Tiểu luận Mối quan hệ giữa chính sách tài khoa và chính sách tiền tệ, thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ trọng yếu giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định và thực thi các chính sách của một quốc gia trong khuôn khổ phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các chính sách, nhất là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thành công trong việc chặn đứng lạm phát phi mã năm 1989 hay việc ngăn chặn cuộc đua lãi suất, đưa nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng thời gian gần đây đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô, nhằm đạt các mục tiêu ổn định thị trường. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ lạm phát cao, đồng thời, khả năng rơi vào khủng hoảng tài chính cũng không nhỏ, do đó, các công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được sử dụng với sự phối hợp nhịp nhàng là điều cần thiết. Tuy nhiên do 02 chính sách này chịu sự hoạch định của 02 cơ quan khác nhau là NHNN và BTC với chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu theo đuổi khác nhau trong ngắn hạn nên vẫn xảy ra tình trạnh phối hợp không đồng bộ giữa 02 chính sách này trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều này thể hiện chưa thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý và phối hợp giữa các bộ ngành. Nếu thiếu sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nền kinh tế sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Vì vậy, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc phối hợp đồng bộ của 02 CSTT và CSTK, nhóm chúng tôi đi vào tìm hiểu nội dung: Mối quan hệ giữa chính sách tài khoa và chính sách tiền tệ, thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Tầm quan trọng của sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa CSTK và CSTT trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chương 2: Sự phối hợp 2 chính sách tài khóa và tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2007 đến nay. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả của sự phối hợp 2 chính sách. Trang 4 Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn.

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4508 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa chính sách tài khoa và chính sách tiền tệ, thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 Tiểu luận Mối quan hệ giữa chính sách tài khoa và chính sách tiền tệ, thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG VÀ ĐỒNG BỘ GIỮA CSTK VÀ CSTT TRONG VIỆC QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ..3 1.1. Khái niệm CSTT và CSTK ...............................................................................................5 1.2. Mục tiêu của CSTT và CSTK ..........................................................................................5 1.3. Nội dung của CSTT và CSTK..........................................................................................5 1.4. Sự tác động qua lại của hai chính sách............................................................................6 1.5. Sự giống và khác nhau của hai chính sách .....................................................................7 1.6. Sự cần thiết của việc phối hợp nhịp nhàng hai chính sách trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế....................................................................................................................8 CHƯƠNG 2: SỰ PHỐI HỢP 02 CHÍNH SÁCH NÀY TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ CUỐ I N ĂM 2007 CHO ĐẾN N AY..........................................................................9 2.2. Giai đoạn từ tháng 09/2008 đến cuối năm 2009 .............................................................11 2.3. Các ý kiến xoay quanh vấn đề có nên tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ hai trong năm 2010 và Quan điểm của Nhóm. ........................................................................................12 2.3.1. Quan điểm không tiếp tục duy trì gói kích cầu ........................................................12 2.3.2 Quan điểm duy trì .........................................................................................................13 2.3.3. Quan điểm và kiến nghị của nhóm đối với gói kích cầu thứ hai ...........................14 2.3.4. M ột số định hướng của CSTT trong năm 2010 ......................................................15 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NÂNG CAO SỰ PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG VÀ ĐỒNG BỘ GIỮA CSTK VÀ CSTT TRONG VIỆC QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ N ỀN KINH TẾ. ...................................................................................................17 3.1 Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN .........................................18 3.2 Các biện pháp khác .......................................................................................................19 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... Error! Bookmark not defined. Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 3 MỞ ĐẦU Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ trọng yếu giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định và thực thi các chính sách của một quốc gia trong khuôn khổ phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các chính sách, nhất là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thành công trong việc chặn đứng lạm phát phi mã năm 1989 hay việc ngăn chặn cuộc đua lãi suất, đưa nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng thời gian gần đây đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô, nhằm đạt các mục tiêu ổn định thị trường. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ lạm phát cao, đồng thời, khả năng rơi vào khủng hoảng tài chính cũng không nhỏ, do đó, các công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được sử dụng với sự phối hợp nhịp nhàng là điều cần thiết. Tuy nhiên do 02 chính sách này chịu sự hoạch định của 02 cơ quan khác nhau là NHNN và BTC với chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu theo đuổi khác nhau trong ngắn hạn nên vẫn xảy ra tình trạnh phối hợp không đồng bộ giữa 02 chính sách này trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều này thể hiện chưa thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý và phối hợp giữa các bộ ngành. Nếu thiếu sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nền kinh tế sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Vì vậy, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc phối hợp đồng bộ của 02 CSTT và CSTK, nhóm chúng tôi đi vào tìm hiểu nội dung: Mối quan hệ giữa chính sách tài khoa và chính sách tiền tệ, thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Tầm quan trọng của sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa CSTK và CSTT trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chương 2: Sự phối hợp 2 chính sách tài khóa và tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2007 đến nay. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả của sự phối hợp 2 chính sách. Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 4 Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn. Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 5 CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHỐI HỢP NHỊP NHÀNG VÀ ĐỒNG BỘ GIỮA CSTK VÀ CSTT TRONG VIỆC QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ. 1.1. Khái niệm CSTT và CSTK  Về cơ bản, chính sách tài khoá là chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách. Còn CSTT là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của NHTW nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô thông qua việc chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền.  Trên thực tế, người ta thường hiểu rằng chính sách tài khoá do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thực hiện còn CSTT do NHNN điều hành. 1.2. Mục tiêu của CSTT và CSTK  Mục tiêu của CSTT: CSTT có 4 mục tiêu chính: - Lạm phát thấp. - Ổn định thị trường tài chính. - Ổn định lãi suất. - Tỷ lệ thất nghiệp thấp. - Tăng trưởng kinh tế thường được ưu tiên hơn tỷ lệ thất nghiệp.  Mục tiêu của CSTK: CSTK có 2 mục tiêu: - Ổn định và tăng trưởng kinh tế. - Tỷ lệ thất nghiệp thường được ưu tiên hơn tỷ lệ lạm phát thấp. 1.3. Nội dung của CSTT và CSTK  Nội dung cơ bản của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Vì thế, CSTK được coi là một trong những chính sách quan trọng đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, một CSTK vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các DN đưa ra các quyết định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ với giá cả, CSTK là một trong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một sự nới lỏng CSTK đều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm hụt.  Nội dung quan trọng nhất của CSTT là việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc cung ứng tiền có thể thông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông qua hoạt động của thị trường mở (mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái (mua bán ngoại tệ) và để điều Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 6 tiết mức tiền cung ứng, NHTW các nước sử dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc… CSTT là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính sách đề ra. Một CSTT nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng tổng cầu và gây áp lực lạm phát nếu cung tiền tăng quá mức so với sản lượng tiềm năng. 1.4. Sự tác động qua lại của hai chính sách  CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách vay từ các NHTM thì nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW trong việc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế.  CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT, một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách, một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ qui đổi, nếu NHTW điều chỉnh tăng lãi suất thì giá trái phiếu Chính phủ sẽ giảm và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách.  Các khoản thu chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoản kho bạc mở tại NHTW hoặc các NHTM, tiền gửi kho bạc tăng cao sẽ làm giảm nguồn vốn khả dụng của các NHTM , qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng. Tiền gửi của Chính phủ tại NHTW chiếm tỉ trọng lớn trong tiền cơ bản, nên cũng là yếu tố quan trọng làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, việc chuyển tiền hai chiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHTW sẽ gây biến động đến tiền cơ bản. Đây là những yếu tố gây áp lực đến việc kiểm soát cung tiền và thực thi CSTT, việc kiểm soát cung tiền và lãi suất sẽ khó khăn hơn nếu một phần tiền gửi kho bạc được gửi tại các NHTM.  Để hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT, cả hai chính sách này phải nhất quán về mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ và bổ sung cho nhau trong quá trình thực thi. Khi bù đắp thâm hụt ngân sách, Bộ Tài chính có thể phát hành trái phiếu Chính Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 7 phủ và NHTW mua vào, tạo thêm công cụ để điều tiết thị trường tiền tệ. Trong quá trình thực thi CSTK, việc tài trợ thâm hụt và các khoản thu chi lớn của Chính phủ phải có kế hoạch và được thông báo trước cho NHTW, giúp NHTW dự báo được diễn biến cung tiền để kịp thời điều chỉnh theo mục tiêu đề ra và đảm bảo hiệu quả của CSTT.  Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK cũng được chứng minh qua mô hình IS-LM. Theo mô hình này, tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cung tiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngược lại, tăng thu thuế có tác động làm tăng lãi suất vì khi đó cung tiền giảm. Mô hình IS-LM giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh CSTT và CSTK, để có tác động thích hợp lên tổng cầu và lãi suất trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, mô hình Timbergen của nhà kinh tế học cùng tên người Hà Lan có thể giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tìm kiếm được sự phối hợp hiệu quả giữa CSTT và CSTK. 1.5. Sự giống và khác nhau của hai chính sách a) Giống nhau  Đều là hai công cụ trọng yếu giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.  Cùng theo đuổi mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. b) Khác nhau: khác nhau chủ yếu tại phần mục tiêu theo đuổi của 02 chính sàch  CSTK là tổng hợp các quan điểm, cơ chế và phương thức huy động các nguồn hình thành ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính có tính chất tập trung của Nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ các khoản chi lớn của ngân sách nhà nước theo kế hoạch từng năm tài chính, gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ quốc gia, trả nợ trong và ngoài nước đến hạn.  CSTT là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của NHNN nhằm góp phần đạt được mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô thông qua việc chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền. Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 8 1.6. Sự cần thiết của việc phối hợp nhịp nhàng hai chính sách trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế  Trong thực tế nền kinh tế vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả và đồng bộ giữa Bộ Tài chính và NHNN trong thực thi CSTK và CSTT. Việc điều hành CSTT được giao cho NHNN đảm nhận còn CSTK giao cho Bộ Tài chính đảm nhận. Ở Việt Nam trong những thời điểm nhất định vẫn tồn tại những xung đột lợi ích giữa NHNN và Bộ Tài chính, theo đó NHNN ưu tiên thực mục tiêu CSTT còn Bộ Tài chính ưu tiên thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được duyệt. M ỗi cơ quan chỉ tập trung ưu tiên thực hiện các mục tiêu của CSTT hoặc CSTK được giao phó thì chính sách tài khoá có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của CSTT hoặc ngược lại. Mỗi chính sách theo đuổi những mục tiêu và giải pháp khác nhau sẽ dẫn tới sự xung đột ngoài quy luật thị trường.  Đôi khi CSTK để đạt được một số mục tiêu đề ra đã gây hậu quả xấu cho việc thực thi các mục tiêu của CSTT và ngược lại. CSTK và CSTT nếu thiếu đi sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thực thi chính sách sẽ gây ra những tác động đối kháng lẫn nhau, phá vỡ qui luật của thị trường, làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa CSTK và CSTT cần được hiểu là phải đảm bảo giải quyết các tác động của hai chính sách tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, hai chính sách phải phối hợp nhằm đạt được các mục tiêu của từng chính sách một cách có trật tự, bao gồm cả ổn định giá. Trong dài hạn, hai chính sách phải phối hợp phải đảm bảo được lợi ích cân bằng giữa mục tiêu của từng chính sách với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát. Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 9 CHƯƠNG 2: SỰ PHỐI HỢP 02 CHÍNH SÁCH NÀY TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 2007 CHO ĐẾN NAY 2.1 . Giai đoạn từ cuối năm 2007 đến tháng 09/2008  Từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ suy thoái, gây ra những bất ổn khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong nước chao đảo mạnh, đe dọa tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang. Để ổn định thị trường, NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã có nhiều biện pháp can thiệp quyết liệt, kịp thời và có hiệu quả, từng bước giải quyết các vấn đề phát sinh.  Từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008, NHNN đã thực hiện CSTT thắt chặt để chống lạm phát, nhưng CSTK vẫn duy trì mức bội chi như thường lệ, nỗ lực chống lạm phát vì thế không đạt được hiệu quả như mong đợi, mặc dù nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi. Nói đúng hơn, trong khi CSTT thắt chặt thì CSTK lại nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Khi đó, CSTK mới bắt đầu điều chỉnh theo hướng giảm tỉ lệ thâm hụt xuống dưới 3% GDP, cắt giảm 10% chi thường xuyên, v.v. Như vậy có thể thấy có sự hạn chế trong quá trình phối hợp giữa hai chính sách và đã tạo ra những mâu thuẫn lợi ích đối kháng hoặc CSTK đã làm giảm hiệu quả của CSTT. Dẫn chứng:  Mặc dù thâm hụt ngân sách nhà nước được khống chế không vượt quá 5% GDP, nhưng trong một khoảng thời gian khá dài từ 2000 – 2007 thâm hụt ngân sách nhà nước luôn ngấp nghé mức 5%, khiến cho nợ chính phủ dù được giữ ở mức cố định 5% GDP, nhưng cũng tăng liên tục do GDP tăng trưởng qua từng năm và đã tạo ra mầm mống lạm phát tích lũy qua nhiều năm. Bảng : Thâm hụt ngân sách và GDP qua các năm. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thâm hụt NS(%) 4.98 4.96 4.78 4.9 4.85 4.86 5 5 GDP ( Tỷ đồng) 441,646 481,295 535,762 613,443 715,307 839,211 974,266 1,143,715 Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam  Thậm chí dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 đã được thông qua (11/2007) với tỷ lệ bù đắp thâm hụt vẫn ở mức 5% GDP trong điều kiện lạm phát ở năm 2007 đã vượt 2 con số. Lẽ ra, đầu năm 2008, Quốc hội cần họp để điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo hướng giảm mức thâm hụt ngân sách, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, đặc biệt là Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 10 cắt giảm chi đầu tư các công trình chưa thực sự cần thiết để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, mục tiêu lạm phát năm 2008 đặt ra không vượt quá tỷ lệ lạm phát năm 2007.  Để đạt được mục tiêu này, trong điều kiện thiếu sự phối hợp của CSTK, NHNN đã tiến hành tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11% (dưới 12 tháng), 5% (từ 12 tháng trở lên) và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu phân bổ bắt buộc cho 41 TCTD để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông. Việc hệ thống NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc gần 20.300 tỷ đồng và phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên đã khiến cho tính thanh khoản của hệ thống NHTM bị giảm sút nghiêm trọng, cuộc đua lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và lãi suất vay qua đêm tăng vọt trong thời điểm lãi suất cơ bản chưa được NHNN điều chỉnh đã buộc NHTM phải cắt giảm các khoản tín dụng cho vay, làm ảnh hưởng đến các ngành nghề kinh doanh như chứng khoán, địa ốc, xuất nhập khẩu. Công cụ đơn lẻ của CSTT thiếu sự phối hợp của CSTK đầu năm 2008 xem như không đạt được hiệu quả kiềm chế lạm phát, chỉ số giả cả bắt đầu bùng nổ trong điều kiện giá cả dầu thô, lương thực, vật liệu xây dựng tăng đột biến, nhập siêu cao hơn so với cùng kỳ năm trước.  Diễn biến này cho thấy CSTT “thắt chặt” trong khi CSTK lại “nới lỏng” khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Đó là lý do chính khiến các chuyên gia cho rằng, NHNN và Bộ Tài chính lệch pha nhau trong việc điều hành chính sách tài chính – tiền tệ. Điều này cho thấy CSTK và CSTT trong một chừng mực nào đó hoàn toàn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong ngắn hạn. CSTT chưa thực sự độc lập hoặc còn bị phụ thuộc và bị chi phối mạnh mẽ bởi CSTK để đạt được một số mục tiêu của CSTK.  Do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa 02 chính sách nên nỗ lực chống lạm phát vì thế không đạt được hiệu quả như mong đợi, mặc dù nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi nhưng không đạt được hiệu quả kiềm chế lạm phát, chỉ số giả cả bắt đầu bùng nổ trong điều kiện giá cả dầu thô, lương thực, vật liệu xây dựng tăng đột biến, nhập siêu cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Trước tình hình này, CSTK mới bắt đầu điều chỉnh lại theo hướng tỷ lệ thâm hụt giảm xuống dưới 3% GDP, cắt giảm 10% chi thường xuyên…  Từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008, NHNN đã thực hiện CSTT thắt chặt để chống lạm phát, nhưng CSTK vẫn duy trì mức bội chi như thường lệ, nỗ lực chống lạm phát vì thế không đạt được hiệu quả như mong đợi, mặc dù nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi. Mối quan hệ giữa CSTT & CSTK Nhóm 4 Trang 11 2.2. Giai đoạn từ tháng 09/2008 đến cuối năm 2009  Từ tháng 10/2008 đến nay, Chính phủ chủ trương nới lỏng CSTT và CSTK để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Đối với CSTT, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đồng thời tăng cường nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng trong nền kinh tế. Đối với CSTK, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm 5 nhóm giải pháp cơ bản, trong đó kích cầu kinh tế là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh khoản 36.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ và hàng loạt chính sách an sinh xã hội và phát triển hạ tầng nông thôn, miễn giảm một số loại thuế, hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước 2009, phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung, …. Chính phủ đã dùng 1 tỉ USD để hỗ trợ giảm 4% lãi suất (thời hạn 8 tháng) và 20.000 tỉ đồng (thời hạn 24 tháng). Kích cầu kinh tế là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu, cụ thể: 1. Tiền tệ: hỗ trợ 4% lãi suất cho vay để phục hồi sản xuất, xuất khẩu, đầu tư mới,
Luận văn liên quan