Trong thời gian qua, lạm phát cao luôn là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế vĩ
mô và tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam. Quá trình hội nhập quốc tế và tự do
hóa tài chính mạnh mẽ trong khi những nền tảng kinh tế vĩ mô còn lỏng lẻo khiến
nhiều người hoài nghi về khả năng ổn định và kiểm soát lạm phát trong những năm
tới. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận lại cơ chế điều hành chính
sách tiền tệ ở nước ta hiện nay. Một câu hỏi đã và đang thu hút sự quan tâm của
nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế là phải chăng cơ chế điều hành
chính sách tiền tệ hiện nay không thực sự mang lại hiệu quả trong bối cảnh kinh tế
trong nước diễn biến phức tạp và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế
thế giới đầy biến động.Với chính sách tiền tệ đa mục tiêu, chúng ta kỳ vọng vừa
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, vừa kiểm soát giá cả - lạm phát, ổn định tiền tệ cũng
như sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói
giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây cơ chế này đã bộc lộ rõ những hạn chế của mình. Kinh
nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy lạm phát mục tiêu có thể là một lựa
chọn hợp lý cho chính sách tiền tệ ở nước ta trong thời gian tới, theo đó duy trì
mức lạm phát hợp lý và ổn định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ
để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và ngưỡng bội chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA KIỂM TOÁN
Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Đề tài: Mối quan hệ giữa lạm phát mục
tiêu và ngưỡng bội chi
Giáo Viên Hướng Dẫn : Trương Minh Tuấn
Sinh Viên Thực Hiện : Nhóm 8
Lớp : VB2KI15
Tp. HCM Ngày 30, tháng 10 năm 2012
2
Thông Tin Nhóm 8
Họ Tên MSSV Số Báo Danh Chữ Ký
Vũ Văn Nam
Nguyễn Thị Mỹ Ý
Nguyễn Thị Kim Vân
Huỳnh Thị Như Ngọc
Trần Thị Minh Phương
3
Mục Lục
Các Thuật Ngữ Viết Tắt .............................................................................................................. 4
Lời Mở Đầu ................................................................................................................................... 5
I. Lạm phát mục tiêu ................................................................................................................ 6
1. Khái niệm ............................................................................................................................ 6
2. Điều kiện để thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu ................................................. 6
3. Các bước thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ..................................................... 8
4. Cơ sở đưa ra chỉ tiêu lạm phát ....................................................................................... 8
5. Khả năng áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam .............................. 11
II. Bội chi ngân sách nhà nước ............................................................................................. 15
1. Khái niệm bội chi NSNN................................................................................................. 15
2. Nguyên nhân bội chi NSNN........................................................................................... 16
3. Các giải pháp xử lý bội chi NSNN ................................................................................ 17
4. Thực trạng bội chi ngân sách ở Việt Nam................................................................... 19
III. Mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và ngưỡng bội chi........................................... 21
IV. Những vấn đề đặt ra về xử lý bội chi NSNN nhằm kiềm chế lạm phát .................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 27
4
Các Thuật Ngữ Viết Tắt
NHTW : Ngân Hàng Trung ương
NSNN : Ngân Sách Nhà Nước
QH : Quốc hội
ĐBQH : Đại biểu quốc hội
TCNS : Tài chính ngân sách
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
5
Lời Mở Đầu
Trong thời gian qua, lạm phát cao luôn là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế vĩ
mô và tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam. Quá trình hội nhập quốc tế và tự do
hóa tài chính mạnh mẽ trong khi những nền tảng kinh tế vĩ mô còn lỏng lẻo khiến
nhiều người hoài nghi về khả năng ổn định và kiểm soát lạm phát trong những năm
tới. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận lại cơ chế điều hành chính
sách tiền tệ ở nước ta hiện nay. Một câu hỏi đã và đang thu hút sự quan tâm của
nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế là phải chăng cơ chế điều hành
chính sách tiền tệ hiện nay không thực sự mang lại hiệu quả trong bối cảnh kinh tế
trong nước diễn biến phức tạp và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế
thế giới đầy biến động.Với chính sách tiền tệ đa mục tiêu, chúng ta kỳ vọng vừa
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, vừa kiểm soát giá cả - lạm phát, ổn định tiền tệ cũng
như sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói
giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc gia.
Trong những năm gần đây cơ chế này đã bộc lộ rõ những hạn chế của mình. Kinh
nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy lạm phát mục tiêu có thể là một lựa
chọn hợp lý cho chính sách tiền tệ ở nước ta trong thời gian tới, theo đó duy trì
mức lạm phát hợp lý và ổn định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ
để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
6
I. Lạm phát mục tiêu
1. Khái niệm
Lạm phát mục tiêu là một trong những khuôn khổ chính sách tiền tệ mà theo đó,
NHTW hoặc Chính phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát và
NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này.
2. Điều kiện để thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu
Các điều kiện cơ bản để một quốc gia có thể theo đuổi được khuôn khổ lạm phát
mục tiêu có thể được chia thành 4 nhóm chính:
1. Nhóm điều kiện đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất đó là NHTW được
trao quyền cao và sự tín nhiệm để theo đuổi lạm phát mục tiêu:
- Ngân hàng Trung ương phải có quyền đặc biệt để theo đuổi mục tiêu lạm
phát và tự mình đặt ra các công cụ của chính sách tiền tệ.
- Công chúng phải được thông báo về khuôn khổ chính sách tiền tệ và việc
thực hiện chính sách tiền tệ.
2. Nhóm điều kiện thứ hai liên quan đến vấn đề đảm bảo mục tiêu lạm phát
là mục tiêu chính, không phải là mục tiêu hỗ trợ cho mục tiêu khác. Nhóm này bao
gồm các điều kiện:
- Chính sách tiền tệ không bị chi phối bởi các ưu tiên về ngân sách Chính
phủ; Chính phủ tăng ngân sách bằng việc huy động các nguồn vốn trên thị
trường tài chính và hạn chế tuyệt đối việc cấp tín dụng cho Chính phủ.
- Vị thế bên ngoài đủ mạnh để đảm bảo cho chính sách tiền tệ theo đuổi mục
tiêu lạm phát là mục tiêu hàng đầu.
7
- Khi bắt đầu thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu thì lạm phát cần ở mức
thấp để đảm bảo cho sự điều chỉnh kiểm soát tiền tệ thích hợp.
3. Nhóm điều kiện thứ 3 liên quan đến vấn đề phát triển và ổn định thị
trường tài chính để thực hiện khuôn khổ này. Nhóm này bao gồm các điều kiện:
- Cần phải có thị trường tài chính ổn định để đảm bảo cho chính sách tiền tệ
theo đuổi các mục tiêu lạm phát và không bị tác động bởi các lo lắng về sức
khoẻ của thị trường tài chính.
- Thị trường tài chính cần phát triển ở mức nhất định để đảm bảo chính sách
tiền tệ được thực hiện bằng các công cụ thị trường tài chính và đảm bảo việc
thực hiện chính sách tiền tệ không gặp rắc rối do sự yếu kém của thị trường
tài chính.
4. Nhóm điều kiện thứ 4 liên quan đến các công cụ của chính sách tiền tệ:
- NHTW phải ở vị thế tác động đến lạm phát thông qua các công cụ chính
sách và cần thiết phải hiểu các mối quan liên kết giữa vị thế chính sách và
lạm phát.
- Các mục tiêu về tỷ giá phải hỗ trợ cho mục tiêu lạm phát. Do đó, NHTW
nên cố gắng làm sáng tỏ vấn đề can thiệp vào thị trường ngoại hối và các
thay đổi về chính sách lãi suất để tác động đến tỷ giá chỉ nhằm mục đích làm
giảm nhẹ ảnh hưởng của các cú sốc tạm thời.
- Chính sách tài khoá và các hoạt động quản lý nợ công cộng nên hỗ trợ cho
mục tiêu lạm phát.
Các nhóm điều kiện trên không có nghĩa tạo thành các điều kiện tiên quyết để thực
hiện lạm phát mục tiêu. Điều đó có nghĩa là không nhất thiết phải có tất cả các điều
kiện này thì một quốc gia mới có thể thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Thực
tế đã cho thấy mặc dù gặp khó khăn trong việc thoả mãn một số điều kiện, khuôn
8
khổ lạm phát mục tiêu vẫn hoạt động tốt. Quyết định có theo đuổi khuôn khổ lạm
phát mục tiêu cần phải dựa trên sự cân nhắc thận trọng các chi phí và lợi ích của
khuôn khổ lạm phát mục tiêu so với các khuôn khổ khác.
3. Các bước thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu
- Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động tiền tệ ngân hàng theo
hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Thứ hai, cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của NHTW trở thành
NHTW hiện đại.
- Thứ ba, chuẩn bị điều kiện về hạ tầng kỹ thuật để chuyển sang điều hành
chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu sau năm 2010.
- Thứ tư, tái cơ cấu hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo chuẩn mực
của Basel I tiến tới Basel II, đặc biệt chú trọng chuẩn mực về an toàn và
quản trị rủi ro.
- Thứ năm, tái cơ cấu toàn diện và triệt để các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng nhân dân, bao gồm việc cổ phần hoá, tái cơ cấu sở hữu và xây
dựng thể chế.
4. Cơ sở đưa ra chỉ tiêu lạm phát
Quyết định của QH về chỉ tiêu lạm phát hàng năm liên quan trực tiếp đến việc QH
có giám sát hiệu quả việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hay không. Có thể
nói ngay rằng, QH không có đủ thông tin và cơ sở để tự tính ra chỉ số lạm phát của
năm kế hoạch. Vì đó không phải là chức năng của QH và QH cũng không đủ điều
kiện để tính toán, xác định một cách cụ thể chỉ số lạm phát của năm kế hoạch. Tuy
nhiên, nói như vậy không có nghĩa là QH sẽ bị động trước các chỉ tiêu mà Chính
phủ trình. QH vẫn có thể và có khả năng phân tích để chuyển từ thế bị động sang
chủ động quyết định một cách chính xác các chỉ tiêu mà Chính phủ trình.
Các Ủy ban của QH và các ĐBQH cần phân tích những nguyên nhân gây ra lạm
phát của năm báo cáo, dự báo các tình huống có thể xảy ra trong năm kế hoạch để
9
có thể thảo luận về chỉ tiêu lạm phát được Chính phủ trình QH. Nhiệm vụ của các
ĐBQH và các cơ quan của QH là phải phân tích một cách chính xác các nguyên
nhân của lạm phát trong năm trước và dự kiến các khả năng có thể xảy ra trong
năm sau để có thái độ nhìn nhận khách quan về mục tiêu lạm phát của năm kế
hoạch. Ví dụ, mục tiêu chỉ số lạm phát năm 2011 được Chính phủ trình và được
QH thông qua là 7%, nhưng trên thực tế, trong năm 2011, Chính phủ đã phải điều
chỉnh mục tiêu lạm phát đến 3 lần: tháng 5.2011 điều chỉnh mục tiêu lạm phát lên
15%; tháng 7.2011 điều chỉnh lên 17%, tháng 8.2011 mục tiêu lạm phát được điều
chỉnh lên 18% và thực tế là đến tháng 12.2011, chỉ tiêu lạm phát ở mức 18,13%.
Qua ví dụ điển hình cho việc xác định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kiểm
soát lạm phát này, có thể thấy, hình như QH chưa phân tích cụ thể những nguyên
nhân tại sao lạm phát năm 2010 lại cao hơn năm 2009 (lạm phát năm 2010 là
11,75% và lạm phát năm 2009 là 6,8%) và phân tích trong năm 2011 sẽ có những
yếu tố gì sẽ tác động đến lạm phát?
Phân tích nguyên nhân lạm phát năm 2010 sẽ thấy: thứ nhất, giá các mặt hàng
xăng dầu, điện, than trong năm 2011 có xu thế ổn định không hay là vẫn có yêu
cầu tăng? Thực tế ngay từ tháng 3.2011 giá các mặt hàng được điều chỉnh tăng liên
tục và dồn dập. Báo chí gọi đó là cú sốc liên tiếp khơi mào cho lạm phát khi mà
ngay từ đầu năm tỷ giá đã tăng 9,3% vào tháng 2, xăng tăng 17% từ tháng 2 và
điện tăng 15,2% từ ngày 1.3. Thứ hai là yếu tố tỷ giá có ổn định hay không? Nhìn
nhận xu thế thị trường của năm 2010 để suy đoán cho năm 2011 sẽ thấy, cuối năm
2010 áp lực điều chỉnh tỷ giá rất lớn, quan hệ cung cầu ngoại tệ luôn luôn căng
thẳng, tỷ giá thị trường tự do luôn luôn cao hơn tỷ giá chính thức... Với áp lực của
thị trường như vậy thì năm 2011 tỷ giá không thể đứng yên. Và thực tế, ngày
11.2.2011 tỷ giá đã được điều chỉnh tới 9,3%. Tỷ giá tăng làm cho giá hàng nhập
khẩu tăng, chi phí cho sản xuất tăng và tất yếu sẽ đẩy giá tăng. Thứ ba là tình hình
giá cả của hàng hóa trên thị trường thế giới sẽ tăng hay giảm? Năm 2011, xu thế
10
tăng giá của thị trường thế giới vẫn rất lớn sẽ ảnh hưởng tới giá của các nguyên vật
liệu đầu vào của hàng hóa nước ta. Và thực tế trong năm 2011, mức tăng này trung
bình là 24%, xăng dầu tăng 41,5%, bông tăng 110%, kim loại tăng 110%. Thứ tư là
tình hình lạm phát của các nước xung quanh cao hay thấp và có ảnh hưởng gì đến
Việt Nam không? Thứ năm là tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam
như thế nào, chặt chẽ hay nới lỏng? Bội chi ngân sách ở mức bao nhiêu phần trăm
GDP? Tốc độ tăng trưởng tín dụng có hợp lý không? Thứ sáu là mối quan hệ giữa
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thực tế có sự phối hợp tốt không?
Năm 2011, Nghị quyết 11 của Chính phủ yêu cầu chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ phải thắt chặt. Nhưng khi thực hiện thì chính sách tiền tệ được thắt quá
chặt với các chỉ tiêu đặt ra là tín dụng chỉ được tăng dưới 20%; tổng phương tiện
thanh toán chỉ được tăng trưởng 15 – 16% và thực tế thực hiện của năm 2011 thì
tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng khoảng 10%, tín dụng tăng 12%. Trong khi
đó, Nghị quyết 11 cũng yêu cầu chính sách tài khóa phải thắt chặt: giảm đầu tư
công, tiết giảm chi thường xuyên khoảng 10%; thực tế kết quả giảm đầu tư công và
tiết kiệm chi tiêu ngân sách đạt được rất hạn chế. Như vậy sự thiếu đồng bộ giữa
hai chính sách này cũng làm cho hiệu quả kiểm soát lạm phát bị hạn chế.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng nên xác định ở mức độ tăng trưởng hợp lý:
không quá nóng và cũng không quá nguội. Tốc độ này tăng bao nhiêu là hợp lý thì
phải tùy thuộc và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước còn nhiều
hay ít? Hơn nữa nó còn phụ thuộc vào quan điểm có để dành tài nguyên này cho
thế hệ mai sau không? Khả năng tích luỹ, khả năng tài chính của đất nước ra sao?
Nếu đầu tư cộng với chi tiêu của Chính phủ lớn hơn khả năng tích luỹ và năng lực
tài chính thì sẽ phải bội chi lớn, phải vay nợ nhiều. Vì vậy, cần xác định mức bội
chi hợp lý. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, bội chi ngân sách nhỏ hơn hoặc bằng 3%
GDP là mức hợp lý nhất, không gây áp lực cho lạm phát và bảo đảm tăng trưởng
có hiệu quả, bền vững. Thực tế trong nhiều năm đầu đổi mới nước ta đã đạt được
11
mức bội chi xoay quanh 3% GDP. Vì vậy, nếu mục tiêu tăng trưởng không được
đặt ra quá cao thì sẽ giúp giảm bội chi ngân sách và không gây áp lực cho lạm
phát. Giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát phải tìm ra được điểm cân bằng: vừa
tăng trưởng vừa kiểm soát được lạm phát.
Bên cạnh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, QH cũng cần phải phân tích
thêm về chính sách thương mại, cán cân thương mại, nhập siêu để thấy được
những tác động của thương mại đến thị trường tiền tệ trong nước. Nhập siêu lớn sẽ
ảnh hưởng ngay đến cung – cầu ngoại tệ, gây áp lực tới sự phá giá đồng bản tệ dẫn
đến tỷ giá không ổn định, thị trường ngoại hối rối ren và ảnh hưởng lớn đến kết
quả kiểm soát lạm phát cũng như hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Tất cả những yếu tố trên đây, chúng ta có quyền phân tích và dự báo để thấy rằng,
quyết định lạm phát năm 2011 là 7% nhưng thực tế thực hiện lại cách xa so với
mục tiêu đề ra, làm giảm ý nghĩa của quyết định quan trọng này. Rút kinh nghiệm
của năm 2011, theo tôi, tại Kỳ họp thứ Tư sắp tới, khi thảo luận và quyết định mục
tiêu lạm phát của năm 2013, QH cần phân tích tất cả các yếu tố nêu trên để quyết
định mục tiêu lạm phát sát với thực tế hơn. Vì khi biểu quyết mục tiêu lạm phát,
QH cũng sẽ phải giám sát việc thực hiện mục tiêu đó. Nếu QH quyết định lạm phát
7% mà Chính phủ thực hiện đến 18% thì QH cũng sẽ rất khó khăn trong giám sát
việc triển khai thực hiện mục tiêu mà QH đã quyết định.
5. Khả năng áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu “Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách
tiền tệ ở Việt Nam” của nhóm tác giả Tô Thị Ánh Dương, Bùi Quang Tuấn, Phạm
Sỹ An, Dương Thị Thanh Bình, Trần Thị Kim Chi (Viện Kinh tế Việt Nam) đã đưa
ra nhận định cho rằng: “Chưa thể chuyển đổi ngay sang cơ chế lạm phát mục
12
tiêu toàn phần, song trong điều kiện hiện nay Việt Nam hoàn toàn có thể áp
dụng hình thức lạm phát mục tiêu ngầm định ngay từ 2012.”
Theo TS. Tô Thị Ánh Dương, lạm phát mục tiêu có thể được mô tả như một cơ chế
điều hành chính sách tiền tệ dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm
chỉ số mục tiêu trung gian. Ngân hàng Trung ương sẽ dự báo xu hướng lạm phát
năm tới để đưa chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số hoặc một
khoảng biên độ) cho năm kế hoạch mà không có trách nhiệm thực hiện bất cứ chỉ
tiêu nào khác. Trong giới hạn của mình, Ngân hàng Trung ương có thể linh hoạt
lựa chọn và sử dụng các công cụ để đạt một mục tiêu duy nhất - đó là chỉ số lạm
phát mục tiêu.
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, đối với Việt Nam việc hướng tới chính sách tiền
tệ lạm phát mục tiêu là phù hợp với Chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng Việt
Nam, theo đó xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành Ngân hàng
Trung ương hiện đại có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lạm phát để ổn định tiền tệ
và giám sát để đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Để đưa ra áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thành công tại Việt Nam,
cần đáp ứng được các điều kiện cần thiết. Trong đó, hai điều kiện được coi là mục
tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả và khả năng dự báo lạm phát
kỳ vọng của NHTW. “Tuy nhiên, tại Việt Nam ngay cả việc tính toán CPI cũng
còn nhiều hạn chế", nhóm nghiên cứu nhận xét.
Nghiên cứu cũng dẫn kinh nghiệm từ các nước áp dụng chính sách lạm phát mục
tiêu cho thấy, đa số các nước áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu hoàn toàn (full
– fledged inflation targeting -FFIT) vào thời điểm kiềm chế lạm phát thành công,
chỉ số lạm phát đang giảm xuống. Do đó, việc thực thi chính sách đã tạo niềm tin
cho công chúng vào khả năng của Ngân hàng Trung ương trong việc đạt được mục
13
tiêu lạm phát thấp và ổn định. Trong khi đó, mức lạm phát tại Việt Nam từ năm
2004 tới nay biến động phức tạp, áp lực lạm phát ngày càng tăng. Bởi vậy, trong
thời điểm hiện tại Ngân hàng Trung ương chưa thể áp dụng được ngay chính sách
tiền tệ lạm phát mục tiêu hoàn toàn. Mà khởi đầu, Việt Nam có thể áp dụng lạm
phát mục tiêu ngầm định (ngân hàng Trung ương có thể thảo thuận với Chính phủ
về việc thực hiện lạm phát mục tiêu mà không cần công bố cho toàn thể công
chúng).
Ngoài ra, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc dự án
“Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ
mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì với sự tài trợ của Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), cho rằng “Ở nghiên cứu về lạm phát
mục tiêu, việc duy trì lạm phát thấp và ổn định nên trở thành mục tiêu hàng đầu
của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền
với nâng cao hiệu quả các chính sách về cơ cấu kinh tế.”
Lý thuyết cho rằng tỷ lệ lạm phát lý tưởng nên bằng 0 (trong mô hình Keynes
mới), hoặc là âm (theo Quy tắc của Friedman). Trong thực tế, tất cả ngân hàng
trung ương ở các quốc gia áp dụng lạm phát mục tiêu đều đưa ra những mục tiêu
dương. Tại sao có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn như vậy?
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho sự khác biệt nói trên. Nguyên nhân đầu tiên
là thống kê thuần túy. Lạm phát đo lường có khuynh hướng được phóng đại hơn so
với lạm phát thực tế trong khoảng 0,5% điểm, do đó một con số tiệm cận với 0
nhưng lớn hơn 0 được đưa ra sẽ “bù đắp” cho hiệu ứng này. Nguyên nhân thứ hai
là chi phí của giảm phát. Dường như chi phí của giảm phát còn cao hơn chi phí cho
lạm phát, do đó một mục tiêu lạm phát dương được nhiều quốc gia hướng tới nhằm
tránh rủi ro giảm phát. Thật vậy, giảm phát đi cùng với suy thoái kinh tế sâu sắc,
thậm chí là đình đốn như những năm 30 và giảm phát hiện nay ở Nhật Bản là một
14
trong những nguyên nhân làm suy yếu hệ thống tài chính và nền kinh tế. Các mức
lạm phát mục tiêu trên 0 sẽ làm giảm khả năng có những thời kỳ giảm phát. Cuối
cùng, lựa chọn khôn ngoan của các quốc gia trong những năm gần đây là theo đuổi
mục tiêu lạm phát dương nếu muốn chống lại sự suy giảm mức lương danh nghĩa.
Trên thực tế, tất cả các nhà điều hành lạm phát mục tiêu ở các quốc gia công
nghiệp (và cả các khung khổ “lai ghép” như ở Đức hay Ngân hàng Trung ương
Châu Âu) đều chọn các mục tiêu lạm phát lớn hơn 0 rất nhiều: khoảng mục tiêu
lạm phát trong dài hạn xoay quanh 1% đối với Ngân hàng Trung ương Châu Âu,
1,5% cho New Zealand, 1,75% cho Đức trước khi gia nhập EMU, 2% cho
Canada, Thụy Điển và Phần Lan (và Tây Ban Nha trước khi gia nhập EMU),
2,5% cho Úc và Vương quốc Anh. Tựu chung lại, các nước công nghiệp hóa đều
có các mục tiêu lạm phát nằm trong khoảng 1% đến 3%. Hàn Quốc nằm trong
phần cao nhất khoảng hẹp này, với mục tiêu là 3% +/-