (trên dưới 3 con). Bảng 1 : Tổng tỷ suất sinh chia theo vùng kinh tế - xã hội, thời kỳ 2008-2011 Đơn vị tính: Số con/phụ nữ Vùng kinh tế - xã hội 1/4/2008 1/4/2009 1/4/2010 1/4/2011 Trung du và miền núi phía Bắc 2,30 2,24 2,22 2,21 Đồng bằng sông Hồng 2,13 2,11 2,04 2,06 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2,30 2,21 2,21 2,21 Tây Nguyên 2,68 2,65 2,63 2,58 Đông Nam Bộ 1,73 1,69 1,68 1,59 Đồng bằng sông Cửu Long 1,87 1,84 1,80 1,80 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012 Bảng 1 trình bày TFR từ năm 2008 đến nay chia theo vùng kinh tế-xã hội. Số liệu trên Bảng 1 cho thấy, trong những năm qua, Tây Nguyên luôn là vùng có mức sinh cao nhất nước (2,58 con/phụ nữ), tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (2,21 con/phụ nữ). Hai vùng có mức sinh thấp nhất là Đông Nam Bộ (1,59 con/phụ nữ) và Đồng bằng sông Cửu Long (1,80 con/phụ nữ). Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng. Bảng 2 trình bày TFR của Việt Nam chia theo thành thị và nông thôn từ năm 2001 đến 2012. Số liệu trên biểu cho thấy, TFR của khu vực thành thị năm 2012 là 1,80 con/phụ nữ thấp hơn con số 2,17 con/phụ nữ của khu vực nông thôn. Sự khác biệt này có thể là do, so với những cặp vợ chồng ở nông thôn, các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận tới các nguồn thông tin dễ dàng hơn, có nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con, và họ cũng rất dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn. Một lý do nữa là điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này. Bảng 2: Tổng tỷ suất sinh ở thành thị và nông thôn Năm Tổng số Khu vực Thành thị Nông thôn 2001 2,25 1,86 2,38 2002 2,28 1,93 2,39 2003 2,12 1,7 2,30 2004 2,23 1,87 2,38 2005 2,11 1,73 2,28 2006 2,09 1,72 2,25 2007 2,07 1,70 2,22 2008 2,08 1,83 2,22 2009 2,03 1,81 2,14 2010 2,00 1,77 2,11 2011 1,99 1,70 2,12 2012 2,05 1,80 2,17 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2012 Bảng 2 cũng cho thấy, trong thập niên đầu của thế kỷ 21, TFR ở khu vực nông thôn giảm khá nhanh từ 2,38 con/phụ nữ năm 2001 xuống còn 2,14 con/phụ nữ năm 2009, gần đạt mức sinh thay thế; trong cùng thời gian này, TFR ở khu vực thành thị gần như thay đổi không đáng kể xung quanh mức 1,80 con/phụ nữ. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây (2009-2011), xu hướng giảm sinh giữa hai khu vực này có dấu hiệu đảo ngược, TFR của phụ nữ khu vực nông thôn gần như không thay đổi trong khi TFR của phụ nữ khu vực thành thị lại giảm khá mạnh từ 1,81 con/phụ nữ năm 2009 xuống còn 1,70 con/phụ nữ năm 2011. Trong những năm trước đây, TFR ở khu vực nông thôn còn ở mức cao nên tốc độ giảm sinh thường đạt mức cao, nhưng khi mức sinh đã xuống thấp tới mức gần mức sinh thay thế thì tốc độ giảm sinh dần chậm lại. Thu nhập và tốc độ tăng dân số Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011. Nếu chưa có sự tác động của giá cả thì khi thu nhập tăng, số trẻ trong mỗi gia đình tăng làm cho tốc độ tăng dân số tăng lên. Tuy nhiên, với biểu đồ trên ta thấy khi qua các năm thu nhập bình quân tăng với tốc độ cao song tốc độ tăng dân số lại giảm cho thấy tác động của giá cả là rất lớn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này nước ta đang thực hiện chính sách thắt chặt dân số cũng phần nào làm giảm tốc độ tăng dân số. Chi phí kinh tế cho giáo dục ở Việt Nam Theo các nghiên cứu về giáo dục của Ngân hàng Thế giới chỉ rõ trên thế giới, các hộ gia đình dành đến 20% thu nhập cho con đi học ở bậc phổ thông cơ sở, ở châu Phi tỷ lệ này là 30%, Liên xô cũ là 40% và Việt nam ta trung bình 44% vào loại cao nhất thế giới. Qua đây ta thấy, gia đình càng nghèo thì phần trăm thu nhập dành cho chi phí học hành càng cao và vì thế càng làm họ nghèo thêm nếu cho con đi học. Ví dụ, một gia đình thu nhập hàng năm là 12 triệu đồng (gần tương đương thu nhập bình quân hiện nay theo đầu người của VN). Nếu dành 44% thu nhập cho con đi học nghĩa là mất đi 5.2 triệu, họ chỉ còn lại 6.8 triệu cho các chi tiêu khác cho cả năm bao gồm ăn uống, quần áo, thuốc men v.v… Một hộ khá hơn cùng xã với thu nhập 36 triệu một năm, có thể cho là giàu nên mua quần áo, đồ dùng học tập đắt hơn với chi phí khoảng 10 triệu (gấp đôi hộ trên) cho học hành chỉ tương đương với 28% thu nhập. Thông thường Ngân sách Nhà nước thường ưu tiên phân bổ kinh phí theo dân số trong độ tuổi giáo dục – đào tạo cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mức độ phát triển về giáo dục còn thấp để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục – đào tạo. Mức vốn đầu tư phân bổ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo đầu người ở vùng núi cao – hải đảo cao nhất, tiếp theo đó là núi thấp – vùng sâu, đồng bằng và cuối cùng là đô thị. Bảng 3: Định mức phân bổ chi Ngân sách cho giáo dục và đào tạo theo vùng Đơn vị: đồng/người/năm Vùng Định mức phân bổ Giáo dục Đào tạo Đô thị 1,241,680 53,340 Đồng bằng 1,460,800 59,270 Miền núi - Vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 1,986,880 80,600 Vùng cao - Hải đảo 2,755,520 112,610 Nguồn: Quyết định 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/09/2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN. Trong cơ cấu chi cho giáo dục, khoản học phí (39,1%), học thêm (12,9%) và chi giáo dục khác (24,1%) là các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ học sinh được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp là 38,6%, tăng so với các năm trước. Có khoảng 93% số thành viên hộ đang đi học trong các trường công lập và có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ thành viên đang đi học trong trường công lập tại khu vực thành thị thấp hơn ở khu vực nông thôn (89% so với 95%), của nhóm hộ giàu nhất thấp hơn của nhóm hộ nghèo nhất (88% so với 98%), ở vùng giàu thấp hơn ở vùng nghèo, của dân tộc Kinh thấp hơn của các nhóm dân tộc khác. Chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 5,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao gấp 2,6 lần so với hộ nông thôn Trung bình các hộ dân cư phải chi hơn 3 triệu đồng cho một thành viên đang đi học, tăng 64% so với năm 2008; nhóm hộ giàu nhất chi 6,8 triệu, cao hơn nhóm hộ nghèo nhất 6,3 lần; hộ thành thị chi 5,3 triệu đồng, cao hơn hộ nông thôn 2,5 lần; hộ không có đăng ký hộ khẩu tại nơi đang sinh sống chi cao gấp 1,8 lần so với những hộ có đăng ký hộ khẩu tại nơi đang sinh sống. Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua tại các trường công lập khoảng 2,5 triệu đồng, thấp hơn so với các loại trường dân lập (8,6 triệu đồng) và tư thục (12,3 triệu đồng). Chi phí cho giáo dục bình quân một em ở thành thị so với nông thôn có sự khác biệt lớn, gấp khoảng 3 lần. Thành thị (1.225.000đ/năm), nông thôn (433.080đ/năm). Nếu so sánh mức chi theo nhóm tuổi lại càng thấy phức tạp hơn. Cũng theo Điều tra mức sống hộ gia đình 2003, mức đóng góp của học sinh mầm non cao hơn của học sinh tiểu học do học phí mầm non phải đóng nhiều hơn học phí của các lớp phổ thông. Học sinh tiểu học không phải đóng học phí đối với trường hợp học tại các trường công lập. Hiện nay có không ít trường học tư nhân mở ra với điều kiện vật chất tốt, phương tiện giáo dục hiện đại đã thu hút không ít các bậc phụ huynh cho con em mình vào học dù mức học phí rất cao. Tình trạng học thêm đang phổ biến ở các lớp, các cấp với nhiều hình thức, cách dạy, cách học cũng đang gây bất bình đẳng đối với việc tiếp cận giáo dục của trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong các gia đình nghèo. Trình độ học vấn Giáo dục đóng vai trò quan trọng, là “chìa khoá” quyết định việc giảm mức sinh. Thông qua giáo dục người dân nâng cao được trình độ học vấn, nhận thức về sinh đẻ, về số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Dân trí cao tạo điều kiện cho việc tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai, làm giảm mức sinh. Đồng thời số trẻ em sinh ra ít sẽ tạo nhiều thời gian và cơ hội để nâng cao trình độ học vấn đặc biệt là phụ nữ. Bảng 4: Số con đã sinh bình quân và số con hiện còn sống bình quân của phụ nữ đã từng có chồng chia theo học vấn Trình độ học vấn Số con đã sinh bình quân Số con hiện còn sống bình quân Chưa đi học 3,45 3,16 Tiểu học 3,00 2,86 Trung học cơ sở 2,39 2,31 Phổ thông trung học 1,95 1,91 Cao đẳng trở lên 1,67 1,65 Nguồn: Tổng cục Thống kê tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, 1999: Chuyên khảo về hôn nhân, sinh đẻ và tử vong ở Việt Nam: mức độ, xu hướng và những khác biệt, Nxb. Thống kê, Hà Nội .2001, Tr.44. Trình độ học vấn còn tác động tới mức sinh thông qua số con trung bình của người phụ nữ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy học vấn có ảnh hưởng lớn đến số con trung bình của người phụ nữ. Học vấn càng cao thì số con trung bình càng thấp. ĐÁNH GIÁ NHẬN ĐỊNH Từ thực trạng trên, ta thấy được số con trung bình của mỗi gia đình ở nông thôn cao hơn so với thành thị (gấp 1.2 lần năm 2012), và cả nước (gấp 1.03 lần năm 2012), tỷ lệ đi học của trẻ ở nông thôn cũng thấp hơn so với thành thị, bên cạnh đó mức thu nhập của người dân ở các vùng quê, vùng núi Việt Nam còn thấp(đạt 1.071 nghìn đồng, thấp hơn thành thị gần gấp 2 lần năm 2010), cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn vẫn còn thấp. Theo nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở các khu vực thành thị nước ta nói riêng, chi phí nuôi dạy con cái liên quan đến chi phí học hành của mỗi đứa con có tác động nghịch biến với số con trong mỗi gia đình, khi chi phí học hành tăng lên số con giảm, vì vậy khi tăng học phí thì có thể làm giảm tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, các nơi điều kiện kinh tế khó khăn, cũng như ở các vùng quê, vùng núi ở Việt Nam thì không thể đảm bảo rằng khi tăng chi phí học hành nói chung hay cụ thể là tăng học phí sẽ làm giảm tỷ lệ sinh. Như đã nói ở trên, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế, điều kiện cơ sở hạ tầng ở vùng quê, vùng núi, nông thôn ở Việt Nam còn rất khó khăn, có nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch dân số ngoài vấn đề giáo dục. Ở các khu vực vùng núi và nông thôn, cơ sở hạ tầng như đường xá, trường trạm… còn quá thiếu thốn, việc học tập của dân cư khó khăn, làm cho học sinh ở các khu vực này không thích đến trường, thích ở nhà lao động với gia đình, nhằm cải thiện đời sống. Vì thế, làm hạn chế 1 bộ phận rất lớn dân cư miền núi đi học. Ngoài ra, thu nhập khu vực này chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà nông nghiệp thì cần sức lao động là chủ yếu bởi vậy việc đi học không được đề cao và trẻ em lại là nguồn lao động rẻ mạt, nên chúng phải làm việc từ bé (5-6 tuổi). Trong khi nhu cầu phục vụ lao động cho nông nghiệp không cần trình vấn cao vẫn tiếp tục tăng vì điều kiện mưu sinh nên tỉ lệ sinh ở khu vực nông thôn và miền núi vẫn tiếp tục tăng. Vậy việc tăng học phí có thể không ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh ở những vùng này. Mặt khác, tăng học phí đồng nghĩa với việc chi phí cho việc học tăng lên, bộ phận dân cư khu vực vùng núi và nông thôn sẽ vì thế mà ít đi học hơn. Khi đó, tỉ lệ mù chữ cũng như hiểu biết của họ càng thấp, điều kiện tiếp xúc với thông tin càng ít hơn, hiểu biết về tác hại của gia tăng dân số càng thấp. Hơn nữa, việc tiếp cận với các văn bản pháp luật về vấn đề dân số, tiếp cận với các nguồn thông tin về ảnh hưởng của dân số đông,… là rất ít. Nên việc tuyên truyền và các biện pháp giảm thiểu gia tăng dân số lúc này càng khó đạt được hiệu quả và thực trạng tăng tỉ lệ sinh là điều tất yếu. Quyết định tăng học phí sẽ làm người nghèo sẽ làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn, gia tăng khoảng cách trong xã hội. Gia đình khó khăn vùng nông thôn hay miền núi sẽ ưu tiên cho con trai đi học, con gái ở nhà lao động chứ họ sẽ không giảm tỷ lệ sinh. Tiêu chí về công bằng xã hội và bình đẳng giới sẽ dần biến mất. Qua phân tích trên, ta thấy nhận định: Để giảm tỷ lệ sinh ở các vùng quê, vùng núi ở Việt Nam ,chúng ta nên tăng học phí là chưa đúng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng gia tăng dân số ở các vùng quê và vùng núi nước ta là do trình độ nhận thức của người dân chưa cao, phong tục tập quán vẫn còn lạc hậu, điều kiện học tập hạn chế. Vì vậy khi áp dụng chính sách tăng chi phí giáo dục chỉ làm cho tỉ lệ sinh ở những vùng này cao hơn trong khi Nhà nước ta đang thực hiện chính sách giảm sinh nhằm ổn định và nâng cao chất lượng dân số. Chính sách giáo dục này mâu thuẫn trực tiếp với chính sách dân số mà Nhà nước ta áp dụng. Cách tốt nhất là khuyến khích người dân ở những vùng này đi học, tạo điều kiện học tập tốt nhất nhằm năng cao chất lượng dân số nước ta lên mức tốt nhất. KIỀN NGHỊ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Dân số và giáo dục có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, do đó muốn giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân số và giáo dục phải giảm tỷ lệ gia tăng dân số đi đôi với phát triển giáo dục. Ổn định quy mô dân số gắn với đầu tư phát triển hệ thống giáo dục. Để làm được điều này cần phải tập trung vào một số nhóm giải pháp sau: Nhóm giải pháp về dân số Cần phải triệt để thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam 2010 - 2020. Trong đó, thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý và đạt được mức sinh thay thế. Tăng cường hoạt động truyền thông về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện truyền thông dân số đa dạng, rộng rãi với những nội dung thích hợp, dễ hiểu, dễ đi sâu vào nhận thức của nhân dân. Đặc biệt đối với nhóm dân số ở khu vực dân tộc và miền núi. Tăng cường đầu tư vật chất cho hoạt động của ngành dân số các cấp, nhất là ở cấp cơ sở nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện tốt đường lối và chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Nhóm giải pháp về giáo dục Tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Mặc dù nước ta đã đầu tư cho giáo dục chiếm khoảng 3,8% GDPsong vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Chúng ta cần phấn đấu đầu tư khoảng 5% GDP. Đặc biệt tăng đầu tư cho giáo dục cơ bản. Tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và từng bước tiến tới giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tạo mọi điều kiện và cơ hội để phụ nữ và trẻ em tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục. Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ và trẻ em gái, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc và miền núi, nhằm nâng cao chất lượng dân số và thu hẹp sự khác biệt về giáo dục giữa các nhóm dân số. -Từng bước đưa chương trình giáo dục dân số và giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục phổ thông có tính đến yếu tố độ tuổi sao cho phù hợp. Cần tăng cường công tác truyền th
Luận văn liên quan